Xu Hướng 6/2023 # Hành Xác Ở Đảo Cát Bà # Top 13 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hành Xác Ở Đảo Cát Bà # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Hành Xác Ở Đảo Cát Bà được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hải Phòng có nét cổ kính!

Trước đây, tôi cũng không ấn tượng mấy về Hải Phòng, chỉ nghĩ đến nó như một thành phố cảng đông đúc, và những tay anh chị. Chiều đó, sau khi nghỉ trưa ở Hải Dương, tôi và anh bạn đồng hành người Mỹ gốc Việt tên Eddie lên đường đi Hải Phòng, với địa điểm được xác định là đảo Cát Bà. Mất khoảng hơn một tiếng thì bọn tôi hòa vào sự nhộn nhịp của thành phố Hải Phòng. Hiện ra trước mắt tôi lúc này là nhiều những ngôi nhà màu vàng sẫm, có những mảng rong rêu xanh đậm bám trên đó, kiến trúc kiểu cũ của thời Pháp. Rồi thì những tòa nhà to, cũng kiểu Pháp bằng đá. Tôi thấy thích Tp. Hải Phòng ngay lúc đó, bởi chính cái nét cổ kính bên trong nó, điều mà tôi chưa từng biết, cũng như chưa từng nghĩ tới trước đây. Lòng vòng một hồi trong nội đô, bọn tôi rẽ ra con đường lớn bụi tung mù đường, sánh đôi với những chiếc xe ben, xe container kềnh càng trên con đường đã bị cày nát, lồi lõm… Tới cảng Đình Vũ thì cũng vừa kịp lúc chuyến phà cuối cùng đang chuẩn bị rời bến với đầy ắp người và hàng trên đó. Chỉ kịp mua vé cho hai người, và chiếc xe đành bỏ lại ở cảng. Bọn tôi lên phà, kiếm một chỗ ngồi chen chúc trong đoàn khách. Khói đen được nhả ra từ cái ống bô đen kịt, mùi dầu máy sộc lên mũi làm tôi cảm thấy ớn ớn trong người, như lúc tôi đang viết tới những dòng này, cái cảm giác ớn ớn đó vẫn hiện về.

Nói về cái tên của đảo Cát Bà

Cát Bà, còn gọi là đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất trên tổng số 1.969 đảo trên vịnh Hạ chúng tôi truyền thuyết địa phương thì tên Cát Bà còn được đọc tên Các Bà. Vì có một thời các bà, các chị ở đây đứng ra lo việc hậu cần cho các ông đánh giặc trên một hòn đảo lân cận. Đảo có tên là đảo các Ông (Cát Ông). Như vậy, Cát Bà là đọc chệch của các Bà.

Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc trệch thành Cát Bà.

Theo Wikipedia

Như vậy, cái tên Cát Bà này có nguồn gốc thú vị nhỉ! Nó làm mình nhớ đến cái tên hòn Chồng ở Nha Trang. Trong số các câu chuyện được nghe, tôi đặc biệt thích câu chuyện này, được nghe từ người dân ở đó. Ban đầu hòn Chồng là đặt tên cho mấy tảng đá to, xếp chồng lên nhau. Nhưng rồi theo thời gian, người ta lại lẫn lộn chữ chồng đó với chữ chồng trong vợ chồng. Rồi người ta lại tìm đặt cho một hòn đá khác là hòn vợ.

Choáng ngợp với thị trấn Cát Bà

Sau khi phà cập bến, bọn tôi lên một chiếc xe bus để đi vào trung tâm thị trấn Cát Bà. Lúc tới trung tâm thì đã tầm 7 rưỡi tối. Nhìn xung quanh, tôi cảm thấy choáng ngợp vì sự sầm uất của nơi đây, tôi chưa từng đi nhiều đảo, và Cát Bà là đảo đầu tiên tôi đi ở khu vực phía Bắc. Tôi chưa từng tượng tưởng được là ở một hòn đảo lại sầm uất thế này, với rất nhiều khách sạn, nhà nghỉ, cao tầng, quán xá tấp nập, và rất đông những du khách, đa phần là khách Trung Quốc. Đi bộ một đoạn mà nghe tiếng xi xô xi xao râm ran. Tôi và Eddie tìm kiếm cái gì đó để ăn, đi vòng vòng khắp phố chưa biết ăn gì, chúng tôi đi tới được một khu chợ, lượn qua lượn lại rồi cuối cùng thì chọn một quán cơm để ăn. Sau khi ăn no kềnh bụng, tụi tôi đi vào một tiệm tạp hóa để mua nước, bánh, chuẩn bị cho chuyến đi bộ trong đêm.

