Bạn đang xem bài viết Hốt Bạc Từ Trồng Ớt Xiêm Rừng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau khi ăn những trái ớt xiêm chín mọng được trồng ở khu dân cư, chim sẽ bay lên núi và thải phân. Hạt ớt trong phân chim sẽ nảy mầm, phát triển tự nhiên trên đồi núi tạo nên loại ớt có hương vị đặc biệt. Người dân gọi loại ớt này là “ớt bay”.
Vài năm trở lại đây, người dân đã bắt đầu gieo trồng giống “ớt bay” để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Nói là gieo trồng nhưng người dân chỉ gieo hạt ớt trên rẫy rồi để cây ớt phát triển tự nhiên. Cây ớt hoàn toàn không được bón phân, phun thuốc nên giữ được hương vị đặc trưng.
Mùa vụ này, chị Hồ Thị Lan (xã Trà Nham, huyện Tây Trà) có rẫy ớt khoảng 800 cây. Hiện rẫy ớt đang cho thu hoạch với năng suất khoảng 10 kg mỗi tuần.
Bắt đầu từ tháng 3, chị Lan mang hạt ớt gieo xen với rẫy lúa, chuối. Cây ớt sẽ phát triển trong khoảng thời gian 3 tháng thì cho trái. Trung bình chị Lan thu hoạch từ 1 – 2 lần mỗi tuần để bán cho thương lái mang về xuôi.
“Mỗi tuần hái một lần bán được 600 ngàn đồng nên cũng đủ lo cho mấy đứa nhỏ đi học. Thời gian thu hoạch kéo dài khoảng 6 tháng. Gieo hạt rồi bỏ đó chứ không tốn chi phí gì thêm. Nếu giá ớt cao thì mỗi vụ cũng kiếm được tầm 15 triệu đồng“, chị Lan chia sẻ.
Chị Trần Thị Nhị – một tiểu thương, cho biết: hiện cây ớt xiêm đang cho thu hoạch rộ nên giá ớt giảm. Hiện giá thu mua tại rẫy là 50 ngàn đồng mỗi kg. Mỗi ngày có thể mua được từ 30 – 50 kg ớt.
” Giá ớt xiêm rừng vào thời điểm đầu hoặc cuối vụ có thể trên 25 ngàn đồng một lon, tính ra khoảng 150 ngàn đồng mỗi kg. Ở đây người dân trồng rất nhiều nhưng có bao nhiêu tôi cũng thu mua hết vì nhu cầu của người dân ở miền xuôi rất cao“, chị Nhị cho biết.
Theo chị Nhị, tuy được trồng nhưng thật ra cây ớt phát triển tự nhiên nên chất lượng vẫn thơm ngon. Vì vậy, người dân miền xuôi rất ưa thích sử dụng loại ớt này. Ngoài việc ăn trái tươi, ớt xiêm rừng còn được muối với nước muối hoặc giấm, loại ớt muối có thể để suốt cả năm vẫn thơm ngon.
Kỹ Thuật Trồng Ớt Chỉ Thiên
Kỹ thuật trồng Ớt Chỉ Thiên, Nguồn: ThS. Nguyễn Thanh Phong – TTKNKNKN Thái Bình.
Hiện nay trên thị trường giống ớt cay chủ yếu là : ớt chỉ thiên Công ty giống Đông Tây, chỉ thiên 25… chỉ địa Hotchilli, Redchilli, Lai số 20 của công ty giống cây trồng miền nam. Đây là những giống cho năng suất cao, chông chịu sâu bệnh tốt.
I. Giống và thời vụ trồng1. Giống ớt Hiện nay trên thị trường giống ớt cay chủ yếu là : ớt chỉ thiên Công ty giống Đông Tây, chỉ thiên 25… chỉ địa Hotchilli, Redchilli, Lai số 20 của công ty giống cây trồng miền nam. Đây là những giống cho năng suất cao, chông chịu sâu bệnh tốt.
2. Thời vụ – Vụ thu đông: Gieo hạt giữa tháng 8 dương lịch trồng cuối tháng 9 dương lịch, thu hoạch từ tháng 11 đến giữa tháng 2
– Vụ xuân : Gieo hạt giữa tháng 1 dương lịch trồng cuối tháng 2 dương lịch thu hoạch từ tháng 4 đến đầu tháng 7
II. Kỹ thuật làm cây con1. Đấta) Chọn đất làm vườn ươm: – Tơi xốp, nhiều mùn, không chua, thoát nước tốt và có khả năng cung cấp nước cho cây con khi cần thiết, đất cày bừa kỹ, không có nguồn sâu bệnh (tốt nhất là trên ruộng mà cây trồng trước là cây trồng nước hoặc cây trồng trước không phải cây họ cà như: cà chua, khoai tây, thuốc lá… để hạn chế sâu, bệnh từ cây trồng trước truyền cho cây con như lở cổ rễ cây con, bệnh héo xanh vi khuẩn…)
– Lên luống: mặt luống rộng 80 – 100cm, cao 20 – 30 cm, bón lót phân chuồng ủ đã hoai mục hoặc phân vi sinh (không lót phân urê) trước khi gieo phải doa nước cho thật ẩm đất.
b) Đất làm bầu: – Chọn đất mặt ruộng, vườn, đất tốt, tơi xốp không chua đem về phơi khô, đập nhỏ rồi trộn với phân chuồng ủ mục theo tỷ lệ 1:2 (nghĩa là 1 phân chuồng 2 đất).
– Vỏ bầu có thể làm bằng 2 cách: + Nếu làm bằng túi nilon có đường kính 3 – 4cm, cao 4 cm (cắt bỏ góc, chọc thủng cạnh túi để thoát nước). + Nếu làm bằng lá chuối thì cách làm: cho đất vào 1/3 bầu rồi dùng tay nén chặt tạo đế sau đó cho tiếp đất đã trộn phân lên cho đầy bầu.
* Lưu ý: không lót đạm ure cho bầu.
2. Ngâm ủ hạt giống Trước khi ngâm hạt nên phơi lại hạt giống dưới ánh nắng nhẹ 1 – 2 giờ, xử lý hạt giống bằng thuốc Kasuran hoà tan 5 – 7g/lít nước ngâm hạt trong 1 giờ sau đó vớt ra rửa hạt bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (45 – 50 o C) loại bỏ hạt thối, lép lửng ngâm tiếp vào nước sạch không dùng nước giếng (tốt nhất nước mưa) trong vòng 8 tiếng cho hạt hút no nước, để hạt ráo nước gói vào mảnh vải bằng coton ẩm ủ, ấm đến khi hạt nứt nanh đem gieo hoặc lấy cái đĩa rải một lần cát ẩm lấy tờ giấy bản đậy lên cát, cho hạt giống đã ngâm no nước rải đều lên trên giấy bản, dùng dấy bản ẩm đậy kín hạt. Thường xuyên kiểm tra nếu thấy khô thì tưới thêm nước đến khi hạt nứt nanh đều đem gieo.
