Bạn đang xem bài viết Hồ Sơ Tên Đường:tam Nguyên Yên Đỗ được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đỗ đầu 3 kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình, Nguyễn Khuyến đã làm vinh danh làng quê của mình khi được người đời truyền tụng là “Tam nguyên Yên Đỗ”.Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) ban đầu có tên là Nguyễn Thắng, hiệu là Quế Sơn, tự Miễn Chi. Ông sinh ở quê mẹ, làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định; nhưng lớn lên và sống chủ yếu ở quê cha, làng Yên Đỗ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Xuất thân trong một gia đình nhà Nho (cha ông đỗ ba khóa tú tài, dạy học), ông thông minh, chăm học và học giỏi.
Năm 17 tuổi, ông đi thi cùng khóa với cha, nhưng bị hỏng. Sau đó cha mất, nhà nghèo, ông phải đi dạy học để kiếm sống và nuôi mẹ. Ông nghè Vũ Văn Lý, học trò cũ của người bác của ông thương tình, đem ông về nuôi cho ăn học tiếp.
Năm 1864, ông đỗ đầu thi Hương (Giải nguyên) ở trường Nam Ðịnh. Năm sau vào kinh thi Hội không đỗ, ông bèn đổi tên là Nguyễn Khuyến với ý tự động viên, khuyến khích mình rồi ở lại Huế, học ở Quốc tử giám. Năm 1871, ông thi Hội lần hai, đỗ Hội nguyên và thi Ðình đỗ Ðình nguyên. Từ đó, người ta gọi ông là Tam nguyên Yên Ðỗ (người đỗ đầu ba kỳ thi làng Yên Đỗ).
Ông từng làm quan ở nội các Huế, rồi làm Đốc học Thanh Hóa, Án sát Nghệ An, rồi Biện lý Bộ Hộ,… Thời gian ông ra làm quan, Pháp đánh chiếm sáu tỉnh Nam Kỳ và tiến đánh ra miền Bắc.
Năm 1883, triều đình ký hàng ước với Pháp, ông cáo quan về nhà. Đang dưỡng bệnh ở quê nhà, thì được lệnh nhậm chức Quyền Tổng đốc tỉnh Sơn Tây thay cho Tổng đốc Nguyễn Đình Nhuận đã bỏ lên Hưng Hóa chống thực dân Pháp, nhưng ông thoái thác không đi. Tổng đốc Nam Định Vũ Văn Bảo là con thầy học cũ của ông, theo lệnh của thực dân Pháp đến mời ông trở lại làm việc, ông viện cớ già yếu nhất định từ chối. Bị chúng theo dõi và làm khó dễ, ông đành để người con là Nguyễn Hoan ra làm việc với chúng.
Sau đó Kinh lược sứ Bắc Kỳ Hoàng Cao Khải mời ông đến nhà dạy học, rồi Tuần phủ Hưng Yên Lê Hoan tổ chức vịnh Kiều cũng mời ông làm giám khảo. Khải, Hoan là những kẻ cộng tác với thực dân Pháp, biết từ chối lời mời của họ thế nào cũng sẽ sinh chuyện lôi thôi nên ông đành miễn cưỡng nhận lời.
Khi Pháp tấn công chiếm kinh thành Huế, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, nhưng cuối cùng phong trào Cần Vương tan rã.
Có thể nói, sống giữa thời kỳ các phong trào đấu tranh yêu nước bị dập tắt, nhiều kẻ làm tay sai cho thực dân, Nguyễn Khuyến không thể làm được gì để thay đổi thời cuộc nên xin cáo quan về ở ẩn, tâm trạng từ đó mà trở nên bất mãn, bế tắc. Ông có bài Tự trào giễu cợt mình, trong đó có đoạn: Cũng chẳng giàu mà cũng chẳng sang/ Chẳng gầy, chẳng béo, chỉ làng nhàng/ Cờ đang nửa cuộc không còn nước/ Bạc đánh ba quan đã chạy làng…
Sáng tác của ông hầu hết được làm sau lúc từ quan, hiện còn khoảng hơn 400 bài, gồm thơ, văn, câu đối bằng chữ Hán và chữ Nôm; đáng kể hơn hết là “Quế Sơn thi tập” khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh ba nội dung: Bộc bạch tâm sự của mình; viết về con người, cảnh vật và cuộc sống ở quê hương – một vùng đồng chiêm nghèo ở Bắc Bộ; chế giễu, đả kích những kẻ tham lam, ích kỷ, cơ hội lúc bấy giờ.
Đà Nẵng đặt tên ông cho con đường dài 1.380m, rộng bình quân 5,75m (ảnh), từ đường Tôn Đức Thắng qua Trường Bưu điện đến Trung tâm Hành chính quận Liên Chiểu, theo Nghị quyết số 06-2000/NQ-HĐ ngày 19-7-2000 của HĐND thành phố khóa VI về đặt tên một số đường của Đà Nẵng.
LÊ GIA LỘC
Bàn Giao 316 Hồ Sơ Người Ứng Cử Đbqh Và Hđnd Tỉnh
Chiều 15/3, Ủy ban Bầu cử tỉnh và Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị bàn giao danh sách trích ngang, hồ sơ người ứng cử ĐBQH khóa XV và đại biểu HĐND tỉnh khóa XIV, nhiệm kỳ 2023-2026.
Ủy ban Bầu cử tỉnh bàn giao danh sách trích ngang, hồ sơ người ứng cử cho Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh.