Mục đích ban đầu của hai đứa tôi là chinh phục đỉnh Ngự Lâm, và sau khi tới thị trấn Cát Bà thì hoàn toàn không thấy có cảm tình gì với nơi này, nên hai đứa quyết định đi bộ từ thị trấn Cát Bà, tới vườn quốc gia Cát Bà, cắm trại ngủ rồi hôm sau leo lên đỉnh Ngự Lâm. Trong màn đêm tối, bọn tôi từ từ đi bộ ra khỏi thị trấn Cát Bà, lúc này đã gần 9 giờ. Ban đầu còn có nhiều nhà cửa 2 bên đường, sau thưa dần, đèn đường héo hắt rọi xuống, nhuốm một màu vàng lên con đường, lên các tán cây, lên các ngôi nhà cũ kỹ. Rồi thì cũng qua khỏi những đoạn có đèn đường, tất cả xung quanh bọn tôi chỉ còn một màu tối đen, xa xa lại có vài ánh đèn hắt ra từ các ngôi nhà. Bọn tôi cứ tiếp tục đi, với ánh sáng từ 2 cái đèn pin đeo trên trán. Ba-lô của tụi tôi lúc này cũng khá nặng, mỗi đứa đeo hơn 10kg, nên những lúc đường lên dốc nhiều một xíu thì đôi chân bọn tôi thêm tội nghiệp. Trong khi đang đi bộ bên đường như vậy, lâu lâu lại có xe của người dân trên đảo chạy tới, từ phía trước hoặc sau, xuất hiện với một chấm sáng nhỏ xíu, rồi dần to thêm và rồi soi rọi cả một đoạn đường, âm thanh xe máy cũng phá bĩnh sự yên tĩnh đang bao vây tụi tôi. Những người dân đảo đó đều nhìn tôi với ánh mắt hơi tò mò, có lẽ vì chẳng mấy khi họ thấy mấy người vác ba lô to tướng đi bộ trong đêm khuya như vậy. Tôi còn nghe được một đôi kia nói với nhau “chắc là Tây…”. Tầm hai tiếng đi bộ, tụi tôi ngồi nghỉ ở một cái lan can bằng Bê-tông bên lề đường, cởi giày ra xoa bóp cho đôi chân tội nghiệp đã gánh chịu sức nặng của toàn bộ cơ thể và cái balo kia. Sau hơn 3 tiếng đi bộ, bọn tôi đã hoàn thành được hơn 10km đường, và chỉ còn cách vườn quốc gia Cát Bà tầm 2km nữa. Bọn tôi tìm bên đường một mặt đất bằng phẳng để cắm trại, thấy một lối mòn nhỏ, bọn tôi rẽ vô, và thấy một nền đất có lẽ phẳng, bị che phủ bởi lớp có, bọn tôi dùng chân dò dẫm xem nền đất thế nào và loại bỏ những hòn đá rồi căng trại.

Lúc này đã là 12h đêm, tôi nằm coi điện thoại một hồi thì Eddie đã ngủ say, tôi cố gắng chìm vào giấc ngủ nhưng không tài nào ngủ sâu được. Tôi thường xuyên bị mất ngủ, mà không ngờ trong lúc rất cần ngủ như thế này, tôi lại không thể thực hiện điều đó một cách dễ dàng… thật tồi tệ. Chỗ chúng tôi đặt trại cách con đường nhựa chừng 15m nên trong đêm, lâu lâu tôi vẫn có thể nghe thấy tiếng xe chạy qua lại. Và có ánh đèn của một nhóm người đi vào khu vực đặt trại của tụi tôi, rọi đèn quanh lều, nhưng bọn tôi vẫn nằm im, họ nói với nhau gì đó rồi bỏ đi.