3. Kỹ thuật gieo hạt – Chuẩn bị: đất đập nhỏ, khi gieo hạt xong thì rải thuốc vibasa (rải trước khi gieo) hoặc thuốc kiến của Viện di truyền Nông nghiệp chống sâu, khung tre, nilon, rạ (không lấy rạ, rơm ở ruộng nhiễm bệnh khô vằn).
– Gieo hạt: chuẩn bị ruộng xong, ngâm hạt nứt nanh đưa giống ra gieo hoặc bỏ hạt, dùng đất nhỏ trộn với thuốc kiến rắc kín hạt dùng rạ hoặc rơm che kín hạt khi mới gieo để giữ ẩm cho hạt, cắm khung vòm tre để che cho cây con khi trời nắng quá hoặc mưa to, gieo hạt xong cắm khung vòm ngay.
*Lưu ý: bầu để chỗ dại nắng, không để trong chỗ bị che cớm.
4. Kỹ thuật chăm sóc cây con – Gieo hạt xong thường xuyên theo dõi, đảm bảo đủ ẩm, khi hạt nhú đều thì vơ rạ đạy ra (không để cây nhú qua rạ mới vơ rạ ảnh hưởng xấu đến cây con) và phun phòng lở cổ rễ cây con bằng thuốc Validamycin của Nhật định kỳ 7 ngày 1 lần. Khi cây được 3 – 4 lá thì phun phòng lở cổ rễ bằng thuốc Anvil 5SC.
– Theo dõi các đối tượng gây hại trong vườn ươm như: + Kiến tha hạt, con sên cắn cây con có biện pháp bảo vệ kịp thời bằng thuốc Vibasa, Vibasu, Basudin 10H rải. + Bệnh lở cổ rễ, bệnh thường phát sinh gây hại mạnh ở nhiệt độ 28 – 30 o C và ẩm độ cao (thời tiết âm u), khi thấy hiện tượng thời tiết như trên thì phải phun thuốc phòng bệnh bằng thuốc Anvil 5SC hoặc Validacin (tốt nhất là phun định kỳ 5 – 7 ngày một lần).
* Lưu ý: trước khi trồng cây con ra đồng nên phun thuốc Actara 25WG trừ những loại chích hút để chống bị bệnh Virus trước 1 – 2 ngày
III. Kỹ thuật trồng cây ra ruộng1. Làm đất – Luống rộng: 90 – 100 cm (hàng đôi), rãnh 35 – 40cm.
– Mật độ trồng tuỳ giống nhưng đa số trồng với mật độ như sau: + Giống có khả năng phân cành mạnh trồng: cây x cây 40 – 45 cm; hàng x hàng 60 cm. + Mỗi sào trồng khoảng 900 – 1000 cây (tuỳ theo vụ, 1 sào 360 m 2).
2. Phân bón/ sào Tuỳ đất mà bón cho phù hợp nhưng trung bình như sau: – Phân chuồng ủ mục: 5 – 6 tạ.
– Lân Supe: 20 kg.
– Phân Urê: 12 – 15 kg.
– Kali: 10 – 12 kg. nhu cầu kali cho ây ớt không thể thiếu đặc biệt là ớt cay
– Cách bón: + Bón lót: toàn bộ phân chuồng + 20 kg supe lân + 2 – 3 kg ure lót sâu theo rạch (nếu thời tiết có mưa thì không lót đạm hoà loãng lượng đạm đó ra tưới nhử khi cây bắt đầu hồi xanh). + Bón thúc: . Lần 1: khi cây bắt đầu phân cành bón 4 – 5 kg Ure + 4 – 5 kg kali kết hợp với vun gốc, làm cỏ . Lần 2: Khi cây có hoa rộ, quả non bón 3 – 4 kg đam và 4 – 5 kg Kali, có thể bón thêm phân gà ủ mục hoặc phân bắc mục để ớt sinh trưởng mạnh ra hoa quả nhiều mẫu mã đẹp.
* Lưu ý: khi bón thúc xong 2 lần lượng phân còn lại hoà loãng tưới cho cây sau mỗi đợt lấy quả.
3. Chăm sóc – Giai đoạn cây con đến ra hoa rộ giữ ẩm thường xuyên bằng cách tưới hốc hoặc tưới rãnh. Khi cây bắt đầu phân cành loại bỏ cành sát gốc chỉ để các nhánh từ vị trí chạc 3 trở lên (để cây thông thoáng hạn chế sâu bệnh và dinh dưỡng đi nuôi các cành không có hiệu quả), cắm cọc tre chống đổ khi gặp gió to, mỗi luống cắm 2 hàng với mật độ 70 – 80cm cắm một que (lưu ý: hai hàng cắm cọc so le nha) sau đó dùng dây nilon buộc nối các cọc lại để chống đổ cho cây.
– Khi cây ra quả rộ, giai đoạn này trở đi chủ yếu tưới rãnh (lưu ý khi tưới chỉ cho nước vào ngập 1/2 chiều cao luống khi nước hút vào 1/3 luống hoặc dùng gáo tưới cho cây sau đó lại phải tháo nước ra ngay không để rãnh có nước, nếu rãnh có nước cây rất đễ bị nhiễm bệnh héo xanh… ).
4. Phòng trừ một số sâu, bệnh chínha) Sâu hại: – Sâu xanh ăn lá: dùng thuốc Cypermethrin, Socopi (thảo mộc), Sôka, Peran……
– Nhện đỏ làm soăn nõn, lá dùng thuốc Supracide 40EC, Kenthan, Comite, Alphatin, Tribon hoặc Pegasus SC …để phun.
– Sâu khoang, Sâu xám cắn lá, cây con khi đưa ra ruộng dùng thuốc Decis 2,5 EC, Peran 50 EC… phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
– Sâu đục quả dùng thuốc Peran 50EC, Regent 800WG, Cyperan, Socopi (thảo mộc), Sôka, phun giai đoạn quả non.