Dự lễ bàn giao có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh; Nguyễn Tiến Dương, Phó Giám đốc Sở Nội vụ. Theo báo cáo của Sở Nội vụ – Cơ quan thường trực của Uỷ ban Bầu cử tỉnh, đến 17h00 ngày 14/3/2023, thời điểm hết hạn nhận hồ sơ ứng cử, Ủy ban Bầu cử tỉnh tiếp nhận 32 hồ sơ ứng cử ĐBQH khóa XV (không có hồ sơ người tự ứng cử). Số hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND tỉnh là 284 hồ sơ, trong đó có 283 hồ sơ được giới thiệu ứng cử và 1 hồ sơ tự ứng cử. Quy trình tiếp nhận hồ sơ được thực hiện nghiêm túc từ việc tiếp nhận, hướng dẫn, rà soát, bổ sung đến hoàn thiện hồ sơ, đảm bảo hồ sơ ứng cử đúng, đủ thành phần và thời gian theo quy định.
Quang cảnh hội nghị.
Tại lễ bàn giao, Ủy ban Bầu cử tỉnh đã chuyển giao danh sách trích ngang, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản sao kê khai tài sản, thu nhập của tổng số 316 người ứng cử ĐBQH và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2023-2026 cho Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Ninh theo quy định để chuẩn bị cho hội nghị hiệp thương lần thứ 2.
Hồ Sơ Đăng Ký Bảo Hộ Nhãn Hiệu Tại Nước Ngoài Chính Xác Nhất
Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài hiện tại là câu hỏi của rất nhiều doanh nghiệp khi quyết định đầu tư kinh doanh trên thị trường quốc tế.
Để bảo vệ được thương hiệu của mình trên thị trường nước bạn, cũng như an tâm hơn trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu thủ tục bảo hộ thương hiệu như một lá chắn pháp lý vững chắc dành cho bạn. Cùng Phan Law tìm hiểu kỹ hơn cách thức tiến hành thủ tục này trong bài viết dưới đây nhé!
Hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài thông qua hệ thống MadridĐối với các quốc gia thuộc hệ thống nghị định thư, thỏa ước Madrid; bạn hoàn toàn có thể tiến hành thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường nước ngoài ngay tại Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam.
Hồ sơ thủ tục theo quy định yêu cầu những giấy tờ pháp lý sau:
Đơn đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu thương hiệu quốc tế. Theo mẫu quy định của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (Wipo) quy định.
Mẫu nhãn hiệu thương hiệu đang cần được bảo hộ quốc tế
Giấy tờ pháp lý của chủ sở hữu nhãn hiệu
Giấy tờ chứng minh quyền nộp đơn hợp pháp của chủ đơn
Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu tại thị trường Việt Nam, hoặc văn bản chấp nhận đơn hợp lệ của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Chứng từ nộp phí và lệ phí đăng ký theo quy định của Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký của bạn, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành thẩm định hình thức đơn sơ bộ, sau đó chuyển hồ sơ đến văn phòng tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ sở hữu công nghiệp quốc tế của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO).
Hồ sơ đăng ký từ đây sẽ được chuyển về các cơ quan chịu trách nhiệm bảo hộ nhãn hiệu tại từng quốc gia thành viên theo yêu cầu trong đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu bạn đã thông tin.
Giải pháp thành công cho thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoàiKhông thể bỏ qua vấn đề pháp lý riêng của từng quốc gia trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài. Khi hồ sơ được chuyển đi thông qua nhiều nước, việc thẩm định sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Phan Law có thể hỗ trợ đại diện bạn tiến hành tất cả các thủ tục này với hiệu quả tối ưu nhất!
Chúng tôi là công ty luật quốc tế với hơn 10 năm hỗ trợ đồng hành bảo hộ thương hiệu doanh nghiệp trên mọi thị trường trong nước lẫn quốc tế.
Phan Law hoàn toàn tự tin có đủ kiến thức chuyên nghành cũng như kinh nghiệm thực tiễn giúp thương hiệu của bạn xây dựng nên lá chắn pháp lý hiệu quả nhất. Đội ngũ luật sư cùng các chuyên viên pháp lý của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại nước ngoài chuyên nghiệp nhất!
Hồ Sơ Đăng Ký Bảo Hộ Kiểu Dáng Công Nghiệp Gồm Những Tài Liệu Nào?
Xã hội càng phát triển càng có nhiều những sản phẩm mới được ra đời phục vụ nhu cầu của con người. Mỗi sản phẩm sẽ có những kiểu dáng riêng, kiểu dáng công nghiệp có thể được bảo hộ.
Vì vậy để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình, chủ sở hữu kiểu dáng công nghiệp nên thực hiện việc đăng ký bảo hộ. Vậy kiểu dáng công nghiệp là gì và hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu nào?
Bạn có biết khái niệm và đặc điểm của kiểu dáng công nghiệp?Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm, được thể hiện bằng đường nét, hình khối, màu sắc hoặc sự kết hợp các yếu tố đó. Đồng thời, nó phải có tính mới và được sử dụng để làm mẫu chế tạo sản phẩm. Kiểu dáng công nghiệp phải có tính khả thi trong việc làm mẫu để chế tạo hàng loạt bằng công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Hình dáng bên ngoài là phần có thể nhận biết được bằng mắt trước khi kiểm nghiệm sản phẩm.
Tính mới của kiểu dáng công nghiệp thể hiện ở các tiêu chí sau: Khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp đã được mô tả trong các đơn khác nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ; Khác biệt cơ bản với các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã được công bố; Chưa được bộc lộ công khai ở trong và ngoài nước.
