Xu Hướng 5/2023 # Hỏi Từ “Thành Phố” Chào Mào # Top 12 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Hỏi Từ “Thành Phố” Chào Mào # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Hỏi Từ “Thành Phố” Chào Mào được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TTH – Không ai thống kê hết cả nước có bao nhiêu con chào mào ria đỏ (Pycnonotus jocosus) đang nuôi nhốt phục vụ sự đam mê của con người. Chỉ biết người chơi thường tổ chức những giải đấu rầm rộ, với hàng trăm, hàng nghìn người mang chim đến tham gia. Để có chim quý, họ có hẳn một hệ thống chân rết tìm mua những con chào mào hay, mà hay nhất vẫn là chào mào Huế, bất chấp giống chim này là động vật hoang dã đã được pháp luật bảo vệ.

Thi chào mào từng được tổ chức trong kỳ festival, nhưng tới đây sẽ dừng lại

Từ tiếng ngàn xưa

Giống chim chào mào nhỏ nhắn xinh xắn, có cái mũ nhô cao, từ xưa đã hút hồn các bậc vương tôn, công tử ở Huế. Tài liệu cũ để lại vẫn nhắc đến thú chơi gà, cá, chim của khách tao nhân. Ngày xưa họ không nuôi nhiều như bây giờ. Những người có điều kiện thường tuyển, chăm một đến hai con thành chim mồi, ngày ngày nghe hót, lấy cảm giác thảnh thơi. Sau tết, họ hẹn nhau mang chim vào rừng để bẫy, chọn những con tốt mang về thuần dưỡng.

Thú chơi chim ngày xưa kể ra cũng nhã. Đó là ngoài việc vào rừng, chọn một thân cao đặt lồng chim mồi lên trên rồi vạch cỏ, nghểnh tai nằm nghe hót đấu, người chơi còn phải tự chuốt những thanh tre già, làm nhà cho những chú chim yêu quí. Hoặc tự tay rang gạo, trộn trứng gà mang phơi nắng thật khô để nuôi. Ông Hoàng Tú Nam, một người sống gần phủ Vương trên đường Nguyễn Sinh Cung vẫn nhớ: Ngày xưa các mệ vẫn thường hẹn mang chim vào phủ để thi đấu. Chim được nuôi trong những chiếc lồng tre rất đẹp, ngoài phủ áo lồng bằng vải lụa. Các mệ đi trước, người hầu mang lồng theo sau. Đến nơi, mệ tự tay thả chim vào lồng. Đấu chào mào xưa thường đấu theo từng đôi, các mệ ngồi xem và đặt cược… Cũng vì máu mê với chim, cá… nên thi thoảng các mệ vẫn bị vua quở trách.

Không kém các bậc vương tôn, thú chơi chào mào lan rộng, phổ biến khắp lớp thị dân và dân sống vùng ven TP Huế. Kí ức nhiều người già vẫn còn lưu nhiều mẩu chuyện ra đồng đuổi bắt chào mào đến đen da, cháy tóc. Con chào mào mang về có khi chỉ được nuôi trong cái chẹp bắt cá dân dã. Các cụ vẫn tự làm bột nuôi chim, tất nhiên không nhiều chất dinh dưỡng như bột của các bậc vương tôn, nhưng bù lại, “thực đơn” cho chào mào của họ được bổ sung thêm nhiều loại châu chấu, cào cào. Trong những ngày tết, cạnh những trò bầu cua, hò giã gạo… người dân xưa vẫn có không gian cho những trò đá chim, đá gà, đá cá. Phần thưởng lúc này có khi chỉ là những cái vỗ tay tán thưởng.

Đến ngành “công nghiệp”… chào mào

Dù đã phải trải qua thời gian dài, nhiều biến động nhưng thú chơi chào mào ở Huế đến nay vẫn vẹn nguyên và phát triển hơn bao giờ hết. Dẫn chứng là, cửa hàng chim chào mọc ra khắp nơi. Trên những con đường ven thành phố như Nguyễn Sinh Cung, Tăng Bạt Hổ, Hùng Vương nối dài, nếu đếm từ đầu đến cuối, mỗi đường có từ ba đến năm điểm bán. Vào trung tâm thành phố, dường như ở đâu cũng thấy chim được nuôi nhốt trong những chiếc lồng tre. Từ cửa hàng sửa xe, quán cà phê, bún, thậm chí là cửa hàng vàng bạc, ở đâu cũng có chào mào. Giống chim nhỏ nhắn, đầu có mũ này hút hồn từ người lao động phổ thông, đến công chức, bác sĩ, quân nhân trong lực lượng vũ trang… ở Huế. Bởi vậy không quá ngạc nhiên khi đâu đó trên các diễn đàn chim cảnh, người ta gọi Huế là thành phố chào mào.