Sớm hôm sau tại Vườn Quốc Gia Cát Bà

Vì cũng chả ngủ được mấy nên tôi dậy khá sớm, tầm hơn 6 giờ, tôi bắt đầu đi sâu vô theo cái lối mòn nhỏ để khám phá bên trong, nhưng cũng chẳng có gì đặc biệt, toàn là cây và cây. Duy có một điều làm tôi chú ý nhất đó là trên nền đất có rất nhiều những cái lỗ nhỏ, đất đùn ra xung quanh miệng. Ban đầu tôi nghĩ là dế, nhưng rồi tôi nhận ra không có dế nào mà lại to thế này. Tôi chú ý quan sát kỹ hơn. À ha, có cua bên trong, vừa thoáng thấy tôi, tụi nó đã chut tọt vào trong. Tôi nhanh chóng quay lại lều lấy con dao để đào mấy cái hang lên nhằm kiếm chút thịt cho bữa sáng. Nhưng con dao ngắn và nền đất không đủ mềm, nên tôi chẳng thể đào được tới chỗ bọn cua rút xuống. Tôi dùng một cái cây dài, nhỏ chọt vào sâu bên trong cái lỗ, cho con cua kẹp vào, rồi từ từ lôi nó ra. Nhưng chúng nó khôn hơn tôi tưởng, khi gần tới cửa hang thì tụi nó nhả càng ra và lại chui tít xuống dưới. Bực mình, tôi về lại lều cố tìm kiếm được một mẩu dây để làm thòng lọng, nhưng tìm không ra. Tôi lấy một cái bao nilon, kéo dãn nó ra, rồi một đầu cột chắc vào que gỗ, một đầu tạo thành thòng lọng, rồi hí hửng quay lại gặp những chú cua kia. Tôi chọn một miệng hang to, đưa cây xuống, con cua hiếu chiến đã kẹp trúng thòng lọng, tôi từ từ lôi nó lên, lôi lên gần đến nơi thì “phực”, lủng lẳng trên cái thòng lọng là càng của chú cua kia… Không bỏ cuộc, tôi nhử tiếp lần hai, lần nay tôi tóm được chú bé. Haha. Tưởng chừng như tôi có thể kiếm được đủ một lượng cua lớn cho buổi sáng, nhưng rồi đành phải thất vọng, khi lần lượt thử hết lỗ này tới lỗ khác mà vẫn không bắt thêm được con cua nào vì dụng cụ quá thô sơ. Kiểu như có một cái que được trét keo lên đấy, chắc ngon ăn hơn, hoặc có một đoạn dây cho ra trò để làm thòng lọng…

Tôi hụt hẫng chạy về chỗ trại, thì thấy Eddie đã dọn dẹp tinh tươm, và đang bỏ lều vào balo. Hắn nói với tôi là vừa bị Kiểm Lâm tới hỏi thăm và kêu không được cắm trại ở đây, vì đây là đất của vườn quốc gia, không được tự ý cắm trại. Một trong hai người kiểm lâm đó còn nói với Eddie rằng tội này có thể bị phạt tiền nữa. Nhưng do hắn từ nước ngoài tới, và cũng không biết nên họ tha cho và không quên dặn là không được làm như vậy nữa.

Bọn tôi tiếp tục lên đường, khoác ba lô lên vai, tôi uể oải lê bước, hơn nửa tiếng, bọn tôi tới trước cửa vườn quốc gia, nhưng chưa vào vội. Thấy quán nước ở phía đối diện cổng Vườn, băng qua khỏi con đường, tụi tôi gọi hai ly cafe, và lấy lương khô đã mua từ tối hôm qua ra ăn. Tới phòng bán vé, một có gái dễ thương ngồi bên trong tư vấn cho tôi các chặng đường cũng như giá vé tương ứng. Tôi và Eddie buông vài câu trêu ghẹo cô gái rồi chọn mua tấm vé để leo lên đỉnh Ngự Lâm với giá 40 nghìn đồng (!). Tôi gửi lại một ít đồ ở phòng vé để làm nhẹ balo và sau đó thì bắt đầu hành trình chinh phục đỉnh Ngự Lâm.