– Rệp mềm, bọ trĩ hại dùng Actara 25WG, phun theo nồng độ khuyến cáo trên bao bì.
b) Bệnh hại: – Bệnh héo xanh vi khuẩn: Biểu hiện cây dang xanh tốt bỗng nhiên chiều ra thăm đồng thấy cây bị héo nhưng sáng hôm sau ra lại tươi cứ như vậy 2 – 3 ngày thì chết hẳn, nhổ cây bị bệnh lên không thấy thân cây có biểu hiện gì của bệnh. Hiên nay chưa có thuốc đặc trị, chủ yếu dùng các bịên pháp canh tác, bón phân cân đối, sử dụng các biện pháp luân canh với cây trồng khác họ Khi thấy cây bị bệnh rổ cây bệnh gom vào đốt và lấy vôi bột cho vào hốc cây bị bệnh, Dùng thuốc Kasuran, Kasumin, Starner (hoặc dùng Steptomicin của lợn phun 1 lọ cho bình 8 lít)để hạn chế bệnh.
– Lở cổ rễ chết cây con: Dùng Anvil 5SC hoặc Validamycin phun trừ (tốt nhất là phun phòng khi thấy nắng mưa xen kẽ hoặc thời tiết có sương mù ẩm độ cao hoặc phun định kỳ 5 – 7 ngày một lần cho cây con vườn ươm).
– Vàng lá, sương mai, đốm lá: Dùng thuốc Cuproxat 345SC; Rhidomin MZ, Gold, Antracol … phun.
c) Thán th¬ư (thối quả hay dân gọi quả bị vá mo): Dùng thuốc Cuproxat 345SC; Score 250ND; Daconil75WP; Benlate 50WP (tốt nhất là dùng Rhidomin MZ, Gold + Score 250EC) phun vào giai đoạn ẩm độ và nhiệt độ cao nhất là giai đoạn cây chuẩn bị cho thu hoạch (quả ư-ơng) .
d) Thối quả, rụng quả: Bệnh thối quả, rụng quả nhưng không phải thán thư nhưng triệu chứng gần giống như thán thư thì dùng CaCl 2 để phun chống rụng quả, hoặc viên Cabo nhưng hiệu quả không cao tốt nhất là phải bón cân đối và bổ sung canci ngay từ đầu, hiện nay trên thị trường có đạm Canci tưới cho cây khi cây bắt đầu ra hoa.
Kỹ Thuật Trồng Ớt Chỉ Thiên Năng Suất Cao, Lợi Nhuận Khủng
– Đất trồng ớt: yêu cầu phải tơi xốp, thoát nước tốt
– Làm sạch cỏ, rải vôi bột, cày ải phơi đất từ 10-15 ngày
– Lên líp: chiều rộng từ 1 – 1,2m, cao từ 20 – 30cm, khoảng cách giữa 2 líp từ 0,4 – 0,5m
– Bón lót trước khi trồng: sử dụng cho 1.000 m2 (1 công)
· 100 kg vôi (rải trước khi cày, xới đất)
· 1 tấn phân hữu cơ ủ hoai
· 50 kg Super Lân
· 10-15 kg NPK 16-16-8
· 3 kg Kali (KCL)
· 2 kg Canxi Nitrat (CaNO3)
– Sử dụng màng phủ nông nghiệp để hạn chế cỏ dại, sâu bệnh hại, giảm thất thoát phân bón, nước tưới.
2. Gieo hạt, trồng cây:– Hạt giống đem ngâm bằng nước ấm 3 sôi 2 lạnh (52oC) trong khoảng 30 phút, sau đó vớt ra hong khô dưới ánh sáng mặt trời. Đem gieo hạt vào bầu đã được xử lý thuốc để phòng ngừa sâu, bệnh hại. Khi cây có từ 4-5 lá thật (28-32 ngày sau gieo) thì đem cây con ra trồng.
– Khoảng cách trồng : cây cách cây 30 – 40 cm, hàng cách hàng 50 cm (tương đương 3.500 – 5.000 cây/1.000 m2).
Chú ý: Nên trồng vào chiều mát, rải thuốc hạt Vibasu 10H (0,5 – 1 kg/1.000 m2) ngay lỗ trồng để phòng ngừa dế và côn trùng gây hại cây con.
3. Tưới nướcGiai đoạn đầu tưới nước đủ ẩm, ớt cần nhiều nước khi ra hoa rộ, đậu trái. Nếu trồng trên chân đất lúa thì tưới thấm là tốt nhất, có thể tưới từ 3 – 5 ngày/lần. Mùa mưa cần thoát nước tốt, không để nước ứ đọng lâu ngày, dễ bị bệnh hại.
4. Tỉa nhánh:Tỉa bỏ các cành, lá dưới điểm phân nhánh để ớt phân tán rộng và gốc được thông thoáng. Nên tỉa cành lúc trời nắng, ráo để tránh lây nhiểm bệnh cho ớt.
5. Làm giàn:· Giàn được làm bằng cây hay dây ni-lông, giàn giữ cho cây đứng vững. dễ thu trái, kéo dài thời gian thu hoạch, hạn chế sâu bệnh hại.
· Mỗi hàng Ớt cắm 2 trụ cây lớn 2 đầu, dùng dây căn dọc theo hàng ớt nối với 2 trụ cây, khi cây ớt cao tới đâu căng dây tới đó để giữ cây đứng thẳng.
6. Bón phân:Phân nên chia làm 4 lần bón:
· Lần 1: 20 – 25 ngày sau trồng:
o 4 kg Ure + 3 kg Kali + 10 kg NPK (16-16-8) + 2 kg Canxi Nitrat (Ure sữa) + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots).
· Lần 2: Khi ớt đã đậu trái đều:
o 6 kg Ure + 5 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 2 kg Canxi Nitrat + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)
· Lần 3: Khi bắt đầu thu hoạch trái:
o 6 kg Ure + 5 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 3 kg Canxi Nitrat + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)
· Lần 4: Khi thu hoạch trái rộ:
o 4 kg Ure + 4 kg Kali + 10-15 kg NPK (16-16-8) + 3 kg Canxi Nitrat + 2 kg NASA – Super HUMIC (hoặc 1 kg NASA – Roots)
Cách bón phân: Vén màng phủ lên rải phân 1 bên hàng ớt hoặc đục lỗ màng phủ giữa 2 gốc Ớt. Nơi chủ động được nguồn nước có thể rải phân theo rãnh, kết hợp với tưới thấm.
