Bạn đang xem bài viết Hạt Kiểm Lâm Huyện Bạch Thông Phối Hợp Với Chi Cục Kiểm Lâm Bàn Giao Động Vật Rừng Cho Trung Tâm Cứu Hộ Động Vật Hoang Dã Hà Nội được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông phối hợp với Chi cục Kiểm lâm bàn giao động vật rừng cho Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã Hà Nội
Ngày 02/6/2020, Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn bàn giao các cá thể Chim bị bắt giữ cho Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội để chăm sóc, nuôi dưỡng
Ngày 01/6/2020, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bắc Kạn và Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông phối hợp với Công an huyện Bạch Thông đã tiến hành kiểm tra tại nhà anh Nguyễn Trọng Khôi, SN 1992, trú tại: Thôn Chi Quảng A, thị trấn Phủ Thông, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn. Qua kiểm tra phát hiện tại nhà có 20 cá thể chim (loại chim ăn thịt chưa xác định cụ thể nhóm và tên loài) đang được Nguyễn Trọng Khôi nuôi nhốt tại gia đình. Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông đã tạm giữ toàn bộ đối với 20 cá thể Chim nói trên.
Tại cơ quan chức năng ông Nguyễn Trọng Khôi khai nhận số chim nêu trên là của mình, do bản thân mua của một số người dân địa phương trong vùng để nuôi và bán kiếm lợi nhuận. Hiện vụ việc đang được các cơ quan chức năng phối hợp, điều tra, xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
Do không đảm bảo về điều kiện chuồng trại nuôi nhốt và khả năng chăm sóc đối với các cá thể Chim đang tạm giữ. Thực hiện theo quy định tại Thông tư số 29/2019/TT-BNNPTNT ngày 31/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định xử lý động vật rừng là tang vật, vật chứng; động vật rừng do tổ chức, cá nhân tự nguyện giao nộp Nhà nước, ngày 02/6/2020 Hạt Kiểm lâm huyện Bạch Thông phối hợp với Chi cục Kiểm lâm đã bàn giao toàn bộ các cá thể Chim cho Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội để quản lý, chăm sóc đồng thời thực hiện trưng cầu giám định nhóm và tên loài của các cá thể Chim trên. Căn cứ Kết luận giám định động vật số 358/STTNSV ngày 02/6/2020 của Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật kết luận 20 cá thể chim là loài chim Ưng ấn độ có tên khoa học là Accipiter trivigatus thuộc nhóm IIB của Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22//01/2019 về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Việc đưa các cá thể chim Ưng ấn độ về Trung tâm cứu hộ Động vật hoang dã Hà Nội là biện pháp quan trọng, cần thiết để các cá thể Chim không bị chết trong quá trình nuôi nhốt chờ xử lý theo quy định, đồng thời để khi được thả về môi trường sống tự nhiên các cá thể Chim sẽ có được sức khỏe tốt nhất để sớm thích ứng với điều kiện sống ngoài tự nhiên./.
Nguyễn Kiên – TTPC
Copsychus Malabaricus Động Vật Rừng
Thông tin chung
CHÍCH CHOÈ LỬA là Chim tên la tin là Copsychus malabaricus thuộc họ Chích chòe Turdidae bộ Sẻ Passeriformes
Tên Việt Nam: CHÍCH CHOÈ LỬA
Tên Latin: Copsychus malabaricus
Họ: Chích chòe Turdidae
Bộ: Sẻ Passeriformes
Lớp (nhóm): Chim
Hình ảnh
Đặc điểm
Chim đực trưởng thành: Đầu, cổ, ngực trên, lưng, cánh và bốn lông đuôi giữa đen có ánh thép, mép các lông cánh viền nâu thẫm. Hông và trên đuôi trắng. Ngực dưới, bụng và dưới đuôi hung nâu. Các lông đuôi còn lại có phần gốc đen và phần mút trắng. Chim cái: Trông tương tự như chim đực nhưng màu xỉn hơn, phần đen của chim đực được thay thế bằng đen nâu ít ánh. Chim non. Tương tự như chim cái nhưng có nhiều vệt hung nâu ở đầu, cổ, ngực và bao cánh. Mắt nâu. Mỏ đen, chân nâu hồng. Kích thước: Cánh; 82 – 103; đuôi: 40 – 180; giò: 24 – 26; mỏ: 16 – 17mm.
