Xu Hướng 5/2023 # Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Chim Yến # Top 12 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Chim Yến # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Chim Yến được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TIN ĐỌC NHIỀU

TIN MỚI NHẬN

(Chinhphu.vn) – Nghề nuôi chim yến một số nơi mang lại giá trị kinh tế cao, tuy nhiên việc phát triển tự phát, chưa có quy hoạch vùng nuôi khiến nghề này chưa thực sự ổn định.

Việt Nam hiện có khoảng 2.500 nhà nuôi yến – Ảnh: VGP/Nguyễn Dũng

Theo thông tin mới đây từCục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT), hiện, nghề nuôi chim yến phát triển khá mạnh ở các nước Đông Nam Á, trong đó, Indonesia sản lượng tổ yến chiếm 60% (150.000 nhà yến); 4 nước Việt Nam, Philippines, Campuchia, Myanmar chiếm 13%.

Theo ước tính của các chuyên gia, năm 2019, sản lượng tổ yến (yến sào) của Việt Nam khoảng 150 tấn (trên 400 triệu USD). Thị trường nhập khẩu chính là Hong Kong, Trung Quốc, cộng đồng người Hoa ở Mỹ, Australia, New Zealand.

Tại Việt Nam hiện nay có 42/63 tỉnh, thành phố có nuôi chim yến, năm 2019 có khoảng 11.750 nhà yến, tỉnh có số lượng nhà yến lớn nhất là Kiên Giang (2.500 nhà yến tính đến năm 2020).

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi, nghề nuôi chim yến đã mang lại nguồn thu lớn cho xã hội, nhưng cũng gây ra nhiều hệ lụy về kinh tế, xã hội trong thời gian qua. Đó là sự phát triển nhà yến một cách tự phát, chưa có quy hoạch vùng nuôi, chưa có các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong xây dựng và vận hành nhà yến nên hiệu quả kinh tế trong đầu tư nuôi yến chưa cao và chưa ổn định.

Kết quả thống kê ban đầu cho thấy, hiệu quả đầu tư nhà yến tại Việt Nam khá thấp, không quá 10% nhà yến đầu tư có hiệu quả cao, chỉ 20% có hiệu quả.

Nhiều khu vực phù hợp với nghề nuôi yến (Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên) thì số lượng nhà nuôi yến lại tăng quá nhanh, dẫn đến nguồn thức ăn của chim yến bị khan hiếm, hiệu quả sinh sản giảm, quần đàn tăng chậm. Sản phẩm tổ yến có giá trị rất cao nhưng chưa quản lý được chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm, chất lượng tổ yến có sự khác nhau giữa các vùng.

Người dân tại các địa phương vẫn không ngừng xây dựng nhà nuôi yến với các kiểu nhà khác nhau, cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương cũng khá lúng túng trong việc quy hoạch, quản lý vì chưa có cơ sở khoa học về nhà yến.

“Vấn đề cấp bách đặt ra cho ngành yến là cần có bức tranh tổng thể của ngành, nghiên cứu một số đặc điểm chính của chim yến, quản lý được chủ nhà yến, nhà yến theo mã định danh, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm tổ yến phục vụ cho xuất khẩu, chế biến sâu tổ yến để tăng giá trị sản phẩm”, ông Trọng nói.

Xây dựng mã định danh từng nhà nuôi yến

Nhìn thấy cơ hội phát triển và dấu hiệu tự phát trong sản xuất khiến hiệu quả kinh tế chưa cao, Bộ NN&PTNT vừa có Công văn số 9301/BNN-CN do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến ký gửi Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất đề tài độc lập cấp quốc gia: Nghiên cứu thực trạng và xây dựng giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến phục vụ xuất khẩu.

Đề tài nhằm đánh giá hiện trạng nghề nuôi yến nhà và hiệu quả đầu tư khai thác tổ yến ở Việt Nam; xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của chim yến nhà tại Việt Nam. Chất lượng tổ yến của Việt Nam; đưa ra các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu đối với nhà nuôi yến, môi trường thuận lợi cho yến sinh sống, dinh dưỡng thức ăn cho yến.

Đặc biệt, tập trung xây dựng được mã định danh cho chủ nhà yến, nhà yến, quản lý nhà yến bằng công nghệ thông tin, liên kết theo chuỗi sản phẩm, truy xuất được nguồn gốc sản phẩm phục vụ xuất khẩu.