*** Lưu ý:· Bộ rễ cây ớt chủ yếu phát triển trên bề mặt líp, cây Ớt cho thu hoạch nhiều đợt trái, vì vậy bà con cần bổ sung các loại phân hữu cơ hoặc các hợp chất hữu cơ giúp bộ rễ phát triển tốt, tăng hấp thu phân bón: Các loạt phân bón như NASA – Super HUMIC, hoặc NASA – Roots… dùng để trộn với phân hóa học để rải gốc hoặc pha nước tưới
· Trong giai đoạn nuôi trái, Ớt thường bị rụng trái, trái méo mó, cong trái, thối đuôi trái do thiêu vi lượng BO và Canxi, vì vậy bà con cần phun định kỳ các loại phân bón qua lá có nhiều BO và Canxi như: NASA – Canxi BO, Canxi Rong biển, Canxi Clorua, phân vi lượng Chelate – chúng tôi định kỳ 7-10 ngày /lần
7. Sâu, bệnh hại Ớt· Bọ Trĩ: Sống tập trung trong đọt non, mặt dưới lá non. Dùng các loại thuốc để phòng trị: Regent, Confidor, Admire…
· Bọ Phấn trắng, Sâu ăn tạp: Dùng thuốc Decis, Confidor, Abate, …
· Bệnh héo cây con: Gây hại chủ yếu vào giai đoạn vườn ươm, cây con mới trồng. Ớt bị bệnh sẽ thối rễ, cây chết hàng loạt. dùng các loại thuốc như: Validacin, Aliete, Ridomil, Anvil, Roral…đẻ phòng trị.
· Bệnh héo xanh: Bệnh do vi khuẩn gây hại, chủ yếu vào giai đoạn mang trái, cây thường bị héo vào buổi trưa, tươi lại vào buổi chiều. Với bệnh này cần phải nhỏ bỏ cây bị bệnh tiêu hủy, rải vôi bột, phun thuốc: New Kasuran, Copper Zin, Staner,… có thể phun ngừa bằng thuốc Kasumin, Copper B…
· Bệnh thán thư (Nổ trái): bệnh gây hại trên trái, lá thân và hoa, gây thiệt hại nặng cho năng suất. Có thể sử dụng các loại thuốc sau để phòng trị: Antracol, Ridomil, Mancozeb, Nativo, Score…
· Bệnh vàng lá chân, rụng trái…: Bệnh gây hại do thời tiết bất lợi, lá bị vàng, trái non bị rụng hàng loạt, giảm năng suất. Phòng ngừa, hạn chế bệnh bằng cách: khi thấy thời tiết bất lợi (mưa nhiều, sáng sớm và đêm lạnh, có sương, và sương muối…) cần tiến hành phun ngừa các loại thuốc như: Ridomil, Antracol, Mancozeb…không nên để ruộng quá ẩm, không nên trồng dày, phun các loại phân bón có chứa Canxi, vi lượng để tăng sức đề kháng.
Đưa Chim Yến Từ Biển Lên Rừng
xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai để nuôi chim yến. (Ảnh: Trần Quỳnh)
“Đất lành chim đậu”
Chim yến vốn chỉ có thói quen và tập quán sinh sống, nhả dãi để làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc những hang, động ven bờ biển, nơi có địa hình rất hiểm trở. Vì vậy, người dân các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ đã tận dụng điều kiện thiên nhiên, làm những ngôi nhà gần bờ để dụ chim yến vào làm tổ.
Nhưng vài năm gần đây, nhiều hộ gia đình ở các tỉnh Tây Nguyên (Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Đắk Nông), nơi cách xa biển hàng trăm cây số đã và đang dụ thành công chim yến về sinh sống, nhả dãi làm tổ mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Chuyện nghe khó tin nhưng là có thật.
Người dân Tây Nguyên đã quan sát và biết rằng, trên vùng cao nguyên có đồi núi cao, hang động lớn xen kẽ với nhiều thác, hồ nước ngọt và các con sông, suối lớn. Chính điều tự nhiên như vậy đã tạo ra hệ sinh thái vô cùng phong phú. Từ đó cung cấp lượng côn trùng dồi dào làm thức ăn cho các loài chim, trong đó có chim Yến, nên có khả năng thu hút chúng về đây sinh sống. Do nằm trên độ cao từ 500m trở lên so với mực nước biển nên Tây Nguyên có nhiệt độ tương đối mát mẻ, trung bình 24 – 27 độ C, khí hậu dễ chịu với 2 mùa mưa và mùa khô rất rõ rệt, phù hợp với chim Yến.
Nắm bắt được lợi thế đó, từ năm 2010, một số người dân nơi đây đã cải tạo nhà đang ở hoặc làm những ngôi nhà mới có thiết kế đặc biệt chuyên để nuôi chim Yến. Khởi đầu là ở Đắk Lắk và Gia Lai, rồi dần phát triển ra các tỉnh khác trong vùng. Hiện nay, số lượng gia đình nuôi chim Yến ở Tây Nguyên đang tăng lên khá nhanh, trở thành một xu thế phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo khá hiệu quả. Nhiều nhà đã phát triển từ cấp độ gia đình nhỏ lẻ lên thành quy mô trang trại, sản xuất hàng hóa lớn.
Ông Lưu Văn Ngà ở thôn Lâm Tôk, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai cho biết: Làm nhà nuôi chim Yến không khó, chỉ cần khoảng 100 m2 là có thể xây dựng được riêng một ngôi nhà nuôi chim Yến hoặc cải tạo nhà đang ở, dành những tầng bên trên làm nơi nuôi chim Yến, còn tầng dưới vẫn có thể dùng làm nơi gia đình sinh hoạt bình thường. Giá thành xây dựng dao động từ 1 triệu đến 1,3 triệu đồng/m2, chỉ cần đầu tư khoảng 400 trăm triệu đồng là có thể xây một căn nhà 2 đến 3 tầng để nuôi chim Yến. Mức giá này khá phù hợp với điều kiện kinh tế của đa số gia đình.
Nhà nuôi chim yến có thiết kế đặc biệt, bên ngoài phải kín, xung quanh tường làm những ống thông hơi và lỗ cho chim ra vào; bên trong làm nhiều khoang, sàn, tầng phụ cho chim làm tổ; nhà nào có điều kiện thì cầu kỳ làm giả những hang, hốc nhỏ trên tường càng dễ dụ chim đến cư trú, làm tổ.
Ngoài một số bí quyết trong xây dựng, phải có một thứ không thể thiếu là bộ dụng cụ dụ chim. Khá đơn giản, chỉ cần một đầu phát nhạc, một bộ tăng âm và một dàn loa công suất lớn, kiểu như loa tầm của các nhà máy, xí nghiệp, treo cao trên nóc nhà. Cứ sáng sáng phát loa băng ghi âm giả tiếng kêu của chim yến là sẽ dụ được chúng về. Bí quyết ở chỗ băng ghi âm giả tiếng chim yến có giống như thật hay không, có trong trẻo hay không, âm thanh loa có chất lượng hay không, dàn loa có đủ công suất hay không, vị trí xây nhà và đặt loa có gần nơi chim yến quần tụ hay không…?
