Xu Hướng 11/2023 # Hái Ra Tiền Nhờ Cách Nuôi Chim Hoàng Yến Trong Nhà # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Hái Ra Tiền Nhờ Cách Nuôi Chim Hoàng Yến Trong Nhà được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hoàng Yến thuộc dòng yến cảnh, có giá trị rất cao. Xưa kia chỉ vua chúa, quý tộc mới nuôi chim yến hót chơi. Hoàng Yến có vóc dáng thanh thoát, tinh anh, giọng hót du dương luyến láy nên được rất nhiều người chơi chim lựa chọn để thưởng lãm, treo trong phòng khách. Cách nuôi chim hoàng yến trong nhà được ví như thú vui nhàn tản nhưng lại hái ra tiền, bởi nuôi yến ít bệnh tật, thức ăn rẻ tiền, dễ kiếm, dễ chăm sóc. Tuy nhiên nếu nuôi hoàng yến quy mô lớn thì cần phải thiết kế chuồng nuôi, nhà nuôi ở vị trí thích hợp, đảm bảo các yếu tố kỹ thuật để phù hợp với đặc tính của loài chim này.Cách nuôi chim hoàng yến trong nhà khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao. Một con chim yến cần chiếc lồng tối thiểu cỡ 30x30x25cm, lớn hơn càng tốt. Chiếc lồng phải sạch sẽ, an toàn, ở nơi yên tĩnh, tối, không quá nóng và quá lạnh. Vật dụng nuôi hoàng yến rất đơn giản, chỉ cần một hũ thức ăn và hũ nước và hai cành đậu cho một cặp chim khỏe mạnh, vui vẻ. Thức ăn của hoàng yến chủ yếu là hạt kê, hoa quả, rau xanh. Nước uống phải sạch và thay đổi thường xuyên. Loài hoàng yến rất kỵ muỗi, côn trùng nên cần có biện pháp vệ sinh, phòng tránh cho nhà nuôi yến hoặc lồng yến. Cần phải thường xuyên dọn phân chim để giữ sạch sẽ cho chim và tránh nguồn bệnh. Vào mùa sinh sản, chim yến được ghép đôi để giao phối. Một mùa chim mái đẻ 4-5 lứa, mỗi lứa 4-5 trứng, trung bình cho ra đời 10-14 cặp chim con. Chim hoàng yến có giá trị rất cao, từ vài trăm nghìn đến vài triệu từ vẻ đẹp của màu lông, hay giọng hót hay. Vì vậycách nuôi chim hoàng yến trong nhà không cần số vốn nhiều nhưng lại nhanh chóng thu hồi vốn và mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, quan trọng nhất là người nuôi yến phải có đam mê và kiến thức sâu rộng về loài yến này, am hiểu các đặc tính sinh học của chim và cách chăm sóc, nhân giống, nếu không rất dễ thất bại. Nếu quan tâm đếncách nuôi chim hoàng yến trong nhà hái ra tiền này, hãy liên hệ với để được tư vấn và hỗ trợ chu đáo.

Đăng Ký Thiết Kế, Xây Dựng Và Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Nuôi Yến

Tham gia Nhóm Facebook “Hội Yến Sào Tây Nguyên” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY

Theo dõi Fanpage “Xây Nhà Nuôi Yến” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY

Hái Ra Tiền Nhờ Nuôi Yến Cảnh

Theo khoa học, loài chim yến hót (chim yến cảnh, tên khoa học Serinus Canarius- PV) có nguồn gốc ở ở quần đảo Canaries thuộc Đại Tây Dương. Ngoài ra, chúng còn sinh sống ở đảo Madere và Acores tại Bồ Đào Nha, được người bản địa đặt tên Canario.

Nuôi dưỡng thú vui thanh tao

Ông Vũ Xuân Quyết, Chủ tịch Hội chim Yến Hà Nội cho biết: “Chim Yến cảnh du nhập vào Việt Nam từ nhiều đời nay. Xưa kia chim Yến rất đắt chỉ Vua chúa, hay những nhà giàu mới có điều kiện nuôi chơi. Danh tụng chim quý tộc bắt nguồn từ thời phòng kiến”.