Ông Nguyễn Đức Hậu, người chơi chim lâu năm ở phường An Cựu, TP Huế khẳng định, dọc đất nước hình chữ “S”, ở đâu cũng có chim chào mào, nhưng giọng của con chim chào mào Huế là hay, là đỉnh nhất. Hỏi hay làm sao? ông Hậu gật gù: Chim Huế nhiều giọng, to, đanh, luyến láy rất dài, nghe rõ ràng. Thứ đến là dáng con chim. Dù chim Huế không to như ngoài bắc, nhưng nó được thân hình dài. Lúc chơi, chim nhảy nhót chuyền cành, ra giọng đều, xòe đuôi, nhấp cánh liên tục nhìn rất đẹp và dữ. Cũng vì chim chào mào Huế hay nên ngày càng được nhiều người chọn nuôi, được dân chơi cả nước đặc biệt săn tìm. Vì giá chào mào Huế cao hơn, nhiều người dân các tỉnh đánh bắt, mang chào mào về Huế bán. Từ Huế, mỗi lúc chiều tối, từng đàn chào mào được chuyển theo xe vào nam, ra Bắc phục vụ người chơi. Theo giá hiện tại, mỗi con hay nếu rẻ cũng năm, bảy triệu đồng. Không bù cho cách đây khoảng 10 năm, mỗi con chim hay chỉ dao động trong khoảng 30- 50 nghìn đồng.

Từ ngày chim chào mào được săn đón, nhiều người dân địa phương đổ xô săn bắt. Từ bẫy đấu, mỗi ngày được một đến hai con, đến nay, họ chuyển sang đánh lưới. Một cán bộ ở chi cục kiểm lâm TP Huế hài hước: “Nói không ngoa, ở Huế đã có hẳn một ngành công nghiệp phục vụ chào mào. Đó là những người dệt lưới để bẫy chim, làm lồng từ bắt, dưỡng, nuôi các kiểu. Lồng rẻ thì 200 – 300 nghìn đồng. Cái cầu kì như gỗ mun cẩn xà cừ thì không dưới 20 triệu đồng”.

Có chim, có lồng, còn phải có thức ăn (gọi là bột), đồ đựng bột, nước (gọi là cóng), chỗ cho chim nhảy (gọi là cầu). Tại những điểm bán chim cảnh, người ta nhận làm bột cho chim theo công thức của người nuôi. Có người trộn ngũ cốc, tôm sông, lòng đỏ trứng gà, nhưng có những người cầu kì hơn, ngoài những thứ kể trên họ còn cho cả hạt í dĩ, bột cào cào châu chấu, cốt để giúp con chim của mình có sức khỏe, chơi hăng trên các sàn đấu. Người đam mê chào mào thường tự làm bột theo công thức riêng, không bao giờ cho chim ăn những gói bột sản xuất công nghiệp bán trên thị trường. Có một điều thú vị, là đàn ông Huế có thể nhường hết việc nhà cho vợ làm. Song bột nuôi chim nhất định phải do một tay ông hong, sấy vì sợ vợ đụng vào hỏng mất bột của chim.

Một thú chơi sắp trở thành có tội

Là người mê chim từ nhỏ, hàng ngày khi nắng lên cao, ông Nguyễn Đức Hậu cẩn thận nhấc từng lồng chim ra khỏi nhà, mở áo lồng, đưa ra sân cho chim tắm nắng, hót đấu với nhau. Đến trưa, ông lại tỉ mẩn cho từng con vào lồng tắm, đồng thời quay sang dọn lồng thật sạch, thay nước, thức ăn để đón chim về. Chim tắm xong lại được phủ áo lồng, treo ở góc nhà, rất cẩn thận.

Như những người chơi chim khác, ông Hậu làm công việc này như một nghi thức, lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, không hề nhàm chán. Trong suốt thời gian cho chim tắm nắng, tắm nước, ông Hậu vẫn ngồi cạnh, vừa nghe chim hót, vừa canh phòng. “Từ ngày người người chơi chim, tỉnh nào cũng chơi chim, Huế rộ thêm tội phạm trộm chào mào. Chỉ cần lơ đễnh là nó giựt, chạy ngay”, ông Hậu thở dài.

Theo thống kê, cả TP Huế hiện có 15-16 câu lạc bộ chào mào, trong đó hạt nhân là CLB chim cảnh TP Huế với số hội viên sinh hoạt thường xuyên lúc cao điểm là 80 người. Cạnh đó, Huế còn có một lực lượng người chơi chim tự do hùng hậu, khó thống kê hết. Vào những dịp lễ tết, đầu xuân, những người chơi chào mào lại tổ chức hội thi chim. Để tham gia, các chủ chim phải đóng phí từ 250-350 nghìn đồng/một lồng chim. Mỗi hội thi thu hút từ vài trăm, cá biệt như festival, có lúc lên đến hơn 1.000 chú chim tham dự. Chim đoạt giải được ban tổ chức thưởng lớn, từ nguồn các chủ chim đóng góp. Thường là chiếc xe máy, trị giá khoảng 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, thú chơi chào mào ở Huế nói riêng và cả nước nói chung đến đây sẽ phải khép lại, bởi theo ông Lê Viết Ngọc Vinh, Hạt trưởng kiểm lâm thành phố Huế thì, dù được đánh bắt từ rừng hay đồng bằng, con chim chào mào thường nuôi vẫn là loài có nguồn gốc hoang dã. Điều này có nghĩa, dù nuôi động vật hoang dã thông thường (không có tên trong các danh mục bảo vệ), nếu không chứng minh được nguồn gốc sinh sản tại các cơ sở chăn nuôi sinh sản, đều được xem là có tội, bị phạt hành chính, tịch thu theo điều 234, bộ luật hình sự 2015 và Nghị định 157/2013 của Chính phủ. Điều này khác với luật cũ, chỉ xử phạt những hành vi nuôi, săn bắt, kinh doanh động vật hoang dã có trong danh mục.