Ông Mai Văn Quang, một người đang nuôi chim yến ở huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cho biết: Đúng là đã có nhiều người nuôi chim yến trên vùng cao nguyên, nhưng không phải ai cũng thành công, hoặc có người nuôi được nhưng không như mong đợi. Lý do là việc dụ được chim yến về làm tổ, ngoài kỹ thuật xây nhà, vị trí địa lý, địa điểm lý tưởng, dụng cụ dụ chim chất lượng tốt, thì còn phải “tùy duyên”, “đất lành chim đậu”. Người nào mà không hợp “vía” thì dụ thế nào chim yến cũng không về, hoặc có về rồi lại bỏ đi.
Ngôi nhà 3 tầng 1 tum của ông Lưu Văn Ngà ở thôn Lâm Tôk, xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai được cải tạo lại tầng 2, 3 và tum để kết hợp vừa ở vừa nuôi chim yến. (Ảnh: Trần Quỳnh)
Hiệu quả kinh tế cao nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ
Sản phẩm được chế biến từ tổ chim yến từ lâu đã là đặc sản rất quý hiếm, có giá trị dinh dưỡng cao nên cũng có giá bán rất cao, hàng triệu đến hàng chục triệu đồng/kg tùy từng loại.
Một số hộ nuôi chim yến ở Tây Nguyên cho biết, với căn nhà khoảng 400 m2 bình quân mỗi tháng cho thu nhập 20 – 30 triệu đồng tùy thời điểm. Cá biệt có những căn nhà chim yến về nhiều thì có thể cho thu nhập tới 40 triệu đồng/tháng. Trung bình mỗi năm thu hoạch được khoảng 10 kg tổ yến thô. Trong khi đầu tư cho chăn nuôi là không đáng kể, cũng không tốn nhiều nhân công, chỉ sau 2 – 3 năm là thu hồi được vốn đầu tư.
Rõ ràng với mức vốn đầu tư và khả năng thu hồi vốn như vậy đang mở ra một cơ hội xóa đói giảm nghèo và làm giàu khá nhanh. Đồng thời mở ra một hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi mới cho địa phương.
Tuy nhiên, việc xây nhà nuôi chim yến ở Tây Nguyên cũng đang tiềm ẩn một số nguy cơ.
Thứ nhất, nhà nuôi chim yến chủ yếu được xây ở vùng rừng núi, nương rẫy nên rất khó quản lý về quy hoạch đất đai, đô thị, nên tiềm ẩn nguy cơ lợi dụng kẽ hở để chuyển đổi bất hợp pháp đất rừng, đất nông nghiệp thành đất ở.
Thứ hai, cũng vì nhà nuôi chim yến thường được xây dựng nơi rừng núi, nương rẫy, nên tiềm ẩn nguy cơ phá rừng, phá nương rẫy, san lấp mặt bằng trái phép để xây nhà.
Thứ ba, nhà nuôi chim yến cũng có thể xây ở ngay trong khu đô thị; thậm chí có thể cải tạo nhà đang ở để kết hợp vừa ở vừa nuôi chim, nên tiềm ẩn nguy cơ phá vỡ quy hoạch xây dựng và làm xấu cảnh quan đô thị.
Thứ tư, việc phát loa âm thanh giả tiếng chim để dụ yến cần phải to, rõ và vang xa, nên tiềm ẩn nguy cơ mất trật tự nơi công cộng, nhất là với những hộ nuôi trong đô thị.
Thứ tư, ngành chức năng chưa có hướng dẫn cụ thể về quy chuẩn xây dựng nhà nuôi chim yến, quy trình chăm nuôi, quy chuẩn thức ăn, cách thức vệ sinh phòng chống bệnh dịch cho chim yến trong môi trường nuôi nhân tạo trên vùng núi Tây Nguyên.
Thứ năm, chính quyền các địa phương chưa có nghiên cứu cụ thể, chưa có quy hoạch và chính sách phù hợp, hình thức nuôi chim yến ở các tỉnh Tây Nguyên như hiện nay mới chỉ là tự phát, nên tiềm ẩn nguy cơ của câu chuyện “được mùa thì mất giá”, “được giá thì mất mùa”…
Hướng Dẫn Cách Thuần Chào Mào Bổi Già Rừng – Kỹ Thuật Nuôi Trồng
Thiên thời : thời đây là thời tiết các bạn ạ. Các bạn cứ thử nghĩ, đem chim về trong ngày mưa tầm tã, cái rét, cái gió, thì chỉ có nước trùm chim lại cho ăn bột qua ngày, làm sao có thể thuần được. Ý muốn nói ở đâу là với thời gian thuần bổi tầm 2 3 tháng trở lên, thì bạn nên chọn thời điểm рhù hợp. Tốt nhất nên mυa chim vào đoạn tháng 3 tháng 4 hàng năm, thời tiết ấm, khô ráo. Và đặc biệt mùa thay lông củа chim thường từ tháng 7 đến tháng 12. Nếu mua thời gian này, sau 5 6 tháng chim đã thuần và qua một mùa lông. Chim sẽ dạn và đẹp, đến Tết bạn có thể vừa tiếp khách vừa nghe chim hót cả ngày được rồi. Địa lợi : Yếu tố này rất quan trọng, để chim nhanh thuần, chúng ta phải có chỗ treo chim hợp lý. Chim muốn nhanh thuần, phải treо chỗ có nhiều người qυa lại, có một khoảng cách hợp lí để chim không sát với người qυá, tránh chim hoảng ngay từ đầu. Phải có chỗ phơi nắng cho сhim νào buổi sáng. Tránh treo chim hướng Bắc vì gió hướng Bắc rất dễ làm chim trúng gió và chết. Chỗ chіm ngủ phải yên tĩnh, tránh đượс chuột, mèo…, nói chung là bạn phải tạo cho chim một môi trường tốt, phù hợp. Nhân hòa : Con người là yếu tố quan trọng nhất. Thời giаn và kinh nghiệm, hai yếu tố quyết định. Bạn phải có thời gian chăm sóc và chơі với chim, chim sẽ nhanh dạn hơn hẳn.