Ông cho biết, chim Yến xưa hay dòng “thuần chủng”, có 4 loại, mỗi loại chỉ sở hữu duy nhất một màu lông: “Hồng Yến lông màu hồng, Hoàng Yến màu vàng, Thanh Yến mang màu xanh, và Bạch Yến có màu trắng”. Ngày nay, do được lai tạo, chim Yến cảnh có thêm những dòng chim vân, chim lem (mỗi cá thể chim Yến lai mang nhiều màu sắc- PV). Đặc điểm khác biệt của dòng chim thuần chủng so với chim lai ở vóc dáng nhỏ hơn, vẻ thanh thoát, tinh anh và giọng hót lại đặc sắc hơn nên được mệnh danh “tứ quý Hồng, Hoàng, Thanh, Bạch”.

Từ xưa, chim Yến cảnh đã được quý trọng ở dáng vóc mảnh mai, màu sắc rực rỡ bắt mắt. Chim Yến hót được nhiều giọng luyến láy du dương như những nốt nhạc đa thanh sắc cùng hòa ca. Bởi vẻ đẹp thanh cao, chim Yến thường được treo chơi trang trọng trong phòng khách của các bậc vua, quan hay nhà cự phú để thưởng lãm cái hay, cái đẹp của loài chim quý”, ông Quyết tâm tình.

Nhàn tản “hái tiền”…

Gần 20 năm gắn bó với nghề nuôi chim Yến cảnh, ông Dương Toàn Vinh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) bảo, loài chim Yến có sức đề kháng tốt, ít bệnh tật. Thức ăn của chim Yến chủ yếu là kê, hạt vừng, rau xà lách, rau cải. “Cứ một đến hai ngày tôi cho Yến ăn một lần, hàng ngày thay nước uống, phải là nước đun sôi để nguội, vệ sinh chuồng chim liên tục để phòng ngừa bệnh. Ngoài giọng hót hay, màu sắc hình thể đẹp, con chim Yến quý ở đôi chân thanh mảnh nhanh nhẹn, loài Yến rất kỵ muỗi, côn trùng. Buổi tối, chùm áo màn vào lồng để bảo vệ đôi chân của chúng”, ông Vinh nói.

Ông Vinh kể, hàng năm, mùa sinh sản của chim Yến cảnh bắt đầu từ tháng 9 (Dương lịch) kéo dài đến chớm hè năm sau. Vào mùa, người chủ chọn ghép đôi cho chim Yến để chúng sinh sản. “Một mùa, chim mái đẻ 4-5 lứa, mỗi lứa 4-5 trứng. Sau 2 tuần ấp chim con ra đời, chim bố chim mẹ sẽ thay nhau mớm mồi cho con. Thời gian này, người nuôi phải bổ sung thức ăn như trứng cút luộc, dầu cá, vitamin để chim vợ chồng nhà chim đủ dinh dưỡng chăm con mau lớn. Thường thì sau khoảng 4 tuần, chim con đã mọc đủ long và biết ăn. Ngoài 30 ngày, chim trống con bắt đầu lích rích tập hót.

“Nhiều năm nuôi giống chim quý, ông Vinh nhận định đây là thú vui nhàn tản “hái ra tiền”. Ông kể, những năm thập kỷ 90, 1 con chim Yến có giá nửa chỉ vàng, con đẹp lên tới cả cây vàng.Hiện nay, mỗi năm 1 cặp chim Yến sinh sản có thể cho ra đời 10-14 chim con, được giới chơi sinh vật cảnh coi trọng, chim non có giá từ vài trăm nghìn đến bạc triệu tùy vẻ đẹp, dòng giống. Chim trưởng thành có giá vài triệu đồng một con, thậm chí hàng chục triệu đồng.

Trở lại cuộc chuyện với Chủ tịch Hội chim Yến Hà Nội Vũ Xuân Quyết, ông vui vẻ khoe dù là thú chơi, nhưng có không ít người có thu nhập hàng trăm triệu nhờ nuôi giống “chim quý tộc” này. “Điển hình như cháu Trường (SN 1993, ở phường Mai Động, quận Hai Bà Trưng). Năm 2014, cháu Trường chưa có công việc ổn định, hay lêu lổng chơi bời. Vốn chỗ quen biết, tôi khuyên bố mẹ cháu đầu tư cho cháu nuôi chim Yến cảnh. Họ bỏ 45 triệu đồng đầu tư cho con, chỉ 6 tháng sau đàn chim Yến cảnh đã giúp cháu Trường thu hồi vốn. Giờ thì, hàng năm cháu Trường thu lợi hơn 100 triệu đồng từ đàn chim cảnh”.