Nhận tin, những người nuôi chào mào lâu năm không mấy ai vui. Ông Nguyễn Đức Hậu lo lắng: “Tới đây chưa biết làm răng. Thú chơi chim có cả mấy trăm năm nay rồi, không dễ gì bỏ được. Trong quá trình nuôi, chim và người cũng có tình cảm với nhau. Có những con đã mất bản năng kiếm ăn ở ngoài tự nhiên, nếu thả ra thì có hại cho nó hơn là có lợi”.

Băn khoăn không kém, anh Lê Thịnh Khánh, chủ nhiệm CLB chào mào Huế thở dài: “Không riêng Huế, mà cả Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… thậm chí là cả nước người ta chơi lâu rồi. Bây giờ cấm ngay chắc là khó. Có điều, các cơ quan chức năng cần gửi công văn hay thông báo gì đó đến các hội chơi chim, hội sinh vật cảnh để người ta biết. Không thể luật thì cấm, nhưng các hội, các địa phương vẫn tổ chức thi chim thì phản cảm quá”.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016 khi hay tin cũng “giật mình”. Ông Dung nói, sẽ cho anh em kiểm tra lại. Vì trong chương trình “OFF” của festival Huế 2016 dự kiến có hội thi chào mào toàn quốc. Nếu luật đã cấm thì mình sẽ hủy để bảo vệ động vật hoang dã. Còn lâu dài, tỉnh cũng sẽ nghiên cứu nhằm hạn chế tình trạng săn bắt, buôn bán chim chào mào nói riêng, động vật hoang dã nói chung.

Huế sẽ như thế nào khi thành phố vắng bóng chào mào? – người viết tự đặt cho mình câu hỏi rồi lãng đãng theo những con đường chào mào ở Huế. Vắng bóng-tất nhiên rồi. Sẽ không còn những con chào mào bị nhốt trong lồng, treo trước ban công nhà cao tầng. Nhưng bù lại, sẽ có những đàn chào mào lớn tìm quả chín trên các tán cây. Tiếng hót của con chim tự do lúc nào cũng vang, xa, thanh bình hơn chim bị nhốt. Điều đó, liệu có hay hơn không?

Bài, ảnh: DƯƠNG QUANG TIẾN

Hỏi Từ “Thành Phố” Chào Mào

TTH – Không ai thống kê hết cả nước có bao nhiêu con chào mào ria đỏ (Pycnonotus jocosus) đang nuôi nhốt phục vụ sự đam mê của con người. Chỉ biết người chơi thường tổ chức những giải đấu rầm rộ, với hàng trăm, hàng nghìn người mang chim đến tham gia. Để có chim quý, họ có hẳn một hệ thống chân rết tìm mua những con chào mào hay, mà hay nhất vẫn là chào mào Huế, bất chấp giống chim này là động vật hoang dã đã được pháp luật bảo vệ.

Thi chào mào từng được tổ chức trong kỳ festival, nhưng tới đây sẽ dừng lại

Giống chim chào mào nhỏ nhắn xinh xắn, có cái mũ nhô cao, từ xưa đã hút hồn các bậc vương tôn, công tử ở Huế. Tài liệu cũ để lại vẫn nhắc đến thú chơi gà, cá, chim của khách tao nhân. Ngày xưa họ không nuôi nhiều như bây giờ. Những người có điều kiện thường tuyển, chăm một đến hai con thành chim mồi, ngày ngày nghe hót, lấy cảm giác thảnh thơi. Sau tết, họ hẹn nhau mang chim vào rừng để bẫy, chọn những con tốt mang về thuần dưỡng.

Thú chơi chim ngày xưa kể ra cũng nhã. Đó là ngoài việc vào rừng, chọn một thân cao đặt lồng chim mồi lên trên rồi vạch cỏ, nghểnh tai nằm nghe hót đấu, người chơi còn phải tự chuốt những thanh tre già, làm nhà cho những chú chim yêu quí. Hoặc tự tay rang gạo, trộn trứng gà mang phơi nắng thật khô để nuôi. Ông Hoàng Tú Nam, một người sống gần phủ Vương trên đường Nguyễn Sinh Cung vẫn nhớ: Ngày xưa các mệ vẫn thường hẹn mang chim vào phủ để thi đấu. Chim được nuôi trong những chiếc lồng tre rất đẹp, ngoài phủ áo lồng bằng vải lụa. Các mệ đi trước, người hầu mang lồng theo sau. Đến nơi, mệ tự tay thả chim vào lồng. Đấu chào mào xưa thường đấu theo từng đôi, các mệ ngồi xem và đặt cược… Cũng vì máu mê với chim, cá… nên thi thoảng các mệ vẫn bị vua quở trách.