Kiểu dáng công nghiệp phải có tính khả thi trong việc làm mẫu để chế tạo hàng loạt bằng công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp gồm những tài liệu nào?Đây là tài liệu quan trọng, là căn cứ để Cục Sở hữu trí tuệ xem xét cấp văn bằng bảo hộ cho kiểu dáng công nghiệp. Hồ sơ đăng ký gồm:
Tờ khai đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo mẫu quy định;
Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ;
đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp
Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;
Hai bộ ảnh chụp kiểu dáng công nghiệp: Ảnh phía trước, sau, trái, phải, trên, dưới và một ảnh tổng thể kiểu dáng công nghiệp;
Trong hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng phải chỉ rõ phạm vi cần bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp đó.
Nếu đơn được nộp thông qua tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp thì phải có thêm giấy uỷ quyền;
Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên nếu có yêu cầu hưởng quyển ưu tiên, tài liệu chứng minh quyền đăng ký nếu được thụ hưởng quyền đó từ người khác;
Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Chú ý: Trong hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp cũng phải chỉ rõ phạm vi cần bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp đó.
Kiểu dáng công nghiệp của sản phẩm là tài sản trí tuệ quan trọng đối với chủ sở hữu và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để tránh những hành vi xâm phạm trái phép kiểu dáng công nghiệp, các doanh nghiệp cần có kiến thức đầy đủ về hồ sơ đăng ký bảo hộ kiểu dáng công nghiệp và tiến hành đăng ký sớm nhất có thể.
Quy Y Tam Bảo Là Gì, Ý Nghĩa, Lợi Ích Của Quy Y Tam Bảo
Quy y Tam bảo là nghi lễ của đạo Phật. Đây được coi như điểm khởi đầu của phật tử đi theo giáo lý đạo Phật. Nói nôm na Quy y Tam Bảo là đem đời mình nương gởi nơi Phật, Pháp, Tăng, sống theo gương của Phật, y giáo pháp luyện rèn luyện tâm tánh và vâng lời nhắc nhở chư Tăng.
Tam bảo là gì?Tam bảo là ba ngôi quí báu: Phật quí báu, Pháp quí báu, Tăng quí báu. Tại sao Phật, Pháp, Tăng là quí báu? – Phàm vật gì khó tìm gặp, mà khi gặp được có công dụng giúp người giải khổ, ấy là vật quí báu. Như vàng, bạc, ngọc, ngà . . rất khó được, nhưng một khi được là giải quyết mọi vấn đề: nghèo khổ, đói rách. . . cho người. Tam bảo cũng thế. Dễ gì gặp Phật ra đời, dễ gì thấu đạt pháp giải thoát, dễ gì gặp một vị sư chơn chánh? Nhưng một phen gặp được Tam bảo, chắc chắn giải thoát được mọi khổ não, và tạo cho người một cảnh giới an tịnh chơn thật. Vì thế, Phật, Pháp, Tăng gọi là quí báu. Tam bảo có công dụng vô biên, nên phải giải thích riêng từng phần.
Phật là đấng giác ngộ hoàn toàn và từ bi vô hạn, lúc nào cũng chực hướng dẫn chúng sanh đến chỗ giác ngộ như Ngài, nên người đời gọi Phật là đấng tự giác, giác tha viên mãn, là ông cha lành của tất cả chúng sanh, vị Đạo Sư của mười pháp giới.
Pháp là những phương pháp tu hành do Đức Phật dạy. Người thực hành theo những phương pháp ấy sẽ diệt sạch mọi phiền não, mê mờ, đến nơi an vui giải thoát. Nói một cách khác, Pháp là những phương thuốc trị bịnh chúng sanh. Chúng sanh là những bệnh nhân nằm rên siết trên giường bịnh, pháp của Phật là diệu dược, nếu ai biết chọn uống thì lành ngay. Pháp ấy rất nhiều nhưng đều nằm gọn trong ba tạng: Kinh, Luật, Luận.
Tăng là một số đệ tử Phật, ly khai gia đình, hiến trọn đời cho đạo pháp. Những vị hằng ở chung nhau để tu hành, để học hỏi và luôn luôn giữ theo giới luật của Phật, hằng hòa thuận thân mến nhau. Các Ngài thay đức Phật hoằng truyền chánh pháp, cứu độ chúng sanh.
Quy y Tam bảo là gì?Đức Phật là vị thầy đã khám phá ra và tuyên bố với thế giới luật cứu độ, đó là sự giải thoát khỏi nô lệ, sự thù hận và sự thiếu hiểu biết của chính mình. Pháp là luật pháp hay sự giải thoát chân thực và thực tế, và Tăng là cộng đồng Phật tử hoặc những người có tâm hướng về Phật.
Quy y Tam Bảo là bước đi chính thức đầu tiên trên con đường Phật giáo. Quy y là chúng ta tin vào Phật giáo và chúng ta đã trở thành đệ tử của Tam Bảo – Phật, Pháp và Tăng. Khi chúng ta quy y Tam Bảo, nó định hướng đức tin của chúng ta.
Khi một người quyết định quy y Tam Bảo, nó thể hiện một sự cam kết mạnh mẽ hơn trong cuộc đời để học hỏi, thực hành và thể hiện đức tính của đức Phật, Pháp và Tăng.
Vàng, bạc, kim cương và ngọc trai đều được coi là kho báu trong thế giới trần tục. Trong thế giới của Phật giáo, Đức Phật, Pháp và Tăng là những kho báu của chúng ta.
Bằng cách cam kết với Tam Bảo, chúng ta gặt hái được những lợi ích của những viên ngọc cao quý như vậy, cuối cùng mang lại cho chúng ta nhiều lợi ích có ý nghĩa hơn bất kỳ loại đá quý nào có thể cung cấp.
Đức tin là một yếu tố giảng dạy quan trọng trong cả truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ và Phật giáo Đại Thừa. Trái ngược với nhận thức các quan niệm về đức tin của phương Tây, đức tin trong Phật giáo phát sinh từ kinh nghiệm và lý luận tích lũy. Niềm tin vào đạo Phật là tập trung niềm tin vào Tam Bảo.