Phú Lãm (Báo Dân Việt)

24628:Hái Ra Tiền Từ Chim Cảnh

Nhiều năm nay, tại TP Vinh, nuôi chim cảnh không chỉ là thú vui tao nhã được nhiều người yêu thích mà còn là nghề hái ra tiền. Nắm bắt được thị hiếu của người yêu thích chim cảnh, chỉ sau thời gian dày công thuần phục huấn luyện, nhiều chủ nuôi chim đã thu được khoản tiền lớn.

Có thể nói thú chơi chim cảnh “sốt” lên trong vài năm trở lại đây. Khi kinh tế phát triển, cuộc sống được nâng lên, số lượng người chơi chim cảnh ngày càng nhiều. Từ ý nghĩa giải trí thư giãn rồi nhiều người làm kinh tế bằng cách buôn, bán các loại chim quý hiếm.

Ông Trần Văn Tân, phường Vinh Tân, TP Vinh có thú chơi chim đã từ lâu. Hiện gia đình ông nuôi hơn 10 con, hằng ngày ông tập cho chim hót với đủ các kiểu hót thu từ trên mạng internet. Ông cho biết, phường Vinh Tân có nhiều người cho rằng chơi chim cảnh đẳng cấp, rất nhiều nhà thi nhau tìm chim các loại để nuôi.

Số lượng người chơi chim cảnh đang ngày một nhiều

Có người “hốt bạc” từ kinh doanh chim, ban đầu mua những chú chim bình thường, sau đó về luyện giọng cho chim trở thành chim quý bán lãi cả chục triệu đồng. Có nhiều gia đình hiện có gần 30 lồng chim, trong đó có tới 20 con chim quý.

Mỗi năm thu về vài chục triệu đồng từ nuôi chim, nhưng cũng lắm người bị thua lỗ, do không biết chọn nên mua chim về nhà được vài ba ngày là chim chết, cũng có nhiều con qua chủ mới nó tự sát. Hoặc không biết cách chăm sóc, chỉ cần lơ là một buổi quên cho chim uống nước là chim chết.

Từ thú chơi chim cảnh đã kéo theo việc hình thành “chợ chim cảnh” khá quy mô đông đúc, thu hút đông đảo người dân từ các huyện mang đủ các loại chim cảnh xuống Vinh để họp thành chợ. Chợ mua bán chim tự phát này nằm ngay đầu Đại lộ Lênin và đường Nguyễn Phong Sắc. Tại đây nhanh chóng trở thành điểm hẹn cho những người yêu thích chim cảnh, thậm chí khách du lịch cũng ghé vào đây tham quan.

Đã thành lệ, vào ngày cuối tuần, mọi người lại đua nhau đến xem, nghe chim hót líu lo đủ thứ giọng, cảm giác thành phố mà như trong rừng nguyên sinh. Chợ chim rất đa dạng, có nhiều chú chim được chủ huấn luyện chào khách bằng tiếng Anh “thanks”, hoặc thấy khách lạ là cúi đầu gật 3 lần và nói như người “chào đại gia”, “chào khách”… Có thể nói, đây là một điểm hẹn lý tưởng cho vô vàn người mua kẻ bán chim cảnh tứ xứ tụ họp.

Thậm chí nhiều người mê chim cảnh, chờ đợi tới ngày cuối tuần thật nhanh để ra chợ chim tìm cảm giác thư giãn. Cửa hàng chim là những chiếc xe máy, được bố trí một cách khéo léo, với hàng chục chiếc lồng chim khác nhau. Riêng những chú chim đặc sắc, quý nhất được treo trên giá cao để khách xem và tránh bị mất trộm.