Không kém các bậc vương tôn, thú chơi chào mào lan rộng, phổ biến khắp lớp thị dân và dân sống vùng ven TP Huế. Kí ức nhiều người già vẫn còn lưu nhiều mẩu chuyện ra đồng đuổi bắt chào mào đến đen da, cháy tóc. Con chào mào mang về có khi chỉ được nuôi trong cái chẹp bắt cá dân dã. Các cụ vẫn tự làm bột nuôi chim, tất nhiên không nhiều chất dinh dưỡng như bột của các bậc vương tôn, nhưng bù lại, “thực đơn” cho chào mào của họ được bổ sung thêm nhiều loại châu chấu, cào cào. Trong những ngày tết, cạnh những trò bầu cua, hò giã gạo… người dân xưa vẫn có không gian cho những trò đá chim, đá gà, đá cá. Phần thưởng lúc này có khi chỉ là những cái vỗ tay tán thưởng.

Đến ngành “công nghiệp”… chào mào

Dù đã phải trải qua thời gian dài, nhiều biến động nhưng thú chơi chào mào ở Huế đến nay vẫn vẹn nguyên và phát triển hơn bao giờ hết. Dẫn chứng là, cửa hàng chim chào mọc ra khắp nơi. Trên những con đường ven thành phố như Nguyễn Sinh Cung, Tăng Bạt Hổ, Hùng Vương nối dài, nếu đếm từ đầu đến cuối, mỗi đường có từ ba đến năm điểm bán. Vào trung tâm thành phố, dường như ở đâu cũng thấy chim được nuôi nhốt trong những chiếc lồng tre. Từ cửa hàng sửa xe, quán cà phê, bún, thậm chí là cửa hàng vàng bạc, ở đâu cũng có chào mào. Giống chim nhỏ nhắn, đầu có mũ này hút hồn từ người lao động phổ thông, đến công chức, bác sĩ, quân nhân trong lực lượng vũ trang… ở Huế. Bởi vậy không quá ngạc nhiên khi đâu đó trên các diễn đàn chim cảnh, người ta gọi Huế là thành phố chào mào.

Ông Nguyễn Đức Hậu, người chơi chim lâu năm ở phường An Cựu, TP Huế khẳng định, dọc đất nước hình chữ “S”, ở đâu cũng có chim chào mào, nhưng giọng của con chim chào mào Huế là hay, là đỉnh nhất. Hỏi hay làm sao? ông Hậu gật gù: Chim Huế nhiều giọng, to, đanh, luyến láy rất dài, nghe rõ ràng. Thứ đến là dáng con chim. Dù chim Huế không to như ngoài bắc, nhưng nó được thân hình dài. Lúc chơi, chim nhảy nhót chuyền cành, ra giọng đều, xòe đuôi, nhấp cánh liên tục nhìn rất đẹp và dữ. Cũng vì chim chào mào Huế hay nên ngày càng được nhiều người chọn nuôi, được dân chơi cả nước đặc biệt săn tìm. Vì giá chào mào Huế cao hơn, nhiều người dân các tỉnh đánh bắt, mang chào mào về Huế bán. Từ Huế, mỗi lúc chiều tối, từng đàn chào mào được chuyển theo xe vào nam, ra Bắc phục vụ người chơi. Theo giá hiện tại, mỗi con hay nếu rẻ cũng năm, bảy triệu đồng. Không bù cho cách đây khoảng 10 năm, mỗi con chim hay chỉ dao động trong khoảng 30- 50 nghìn đồng.

Từ ngày chim chào mào được săn đón, nhiều người dân địa phương đổ xô săn bắt. Từ bẫy đấu, mỗi ngày được một đến hai con, đến nay, họ chuyển sang đánh lưới. Một cán bộ ở chi cục kiểm lâm TP Huế hài hước: “Nói không ngoa, ở Huế đã có hẳn một ngành công nghiệp phục vụ chào mào. Đó là những người dệt lưới để bẫy chim, làm lồng từ bắt, dưỡng, nuôi các kiểu. Lồng rẻ thì 200 – 300 nghìn đồng. Cái cầu kì như gỗ mun cẩn xà cừ thì không dưới 20 triệu đồng”.

Có chim, có lồng, còn phải có thức ăn (gọi là bột), đồ đựng bột, nước (gọi là cóng), chỗ cho chim nhảy (gọi là cầu). Tại những điểm bán chim cảnh, người ta nhận làm bột cho chim theo công thức của người nuôi. Có người trộn ngũ cốc, tôm sông, lòng đỏ trứng gà, nhưng có những người cầu kì hơn, ngoài những thứ kể trên họ còn cho cả hạt í dĩ, bột cào cào châu chấu, cốt để giúp con chim của mình có sức khỏe, chơi hăng trên các sàn đấu. Người đam mê chào mào thường tự làm bột theo công thức riêng, không bao giờ cho chim ăn những gói bột sản xuất công nghiệp bán trên thị trường. Có một điều thú vị, là đàn ông Huế có thể nhường hết việc nhà cho vợ làm. Song bột nuôi chim nhất định phải do một tay ông hong, sấy vì sợ vợ đụng vào hỏng mất bột của chim.

