Bạn đang xem bài viết Hạ Lửa Cho Chào Mào được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nuôi chào mào căng lửa đã khó, và khi chim căng lửa quá thì cũng không tốt cho chim. Chim căng lửa quá thường tự cắn lông cánh, lông đuôi, chân. Và chim nhảy điên loạn khi gặp chú chim khác hoặc nghe tiếng hót của con khác.
Dấu hiệu chào mào quá căng lửa
Chim tự cắn vào lông cánh làm hư lông, xơ lông hoặc cắn vào chân vào đuôi làm đuôi bị toe. Mỗi lần kè chim hay nghe tiếng con chim khác hót thì chim nhảy rất mạnh, bu lồng đòi cắn. Cũng có nhiều con căng lửa quá tự cắn vào bố lồng, vỏ trái chuối khô trong lồng.
Ở bài này mình xin hướng dẫn cách hạ lửa cho chào mào do chim quá căng lửa mà cắn cánh. Nếu chim cắn cánh, rỉa lông, cắn đuôi không phải do căng lửa thì vào đây tham khảo bài này : chào mào phá đuôi . Việc hạ lửa cho chào mào là cần thiết nếu không làm chú chim sẽ hư bộ lông, nhảy nhiều cắn nhiều quá sẽ đuối sức. Thậm chí hỏng luôn cả chú chim.
Cách hạ lửa cho chào mào
Đối với chào mào lúc căng lửa là do chim đang đạt thời kỳ sung mãn nhất và trong người luôn nóng. Để hạ lửa chào mào hiệu quả thì cần phải cho chim tắm thường xuyên, hạn chế các loại cám nóng, chim căng lửa thường ăn cám số 2, các bạn trộn cám số 1 và số 2 theo tỉ lệ 50/50 nhằm hạn chế chất nóng và kích thích.
Cho chim ăn trái cây hàng ngày, ăn các loại trái cây có tính mát như cam, cà chua, đu đủ, thanh long, dưa hấu. Sẽ giúp chim hạ lửa, nhưng vẫn còn phong độ và không mất lửa hẳn.
Tuyển cho em nó 1 chú chào mào mái em nó sẽ hạn chế cắn cánh, đuôi.Vì em nó lo ve vãn con mái không còn thời gian để tự làm mình đau nữa đâu.
Hạ lửa cho chào mào bằng cách mang em nó tới địa điểm dợt chim thường xuyên ngày 1 lần, hoặc có thể gửi nhà nào có nuôi nhiều chim. Khoảng 3 ngày do chim chơi nhiều sẽ xuống sức và sẽ hạ lửa.
Cách tiếp theo là chim sau khi tắm xong thì mang trùm áo lồng lại và treo ở nơi yên tĩnh và không nghe những chú chim khác. Nên trùm áo lồng vừa đủ ánh sáng vào để chim thấy đường mà ăn. Cách này khoảng 5 ngày là thấy biểu hiện rõ rệt.
Cách cuối cùng để hạ lửa cho chào mào là cho vào lồng tập lực, một bên để thức ăn,một bên để nước để chim bay qua lại. Chim tập lực nhiều sẽ đuối sức và không còn tự cắn lông cánh hay đuôi nữa.
Hi vọng các cách trên sẽ giúp được bạn trong việc hạ lửa cho chim do chim chào mào tự cắn cánh, cắn đuôi. Chúc vui vẻ.
Hội Thi Hót Đấu Chim Chào Mào Mừng Lễ Hội Đền Hạ Quỳnh Lập
Được sự thống nhất của UBND xã Quỳnh lập và anh em hội viên Câu lạc bộ Chim cảnh Quỳnh Lập đồng lòng tổ chức Hội thi hót đấu chim chào mào mừng Lễ hội Đền Hạ Quỳnh Lập năm 2019
CÂU LẠC BỘ CHIM CẢNH QUỲNH LẬP XIN THÔNG BÁO
Hội thi Hót đấu chim chào mào ngày Lễ hội Đền Hạ xã Quỳnh Lập lần thứ 06. Nhằm tôn vinh những chú chim đẳng cấp và tạo nên một sân chơi lành mạnh. Được sự thống nhất của UBND xã Quỳnh lập và anh em hội viên Câu lạc bộ Chim cảnh Quỳnh Lập đồng lòng tổ chức Hội thi hót đấu chim chào mào mừng Lễ hội Đền Hạ Quỳnh Lập vào ngày 18-04-2019 (tức ngày 14-03 âm lịch).