Ông Hoàng Văn Hiền, trú phường Hưng Bình, một “trùm” buôn bán chim nói với chúng tôi: Tôi có thể cung cấp bất kì loại chim cảnh nào nếu khách hàng có nhu cầu. Loại chim được huấn luyện, cứ bật máy điện thoại ghi âm cho phát ra loa là cả đàn chim đua nhau hót như một dàn nhạc.

Giá thì nhiều loại, chim chào tiếng Anh có con tới 10 triệu đồng, con nào chào tiếng Việt sành sõi lại hót hay bằng nhiều giọng có khách sẵn sàng mua với giá 15 triệu đồng. Bình thường một chú chim họa mi, hót hay giá 300.000 – 500.000 đồng, con chích chòe mái, hoặt con vẹt xanh giá 450 ngàn đồng…

Tại chợ chim này, có lắm người hái ra tiền, mua bán các loại chim quý trao tay. Những chú chim miền rừng có giọng khỏe và lảnh lót vang rất xa, lại dễ huấn luyện bắt chước giọng hót các loại chim khác luôn được người nuôi săn tìm.

Bên cạnh chợ chim cảnh còn kéo theo các dịch vụ như bán thức ăn cho chim, làm lồng chim, dịch vụ chăm sóc chim cảnh. Rất nhiều người khéo tay sáng tạo ra nhiều loại lồng chim rất đẹp với mẫu mã, kiểu dáng khác nhau. Lồng cao và mảnh như ngôi nhà nhỏ tổ ấm cho họa mi; lồng hình quả chuông úp dành cho chim sáo, lồng có hình vòm cao ráo có thanh ngang cho chim cúc cu đậu…

Giá mỗi chiếc lồng chim cũng từ 200.000 đồng tới 500.000 đồng. Buôn bán chim cảnh cũng là một nghề đối với một số người. Họ có vốn hiểu biết về các loại chim khá sành. Rồi chăm sóc chim, mùa hè treo lồng chim nơi thoáng mát, mùa đông để lồng chim tránh hướng gió Bắc để chim ấm khỏe mạnh.

Chợ chim cảnh tại nơi đô thị cũng có ý nghĩa về mặt tinh thần, khi kinh tế đã khá đầy đủ. Tuy nhiên do việc họp chợ chim tự phát nên đang bộc lộ những tồn tại như tình trạng lấn chiếm lòng lề đường, gây mất mỹ quan đô thị.

Thiết nghĩ, với chợ chim tự phát tại Vinh, chính quyền thành phố nên có quy hoạch một khu vực làm chợ, cũng là góp phần tạo nên nét văn hóa vùng miền thú vị cho đời sống tinh thần của người dân và khách du lịch.

Kiếm Nhiều Tỷ Đồng Mỗi Năm Nhờ Nghề Nuôi Chim Yến Trong Nhà

Nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ là một nghề khá mới mẻ ở Việt Nam, mang lại hiệu quả kinh tế khá cao vì sản phẩm này có giá trị khá lớn. Nếu như tổ yến ( yến sào ) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân.

“Mỏ vàng trắng” trong nhà

Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21-23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang-Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yếntrong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.

Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó, hằng năm, nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.

Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi chim yến trong nhà với tổng số lượng trên 2.610 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…

Ba năm sau đó, theo phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) và thạc sĩ Hồ Thị Loan (Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam), đến tháng 3/2023, cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố phát triển nghề nuôi yến trong nhà, với tổng số trên 5.060 nhà yến.

Các địa phương thuộc khu vực phía Nam như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang mỗi nơi có từ 550-700 nhà yến. Miền Trung mạnh nhất là các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, khi mỗi tỉnh đều có trên 200 nhà yến và đây là những địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát triển nghề trong tương lai.

Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, kể cả các tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai cũng đã bắt đầu hình thành nghề nuôi yến trong nhà.

Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác yến sào trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng yến sào cao nhất nước, nhiều năm qua, Công ty yến sào Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.

Gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa là một ví dụ. Năm 2005 gia đình chị xây dựng nhà yến, sau khi được các chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Hiện gia đình chị mở rộng và sở hữu ba ngôi nhà yến, đều thành công khi hàng chục nghìn con chim yến liên tục nhả “vàng trắng,” để mỗi năm chị Hằng thu về trên 300kg tổ yến, trị giá nhiều tỷ đồng.

Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn-Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, người dành không ít thời gian cho nghiên cứu khoa học về chim yến, nói: “Sau hơn mười năm phát triển, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam từ chỗ phải mò mẫm tìm hiểu, tự thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ, vật liệu từ nước ngoài đã dần nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở khoa học, công nghệ để chủ động phát triển nghề này trên quy mô rộng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương.”

Hướng nào cho nghề nuôi yến tương lai?

Tuy đạt được một số kết quả khả quan nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia.

Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông Nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.

Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.

Tuy nhiên, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ mới ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNN&PTNT, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Do đó không ít nhà khoa học, doanh nghiệp và cả người nuôi yến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành văn bản chính thức, quy định cụ thể về quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.

Thạc sỹ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa, gợi mở khi đã xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến mang quy mô quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cần phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ ở mỗi tỉnh, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề nói chung và lợi ích của mỗi thành viên.

Phó giáo sư, tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn lưu ý thêm việc quy hoạch các vùng nuôi yến cần tách biệt khu vực xây dựng nhà yến ra khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Với các tỉnh hiện có số lượng nhà yến lớn như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang cũng nên phát triển ở mức độ vừa phải, bởi lẽ sự cân bằng giữa nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến và chất lượng, năng suất tổ yến cũng là vấn đề cần tính đến.

Với những vùng nuôi yến ở phía Bắc mới hình thành, như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình gặp phải trở ngại về thời tiết mùa đông giá lạnh. Làm thế nào để trong mùa Đông, chim yến vẫn kiếm được mồi với đặc điểm sinh thái vừa bay vừa bắt mồi, là một vấn đề tiếp tục được nghiên cứu.

Đi sâu vào một vấn đề chi tiết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Tào Anh Tuấn nêu lên yêu cầu cụ thể, cần phải tích cực trồng cây, khôi phục rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng cây phòng hộ ven biển, trên các đảo, rừng ngập mặn để tạo ra một lượng côn trùng là thức ăn chính cho chim yến. Có như vậy mới từng bước kết nối để hình thành những vùng sinh cảnh phù hợp với các bầy đàn và quần thể chim yến đến kiếm ăn và làm tổ sinh sống lâu dài.

Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nuôi chim yến, kể cả lĩnh vực chế biến, nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm yến sào.

Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh, việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm yến sào của từng địa phương, từng doanh nghiệp cũng cần được chú trọng để đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm yến của Việt Nam, vốn được thị trường quốc tế lâu nay đánh giá cao./.

Theo Tiên Minh

Vietnam+

Khánh Hòa: Nuôi Chim Yến Trong Nhà Cho Thu Nhập Tiền Tỷ

Nếu như tổ yến (yến sào) xưa kia được xem là loại thực phẩm cao cấp và quý hiếm, chỉ được dùng trong yến tiệc của vua chúa, quan lại, thì nay các sản phẩm chế biến từ yến sào đã được đa dạng hóa, đôi lúc trở nên bình dân. Tuy nhiên với trị giá hàng chục triệu mỗi kg tổ yến, thậm chí cả trăm triệu đồng mỗi kg đối với yến huyết, việc nuôi chim yến được xem như một nghề dành cho những nhà “đầu tư” có tiềm lực về tài chính.

Chăm sóc chim yến non tại Công ty Yến sào Khánh Hòa. “Mỏ vàng trắng” trong nhà

Những mẩu chuyện từ hơn mười năm trước, về việc chim yến vào làm tổ một cách tự nhiên ở một số ngôi nhà: 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang (Khánh Hòa); 21 – 23 Trần Hưng Đạo, thành phố Tuy Hòa (Phú Yên); Nhà hát Thanh Bình, thành phố Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận)… nay đã trở thành những tư liệu trong các công trình nghiên cứu về phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà. Trong thực tế, nghề này nay đã tạo nên một làn sóng mới về đầu tư sản xuất đầy triển vọng, có sức lan tỏa khá lớn.