Một thú chơi sắp trở thành có tội

Là người mê chim từ nhỏ, hàng ngày khi nắng lên cao, ông Nguyễn Đức Hậu cẩn thận nhấc từng lồng chim ra khỏi nhà, mở áo lồng, đưa ra sân cho chim tắm nắng, hót đấu với nhau. Đến trưa, ông lại tỉ mẩn cho từng con vào lồng tắm, đồng thời quay sang dọn lồng thật sạch, thay nước, thức ăn để đón chim về. Chim tắm xong lại được phủ áo lồng, treo ở góc nhà, rất cẩn thận.

Như những người chơi chim khác, ông Hậu làm công việc này như một nghi thức, lặp đi lặp lại hàng chục năm qua, không hề nhàm chán. Trong suốt thời gian cho chim tắm nắng, tắm nước, ông Hậu vẫn ngồi cạnh, vừa nghe chim hót, vừa canh phòng. “Từ ngày người người chơi chim, tỉnh nào cũng chơi chim, Huế rộ thêm tội phạm trộm chào mào. Chỉ cần lơ đễnh là nó giựt, chạy ngay”, ông Hậu thở dài.

Theo thống kê, cả TP Huế hiện có 15-16 câu lạc bộ chào mào, trong đó hạt nhân là CLB chim cảnh TP Huế với số hội viên sinh hoạt thường xuyên lúc cao điểm là 80 người. Cạnh đó, Huế còn có một lực lượng người chơi chim tự do hùng hậu, khó thống kê hết. Vào những dịp lễ tết, đầu xuân, những người chơi chào mào lại tổ chức hội thi chim. Để tham gia, các chủ chim phải đóng phí từ 250-350 nghìn đồng/một lồng chim. Mỗi hội thi thu hút từ vài trăm, cá biệt như festival, có lúc lên đến hơn 1.000 chú chim tham dự. Chim đoạt giải được ban tổ chức thưởng lớn, từ nguồn các chủ chim đóng góp. Thường là chiếc xe máy, trị giá khoảng 15 triệu đồng.

Tuy nhiên, thú chơi chào mào ở Huế nói riêng và cả nước nói chung đến đây sẽ phải khép lại, bởi theo ông Lê Viết Ngọc Vinh, Hạt trưởng kiểm lâm thành phố Huế thì, dù được đánh bắt từ rừng hay đồng bằng, con chim chào mào thường nuôi vẫn là loài có nguồn gốc hoang dã. Điều này có nghĩa, dù nuôi động vật hoang dã thông thường (không có tên trong các danh mục bảo vệ), nếu không chứng minh được nguồn gốc sinh sản tại các cơ sở chăn nuôi sinh sản, đều được xem là có tội, bị phạt hành chính, tịch thu theo điều 234, bộ luật hình sự 2015 và Nghị định 157/2013 của Chính phủ. Điều này khác với luật cũ, chỉ xử phạt những hành vi nuôi, săn bắt, kinh doanh động vật hoang dã có trong danh mục.

Nhận tin, những người nuôi chào mào lâu năm không mấy ai vui. Ông Nguyễn Đức Hậu lo lắng: “Tới đây chưa biết làm răng. Thú chơi chim có cả mấy trăm năm nay rồi, không dễ gì bỏ được. Trong quá trình nuôi, chim và người cũng có tình cảm với nhau. Có những con đã mất bản năng kiếm ăn ở ngoài tự nhiên, nếu thả ra thì có hại cho nó hơn là có lợi”.

Băn khoăn không kém, anh Lê Thịnh Khánh, chủ nhiệm CLB chào mào Huế thở dài: “Không riêng Huế, mà cả Tp Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng… thậm chí là cả nước người ta chơi lâu rồi. Bây giờ cấm ngay chắc là khó. Có điều, các cơ quan chức năng cần gửi công văn hay thông báo gì đó đến các hội chơi chim, hội sinh vật cảnh để người ta biết. Không thể luật thì cấm, nhưng các hội, các địa phương vẫn tổ chức thi chim thì phản cảm quá”.

Ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016 khi hay tin cũng “giật mình”. Ông Dung nói, sẽ cho anh em kiểm tra lại. Vì trong chương trình “OFF” của festival Huế 2016 dự kiến có hội thi chào mào toàn quốc. Nếu luật đã cấm thì mình sẽ hủy để bảo vệ động vật hoang dã. Còn lâu dài, tỉnh cũng sẽ nghiên cứu nhằm hạn chế tình trạng săn bắt, buôn bán chim chào mào nói riêng, động vật hoang dã nói chung.

Huế sẽ như thế nào khi thành phố vắng bóng chào mào? – người viết tự đặt cho mình câu hỏi rồi lãng đãng theo những con đường chào mào ở Huế. Vắng bóng-tất nhiên rồi. Sẽ không còn những con chào mào bị nhốt trong lồng, treo trước ban công nhà cao tầng. Nhưng bù lại, sẽ có những đàn chào mào lớn tìm quả chín trên các tán cây. Tiếng hót của con chim tự do lúc nào cũng vang, xa, thanh bình hơn chim bị nhốt. Điều đó, liệu có hay hơn không?