Chúng tôi xin thông báo tổ chức hội thi như sau:
– Tên Hội thi: Hội thi hót đấu chim chào mào Lễ hội Đền Hạ năm 2019.
– Đơn vị tổ chức: Câu lạc bộ Chim cảnh Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai tỉnh Nghệ An.
2. Hội phó: Ông Trương Văn Thành. ĐT: 097 260 9057.
3. Thư ký: Ông Lê Hội Âu. ĐT: 037 676 7679
– Ban giám khảo miền Trung – Tây nguyên (trọng tài).
– MC điều hành Hội thi ông Nguyễn Bá Toàn.
– Địa điểm tổ chức: Sân bóng xã Quỳnh Lập, thị xã Hoàng Mai, tỉnh Nghệ An (Trước UBND xã Quỳnh Lập).
– Thời gian tổ chức 8 giờ 30 phút thứ 5 ngày 18-04-2019 (tức ngày 14-03-âm lịch).
– Lệ phí tham gia 300k/ 1 đầu lồng.
* Sáu giải tốp 10 : 6 quạt cây + cờ
* 10 giải tốp 30 : Ấm đun nước siêu tốc + cờ (nếu trên 160 lồng thì có TOP 40 đồng giải TOP 30).
– Sau hội thi là phần trao giải.
– Trao giải xong mời toàn thể anh em xa gần cùng giao lưu cùng Câu lạc bộ Chim cảnh Quỳnh Lập chén rượu thân mật để chia sẽ kinh nghiệm.
HỘI PHÓ TRƯƠNG VĂN THÀNH
Cách Chăm Chào Mào Căng Lửa
Chim chào mào cũng như một người nghệ sĩ vậy, có tính nghệ sĩ rất cao. Hôm nào có tinh thần tốt thì sẽ biểu diễn hay hơn và thăng hoa hơn. Chim cũng vậy cũng cần có một tinh thần và sức khỏe tốt để đấu hay và dũng mãnh hơn. Để chim có được tinh thần thoái mái và sức khỏe tốt thì cần có những chế độ chăm sóc sau:
Thức ăn là yếu tố đầu tiên đê chim chào mào nhanh ra lửa, bạn cần phải cung cấp năng lượng cho chim để chim hoạt động thường ngày. Nếu lượng thức ăn bạn cung cấp cho chim chào mào chỉ vừa đủ đê chim bay nhảy thì chim rất kho ra căng lửa. Bạn cần phải bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng cho chim để chim có đủ dưỡng chất cần thiết để hoạt động và nhanh chóng ra căng lửa.
Chào mào là loài chim rất thích ăn hoa quả, nên khi bạn nuôi chim chào mào bạn phải thường xuyên cho chào mào ăn hoa quả. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi loại trái cây để tránh tình trạng chán ăn ở chim. Các bạn có thể cho chim các loại trái cây như: Chuối, đu đủ, dâu tây, xoài và táo, lê,…
Ngoài ra thì các bạn cũng nên bổ sung nhưng thức ăn có sẵn như Cám, lưu ý các bạn có thể cho chim ăn các loại cám có đầy đủ khoáng chất và dinh dưỡng. Giá các loại cám này dao động từ 40 đến 70 ngàn. Bạn cũng có thể tự làm cám ở nhà vì cám ở nhà sẽ luôn luôn hợp về sinh và giá thành cũng thấp hơn so với ở ngoài.
Chế độ tắm táp cho chào mào
Việc tắm cho chim cũng rất quan trọng, các dân chơi chim thường cho chim tắm nắng và tắm nước. Việc tắm nước và sẽ cho chim sạch sẽ và lông óng mượt, các vi khuẩn trên lông chim sẽ bị tiêu diệt không có cơ hội gây bệnh cho chim. Việc tăm nắng cho chim còn giúp chim hấp thu vitamin D một cách triệt để. Chim sẽ nhanh lên căng lửa.
Đối với tắm nắng thì các bạn nên cho chim tắm vào khoảng thời gian từ 7h đến 10h sáng. Thời gian tắm không nhiều hơn 1 giờ. Không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vào chim sẽ ảnh hưởng không tốt tới chim. Tắm nắng thì ngày nào cũng nên cho chim tắm và nên nhớ không cho chim thấy mặt nhau sẽ giúp chim nhanh ra căng lửa.
Tắm nước thì 1 tuần cho chim chào mào tắm khoảng 3 lần, nên tắm vào một thời gian nhất định, theo các dân chơi chim chuyên nghiệp thì nên tắm cho chim vào 12 giờ trưa.