Đường bắt đầu vào núi được trải bằng bê tông hai bên là hai thảm cỏ xanh mướt, và những cây cao. Lâu lâu lại có những dãy nhà cũ kỹ, một vài căn còn nguyên vẹn nhưng đóng cửa kín mít, một vài căn thì đã đổ nát rong rêu. Đường đi không khó để tìm vì có lối mòn và những bảng chỉ dẫn. Có những đoạn đường khá dốc thì bạn sẽ thấy hơn mệt, nhưng nhìn chung không quá khó khăn để lên đỉnh, và cũng không mất quá nhiều thời gian vì quãng đường ngắn.

Một hồi sau thì bọn tôi leo tới đỉnh, là một mô đá nhỏ nhô ra từ trong núi, bọn tôi đứng lên đó chụp hình nhưng cũng cẩn thận chú ý bước chân vì không muốn sơ sảy, trượt ngã và rơi xuống cái cực thăm thẳm kia. Khung cảnh nhìn từ đỉnh núi rất hùng vĩ, vì tứ bề đều là núi, nối tiếp nhau trùng điệp, từ dưới chân bạn đã là núi, và trải dài ra hết tầm mắt vẫn là núi.

Ngắm nhìn chim Ưng…

Sau khi chụp hình, ngắm cảnh xong tụi tôi ngồi bệt xuống, tựa lưng vào những tảng đá để nghỉ. Bỗng Eddie chỉ tay về phía bầu trời và tôi nhìn theo, trước mắt tôi là một chú chim to, nhìn như chim đại bàng, nhưng sau này tôi tìm hiểu lại thì ở vườn Quốc gia Cát Bà chỉ có chim Ưng. Chú chim sải cánh rộng bay lượn trên bầu trời, xung quanh khu vực đỉnh Ngự Lâm nơi bọn tôi đang tròn mắt ngắm nhìn nó. Bỗng chốc nó chao cánh liệng xuống thấp rồi lại bay lên, tôi đoán nó đang tìm mồi (có thể lắm chứ)… Tôi bị mê mẩn với hình ảnh chú chim đó, một sự biểu trưng cho sức mạnh và sự tự do, với đôi cánh của nó, nó có thể bay tới mọi nơi mà nó thích, không có gì ràng buộc nó phải ở yên một chỗ cả. Bọn tôi chăm chú nhìn theo nó, Eddie bảo tôi đừng nói lớn, vì sợ nó nghe thấy sẽ bay đi mất. Một hồi nó vỗ cánh bay đi xa, rồi dần dần mất hút khỏi tầm mắt của bọn tôi. Hai đứa toan đi xuống thì có hai cô gái người Úc vừa leo lên đỉnh, Eddie lém lỉnh bảo tôi ngồi lại, để bắt chuyện với hai cô gái, hắn còn chụp hình dùm cho hai người, nói chuyện trên trời dưới đất đủ kiểu xong bọn tôi đi xuống. Tới đài vọng cảnh cách đỉnh không xa, bọn tôi lên tầng 2, tôi hy vọng có thể đánh một giấc ở đây. Tôi ngả lưng, gối đầu lên ba lô, lấy khăn rằn che ngang mắt. Được một lát thì có vài người khách tới ngắm cảnh, trò chuyện, tôi phải ngồi dậy, rồi càng lúc càng đông người kéo tới… Eddie bảo rằng hắn không nghĩ là tôi có thể ngủ được ở đây đâu. Đúng vậy thật. Bọn tôi ngồi nói chuyện với mấy vị khách mới tới, từ khắp nơi trên thế giới. Sau đó cả hai xuống núi.

Ra khỏi cổng vườn quốc gia, bọn tôi chia tay nhau, tôi ra lại bến Phà về phía Hải Phòng lấy xe về Hà Nội. Còn Eddie tiếp tục đi qua đảo Tuần Châu rồi đến Hạ Long..

Là một người yêu thích du lịch bụi, sẽ cảm thấy khó chịu khi cứ mãi ngồi yên một chỗ. Tôi luôn lang thang bất cứ khi nào có thể. Và tôi viết ra những trải nghiệm của mình. Để ghi nhớ lại những năm tháng của tuổi trẻ.