Bài, ảnh: DƯƠNG QUANG TIẾN

Chim Chào Mào Giữa Phố

(QBĐT) – Một con chim có giá vài triệu đến vài chục triệu đồng và người đam mê loại chim cảnh này cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận đầu tư tiền bạc, công sức. Vậy nên, người ta vẫn thường gọi chào mào là “bậc quân vương” của các loài chim cảnh. Ở Đồng Hới, những năm trở lại đây, thú chơi đặc biệt này đang bắt đầu nở rộ.

Xưa, chơi chim cảnh được coi là một thú vui tao nhã. Nổi danh nhất trong những làng chơi chim cảnh là làng Cổ Hiền (Hiền Ninh, Quảng Ninh). Người Cổ Hiền, bất kể giàu sang, nghèo khó, nhà cao cửa rộng, hay chỉ là một ngôi nhà lụp xụp neo mình bên ngã ba sông, nhà nào  cũng nuôi ít nhất một, hai con chim cảnh, nhiều nhất vẫn là chim cu gáy, chim khướu, chào mào… Họ chơi chim không phải để bán buôn mà đơn giản là một thú vui tao nhã, truyền từ đời này qua đời khác. Cùng với làng quê bát danh hương Cổ Hiền, người Đồng Hới xưa cũng say mê với thú chơi đặc biệt này. Trong cuốn Địa chí Đồng Hới, cụ Nguyễn Tú nhắc rằng, người Đồng Hới sau ngày tái lập tỉnh, nhiều gia đình ở phố thị ven sông này yêu chim cảnh như thể một món ăn tinh thần để san sẻ cho cuộc sống của họ bớt đi những gánh nặng nhọc nhằn. Nhà ít thì một vài con, nhà nhiều thì lên đến vài chục con. Người đơn giản thì nuôi chim trong lồng tre, lồng sắt, người có điều kiện thì chăm chút, chạm khắc cho mấy lồng chim thêm cầu kỳ, sinh động.

Đó là câu chuyện của nhiều năm trước khi mà chim cảnh chỉ đơn giản là thú vui bình dị của nhiều gia đình. Nay, chim cảnh, đặc biệt là chim chào mào được mang ra thi thố thì thú vui này cũng đã nhiều đổi khác, mà nói như nhiều người chơi chim hiện nay thì “thú vui tao nhã nhưng… tốn kém”. Chào mào là loại chim được ưa chuộng nhất bởi tiếng hót lảnh lót và dáng vẻ uy nghi của một “bậc quân vương” chim cảnh.

Vậy nên, cũng rất dễ hiểu khi những năm gần đây, loại chim này được giới chơi chim ở Đồng Hới khá ưa chuộng. Sự sôi động tại các cuộc thi tiếng hót chim chào mào khiến cho thú chơi chim này cũng bắt đầu công phu và tốn kém hơn. Theo anh Trần Văn Thắng, một người chơi chim cảnh lâu năm ở Đồng Hới, chim chào mào rất dễ nuôi, nhưng không dễ để có thể huấn luyện được một con chim hót hay và có nết chơi đẹp. Điều đó đòi hỏi người chơi cũng phải kỳ công và đam mê thực sự. Nhiều người đến với chim cảnh nhưng để theo đuổi bền bỉ với thú vui này thì cần cả một chặng đường dài.

Chăm sóc chim chào mào tham gia thi đấu đòi hỏi phải kỳ công và đam mê thực sự.

Tại Đồng Hới, nhiều CLB chim chào mào ra đời để tạo sân chơi cho những người cùng chung sở thích. CLB chim chào mào Nam Lý là một trong những CLB ra đời sớm và hoạt động sôi nổi nhất. Anh Nguyễn Văn Chính, chủ nhiệm CLB cho hay, không mất quá nhiều công sức để chăm sóc một chú chim chào mào nhưng để có thể đem ra thi thố thì cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Từ việc cho ăn như thế nào cho hợp lý, đến việc tắm, thuần và luyện tiếng hót đều đòi hỏi sự kiên trì và công phu. Nếu người chơi không đam mê thực sự thì không thể theo đuổi thú chơi này dài lâu. Sự tốn kém trong thú chơi chào mào không chỉ nằm ở các công đoạn chăm sóc mà ở giá cả mua chim và lồng chim. Những chú chim tham gia thi đấu thường có giá khá đắt đỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Vậy nên, để có thể tham gia vào các sàn đấu này, người chơi cũng phải đầu tư nhiều về công sức và tiền bạc.