Cách Nuôi Chào Mào Bổi Căng Lửa, Chăm Sóc Giữ Lửa Chào Mào Rừng
Cách vào cám chào mào bổi
Nếu anh em chỉ có một chú chào mào thì lúc đầu anh em cho vào cóng 1 ít chuối. Dần dần anh em dùng cám rắc lên chuối để chim ăn dần cho quen. Còn nước thì kệ nó thôi, bản năng sẽ khiến nó tự tìm uống rất nhanh.
Nếu anh em có một chú chào mào bổi khác mà đã vào cám được thì nhốt chung chúng với nhau. Như thế nó sẽ tự học và vào cám khá nhanh. Lưu ý không nên nhốt chung chào mào bổi với chào mào thuần. Hoặc đơn giản là có thể đặt chúng cạnh nhau sao cho chúng nhìn thấy nhau để có thể học được cách ăn cám.
Tắm cho chào mào bổi
Tắm cho chào mào khi mới về là việc không quá khó khăn. Thế nhưng nhiều bạn tắm cho chim không đúng khiến cho chim bị rát người. Chính vì thế sẽ dẫn đến hiện tượng mất lửa cho chào mào mà nhiều khi anh em không hiểu sao. Nguyên nhân chính là do tắm cho chào mào không đúng cách.
Nếu có chim chào mào đã biết tắm thì đặt chúng gần nhau là chúng sẽ tự học được cách tắm rất nhanh.
Chim không chịu qua lồng tắm thì sao? Vấn đề này thì bạn hãy bỏ cóng nước trong lồng nuôi ra ngoài. Chim khát nước thì sẽ tự mò sang lồng tắm uống nước và dần dần sẽ tắm mà thôi. Chim mà chỉ tắm khoát không chịu nhảy xuống hồ tắm thì có thể do chim sợ mực nước quá sâu. Lúc đầu anh em hãy cho nhiều nước một tý để chim tắm khoát, sau đó đổ ít nước lại để chim không tắm khoát được mà nhảy xuống để tắm.
Chăm sóc chim giữ lửa rừng
Nói đến việc chăm sóc chào mào bổi thì chúng ta có 2 phương án. Đó là nuôi dạn trước hay giữ lửa chim từ khi cho chào mào vào lồng. Về việc nuôi dạn trước thì bạn xem cách thuần chào mào bổi sau đó khi chào mào đã thuần thì xem cách nuôi chào mào hót hay để tăng lửa và giữ lửa cho chim. Còn ở đây mình sẽ nói đến cách nuôi và giữ lửa cho chim ngay khi cho chào mào bổi vào lồng.
Điều quan trọng nhất để giữ lửa cho chào mào mới vào lồng thì quan trọng nhất là dinh dưỡng cho chào mào. Do đó anh em cần phải chú ý đến chất lượng cám cho chào mào. Tốt nhất là anh em hãy tự làm cám chào mào để chủ động nhất về dinh dưỡng cho chào mào. Nhìn chung là chào mào mồi ăn gì thì chào mào bổi bạn cứ cho ăn như vậy là được.
Về việc trùm áo lồng cho chim thì khoảng 1 tháng anh em có thể trùm áo lồng rồi. Nếu chào mào nhát quá thì anh em mới chùm áo lồng còn nếu không thì không cần thiết lắm. Chim chào mào sẽ chỉ hót và đấu khi có ánh sáng nên nếu trùm thì anh em nên trùm nửa áo lồng là được.
Sau khi chào mào đã có tình trạng ổn, đổ giọng thì bạn cho chim ra chỗ mới yên tĩnh. Nếu nó chịu kéo giọng, đổ giọng thì là tín hiệu tốt. Còn nếu chưa thấy nó đổ giọng thì các bạn cứ kiên nhẫn và thường xuyên xem thể trạng của chim. Nếu có vấn đề thì xem lại cách chăm sóc, có thể phải đổi cám vì chúng không hợp cám. Cám không phù hợp nên không giữ được độ căng nhất của con chim.
Đến lúc này thì chắc anh em đã mỉm cười rồi đấy nhỉ. Nếu thành công thì chắc chắn anh em sẽ có một chú chào mào bổi chơi cực kì bền và hay. Còn nếu giả sử như trong những bước trên mà thất bại ở một trong những bước trên thì anh em sẽ phải làm lại từ đầu đấy.
<!-
Cập nhật thông tin chi tiết về Hạ Lửa Cho Chào Mào trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!