Trong lúc đang hoàn thiện nhà thì có nhiều chim yến bay đến đập vào cửa kính. Nhiều con bay được vào nhà thì bám lên trần tường, khiến chủ nhà quyết định dành 80m2 nhà cho chim đến ở. Từ đó hàng năm nhà yến này đã thu được một lượng tổ yến khá đều. Sự may mắn này phần nào cho thấy, không chỉ có những tỉnh vốn rất giàu “tiềm năng” để nuôi yến, tiêu biểu như Khánh Hòa, mà ngay cả những vùng đất mới, nếu lành, chim yến cũng có thể tụ về trú ngụ.

Theo số liệu điều tra vào thời điểm tháng 6/2014, cả nước có 30 tỉnh, thành phố nuôi chim yến trong nhà với tổng số lượng trên 2.610 nhà yến, chủ yếu tập trung ở các tỉnh, thành phố: Tiền Giang, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Thành phố Hồ Chí Minh…

Ba năm sau đó, theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn (Trường Đại học sư phạm Hà Nội) và Thạc sĩ Hồ Thị Loan (Viện Hàn lâm và Khoa học công nghệ Việt Nam), đến tháng 3/2023, cả nước đã có 36 tỉnh, thành phố phát triển nghề nuôi yến trong nhà, với tổng số trên 5.060 nhà yến.

Trong đó các địa phương thuộc khu vực phía Nam như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang mỗi nơi có từ 550 – 700 nhà yến. Miền Trung mạnh nhất là các tỉnh: Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Ninh Thuận, khi mỗi tỉnh đều có trên 200 nhà yến và đây là những địa phương đã quy hoạch vùng nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở để phát triển nghề trong tương lai.

Điều đáng ghi nhận là thời gian gần đây, các tỉnh, thành phía Bắc như: Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình, kể cả các tỉnh Tây Nguyên gồm: Kon Tum, Gia Lai cũng đã bắt đầu hình thành nghề nuôi yến trong nhà.

Nắm bắt cơ hội này, với tư cách là một doanh nghiệp nhà nước duy nhất được giao trách nhiệm quản lý, khai thác yến sào trên các đảo tự nhiên của tỉnh Khánh Hòa, cũng là địa phương có số lượng hang yến tự nhiên và sản lượng yến sào cao nhất nước, nhiều năm qua Công ty yến sào Khánh Hòa đã đầu tư triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, phục vụ quá trình nuôi yến trong nhà.

Đáng kể đến là các công trình: “Quy trình ấp nở nhân tạo và nuôi chim yến qua từ giai đoạn phát triển”, “Nghiên cứu kỹ thuật xây dựng nhà yến và hoàn thiện quy trình nuôi chim yến trong nhà”, “Nghiên cứu kỹ thuật nuôi chim con và phát triển bầy đàn chim yến nuôi trong nhà”… đều đạt kết quả tích cực.

Áp dụng vào thực tiễn, Công ty yến sào Khánh Hòa xây dựng thành công trên 500 nhà yến cho các hộ dân, doanh nghiệp trên toàn quốc; tư vấn và chuyển giao kỹ thuật đối với hơn 700 nhà yến khác tại Thanh Hóa, Cà Mau, Phú Quốc, Kiên Giang, Phú Yên, Đăk Lăk… tạo nền móng cho một nghề mới đòi hỏi khắc khe về quy trình sản xuất và hàm lượng khoa học, kỹ thuật khá cao ở nhiều địa phương.

Gia đình chị Đặng Thị Thanh Hằng, tổ dân phố Ngọc Thảo, phường Ngọc Hiệp, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa là một ví dụ. Năm 2005 gia đình chị xây dựng nhà yến, sau khi được các chuyên gia của Công ty Yến sào Khánh Hòa hướng dẫn kỹ thuật và lắp đặt thiết bị, chị đã thả chim mồi, chỉ thời gian ngắn đàn yến lần lượt kéo về và không ngừng tăng lên. Hiện gia đình chị mở rộng và sở hữu ba ngôi nhà yến, đều thành công khi hàng chục nghìn con chim yến liên tục nhả “vàng trắng”, để mỗi năm chị Hằng thu về trên 300kg tổ yến, trị giá nhiều tỷ đồng.

Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Lân Hùng Sơn – Trường Đại học sư phạm Hà Nội, người dành không ít thời gian cho nghiên cứu khoa học về chim yến, nói: “Sau hơn mười năm phát triển, nghề nuôi yến trong nhà ở Việt Nam từ chỗ phải mò mẫm tìm hiểu, tự thử nghiệm hoặc nhập khẩu công nghệ, vật liệu từ nước ngoài đã dần nghiên cứu hoàn chỉnh cơ sở khoa học, công nghệ để chủ động phát triển nghề này trên quy mô rộng, phù hợp với điều kiện tự nhiên ở từng địa phương”.

Hướng nào cho nghề nuôi yến tương lai?

Tuy đạt được một số kết quả khả quan, nhưng số lượng nhà yến ở Việt Nam còn khá khiêm tốn, ít hơn nhiều lần so với các nước đi đầu trong phát triển nghề nuôi chim yến trong khu vực, như 200.000 nhà yến tại Indonesia, 10.000 nhà yến ở Thái Lan và 60.000 nhà yến ở Malaysia. Nhìn vào bản đồ các nước Đông Nam Á, các vùng có chim yến sinh sống phần lớn nằm ven biển Andaman (một vùng nước ở Đông nam vịnh Pengal), vịnh Thái Lan và Biển Đông. Lợi thế này cho thấy một thời gian dài Việt Nam đã “chối bỏ” món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng.

Điều kiện sinh cảnh lý tưởng cho yến sinh sống và phát triển bầy đàn là trong vùng có nhiều rừng (vườn) cây, có diện tích lớn mặt nước, có đồng lúa, bụi cây thấp và khí hậu nóng ẩm. Theo các nhà nghiên cứu, các tỉnh Nam Trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế hơn cả, bởi điều kiện tự nhiên ở các vùng này rất thuận lợi, hội đủ các yếu tố cho chim yến phát triển, có khả năng nhà yến cho năng suất cao.

Tuy vậy, nghề nuôi yến có mức đầu tư ban đầu khá lớn, lên đến hàng tỷ đồng và phải có thời gian để chim phát triển bầy đàn mới có thể thu hoạch tổ. Chúng phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư, yếu tố tự nhiên, kỹ thuật công nghệ và cách quản lý, khai thác. Trong bối cảnh số lượng nhà yến đang gia tăng, việc quy hoạch phát triển bền vững nghề nuôi chim yến cũng như quần đàn chim yến nhà là điều cần phải tính đến, trong đó nhất thiết phải có sự quản lý của nhà nước.

Tuy nhiên đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ mới ban hành Thông tư 35/2013/TT-BNN&PTNT, quy định tạm thời về quản lý nuôi chim yến bảo đảm vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Do đó không ít nhà khoa học, doanh nghiệp và cả người nuôi yến cho rằng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần ban hành văn bản chính thức, quy định cụ thể về quản lý nghề nuôi chim yến tại Việt Nam.

Thạc sĩ Lê Hữu Hoàng – Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Yến sào Khánh Hòa, gợi mở: Khi đã xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến mang quy mô quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cần phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ ở mỗi tỉnh, tránh hiện tượng xây nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch, có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề nói chung và lợi ích của mỗi thành viên.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng Sơn, lưu ý thêm: “Việc quy hoạch các vùng nuôi yến cần tách biệt khu vực xây dựng nhà yến ra khỏi khu dân cư nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường. Với các tỉnh hiện có số lượng nhà yến lớn như: Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang cũng nên phát triển ở mức độ vừa phải, bởi lẽ sự cân bằng giữa nguồn thức ăn tự nhiên cho chim yến và chất lượng, năng suất tổ yến cũng là vấn đề cần tính đến.

Với những vùng nuôi yến ở phía Bắc mới hình thành, như: Thanh Hóa, Hải Phòng, Quảng Ninh, Ninh Bình gặp phải trở ngại về thời tiết mùa đông giá lạnh. Làm thế nào để trong mùa đông chim yến vẫn kiếm được mồi với đặc điểm sinh thái vừa bay vừa bắt mồi, là một vấn đề tiếp tục được nghiên cứu.”.