Quán cà phê Tôi yêu Việt Nam trên đường Võ Thị Sáu (Đồng Hới) là điểm hẹn thường xuyên của những thành viên các CLB chim chào mào trên địa bàn thành phố. Mỗi sáng, họ thường mang các lồng chim của mình đến để chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc và luyện hót. Như một thói quen, mọi người đến đây chỉ việc lặng lẽ treo lồng chim của mình lên. Chọn một chỗ ngồi hợp lý rồi cùng nhìn ngắm, lắng nghe những chú chim cất tiếng hót. “Không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, họ đều có chung một sở thích và đam mê với chim cảnh. Chúng tôi thường tổ chức thi đấu vào dịp cuối tuần để anh em trong CLB được thử sức và bắt đầu cho những giải đấu lớn hơn. Những cuộc thi như thế này không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thành viên CLB mà tất cả những ai đam mê chim cảnh ở khắp nơi đều có thể tham gia. Sau những cuộc thi như thế này, những chú chim nổi bật thường được những người “chịu chơi” trả giá vài chục triệu, có khi đến cả trăm triệu đồng”, anh Chính cho biết thêm.

Các cuộc thi tiếng hót chim chào mào mở rộng được tổ chức thường xuyên và trở thành sân đấu của những người đam mê chim chào mào ở khắp các CLB trong cả nước. Mỗi cuộc đấu thường có hàng trăm lồng chim tham gia. Phần thưởng được trích từ chính lệ phí tham gia thi đấu và thường bằng các hiện vật có giá trị. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn của những cuộc thi thú vị này. Thể lệ của các cuộc thi tiếng hót chim chào mào không hề đơn giản. Những chú chim đem ra tranh tài phải bảo đảm nhiều tiêu chí và sẽ bị loại dần nếu phạm vào các lỗi cơ bản, như: lộn 360 độ, xỉa lông, ra giọng mái nhiều lần, cắn chân, cắn cánh, cắn đuôi… Mười lồng chim cuối cùng sẽ được đưa vào xếp giải. Những năm gần đây, thành viên các CLB chim chào mào ở Đồng Hới bắt đầu tham gia các giải đấu lớn hơn ở các sân đấu trên toàn quốc. Theo anh Chính, đôi khi phần thưởng tại các cuộc thi này không thấm gì so với công sức, tiền bạc bỏ ra nhưng vì đam mê và mong muốn được thử sức, được gặp gỡ với những người cùng chung sở thích nên dù ở đâu, các sân đấu này cũng đều rất đông đúc.

Và có lẽ, đam mê và thú vui đặc biệt này cũng xuất phát từ những mong muốn được tìm kiếm sự yên bình giữa những tập nập và náo nhiệt của phố thị bằng chính những thanh âm trong trẻo kia.

Diệu Hương 

Chim Chào Mào… Về Phố

Tình trạng vận chuyển, buôn bán, nuôi nhốt chim chào mào đang diễn ra rầm rộ khắp làng quê đến thành phố. Chim chào mào trở thành hàng hóa, bày bán tự do mà chưa thấy cơ quan chức năng nào vào cuộc xử lý.

Một điểm mua bán chim chào mào ở xã Bình Ngọc (TP Tuy Hòa) gần khu vực phía bắc cầu Đà Rằng cũ – Ảnh: P.NAM

Khoảng một năm trở lại đây, tình trạng buôn bán chim chào mào diễn ra rầm rộ hơn bao giờ hết. Ai cũng có thể dễ dàng bắt gặp những người vận chuyển chim tự do bằng lồng sắt với số lượng hàng trăm con trên đường, hoặc nuôi nhốt thành bầy đàn bày bán công khai. Một người bán chim chào mào ở xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa, gần khu vực phía bắc cầu Đà Rằng cũ cho hay, thời gian gần đây chim chào mào được những người nuôi chim cảnh thích thú vì tiếng hót thánh thót, lạ và đẹp hơn các loài chim khác vì trên đỉnh đầu có mào, phần lông dưới đuôi có màu đỏ đẹp mắt.

Tìm hiểu được biết, chim chào mào chủ yếu vận chuyển về Phú Yên từ các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, được các thương lái bán với giá từ 100.000-120.000 đồng/con. Trong khi đó, chim có xuất xứ từ các huyện miền núi của tỉnh Phú Yên có giá từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/con. Theo những người chơi chim chuyên nghiệp, chào mào ở Phú Yên nổi tiếng vì dễ thuần, tiếng hót hay và hấp dẫn hơn chim ở các tỉnh khác nên có giá trị cao. Đặc biệt, nếu chim chào mào có bộ lông trắng, giá lên đến từ 30-40 triệu đồng/con, thậm chí cả trăm triệu đồng nếu có bộ lông trắng toàn phần, hoặc chỉ cần một cái móng chân chim màu trắng cũng có giá trên dưới 10 triệu đồng/con. Anh N.V.B quê ở huyện Đồng Xuân vừa mua một con chào mào ở TP Tuy Hòa với giá 120.000 đồng cho hay: “Trước đây không mấy ai để ý đến chim chào mào, nhưng không hiểu sao thời gian gần đây nhiều người lại ưa thích đến thế. Thấy nhiều người nuôi, tôi cũng mua một con treo trước sân, có tiếng chim hót cho vui nhà, vui cửa”.