Đặc tính
Phân bố
Giá trị
Tình trạng
Phân hạng
Biện pháp bảo vệ
Tài liệu tham khảo
Chim Việt Nam hình thái và phân loại – Võ Qúi – tập 2 trang 159.
Tràn Lan Nạn Mua Bán Động Vật Hoang Dã Trên Mạng Xã Hội
Trưa 18/11, Công an xã Tà Cạ (huyện Kỳ Sơn) phát hiện Lầu Bá Đà (25 tuổi, xã Mường Típ) đang công khai rao bán 80 con chim chào mào sống. Lầu Bá Đà khai nhận toàn bộ số chim chào mào nói trên được thu mua trên địa bàn các xã của huyện Kỳ Sơn về bán kiếm lời. Sau khi lập biên bản về hành vi mua bán động vật hoang dã, toàn bộ số chim này được thả về tự nhiên.
Trong khi đó, tại huyện Quế Phong, ngày 11/11, nhà chức trách cũng bắt giữ Phạm Đình Dũng (54 tuổi, xã Tiền Phong), khi người này đang lái ô tô vận chuyển 8 con chồn và 1 con hoẵng với tổng trọng lượng là 45 kg. Tất cả số động vật nói trên đều đã chết. Số động vật này Dũng mua từ một người dân ở xã Thông Thụ với giá 7,5 triệu đồng nhằm mục đích đưa về để… sử dụng trong đám cưới.
Đó là 2 trong hàng loạt vụ mua bán động vật hoang dã bị cơ quan chức năng phát hiện, bắt giữ trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là “bề nổi của tảng băng”, khi mà tình trạng rao bán động vật hoang dã ngày càng tinh vi, đặc biệt là lợi dụng mạng xã hội. Chỉ cần lên mạng xã hội Facebook tìm kiếm cụm từ “mua bán thú rừng”, sẽ cho ra kết quả với hàng loạt nhóm kín, nhóm mở. Nhiều nhóm có hàng nghìn thành viên, trong đó công khai rao bán động vật hoang dã. Để “qua mặt” lực lượng chức năng, thay vì dùng từ “mua hay bán”, một số người chỉ cần dùng từ “bảo tồn”.
Lợi dụng khả năng dễ dàng tiếp cận người mua và che giấu danh tính qua các trang mạng xã hội, nhiều người thường xuyên rao bán các sản phẩm như: ngà voi, sừng tê giác, móng gấu, da hổ… Những kẻ mua bán động vật hoang dã thường sử dụng các thủ đoạn khác nhau nhằm trốn tránh sự phát hiện, bắt giữ của các cơ quan chức năng.
Ngoài ra, các đường dây phạm tội, băng nhóm tội phạm xuyên quốc gia được thành lập và tổ chức hoạt động chặt chẽ với những phương thức, thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt có xu hướng gia tăng cả về quy mô và tính chất để tiến hành việc mua bán, vận chuyển.
Quá trình vận chuyển, nhóm này thường giấu động vật hoang dã trong thùng hàng, container được miễn kiểm tra xác suất; để lẫn với hàng hóa cồng kềnh khác như gỗ, thực phẩm; hợp pháp hóa giấy tờ, hồ sơ chứng minh nguồn gốc động vật hoang dã hoặc sản phẩm của động vật hoang dã; sử dụng công nghệ thông tin để trao đổi theo quy ước riêng; sử dụng phương tiện vận chuyển được thay biển số giả, dùng xe công vụ để vận chuyển… nên rất khó phát hiện, điều tra đối với loại tội phạm này.