Quy y Tam bảo như thế nào?
Trên phương diện chữ nghĩa, hai chữ quy y có nghĩa là : quay về hay hồi chuyển. Y là nương tựa hoặc dựa vào, những hành vi hồi chuyển nương tựa hoặc quay đầu dựa dẩm tin tưởng, đều có thể gọi là quy y. Cho nên quy y không phải là danh từ chuyên dùng của Phật giáo.
Như trẻ thơ quay đầu vào lòng cha mẹ dựa dẩm vào Cha mẹ, tin tưởng Cha mẹ mới có được cảm giác an toàn, cảm giảc an toàn này được phát sinh từ sức mạnh và năng lực của sự quy y, do vậy bất kỳ một hành vi nào làm phát sinh cảm giác an tòan từ sự quay đầu dựa dẩm và tin tưởng đều gọi là quy y.
Do đó con cái tin tưởng Cha mẹ, học sinh tin tưởng vào Thầy, các nhà doanh nhân tin tưởng vào những kế hoặch và dự toán buôn bán, người cấp dưới tin tưởng vào cấp trên, các nhà Túc mệnh luận tin tưởng vào mạng vận, người phụ nữ góa bụa tin tưởng vào vũ lực, những chính khách tin tưởng vào mưu lược, người tham lam tin tưởng vào tài sản.v.v.. tất cả ít nhiều đều mang âm hưởng của sự quy y, hay nói cách khác tất cả mọi sự lý được phát sinh từ năng lực của sự tín ngưỡng đều được liệt vào quy y. Do vậy tín ngưỡng Phật giáo cũng được gọi là quy y hay tín ngưỡng vào các tôn giáo khác cho đến việc sùng bái Thần thánh tà ma vẫn có thể gọi là quy y, nhưng chân nghĩa hay ý nghĩa chân thật của sự quy y, thời là lĩnh vực khác. Bất kỳ sự dựa dẫm tin tưởng hoặc tín ngưỡng vào những điều không cứu cánh, không chắc thật thì không thể gọi là sự quy y chân chánh được, cũng ví như khi mưa to bảo lớn người ta liền trèo lên cây, trèo lên nóc nhà, chạy lên gò cao nhưng khi nước dâng cao, sóng gió nổi lên thì cây cũng có thể đổ, nhà có thể sập, gò cao có thể bị nhấn chìm, do đó trong trường hợp cấp bách như vậy nếu như gần đó có một ngọn núi cao, thì có phải rằng mọi người đều chạy lên ngọn núi ấy không ? chỉ trừ những người ngu si vô trí mới bỏ qua cơ hội tốt đẹp ấy. Do vậy núi cao có năng lực và hiệu quả an toàn hơn hẳn cây cối nhà cửa và gò đất.
Cũng vậy người có thể nhận rõ được thế sự vô thường, hiểu rõ được vạn pháp đều do nhân duyên đối đãi tương hợp mà thành, thời chắc chắn có đủ năng lực để hiểu ro.õ Cha mẹ, Thầy giáo, Kế họach dự toán, Cấp trên, Mạng vận, cho đến Vũ khí, Mưu lược, Tài sản..v.v. đều có thể phát sinh hiệu quả của sự an toàn, nhưng không chắc chắn và vĩnh cữu, bởi vì cha mẹ rồi cũng chết, tri thức của Thầy giáo rồi sẽ bị lạc hậu, dự toán có khi không chuẩn xác. Quan trên có khi bị mất chức hoặc bị điều đi nơi khác, vận mệnh không thể tuyệt đối tin tưởng, vũ lực , mưu lược, tài sản đều như huyễn, như mây, như khói. Hôm nay có thể là Vua ở phương Nam biết đâu ngày mai sẽ là người tù trong ngục tối, hôm nay là triệu phú giàu sang ai biết được ngày mai đang là chàng cùng tử xin ăn khắp nẻo đường xó chợ.
Thậm chí tin tưởng tín ngưỡng vào các Tôn giáo khác có thể được sanh Thiên nhưng chưa chắc là do tín ngưỡng ấy mà quyết định sanh thiên, ví như người tin theo đạo Thiên chúa hay Tin lành thì thánh kinh nói rằng: sẽ được cứu nhưng chưa chắc là sẽ được cứu hết. Thượng đế không thiên vị, nhưng lòng thành của bạn chưa chắc giúp bạn là người dân của xứ Thiên đàn. Lại đứng trên gốc độ của Phật giáo mà nhìn, Phật giáo chính là tôn giáo vượt ngoài mọi Tôn giáo, bởi vì lý tưởng cao siêu nhất của tất cả các Tôn giáo cũng chỉ là sanh lên cõi trời mà không vượt ngoài hạn định ấy, nhưng cõi trời trong Phật giáo dù là cõi trời cao tột nhất cũng không vượt ra ngoài sinh tử luân hồi. Thọ mạng ở cõi trời dù lớn hơn con người nhưng cũng đến lúc cùng tận, phước trời một khi đã hết cũng không tránh khỏi đọa lạc, do vậy đó không phải là nơi quy y chắc thật nhất, chỉ có quy y Phật giáo mới có thể khiến cho con người từng bước từng bước thóat ly khổ não đến với con đường giải thóat cứu kính an lạc. Tổng thể của Phật giáo chính là Phật Pháp Tăng Tam bảo.