Thực trạng tự do vận chuyển, mua bán, nuôi nhốt bầy đàn chim chào mào đang diễn ra rầm rộ khắp nơi từ thôn quê đến thành thị. Có điều là người ta không nhử bẫy thông thường như các loài chim khác, mà dùng bẫy rập, mỗi lần bắt hàng chục con rồi đem bán cho các tư thương, tự do vận chuyển, bày bán khắp các tỉnh, thành trong nước. Theo giới nuôi chim, tại Phú Yên, chào mào nhiều và hót hay nhất thường ở các khu rừng thuộc huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Thời gian gần đây, rất nhiều người dân thành phố đổ xô vào rừng rập chào mào. Có người còn mang theo lương thực, thực phẩm “phục” trong rừng cả tháng trời để “săn” lùng chào mào trắng vì theo họ là hàng “độc” được nhiều người chơi chim ở các thành phố lớn đặt mua với giá cao. Một người nuôi chim cho biết thêm, hiện chào mào lông trắng ở Phú Yên còn rất ít và có nguy cơ bị tuyệt chủng vì khoảng một năm nay chưa hề nghe ai bắt được loại chim này. Loài chào mào lông trắng, nhất là trắng toàn phần và có nhúm lông đỏ ở vùng mắt thường sinh sống trong rừng sâu riêng lẻ và ít khi xuất hiện nên may mắn lắm mới bắt gặp, chứ đừng nói gì đến săn bắt.

Điều đáng nói là việc tự do săn bắt, mua bán, vận chuyển chim chào mào số lượng lớn diễn ra rầm rộ, công khai trên diện rộng trong thời gian dài mà chưa thấy cơ quan chức năng nào có trách nhiệm kiểm ra, xử lý. Thực trạng trên không những dẫn đến nguy cơ tuyệt chủng loài chim này, mà còn là mầm móng nguy hiểm lan truyền dịch bệnh gia cầm trên diện rộng. Vì vậy, các ngành kiểm lâm và thú y cần có trách nhiệm kiểm tra, xử lý.

PHƯƠNG NAM

Chim Chào Mào Tràn Về Phố

Thực trạng tự do vận chuyển, mua bán, nuôi nhốt bầy đàn chim chào mào đang diễn ra rầm rộ khắp nơi từ thôn quê đến thành thị.

Một người bán chim chào mào ở xã Bình Ngọc, TP Tuy Hòa (Phú Yên), gần khu vực phía Bắc cầu Đà Rằng cũ cho hay, thời gian gần đây chim chào mào bỗng dưng được những người nuôi chim cảnh thích thú vì tiếng hót thánh thót, lạ và đẹp hơn các loài chim khác do trên đỉnh đầu có mào, phần lông dưới đuôi có màu đỏ đẹp mắt.

Tìm hiểu được biết, chim chào mào chủ yếu vận chuyển về Phú Yên từ các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk, được các thương lái bán với giá từ 100.000-120.000 đồng/con. Trong khi đó, chim có xuất xứ từ các huyện miền núi của tỉnh Phú Yên có giá từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/con.

Theo những người chơi chim chuyên nghiệp, chào mào ở Phú Yên nổi tiếng vì dễ thuần, tiếng hót hay và hấp dẫn hơn chim ở các tỉnh khác nên có giá trị cao. Đặc biệt, nếu chim chào mào có bộ lông trắng, giá lên đến từ 30-40 triệu đồng/con, thậm chí cả trăm triệu đồng nếu có bộ lông trắng toàn phần, hoặc chỉ cần một cái móng chân chim màu trắng cũng có giá trên dưới 10 triệu đồng/con.

Một điểm mua bán chim chào mào ở xã Bình Ngọc

Thực trạng tự do vận chuyển, mua bán, nuôi nhốt bầy đàn chim chào mào đang diễn ra rầm rộ khắp nơi từ thôn quê đến thành thị. Có điều là người ta không nhử bẫy thông thường như các loài chim khác, mà dùng bẫy rập, mỗi lần bắt cả hàng chục con chào mào rồi đem bán cho các tư thương, tự do vận chuyển, bày bán khắp các tỉnh thành trong nước.

Theo giới nuôi chim, tại Phú Yên, chào mào nhiều và hót hay nhất thường ở các khu rừng thuộc huyện Sông Hinh và Sơn Hòa. Một người nuôi chim cho biết thêm, hiện chào mào lông trắng ở Phú Yên còn rất ít và có nguy cơ bị tuyệt chủng vì khoảng một năm nay chưa hề nghe ai bắt được con nào. Loài chào mào lông trắng, nhất là trắng toàn phần và có nhúm lông đỏ ở vùng mắt thường sinh sống trong rừng sâu riêng lẻ và ít khi xuất hiện nên may mắn lắm mới bắt gặp, chứ đừng nói gì đến săn bắt.

Điều đáng nói là việc tự do săn bắt, mua bán, vận chuyển chim chào mào số lượng lớn diễn ra rầm rộ, công khai trên diện rộng trong thời gian dài mà chưa thấy cơ quan chức năng nào có trách nhiệm kiểm ra, xử lý. Điều này vi phạm Nghị định số 32 ngày 30/3/2006 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.

Phương Nam

Cập nhật thông tin chi tiết về Hỏi Từ “Thành Phố” Chào Mào trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!