Đi sâu vào một vấn đề chi tiết, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa Tào Anh Tuấn nêu lên yêu cầu cụ thể, cần phải tích cực trồng cây, khôi phục rừng, phủ xanh đất trống đồi trọc, nhất là rừng cây phòng hộ ven biển, trên các đảo, rừng ngập mặn để tạo ra một lượng côn trùng là thức ăn chính cho chim yến. Có như vậy mới từng bước kết nối để hình thành những vùng sinh cảnh phù hợp với các bầy đàn và quần thể chim yến đến kiếm ăn và làm tổ sinh sống lâu dài.

Ngoài ra, các cơ quan chuyên môn tiếp tục tiến hành các công trình nghiên cứu khoa học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nghề nuôi chim yến, kể cả lĩnh vực chế biến, nhằm tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm yến sào. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường cạnh tranh mạnh, việc bảo hộ thương hiệu và chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm yến sào của từng địa phương, từng doanh nghiệp cũng cần được chú trọng để đảm bảo uy tín, chất lượng cho các sản phẩm yến của Việt Nam, vốn được thị trường quốc tế lâu nay đánh giá cao.

Chia Sẻ Cách Nuôi Chim Yến Trong Nhà Hiệu Quả

Nguyên tắc cơ bản của cách nuôi chim yến trong nhà là tạo môi trường giống với không gian sống tự nhiên của chúng nhất. Chim yến kiếm ăn tự nhiên, thức ăn của chúng là côn trùng và chúng sống trong các hang động rộng, tối, có độ ẩm cao. Thiết kế nhà yến phải đủ rộng, đủ cao, có không gian cho chim yến bay lượn. Nhiệt độ trong nhà phải duy trì ổn định ở mức 27-29 độ C, độ ẩm 75-85%. Ngoài việc sử dụng các thiết bị hỗ trợ thì cần phải tối ưu ngay từ khâu xây nhà bằng cách chọn hướng nhà, tạo lỗ thông hơi, xây tường dày cách nhiệt, mái chéo giảm nắng nóng…

Yếu tố rất quan trọng trong cách nuôi chim yến trong nhà là việc lắp đặt hệ thống giá tổ, loa, máy phun sương… đúng kỹ thuật. Nguyên liệu làm giá tổ cần chọn lựa kỹ lưỡng, đảm bảo độ bền trong môi trường ẩm ướt của nhà yến và phù hợp với tập tính của chim yến. Các thiết bị cũng cần chọn loại chuyên dụng có độ bền cao. Việc lắp đặt cũng phải tiến hành đúng kỹ thuật, sao cho chắc chắn và thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến sinh hoạt của chim yến. Để dẫn dụ chim yến hiệu quả nhất thìcách nuôi chim yến trong nhà phải chú ý đến các yếu tố âm thanh, mùi nhà yến và tổ giả. Phải trang bị âm thanh bên ngoài nhà yến để thu hút và định hướng cho chim sau mỗi lần ra ngoài kiếm mồi. Bên trong nhà yến phải mở âm thanh bầy đàn sao cho giống với tiếng chim thật nhất. Trong nhà nuôi yến cần rắc phân chim hoặc sử dụng các hóa chất tạo mùi bầy đàn để dụ chim yến ở lại và kích thích chim yến bắt đôi, giao phối. Có thể gắn thêm tổ giả để lừa chim yến nhưng cần lưu ý vị trí gắn và không nên gắn quá nhiều. Khi lựa chọn làm giàu bằngcách nuôi chim yến trong nhà đòi hỏi phải chuẩn bị số vốn lớn, trang bị kiến thức về loài yến và kỹ thuật nuôi yến cũng như có sự kiên trì cao. đã giúp nhiều người thành công với việc nuôi yến trong nhà với kinh nghiệm lâu năm và những kỹ thuật tiên tiến, hiện đại nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.

Đăng Ký Thiết Kế, Xây Dựng Và Lắp Đặt Thiết Bị Nhà Nuôi Yến

Tham gia Nhóm Facebook “Hội Yến Sào Tây Nguyên” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY

Theo dõi Fanpage “Xây Nhà Nuôi Yến” vui lòng NHẤP VÀO ĐÂY

Cập nhật thông tin chi tiết về Hái Ra Tiền Nhờ Cách Nuôi Chim Hoàng Yến Trong Nhà trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!