Trên thực tế khuynh hướng của sự quy y bắt đầu từ quy y Tam Bảo, tin tưởng Tam Bảo, dựa vào Tam Bảo để khởi phát tâm mình và dẫn đường cho mình đến với con đường giải thóat hướng về Niết Bàn, nhưng khi hướng đến Niết Bàn giải thóat thì tự thân mỗi người đều chính là lý thể Tam Bảo, bởi vì mọi chúng sanh đều có Phật Tánh chỉ bởi nghiệp chướng mê hoặc mà không thể nhìn thấy Phật tánh của mình, mục đích của việc quy y Tam Bảo chính là việc cầu tìm sự hiển bày Phật Tánh, bởi vì mỗi chúng ta vốn giống chư Phật, vốn cùng Tam Bảo chỉ vì mê muội đánh mất bản tánh lưu lạc trong sanh tử, quên mất lối về mới gọi là chúng sinh, nếu chúng ta kịp thời quay về trong lòng của Tam Bảo, thì cũng như chàng lãng tử trở về cố hương mà thôi.
Do vậy chỉ có tìm ra con đường quay về, trở về nhà thì mới gọi là quy y chân chánh, còn nếu chỉ là những nơi dừng chân tạm bợ thì không phải là quy y chân chánh được, cũng giống như người cưỡi con trâu đất vượt qua sông thì chỉ cần nhúng chân xuống nước Trâu đà tan rã lấy gì vượt sông ?.
Lễ Quy y Tam bảo như thế nào?Hiện lễ quy y thực hiện trong chùa thường gồm những nghi thức: Niêm hương, Bạch Phật, Tán hương Cúng dường và Đảnh lễ Tam bảo… Trong buổi lễ quy y, phát nguyện “quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng” là quan trọng nhất. Nếu đối diện trước Tam bảo, tín đồ đó thành tâm phát nguyện, nói lên được ba điều này thì sẽ chính thức trở thành phật tử.
Sau khi quy y Tam bảo, thầy (bổn sư) sẽ trao truyền 5 giới và tùy tâm của mỗi phật tử mà tự phát nguyện nhận lãnh (1, 2 giới hoặc hết cả 5 giới) để tuân thủ trong đời sống hàng ngày. Tiếp đến, phật tử có thể tham dự các khóa tu Bát quan trai (đây là khóa tu thực tập xuất gia một ngày một đêm cho các Phật tử tại gia, thọ trì 8 giới).
Sau một thời gian dài tu học (giữ 5 giới, 8 giới hoặc 10 giới vững chắc), nếu phật tử đó cảm nhận rằng đã thực hành trọn vẹn những điều Đức Phật dạy, bấy giờ mới có thể phát tâm cầu thọ giới Bồ tát.
Ý Nghĩa Của Quy Y Tam BảoQuy y có nghĩa là chúng ta trở lại và dựa vào Tam Bảo, tìm kiếm sự bảo vệ từ Tam Bảo và giải thoát khỏi đau khổ qua Tam Bảo. Trẻ em phụ thuộc vào cha mẹ để bảo vệ và an toàn. Nhiều người cao niên dựa vào cây gậy để đi bộ vững chắc hơn.
Thủy thủ dựa vào la bàn để họ có thể trở về nhà an toàn. Trong bóng tối, mọi người dựa vào đèn để họ có thể nhìn thấy những gì ở phía trước của họ. Tương tự như vậy, nếu chúng ta có Tam Bảo trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta sẽ có cái gì đó an toàn để dựa vào.
Nếu chúng ta quy y Tam Bảo và học cách đánh giá cao công đức của mình, chúng ta có thể tin tưởng vào nó để vượt qua biển khổ và trở về ngôi nhà thật sự của chúng ta, nhận ra Phật tánh trong chúng ta.
Do đó, trú ẩn trong Tam Bảo có thể giúp chúng ta tìm được nơi ẩn náu an toàn để ổn định trong suốt cuộc đời này, và cho phép chúng ta có một ngôi nhà mà chúng ta có thể trở lại trong tương lai.
Quy Y Phật
Đức Phật đại diện cho sự giác ngộ. Nó đề cập đến một người thức tỉnh, người nhận ra bản chất thật của cuộc sống, người sẽ dạy cho chúng sinh nhận thấy sự thật đó và giải phóng họ bằng con đường được hướng dẫn đầy đủ.
Viên ngọc đầu tiên của Tam Bảo là Phật. Khá dễ nhớ, viên ngọc đầu tiên này không chỉ đơn thuần là người sáng lập Phật giáo. Vâng, điều đó là chính xác, tuy nhiên, nó có ý nghĩa rộng hơn.
Vì Đức Phật được cho là người đầu tiên thực sự hiểu được con đường giác ngộ, viên ngọc quý này cũng đồng nghĩa với việc hoàn thành giác ngộ. Vì vậy, khi một người Phật tử tuyên bố quy y Phật, có nghĩa là gửi gấm thân xác và tâm trí mình cho Đức Phật.
Nương tựa vào Phật không phải là để tìm sự an toàn trong một người mạnh mẽ. Nơi ẩn náu trong tình huống này giống như di chuyển đến một quan điểm mới, với một nhận thức mới về khả năng trong tất cả chúng ta.
Bằng cách trú ẩn trong Đức Phật, chúng ta liên kết với khả năng trở thành một vị Phật, để tìm kiếm khả năng đánh thức những gì mà đức Phật đã trải qua, những kinh nghiệm quý báu. Viên ngọc quý này nhắc nhở chúng ta tìm thấy bản chất Phật trong chúng ta.
Quy y Phật cũng có nghĩa là cam kết đạt được Phật Quả – Giác ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh, có nghĩa là bạn muốn trở thành một người nhìn thấy bản chất của thực tại hoàn toàn rõ ràng, đúng như nó đang tồn tại, và sống một cách tự nhiên theo đúng tầm nhìn đó. Đây là mục đích của đời sống tinh thần Phật giáo, đại diện cho sự chấm dứt của đau khổ cho bất cứ ai đạt được nó.