Thông Tin Dự Báo Thời Tiết Ở Đảo Phú Quốc Mới Nhất

Cách Xác Định Chim Chào Mào Mái Chính Xác

Có rất nhiều cách có thể giúp bạn nhận biết đâu là một chú chim chào mào mái song không phải cách nào cũng chính xác. Mời các bạn theo dõi các cách xác định chim chào mào mái chính xác sau đây Phương pháp phân biệt chào mào mái

Xem tướng chào mào, nếu chim trống tướng sẽ to và dài đòn cách này được nhưng khó so sánh. Cho nên khi xem nên cố gắng quan sát thật kỹ để khỏi phải chọn lầm.

Xem lông mào, nếu con trống thì lông mào ca cũng khó so sánh, vì chim bổi đâu phải lúc nào cũng còn nguyên vẹn như ở ngoài tự nhiên. Do quá trình vận chuyển có thể làm chim rụng bớt 1 số lông mào, lông cánh, lông đuôi.

Phân biệt bằng cách xem lưỡi, xem phần cuối đoạn lưỡi có 2 chấm đen trở lên là chim trống cách này cũng không hoàn toàn chính xác, thực tế có con trống không có chấm đen nào, có con mái 2-3 chấm đen.

Xem phần lông tơ phía sau gáy. Nếu là con trống thì phần phía sau gáy đầu của chim sẽ có vài cọng lông tơ (tóc) dài hơn phần lông đầu bình thường. Khả năng chim trống là rất cao. Ngoài ra ta nên kết hợp xem phần lông tơ sau gáy đầu với các biện pháp phân biệt ở trên để có tỷ lệ chọn chim trống là cao nhất.

Còn cách phân biệt chào mào mái với tỷ lệ hầu như lên đến 99% là nghe giọng hót của nó. Em trống hót giọng dài, nhiều giọng, đảo giọng. Còn em mái chỉ hót wit …wiu,wit wit wit. giọng ngắn hơn khoảng chừng 3 – 4 âm nhưng siêng hót.

Xem cái tách đỏ của nó: em trống sẽ có tách to hơn em mái cách này không hoàn toàn chính xác. Thực tế có em mái nhưng tách đỏ vẫn to như em trống.

Xem phần lông đầu phía sau, nếu em trống lông đậm hơn em mái cách này được nhưng khó phận biệt vì đâu có em mái để sẵn mà so sánh.

Xem cái đầu, em trống có đầu to hơn em mái cách này cũng không hòan tòan chính xác, thực tế có em mái cái đầu vẫn to.

Phân biệt chào mào mái và trống qua lông má đỏ

Kích thước: Chiều dài của lông đỏ ở má. Chiều dài của lông cánh. Con mái: lông đỏ ngắn hơn con trống, chiều dài cánh ngắn hơn (kích thước do được là 78 – 85 mm), dáng nhỏ con. Con trống: Chiều dài cánh dài hơn, kích thước từ 83 – 91 mm, lông đỏ dài và dày hơn.

Lý do chưa chính xác tuyệt đối bởi vì, chúng sẽ phát triển hình thái lưỡng tính nếu như so chúng cùng chung một độ tuổi, những con còn non hoặc chưa đến độ tuổi trưởng thành có thể bị lầm lẫn theo cách so sánh này.

Độ tuổi của chào mào, được xác định phần lông cánh và chú ý bên ngoài rìa cánh. Dĩ nhiên các con non, chim tơ hay còn gọi là má trắng luôn có phần rìa cánh “mơn mởn” còn các con có tuổi, ở các rìa cánh thường trông như “bị khô” xơ xác. Mặc dù, chúng là loài thay lông hàng năm nhưng đối với con trưởng thành, sự “xơ xác” của phần lông cánh ấy chính là hoạt động của cánh khi bay và lông cánh bị ma sát vào không khí.

chúng tôi

Chuyện Về Đàn Chim Bồ Câu Nổi Tiếng Ở Nhà Thờ Đức Bà

Nhắc đến nhà thờ Đức Bà (Q.1 TP. HCM), hình ảnh đầu tiên người ta nhớ đến là những chú chim bồ câu tự do bay lượn trên bầu trời. Thỉnh thoảng, chúng sà xuống, duyên dáng làm kiểu với khách du lịch và không hề e sợ mỗi khi họ đến gần…

Có thể trong ký ức của mọi người dân thành phố, những cánh chim là một phần không thể thiếu. Bên cạnh vẻ đẹp yên bình ấy là những con người ngày ngày âm thầm nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, với hy vọng thành phố luôn đẹp, luôn có một nét riêng. Trong đó, không thể không kể đến chị Quang Thanh – người xem bồ câu như một phần cuộc sống của mình.