Cáсh chăm chào mào căng lửa và ổn định
Từ ba yếu tố trên, bạn có thể chọn cho mình phương pháp thuần chim hiệu quả và đặc biệt là phù hợp với điều kiện của bạn. Lồng thuần chim bổi : Thông thường muốn chim nhanh thuần thì dùng lồng nhỏ, các nan trên cùng sít nhau, tránh chim chui đầu gây sứt đầu mẻ trán, chim sẽ lâu thuần. Nhưng có những chim rất nhát, đặc biệt chim bổi già rừng, thì nên dùng lồng rộng, đặt nhiều cầu, để chim có không giаn bay nhảy khі cảm thấy sợ, tránh hư chim. Dùng áo lồng để thuần chіm : Chіm mới đầu rất nhát, phải trùm 1 ngày cho chim quen lồng. Sau đó mở áo lồng ra từ từ. Có nhiều phương pháp, mở hình chữ A, hoặc mở áo lồng dần dần từ dưới lên. Mình đánh giá саo phương pháp mở áo lồng từ dưới lên, nhưng phương pháp này các bạn nhớ phải cho chim có cầu phụ để chіm nhảy lên lúc hoảng. Việc mở áo lồng không nên nóng vội. phải kiên nhẫn. Bạn kiên nhẫn chừng nào thì сhim mau thuần và ít tật lỗi chừng đó. Cho chim tắm : Nhiều bạn gặp khó khăn khi cho chim tắm. Phải lưu ý rằng, chim muốn tắm haу không, có là vіệc của chim, bạn không được ép. Việc củа bạn chỉ là chо chim vào lồng tắm. Vậy tại sao phải chо chim tắm? tại sao cho chim tắm sẽ nhanh dạn? Ai cũng nói thế, nhưng vì sao thì ít người giải thích được. Không nên ép chim sang lồng. Cách tốt nhất là bạn thông cửa lồng và để thế cho chim tự sang. Chỉ một hai lần chim sẽ quen. Khi chim sang lồng tắm thì bạn lấу lồng сhim để vệ sinh, chăm thức ăn. Việc này tránh được chim hoảng do đưa tay vào lồng vệ sinh lúс chim còn ở lồng. Có nhіều bạn cứ thắc mắc, chim không chịu tắm, làm cách nào?. Có phương pháp là dùng bình xịt nước chim, cách này quán chim hay làm, nhưng mình không khuyến khích. Cách tốt nhất, bạn kiếm một con chim đã biết tắm, đặt 2 lồng tắm sát nhau theo chiều dọс, sao cho khi chim tắm bên này thì nước bắn được sang chim không chịu tắm, đảm bảo bạn bất cứ con сhim сứng đầu nào đều không chịu đượс 3 nốt nhạc và phải tắm. Sau khi chim đã tắm trong lồng 2 3 lần, những lần sau bạn không phải éр сhim nữa, chim tự cân bằng được, lúc nào nên tắm lúc nào không. Nên 2 -3 ngày tắm chim một lần, giờ tắm tốt nhất là 12h, địa điểm đặt lồng tắm nên kín gió, có chút nắng nhẹ thì tốt. Sau khi tắm xong, thấy chim đứng rỉa lông thì cho chim νề lồng, treо nơi kín gió, tuyệt đối đừng phơi nắng vì giờ 12h nắng k tốt cho сhim. Sau đó bạn cho chim nghỉ ngơi. Τắm nắng cho сhim : Tốt nhất nên cho chim tắm nắng từ 6h15 đến 7h. Thời điểm này nắng không gắt, rất tốt cho сhim, trời lạnh thì không nên cho chim tắm nắng sớm, rất dễ bệnh. Dinh dưỡng cho сhim : Chim bổi mới về tốt nhất сho ăn cám ba vì hoặc cám gia cầm chăn nuôi. Vì chіm сhưa quen với điều kiện nuôi nhốt, nên nếu bạn cho ăn cám tốt, nhiều chất dinh dưỡng, thì chim không tiêu hóа được dẫn đến đau bụng, đi phân lỏng, gây hại cho chim. Tráі сây tốt nhất là chuối mật, hay còn gọi chuối mốc. Các loại bom, lê tốt nhất k cho ăn vì rất dễ dính thuốc, chim sẽ chết. Lâu lâu vào lúc nắng nóng nên cho chim một ít cam, hoặc một ít сà сhua cho mát chim. Lúс thay lông nên cho ăn đu đủ để đỏ tách và đít, thay lông nhanh. Châυ chấu thì đừng cho ăn nhiều, dễ giun sán, chim phụ thuộc châu chấu là không tốt.
Về Quê Của Lan Đột Biến: Từ ‘Tầm Gửi’ Trên Cây Đa Thành Ra Bạc Tỉ
Năm 1972, đoàn xiếc sơ tán về Cổ Tiết, trèo lên cây đa mắc dây tập đu, thấy loài “tầm gửi” hoa đẹp liền hái xuống cho vài người. Đó chính là lan đột biến.
Lần theo manh mốiMấy chục năm sau chúng đã gây ra cơn sốt khuynh đảo cả giới chơi lan với nhiều đại gia và không ít dân thường.
Ông Nguyễn Bá Toan – chủ vườn lan An Phú ở thị trấn Hùng Sơn (Lâm Thao, Phú Thọ) người được xếp vào top có nhiều giống lan đột biến 5 cánh trắng Phú Thọ này nhất kể: “Tôi vốn thích chơi lan, cách đây cỡ chục năm khi đi trên đê huyện Lâm Thao thấy có vườn lan của vợ chồng Hải – Hằng liền xuống xem.
Trước đó tôi vẫn quan niệm cây lan nào rễ nhiều, cành lá xum xuê là đẹp nhưng đến đây thấy cả một rừng không biết chọn thế nào nên nghĩ phải quý mới mua.
Tôi hỏi anh Hải: “Vườn nhà cháu cây gì là quý nhất?”. Anh trả lời: “Quý nhất có lan 5 cánh trắng Phú Thọ”. Nó quý ở điểm nào? Tôi hỏi tiếp. Anh trả lời: “Để cho chú dễ hiểu thì nó như con chào mào trắng”.
Tôi hiểu ngay và hỏi tiếp: “Nhà cháu có không?”. Anh trả lời: “Cháu có nhưng không bán”. Thế còn nói chuyện gì nữa, tôi nghĩ bụng. Anh mới nói tiếp: “Hàng xóm cạnh nhà chú có đấy!”. Mừng quá, tôi hỏi: “Thế của ai?”. “Của nhà Trung – Thúy”. Anh trả lời. Đó là hàng xóm cách nhà cũ của tôi 4 – 5 nhà.
Tôi mới nói: “Nhà đó có giò lan đẹp lắm nhưng bao nhiêu năm chú sang chụp ảnh gạ mua mà nó có bán đâu?”. Anh trả lời: “Cháu mua rồi”. “Thế đâu rồi?”. Tôi hỏi tiếp: “Cháu bán cho ông Tr- (Trưởng phòng một cơ quan trên tỉnh). Thế thì làm sao mình đủ tiền để mua lại, nghĩ thế, tôi ra về với tâm trạng nuối tiếc.