Quy Y Pháp
Viên ngọc thứ hai của Tam Bảo là Pháp. Rất đơn giản, đây là những lời dạy của Đức Phật. Đối với Phật tử, đó là những con đường dẫn đến chân lý. Làm theo những hướng dẫn để bước đi đúng đắn trên con đường giác ngộ. Dựa trên Tứ diệu đế của đức Phật, hoặc bốn đức tin cốt lõi mà theo đó Phật tử dựa trên, Pháp được biểu tượng bằng bánh xe Phật giáo.
Pháp là con đường đi theo lời dạy của Đức Phật và cuối cùng sẽ dẫn đến sự giác ngộ. Pháp dạy chúng ta lòng bi mẫn đối với bản thân và người khác thông qua sự hiểu biết về Tứ Diệu Đế, nó dẫn đến sự giải thoát khỏi sợ hãi và vô minh.
Con đường bao gồm việc chấp nhận lời dạy của Đức Phật và áp dụng sự hiểu biết đó vào cuộc sống hằng ngày. Nói cách khác, nếu bạn làm theo những giáo lý này, bạn sẽ tìm thấy nơi ẩn náu trong Đức Phật.
Quy Y Tăng
Viên ngọc quý thứ ba và cuối cùng của Tam Bảo là Tăng Đoàn. Trong các giáo lý ban đầu của Phật giáo, Tăng đoàn là một thuật ngữ rất độc đáo dùng để chỉ các nhà sư, nữ tu và thầy giáo của Phật giáo. Tuy nhiên, khi đạo Phật phát triển, thuật ngữ đã được mở rộng bao gồm bất kỳ nhóm nào kết nối với nhau để thực hành về các giáo lý của Phật giáo.
Tăng trong tiếng Phạn có nghĩa là “cộng đồng trong sự hòa hợp”. Nó đề cập đến cộng đồng của tu sĩ (chư tăng ni) sống cùng nhau trong sự hòa hợp và cam kết cuộc sống của họ để học hỏi và giảng dạy pháp.
Tăng đoàn là một cộng đồng hài hòa theo hai cách: Họ có “sự hòa hợp về nguyên tắc” và “sự hòa hợp trong thực tế.” Về nguyên tắc, sự hoà hợp này có nghĩa là tất cả các tu sĩ đều nhận ra cùng một sự thật. Sự hoà hợp trong thực tế có nghĩa là hành động vật chất, lời nói và tinh thần của các tu sĩ phải tuân thủ sáu điểm của sự hòa hợp tôn kính này:
Sự hoà hợp trí tuệ bằng cách chia sẻ cùng một sự hiểu biết
Sự hòa hợp đạo đức thông qua việc chia sẻ cùng một giới luật, như vậy mọi người đều phải tuân thủ các quy định như nhau.Sự hòa hợp kinh tế thông qua việc chia sẻ mọi thứ vật chất và lợi ích bằng nhau
Sự hòa hợp tinh thần thông qua hạnh phúc chia sẻ, thông qua một cam kết chung
Sự hòa hợp bằng cách tránh những tranh chấp, bằng cách sử dụng lòng tốt trong bài diễn văn của một người. Sự hòa hợp về thể xác qua việc sống cùng nhau, như vậy mọi người đều vui vẻ và không vi phạm nhau. Tăng đoàn là một ngọn lửa lớn để tu luyện bản thân, kỷ luật nhân cách, và làm dịu tâm trí thành chánh kiến, như vậy, đây là một phương pháp tự lợi. Tăng đoàn còn có quyền truyền Pháp để giúp chúng sinh giải phóng bản thân, và ý nghĩa này có lợi cho người khác. Chúng ta có thể nhìn thấy tầm quan trọng của Tăng đoàn trong mỗi lĩnh vực này.
Nói một cách đơn giản, Đức Phật giống như một vị bác sĩ, Pháp như thuốc chữa bệnh, và Tăng đoàn giống như một nhóm y tá. Mỗi trong ba nhân tố này đều là những nhân tố quan trọng để giải phóng chúng sinh khỏi đau khổ. Không có thể thiếu nhân tố nào.
Chỉ khi một bệnh nhân có một bác sĩ giỏi, một loại thuốc thích hợp, và các y tá lành nghề, bệnh mới có thể được chữa trị. Điều này cũng đúng trong cuộc sống, chỉ khi dựa vào Đức Phật, Pháp và Tăng chúng ta có thể vui vẻ, giải phóng và thoát khỏi khổ đau.
Đức Phật, Pháp và Tăng được gọi là “đá quý” để thể hiện phẩm hạnh tối cao của họ, vì chúng vượt qua giá trị của tất cả các báu vật thế giới. Họ có thể giải toả nỗi đau tinh thần của chúng ta và dẫn chúng ta đến sự giải thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Điều này rất quan trọng vì Phật giáo không phải là một triết học hoặc tín ngưỡng trừu tượng, mà nó là một cách để tiếp cận cuộc sống và do đó, nó chỉ có ý nghĩa khi nó được thể hiện trong con người. Và theo nghĩa rộng nhất, Tăng đoàn có nghĩa là tất cả các Phật tử trên thế giới và tất cả những người hướng tâm trí của mình theo Phật giáo trong quá khứ và tương lai.
Lợi ích của Quy y Tam bảo
Ích lợi của việc quy y Tam Bảo rất nhiều, có thể cầu được hiện thế an lạc, có thể cầu cho đời sau an lạc, càng có thể từ đây mà được sự an lạc cứu cánh của Niết Bàn tịch tĩnh, tổng hợp lại có tám điều lợi ích :1/ trở thành đệ tử của Phật. 2/ là nền tảng của việc thọ giới. 3/ có thể tiêu trừ nghiệp chướng. 4/ có thể tích tập phước đức to lớn. 5/ không đọa ác đạo. 6/ Người và phi nhơn không thể làm hại. 7/ có thể thành công trong mọi việc lớn. 8/ Có thể thành Phật.