Cần cả hệ thống chính trị vào cuộc
Trước tình trạng nhức nhối này, mới đây, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 504/KH-UBND về việc thực hiện Chỉ thị số 29/CT-TTg ngày 23/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách trong quản lý động vật hoang dã. Trong đó, xác định rõ đây là nhiệm vụ thường xuyên và là yếu tố đảm bảo thực hiện thành công trong việc bảo tồn, bảo vệ và phát triển bền vững các loài động vật hoang dã.
Theo đó, yêu cầu dừng nhập khẩu động vật hoang dã dù còn sống hay đã chết, trứng, ấu trùng, bộ phận, dẫn xuất các loài động vật hoang dã (trừ các loài thủy sản phục vụ sản xuất, chế biến làm thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đã được công bố theo quy định của pháp luật; bộ phận của động vật hoang dã đã được chế biến, xử lý làm dược liệu, làm nguyên liệu phục vụ sản xuất hoặc sản phẩm hoàn chỉnh.
Hiện nay, chỉ tính riêng Nghệ An mỗi năm đã phát hiện hàng chục vụ mua bán động vật hoang dã, với số lượng hàng trăm cá thể được thu giữ. Với thực trạng như hiện nay, sẽ không lâu nữa, những loài quý hiếm được ghi trong Sách Đỏ được dự báo sẽ biến mất.
Việt Nam từng phải chịu những tổn thất kinh tế nghiêm trọng khi phải tiêu hủy 5 triệu con lợn nhiễm bệnh, với nguồn bệnh được cho là bắt nguồn từ lợn hoang dã ở châu Phi. Dịch tả lợn châu Phi vẫn là mối đe dọa lâu dài đối với ngành chăn nuôi trong nước. Ngay tại thời điểm này, chúng ta đang gồng mình chống chọi dịch Covid-19, một chủng virus được cho là phát hiện truyền từ động vật hoang dã.
Tiến Hùng
Top 4 Con Vật Chim Yến Sợ Và Tác Động Của Môi Trường Đối Với Việc Làm Tổ Của Chim Yến
Chúng ta đều biết không phải ngẫu nhiên những con chim yến lại lựa chọn chỗ hang tối, ở những chỗ có vách đá cheo leo để làm tổ. Vậy thì chim yến sợ những con vật nào?
1/ Chim cú mèo
Trong tự nhiên, cú, chim diều hâu, rắn và chim cắt là những thiên địch của loài chim yến. Đây cũng là những con vật mà chim yến sợ nhất. Chúng ăn tổ yến, trứng yến, thậm chí tấn công và ăn chính chim yến. Đối với những người đang nuôi yến thì chuột, sóc, mèo, cầy cáo là những con vật nên phòng tránh.
Ngoài ra, dơi cũng là một loài thường xuyên leo vào tổ yến để cạnh tranh nơi, cho dù là yến đảo tự nhiên hay yến nuôi. Khi có dơi xâm nhập vào nhà yến, bạn không nên đánh đuổi chúng đi vì sau đó chúng sẽ dễ dàng quay trở lại. Chỉ có cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập mà thôi.
2/ Kiến lửa đỏ
Loài côn trùng này tuy nhỏ bé nhưng sức công phá của chúng cực kỳ kinh khủng. Thường thì kiến lửa, chúng sẽ đi tìm thức ăn theo đàn và khi đường di chuyển của chúng đi ngang Tổ Yến thì bạn biết chúng sẽ chẳng tha cho bất kì một vật gì mà chúng nghĩ có thể mang về tổ được. Và những chú chim non mới sinh sẽ là món mồi ngon cho những con kiến lửa hung tợn.