Gương mặt chị Nguyễn Ngọc Quang Thanh (ngụ ở Điện Biên Phủ, Q.10) luôn rạng rỡ xen lẫn niềm tự hào khi nói về tình cảm gắn bó của chị với chim bồ câu ở nhà thờ Đức Bà trong suốt hơn 10 năm qua: “Ban đầu tôi ghét đàn bồ câu ấy vì hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn, cả nhà đều trông chờ vào tiền lãi từ hàng nước nhỏ tôi bán hàng ngày bên cạnh nhà thờ Đức Bà. Thế nhưng, anh Dũng chồng tôi lại là người yêu mến bồ câu. Mỗi lần anh nhờ mua lúa, thóc cho bồ câu ở nhà thờ là tôi… giận. Đẩy xe nặng, lại thêm bao thóc, không ít lần tôi… giận lây qua cả bồ câu”.

Thế nhưng mỗi lần cho bồ câu ăn, chị lại thấy lòng thanh thản lạ, chúng đậu thành từng cụm xung quanh chị, khiến chị quên hết mệt nhọc, có những chú bồ cầu còn tinh nghịch mổ vào chân chị, bay cả lên tay chị để tranh nhau từng hạt thóc. Dần dần, chị yêu chúng lúc nào không hay.

Nhắc đến bồ câu, chị không thể không nhắc đến anh Nguyễn Phi Cường (ngụ ở Q. Bình Thạnh, TP. HCM), và ông Điệp (thợ chụp ảnh tại nhà thờ) là những người tiên phong trong việc bảo vệ và duy trì đàn bồ câu ở nhà thờ. Sau này, chồng chị cùng anh Cường thay phiên nhau quản lý chúng ngày 2 buổi. Sáng từ 5h đến 7h là “ca trực” của anh Cường, vợ chồng chị Thanh sẽ “trực” từ 10h đến 15h. Mỗi “ca” họ sẽ cho chúng ăn từ 3 đến 5kg thóc, bảo vệ chúng khỏi những người bắt trộm, và ra hiệu cho chúng bay lên khi khu vực có nhiều xe qua lại. “Thế nhưng vẫn nhiều người vô ý chạy xe lên vỉa hè với tốc độ nhanh, đàn bồ câu mải ăn nên nhiều con không kịp bay lên và bị cán phải, tôi nhìn mà thương lắm…”, chị Thanh nói.

Ở khu vực trung tâm, người cho bồ câu ăn bữa chính là anh Cường, và vợ chồng chị Thanh, những người xung quanh nếu có lòng thì tùy tâm, cho lúc nào cũng được. Khách ra đây nếu không mang theo thóc thì có thể mua đậu xanh của chị Thanh với giá 10.000 đồng/ly. Lý giải điều này, chị Thanh cho biết lúc trước chị không bán, tuy nhiên khách đến cứ lấy rồi rải rất nhiều, họ rải theo ý thích chứ không nghĩ bồ câu có ăn hay không nên chị bán để một phần giới hạn số lượng khách vô ý thức, phần có chi phí mua thêm thóc cho bồ câu.

Anh Lưu Phan Diệu Xương (ngụ ở quận 4, TP. HCM) cho biết: “Con tôi học gần đây, ngày nào con tan học tôi cũng mang theo thóc, hoặc đậu rồi chở con ra đây chơi với đàn bồ câu này, khi con gái đùa giỡn với chúng, tôi thấy lòng mình rất vui. Tôi thường dạy cháu cách cho bồ câu ăn, khi nào tôi quên mang thóc, thì sẽ qua chị bán nước mua đậu xanh cho chúng. Có thể con tôi chưa hiểu, nhưng tôi thường nói với cháu là bồ câu rất đẹp, con nên bảo vệ chúng”.