Ích lợi của việc quy y Tam Bảo, trong kinh Phật nói đến rất nhiều, nay chỉ đơn cử một vài ví dụ :
1. Kinh Ưu Bà Tắc giới có nói : Nếu người quy y Tam Bảo thời trong tương lai sẽ được phước báo to lớn không thể cùng tận, ví như có được của báu mà người trong cả nước vận chuyển trong bảy năm cũng không hết được, công đức của việc quy y Tam Bảo còn lớn hơn thế gấp ngàn vạn lần.
2. Kinh Triết Phù La Hán có nói xưa kia có một vị Thiên tử ở cung trời Đao Lợi khi phước trời đã hết, Thiên tử tự biết sẽ bị đầu thai vào loài Heo, rất lấy làm lo sợ liền thỉnh cầu Thiên vương cứu giúp, Thiên vương không cứu được nên khuyên Thiên tử nên đến cầu cứu Phật. Phật dạy Thiên tử quy y Tam Bảo, nên sau khi chết không đọa vào lòai Heo, mà còn được sanh làm người, gặp Xá Lợi Phất học đạo chứng đắc thánh quả.
3. Trong kinh Sát Cách Y Pháp Thiên Tử thọ Tam Quy có nói : Xưa có một vị thiên tử ở cõi trời Tam Thập Tam Thiên khi phước trời đã tận còn bảy ngày nữa sẽ chết, những sự hoan lạc, những thiên nữ đẹp không còn thân cận, những tướng mạo uy nghi đều đã thay đổi, mùi hôi bốc ra từ thân thể và thiên tử cũng biết rằng sẽ bị đầu thai vào lòai súc sinh, Thiên vương biết được liền dạy thiên tử phát tâm quy y Tam Bảo sau bảy ngày thiên tử vãng sanh, Thiên vương muốn biết thiên tử sanh vào đâu, nhưng không thể quán chiếu thấy được bèn đến hỏi Phật. Phật liền dạy rằng : “Thiên tử nhờ công đức quy y Tam Bảo đã được sanh lên cõi trời Đâu Suất”.
4. Kinh Hiệu Lượng Công Đức có nói : Nếu như có người xây Tháp cúng dường tất cả chư vị Thánh nhân chứng đắc nhị thừa trong Đông, Tây, Nam, Bắc tứ đại bộ châu, công đức tuy lớn nhưng vẫn không thể sánh bằng công đức quy y Tam Bảo.
5. Kinh Mộc Hoạn Tử có nói ngày xưa có vị Tỳ kheo Sa Đẩu chuyên tụng trì danh hiệu của Tam Bảo trong suốt mười năm, chứng đắc sơ quả Tu đà hòan, nay ở tại thế giới Phổ Hương làm vị Bích Chi Phật.
Phật cũng đã từng dạy, nếu người quy y Tam Bảo thì được tứ đại thiên vương, sai 36 vị thiện thần hộ trì, 36 vị thiện thần này còn có trăm ngàn vạn ức hà sa quyến thuộc cũng theo hộ trì người quy y Tam Bảo. Nhưng chúng ta cũng cần biết rằng, mặc dầu quy y Tam Bảo có thể cầu hiện thế bình an nhưng mục đích cuối cùng của việc quy y Tam Bảo vẫn là trở về và làm sống dậy tự tánh Tam Bảo trong mỗi người mới đúng là quy y Tam Bảo chân chánh vậy.
Chánh Thiện
Đỗ Thượng Thế Phía Đàn Chim Gọi Bầy
12.12.2023-10:30
NVTPHCM- Vẫn hồn cốt quê hương đất Quảng, vẫn tinh thần văn hoá xứ Quảng, nhưng thơ Đỗ Thượng Thế mang lại một giọng điệu mới, gần gũi mà khác lạ, đắm say mà tinh lọc trong một dòng chảy xúc cảm ngôn ngữ hiện đại giàu cá tính. Ngoài tài năng thi ca, Đỗ Thượng Thế còn cho thấy sự lao động nghiêm cẩn, công phu trên từng câu từng chữ, không chỉ tái hiện và lưu giữ ký ức mà còn hiển lộ giấc mơ tạo sinh. Anh như người nông dân của vùng đất “chưa mưa đã thấm” chẳng chịu dừng ở giới hạn thâm canh mùa gặt mới mà còn hướng tới sự sáng tạo, thay đổi, biến cánh đồng ngàn đời thành không gian văn hoá sống động ngập tràn tình yêu và ánh sáng màu xanh tương lai. Khởi đầu Trích tôi rồi mới đây đến Dưới tấm trần rỉ mưa (NXB Hội Nhà văn tháng 10-2023), Đỗ Thượng Thế đang tự tin mở ra con đường riêng biệt và nhiều bất ngờ của một trong những đại diện thơ trẻ tiêu biểu nhất đất Quảng đầu thế kỷ XXI. (PH)
TỰ KHÚC