3/ Tắc kè
Tắc kè (hay còn gọi là Đại Bích Hồ hoặc Cáp Giải) thức ăn ưa thích của loài này là dế mèn, gián, châu chấu, nhện, trứng chim, chim non. Nếu bạn đang nuôi cả một đàn Yến mà lại không có công cụ để chống lại những con Tắc kè hoang này thì đó là sự thiếu sót rất lớn vì tắc kè là một trong những kẻ thù không đội trời chung với chim yến, cụ thể là trứng chim. Chúng sẽ bò vào tổ yến để ăn trứng và chim non. Đây là một trong những loài vật rất nguy hiểm mà người nuôi yến cần đề phòng, tránh ảnh hưởng tới số lượng sinh trưởng của đàn chim.
4/ Gián, mối mọt
Gián, mối mọt tuy không gây hại đến chim yến hoặc chim non nhưng chúng lại có những tác động không nhỏ đến tổ yến. Gián, mối mọt ăn và đục khoét tổ yến, làm hư hỏng và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của chim non.
Do vậy, đối với những người nuôi chim yến, bạn không nên bỏ thêm giấy hoặc báo vào bên trong nhà yến. Việc bỏ thêm giấy báo vào trong nhà yến sẽ càng tạo điều kiện để gián sẵn sàng tấn công tổ yến của bạn. Ngoài những con vật ở trên, chim yến còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù khác trong tự nhiên như nhện, chuột, rết…Nên nếu có ý định nuôi chim yến, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với những loài vật này.
Chim yến rất nhạy bén với mùi vị. Chúng yêu thích mùi cũ như mùi tổ yến, phân yến cũ, mùi đồng loại…Vì vậy, khi nuôi yến, bạn cũng nên chú ý đến vị trí tổ yến để tổ không bị ám những mùi lạ khó chịu. Vì yến rất sợ mùi nhà mới, mùi những động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ và hơi người.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến vùng sinh sống như thế nào ?
Ở Việt Nam, chúng ta có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh và ẩm, điều kiện này không thuận lợi cho chim yến sinh sống. Vào cuối mùa xuân và mùa hè sẽ có một số chim bay về trú ở. Hiện nay, cũng có nhiều mô hình nuôi yến tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng vào cuối năm 2016 và đầu 2017 có đợt lạnh kỷ lục làm chim không kịp di cư đã chết hàng loạt trong nhà yến.
Sau đợt lạnh qua đi, chim không hiểu từ đâu hay di cư từ đâu lại tiếp tục quay về các nhà yến và tiếp tục sống làm tổ? Đây cũng là câu hỏi khó làm đau đầu các chuyên gia nuôi yến suốt thời gian này. Ở miền Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô nên rất thuận lợi cho chim sinh sống nên số lượng có nhiều. Những năm có nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 xuống thấp hơn 18 độ C thì chim làm rất chậm làm tổ.
Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng tổ
Mưa là điều kiện lý tưởng cho các loài thực vật sinh trưởng tốt, côn trùng sinh sống phát triển, tăng lượng mồi cho chim ăn. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ, thành thục sinh sản. Thức ăn là yếu tố đóng vai trò quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng tổ yến.
Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim
Tốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ. Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt mồi, vì công trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đói vì năng lượng sản sinh ra không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên làm chim ngưng làm tổ. Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yến và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết thuận lợi.
Khí hậu ảnh hưởng đến chim sinh sống và chất lượng tổ ra sao ?
Trong nơi ở của chim yến, nếu hàm lượng oxy chỉ có 14 – 15%, độ ẩm thấp dưới 60% thì số chim sẽ ít đi, tổ sễ bị rộp chân và dễ bị rơi. Nếu hàm lượng oxy 19 – 20%, số chim ở và làm tổ sẽ tăng nhiều hơn, độ ẩm cao trên 65% giúp tổ yến dính chắc chắn hơn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Hạt Kiểm Lâm Huyện Bạch Thông Phối Hợp Với Chi Cục Kiểm Lâm Bàn Giao Động Vật Rừng Cho Trung Tâm Cứu Hộ Động Vật Hoang Dã Hà Nội trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!