Để huấn luyện đàn bồ câu có nhiều cách, có thể huýt sáo, lắc chuông, hoặc lắc hộp thiếc để phát ra tiếng kêu báo hiệu đến giờ ăn, mỗi lần như vậy đàn bồ câu sà xuống, hết lớp này đến lớp khác trông rất đẹp. Khi muốn cho chúng bay đi, chị chỉ cần gõ chai nhựa vào hộp thiếc, chúng sẽ ngoan ngoãn bay lên đậu trên những cành cây xung quanh. Tùy theo mùa, hoặc phát hiện chúng bị bệnh mà chị pha sẵn thuốc vào trong nước để kịp thời chữa trị cho chúng.

Với chị Thanh, muốn duy trì đàn bồ câu, chỉ cần yêu thương chúng là đủ. Có lần, một con bồ câu bị xe cán phải, nội tạng lòi cả ra ngoài nhưng vẫn còn thoi thóp. Ai cũng bảo chị vứt đi nhưng chị Thanh vẫn mang về chăm chút, ai gặp cũng nói nó sống không nổi, nhưng chị thấy nó chưa chết nên không nỡ bỏ, nghĩ nuôi nó được bao nhiêu ngày thì nuôi. Chị mua thuốc về trị cho nó, tự tay đút cho nó ăn, xoa dịu nó những lần đẩy lại nội tạng vào bên trong. Như có phép màu, sau mấy tuần, con bồ câu đó lành vết thương, dần sống trở lại.

Lúc mới làm quen với đàn bồ câu, có những con còn nhỏ, chị rắc thóc mãi mà vẫn không hết, chị không biết nó còn non mà nghĩ nó đang bệnh, cứ nghĩ vài ngày sau nó sẽ ăn, thế nhưng càng ngày sức nó càng yếu dần, không đi lại được, chị phải bỏ quầy nước, đút cho chúng từng hạt thóc, đến khi chúng tự biết ăn chị mới ngẫm ra và… có kinh nghiệm. Những lần như thế, chị càng thêm yêu chúng và không thể xa rời. Đến bây giờ, cho dù bận cách mấy, mỗi ngày ít nhất chị cũng phải ra đây gặp chúng một lần mới yên tâm.

“Thấy thì dễ nhưng để bảo vệ chúng khỏi những người săn trộm rất khó. Vì bồ câu khá dạn dĩ với con người nên họ thường đến giả vờ ngồi chơi sau đó bắt mang đi, khi tôi phát hiện có người trả lại, nhưng cũng có người phản ứng với mình. Họ cho rằng bồ câu không có chủ, họ được quyền bắt. Những lần như vậy tôi từ việc cố gắng giải thích đến khi phải làm căng họ mới chịu trả lại. Bồ câu không của riêng ai, nhưng nếu ai cũng có lòng bảo vệ chúng thì tốt biết mấy”.

Yêu quý chúng là thế nhưng đối với chị Thanh, bồ câu không của riêng ai, chúng là loài chim của tự do, của sự yên bình mà nhà thờ Đức Bà không thể thiếu được. Vì thế vợ chồng chị, anh Cường và những người dân nơi đây đều ra sức bảo vệ. “Cháu rất thích ra đây chơi với bồ câu, chiều nào cháu cũng cùng bà đến đây cho chúng ăn, chơi đùa với chúng, bà ngoại thích nhìn cháu đứng giữa đàn bồ câu, bà bảo lúc đó cháu rất đẹp trai”, bé Trần Hải Triều thích thú.

Nhờ chị Thanh, anh Cường và những người yêu quý loài chim này, mà chúng đã phát triển thành đàn lớn với số lượng hơn 400 con. Thời gian gần đây, anh Dũng đã mua 1 đàn bồ câu giống Nhật, Pháp thả chung, hy vọng sẽ duy trì số lượng và làm đa dạng chúng bởi bồ câu là một biểu tượng của sự bình yên, kéo mọi người ra khỏi sự náo nhiệt của thành phố mỗi khi nhìn những cánh bồ câu bay lượn trên bầu trời.

Theo Trithuctre

Cập nhật thông tin chi tiết về Hành Xác Ở Đảo Cát Bà trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!