Có gì tận đáy nỗi buồn chòi ra từ giọng chào mào leo lẻo tháng Giêngnhư chú bò con vừa mới đẻ sau vườn bết lấm cỏ khô tháng ChạpĐại Hồng! Ơi… Đại Hồng! – Ai đó từng gọi ta như thế khi ta lầm lũi trên con đường gaikhi ta sốc nỗi dại cuồng hoang vu đến đuốiĐại Hồng! Thì ra con dế trống lửa vẫn xoay đầu ra Cựu Thổ lầm lầm lì lì tro bụiđiệu gáy nực nồng nụ hoa bù sítVẫn bện chạc trâu vẫn khấc dòm bò dắt giấc mơ ta qua cầu Đàng Huỳnhqua ngã Hai Sông, qua khe Đá Trảiqua bao mùa lụt “cột đầu gốc dâu”nước lũ xô làng cuốn trôi bát hương bát gạocuốn trôi biền biệt duyên thì chị ta
Đại Hồng! Ta lại trở về băng cồn Tịnh Đông cạp nhai bắp sốnghít no sữa đất tươi non bằng hai hàm răng sún của thằng cu Dân Xóm Chùa một thời đen đúaMột thời quần cụt lưng trần ngồi bệt xuống chiều mơ chén cơm không
, giẽ con cá lầm cá nụcMột thời mẹ ta rạc chân chợ sớm chợ chiều đò ngang đò dọc còng lưng bánh khoai bánh sắnCha ta dầu dãi tắc – rì
ngọn roi cứ rứt lòng vút thétNước mắt trâu già nhiều khi chảy ngượckhiến cánh đồng hoàng hôn thăm thẳm và buồnMột thời cả làng sớm hôm mót củ, họ hay kể nhau nghe câu chuyện bỗng dưng nhặt vàngRồi bỗng dưng luống cày ửng màu cổ tíchVà những khi tận cùng cố sức, họ thường: – “I-cờ-rếch (y) nằm ngay tại chỗ!…” ôi, cách giễu cuộc người như say
Ta lại trở về ngôi trường chân núiBạn ta áo vá mảnh dưa mảnh lúa Hà Vi, Lập Thạchbạn ta tóc săn đỏ nắng đầu nguồn Hữu Trinh, Xóm Mớida chì vỏ sắn Phước LâmCon chữ một thời ẩm mùi đất bệ, quánh nhựa cây rừng lấm lem tro rẫy và từng biết nhặt lên từ thảm máu sân trường
Đại Hồng! Thì ra trong những niềm lửa hạn đời tatỏa biêng biếc Vu Gia cánh buồm ngược nguồn lằng lặngtỏa tím ngát cỏ lau sương chiều Mồ Côi, Mụ Đụngrần rần bóng nước Khe Lim tiếng vượn chót gành mòn mỏitỏa hơi thở cơn mưa trẻ trung mùa hạ thơm mát ngực em trăng đầy…
Đại Hồng!Những tháng ngày mù mịtta thường mơ về khu vườn tụ gió bốn phươngở đó thầy ta gầy gầy mắt kiếng, đêm đêm treo ngọn đèn thơ.
Cơm không độn.
Tiếng hô điều khiển trâu, bò cày sang trái, phải.
Vụ nổ bom còn sót lại sau chiến tranh đã làm chết và bị thương nhiều học sinh trong lúc lao động trên sân trường (1977).
PHÍA ĐÀN CHIM GỌI BẦY
Tu tu r…út
Tu tu r…út…
Có những đêm bé con thổi qua khe cửa
Hơi ấm con cu no đậu no mè
Rồi lướt nghiêng nghiêng
Qua vạt chiều kia ngưng nắng
Rồi nheo mắt
Rồi thăm thẳm…
Lại có người dựng chui cày
Thịt da đẫm mùi đất bệ
Người tắm ngọn gió mọc lên từ nổng gò
Người đi như bóng sông mưa
Gánh gồng sương buổi chợ
Chân trời đốt đuốt
Soi từng giọt hừng đông
Có những đêm kẻ mộng du thổi không ra hơi
Một bị cuội rơi ú ớ
Hai bàn tay chặp vào run rẩy
Như bái về phía thượng nguồn
Về phía đàn chim gọi bầy
Em bước ra lộng lẫy điệu sa hồng
Lộng lẫy phương Đông
Trào…
Và tĩnh…
Xác hồn hòa phối!
Ngước nghiêng nghiêng tia mắt lưng chừng
Thế mà tóm tận xanh mây dại
Hừng hực ngát mạch mùa ngực mẩy
Bụi trở khúc ngời
Trông nắng hom hem
Tà khói vén
Eo trần khỏa gió
Thả sức xuân vươn cánh tay mầm
Hoa mãn khai xòe thơm ngón nõn
Nhón bổng gót thì
Thắp ngọn bình minh
Buồn vui lắng làn môi lửa sắc
Ngây nụ nồng hồn đất đang men.
DƯỚI TẤM TRẦN RỈ MƯA
Nằm ngửa mặt dưới tấm trần rỉ mưa
dòng sông bị cơn đêm đốt cháy
nét than vẽ muôn hình vô vọng
cánh buồm nào mọc lên
Ngôi nhà cố ngoại liễn đối cột kèo
bỏ hoang trong khói
dậu gộc trơ khô
thấy đâu mấy đọt bìm
Trưa cắm chang chang đầu ngõ
mắt hoa đom đóm chính ngọ
hạt nổ đỏ xanh vàng trắng
vãi cô hồn
Nhạc lễ đất đai vang lên
vang lên…
ánh mắt di dân dọc đường về
héo cơn đói mới
Khu vườn chân núi
ai đó gọi mà không ai mở cửa
ấm ức giếng thơi
nhiều năm dềnh một tiếng gàu đứt dây
Có phải thân tàn của gã chiêm bao
cái bóng tha về
nằm nhai mảnh tình dại
Ồ…
vị sư già khất thực cơn mưa
chiều lặn vào chiếc khung chạm trổ công phu
và thếp vàng A Di Đà Phật…
Cập nhật thông tin chi tiết về Hồ Sơ Tên Đường:tam Nguyên Yên Đỗ trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!