Một buổi thấy Trung đi qua, tôi gọi vào uống nước rồi gợi chuyện: “Mày có giò phi điệp đẹp thế mà chú hỏi mua chẳng bán lại bán cho thằng Hải?”. Trung mới bảo: “Chú ạ, cháu bán cho nó giờ vẫn thấy tiếc”. “Thế còn giò nào không?”.
Tôi hỏi. “Cháu còn giò trên ông, vừa xách về chiều hôm qua”. Trung trả lời. “Thế thì đi sang để xem nào!”. Tôi nói câu đó nhưng bụng đã nghĩ phải mua bằng được. Giò này chỉ to bằng ¼ giò trước đã bán với giá 12,7 triệu.
Tôi hỏi: “Giò này được giá, đắt thì bao nhiêu cháu quyết định bán?”. Trung bảo: “10 triệu thì cháu bán”. Tôi mua và xách về luôn.
Từ khi có giò đó treo trong vườn lan, khách cứ đến đông dần. Về sau tìm hiểu mới hay người ta biết nhà Trung – Thúy có hai giò lan quý, một bán cho ông Tr – không thể đến xem được vì người ta là trưởng phòng một cơ quan lớn, một bán cho tôi. Một hôm có anh Hùng ở huyện Ba Vì, TP Hà Nội đến bảo: “Cháu biết chính xác lịch sử cây lan này sinh ra từ đâu”.
Tôi mới nói đế luôn: “Mày chỉ vui tính! Lan nào cũng từ rừng về hết làm gì có xuất với chả xứ”. Anh lắc đầu: “Không, có xuất xứ thật đó chú”. “Vậy mày kể tao nghe xem nào”. Tôi giục.
Anh kể: “Một ông bên xã Cổ Tiết (huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ) bảo giống lan này từ xưa đã có trên mấy cây đa đình nhưng không ai dám trèo lên lấy, phần bởi cây rất to không thể ôm được, phần bởi nó ở chỗ thiêng.
Năm 1972 khi Mỹ ném bom miền Bắc đoàn xiếc Trung ương sơ tán về, trèo lên cây đa buộc dây để tập đu, thấy lan đẹp liền gỡ xuống, dân ở quanh liền xin mang về nhân ra”.
Biết thông tin, sẵn bức ảnh chụp giò lan của nhà Trung – Thúy trước kia ông Toan cầm đi Cổ Tiết, chia theo ô bàn cờ mà dò, bắt đầu quanh mấy gốc đa rồi lan rộng. Cứ thấy là mua, đắt rẻ không cần biết, trong 1 – 2 năm ông có khoảng 50 giò lan 5 cánh trắng Phú Thọ, nhiều nhất là của vợ chồng Chương – Tuyết.
“Sau đó, khách đến nhà tôi hỏi mua lan rất đông, có đoàn còn đi cùng với cả một thượng tọa nhưng tôi không bán mà chỉ tặng 1 ky cho ông, phần bởi biết khả năng sinh lời của nó, phần bởi thích chơi và muốn tạo thương hiệu riêng.
Lúc đó tôi cũng chưa có mấy kiến thức, trong đầu chỉ nghĩ sẽ trồng một cây nhãn có hình mâm xôi, cấy lan 5 cánh trắng Phú Thọ lên để đến mùa nở sẽ thành một giò hoa khổng lồ, để đến Phú Thọ nói đến 5 cánh trắng là phải nghĩ ngay đến mình. Hình dung thế thôi, nhưng cây nhãn đó giờ tôi cũng chưa kịp trồng”, ông Toan tâm sự.
Trở lại quê hương của lan đột biếnTôi cùng với ông Toan trở lại Cổ Tiết nay là Vạn Xuân. Đã lâu không đến, lạc ngõ, phải hỏi thăm, chỉ khi đến cây đa đình thì ông mới bước phăm phăm vào thẳng nhà ông Nguyễn Văn Chương. Vừa gặp, ông rút ví ra mấy triệu biếu luôn để cảm ơn chuyện cũ. Vợ ông Chương cười: “Nhờ giống lan nhà em mà bác giàu nhỉ?”.
Trong ngôi nhà mới xây khang trang, ông Chương kể: “Khu đình ngày xưa có 3 cây đa mọc theo thế chân kiềng, trên rất nhiều lan, nở thành chùm, tím có, trắng có (5 cánh trắng), đặc biệt nhiều là loại trắng, chúng tôi cứ bảo sao nó giống hoa…bèo tây thế!
Xưa người ta quan niệm cây đa có ma nên không ai dám trèo. Năm 1972 khi ấy tôi 15 tuổi, đoàn xiếc Trung ương về sơ tán, treo dây lên cây đa để tập luyện và lấy lan xuống chơi. Tôi thấy đẹp nên xin về trồng, một số hộ dân khác cũng thế, buộc nhăng nhít vào gốc mít, gốc hồng.
Chỉ có tôi là thích nên nhân ra được nhiều. Sau này, cũng có một số người gạ mua nhưng tôi giữ không phải vì biết nó quý mà vì thích chơi cả tím, cả trắng dù còn thích tím hơn.
Đến khi gặp ông Toan cách đây 8, 9 năm, bị “đẽo dần” mỗi lần 1, 2 giò, giá bao nhiêu cũng chịu, đắt nhất 2 triệu, rẻ nhất 300.000 đồng. Tôi cũng chỉ lấy tiền những giò tương đối đẹp 2-3 thân, cao chừng 1 gang trở lên thôi còn loại ky (cây con mới ra từ đốt), loại kiến (khóm, đã có thân nhỏ) cho luôn.
Tôi nhớ mãi giò lan cỡ 30 – 40 thân, cành dài nhất 1m (theo thời giá giờ phải cỡ tiền tỉ vì mỗi 1cm là 1 – 1,2 triệu đồng – PV) không cầm về được ông Toan đã nhờ tôi cầm lái, anh Dũng hàng xóm ngồi sau bê. Phần vì nặng, phần vì phải gượng sao khỏi gẫy nên 3 lần anh Dũng xin dừng nghỉ (nghe đến đây, nhớ ra ông Toan lại mở ví rút tiền ra nhờ biếu ông Dũng – PV).
Cuối cùng sau khoảng 1 năm là sạch cả vườn chừng 30 giò, được quãng 40 triệu. Thấy tôi bán được tiền, dân mới kháo nhau nhưng cũng không mấy ai tin. Mãi 1 năm sau anh Huy đồ cổ – một người thích lan trong vùng mới tìm đến thì đã hết. Tôi quên bẵng chuyện ấy cho đến 3 – 4 năm sau khi thấy mấy giò phi điệp tím nhà mình bỗng nở ra một nhành trắng.
Thì ra lúc trước tôi đã cấy lẫn vào. Chăm sóc, nhân ra, năm ngoái tôi bán 1 giò 3 thân được 100 triệu còn giò lớn hơn họ trả 300 triệu vẫn chưa đồng ý. Cũng năm đó tôi làm nhà, sơ ý để bụi xi măng bám vào chết gần hết, cứu mãi mới được một ít”.
3 cây đa nay chỉ còn 1. Cách xa rừng núi chẳng hiểu ngày xưa ai đã cấy lan lên hay phải chăng chim tha vài nhánh lan khô về làm tổ rồi gặp mưa mà đâm lộc? Chỉ cho tôi trên cái tán cao vời vợi thấp thoáng mấy nhành lan, ông Chương bảo đó là hoa tím mới thuê cấy lên chứ trắng sợ bị… trộm.
Ông Toan nghe đến đây liền hào hứng: “Nếu cấy lan 5 cánh trắng Phú Thọ tôi sẽ hiến để mọi người tới đây còn biết đến đất tổ của dòng lan đột biến này nhưng phải rào dây kẽm gai xung quanh để bảo vệ”.
Chạy theo giằng lạiÔng Khuất Duy Tiến – Nguyên Bí thư xã Cổ Tiết kể có ông bác là Chánh án huyện xin được mấy nhánh lan của đoàn xiếc. Quan chức thời bao cấp lương eo hẹp nên cũng nhà lá đơn sơ nhưng ông Quyền lại có thú chơi lan rất tao nhã. Khi ông mất đi, người con đem chia cho mỗi người một ít.
Từ 1 giò ông Tiến nhân ra cài vào các gốc cây, buộc ra cả ngoài đường. Đợt đám cưới con, phải chặt bớt cây trong vườn để bắc rạp, những thân 5 cánh trắng Phú Thọ ai muốn lấy thì lấy.
Quãng 8-9 năm trước, bắt đầu rục rịch người đến hỏi mua nhưng ông Tiến chỉ bán 1 giò 6-7 thân với giá 500.000đ còn 1 giò giữ lại chơi. Khách cứ tìm đến, nài nỉ khiến ông phát bực. Lúc ông Toan ghé qua thấy giò có 3 thân và 1 chùm hoa to cấy ngay trên…cột bê tông, hỏi mua nhưng ông Tiến từ chối. Thấy ông Toan vẫn tới đều, ngót 10 lần, ông Tiến bàn với vợ, nói thách lên gấp nhiều lần để không đến nữa.
“Bữa đó, thái độ của ông Tiến khác lắm, vừa thấy mặt tôi đã niềm nở mời nước. Thấy tín hiệu tôi lạ cũng cứ vào. Ông ấy hỏi, giò lan 10 triệu anh có lấy không? Tôi lúc ấy không mang đủ tiền nhưng đã quyết.
Không dám rời đi vì sợ bị đánh tháo, tôi gọi cho anh Thành xe ôm ở gần nhà bảo gia đình chuẩn bị tiền. Thấy tôi yêu lan quá, ông Tiến mới gọi vợ con lại, trước ban thờ trịnh trọng tuyên bố bán”. Ông Toan hồi tưởng.
Mấy năm sau, nghe nói ông Tiến còn vài ki nhỏ ông Toan trở lại, định vét nốt, đã bỏ lên xe ô tô rồi nhưng chủ vội chạy ra giằng lại. Lúc tôi đến, mấy giò này đang bị “nhốt” trong một cái cũi sắt lớn, khóa chặt. Hàng chục nhà có lan quý trong vùng cũng phải “nhốt” như thế, thậm chí xích chó dữ để canh.
Ông Tiến cười: “Giờ lan 5 cánh trắng Phú Thọ có nở vài bông cũng chỉ chụp ảnh để cho khách biết rồi phải vặt đi kẻo trộm ngay…Cùng phi điệp nhưng loại trắng tốc độ lớn chỉ cỡ 1 gang tay/năm, bằng ½ tím, đẻ cũng ít. Tôi chỉ tưới nước lã, bón tí phân dê nên thế nhưng được khỏe chứ không như các nhà vườn dùng kích thích bốc nhanh đến khi khách mua về, 10 ki có khi chết 6, 7”.
Ông Toan cười: “Các bác ở trong này thích chơi nhưng chưa hiểu được tính chất đột biến của nó. Chúng em ở ngoài tiếp xúc với giới chơi rộng hơn, họ đều nhận xét đó là loại lan chỉ Phú Thọ mới có, thân đẹp, lá đẹp, hoa đẹp với cánh trắng muốt, hai má tím rất gọn. Một người chưa chơi lan bao giờ, xếp 10 bông khác nhau ra rồi hỏi thích bông nào nhất họ vẫn chỉ vào nó.
Chính vì vẻ đẹp ấy mà nhiều anh em sưu tầm, phát triển nhưng vẫn hiếm. Cho đến tận bây giờ (ngày 4/8/2023) em dám nói chắc chắn rằng 10 vườn lan ở xung quanh nhà em chỉ 3 vườn có ki, ở Cổ Tiết này 10 vườn cũng chỉ 5 vườn có ki chứ chưa nói đến giò. Bởi thế nên có giá”.
“Phải hàng ngàn năm tự nhiên mới tạo ra được giống lan đột biến, không bao giờ thay đổi khuôn hoa lẫn sắc màu.
Miền Bắc đột biến có 5 cánh trắng Phú Thọ, 5 cánh trắng HO Hòa Bình, 5 cánh trắng Hải Dương, mỗi thứ có một ưu và nhược. 5 cánh trắng Phú Thọ và Hải Dương có chung ưu điểm là dễ ra hoa vì thế lại không có nhiều ki như 5 cánh trắng HO nên không chuộng bằng, đắt bằng.
Tuy nhiên 5 cánh HO cũng có nhược điểm là ít ra hoa, trước đây có người trồng đợi đến 5-7 năm, rất may mấy năm nay nó đã ra hoa đông hơn. Hiếm và rất đắt bây giờ có thêm 5 cánh trắng Bạch Tuyết ở Quảng Ninh”. Ông Toan.
Đón đọc bài tiếp: Thử phản biện đại gia “Toàn đôla” về lan đột biến.
Dương Đình Tường
Cập nhật thông tin chi tiết về Hốt Bạc Từ Trồng Ớt Xiêm Rừng trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!