Ông Trọng hy vọng kết quả đề tài sẽ cung cấp những dẫn liệu khoa học rất quan trọng về chim yến, tổ yến, nghề nuôi yến và đặc biệt là xây dựng được các giải pháp đồng bộ để phát triển bền vững nguồn lợi yến sào tại Việt Nam, phục vụ xuất khẩu tăng giá trị sản phẩm.

Các nhà quản lý tài nguyên yến sào sẽ có cơ sở khoa học đầy đủ hơn trong việc hoạch định các chính sách về quy hoạch và quản lý nghề nuôi chim yến; các tổ chức, cá nhân sẽ có thêm những dữ liệu khoa học cần thiết để đầu tư xây dựng nhà nuôi yến cũng như khai thác và tiêu thụ tổ yến đạt hiệu quả kinh tế cao.

Đỗ Hương

Phát Triển Nghề Nuôi Chim Yến Tại Khánh Hòa

Khánh Hòa với điều kiện tự nhiên thuận lợi và lợi thế về ngành nghề khai thác yến sào truyền thống từ lâu đời, số lượng quần đàn chim yến ngày càng tăng nhờ công tác bảo vệ và khai thác có cơ sở khoa học và áp dụng kỹ thuật công nghệ mới. Năm 2004, Công ty triển khai dự án thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà và từ đó loài chim yến sinh sống trong nhà đã được Công ty quản lý phát triển tại một số nhà yến. Ban đầu từ nhà yến gốc 155 Thống Nhất, thành phố Nha Trang, Khánh Hòa, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã nhân nuôi thành công trong toàn tỉnh Khánh Hòa và các tỉnh trên toàn quốc. Từ đây, đã mở ra triển vọng to lớn cho phát triển nghề nuôi chim yến trong nhà, mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân trong cả nước. Theo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Việt Nam” Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện, tính đến thời điểm hiện nay cả nước có 42 tỉnh thành nuôi chim yến với trên 6.000 ngôi nhà yến.

Công ty Yến sào Khánh Hòa là đơn vị dẫn đầu cả nước trong nghiên cứu khoa học chuyên ngành về chim yến. Khi hình thành nhà yến đầu tiên tại Khánh Hòa năm 2004, Ủy ban Nhân dân tỉnh Khánh Hòa cho phép Công ty thực hiện Dự án “Thực nghiệm nuôi chim yến trong nhà để lấy tổ”. Đây là điểm khởi đầu cho một công trình phát triển ngành nghề mới đầy tiềm năng. Từ năm 2005, Công ty Yến sào Khánh Hòa đã thực hiện nghiên cứu khoa học, ấp nở nhân tạo chim yến hàng để bổ sung phát triển quần thể đàn chim yến. Tỷ lệ chim yến con trưởng thành qua các năm đã tăng lên rõ rệt, năm 2006 tỷ lệ chim trưởng thành trung bình là 30%, đến năm 2015 tỷ lệ nuôi chim trưởng thành đạt trung bình 90%. Thành công trong ấp nở và nuôi nhân tạo chim yến kết hợp với bí quyết kỹ thuật nhân đàn, di đàn chim yến đã tạo nên sự phát triển mạnh, vực dậy tiềm năng phát triển ngành nghề nuôi chim yến trên cả nước.

Đến nay, Công ty đã thực hiện tư vấn chuyển giao kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến cho trên 700 nhà yến toàn quốc và nhà yến ở 8 huyện thị trong toàn tỉnh Khánh hòa từ Vạn Ninh đến Cam Ranh và cả 2 huyện miền núi Khánh Vĩnh, Khánh Sơn; Phần lớn các nhà yến do Công ty thực hiện đã cho thu hoạch và đem lai hiệu quả kinh tế cho nhà đầu tư.

Thực tế tiềm năng phát triển nghề nuôi chim yến của tỉnh Khánh Hòa là rất lớn. Lợi thế về tự nhiên, khả năng về kỹ thuật, cần khai thác tốt nhất để phát triển nghề nuôi chim yến, mang lại hiệu quả kinh tế cho tỉnh nhà. Phát triển nghề nuôi chim yến đem lại lợi ích cho người dân và đất nước. Xác định rõ định hướng phát triển ngành nghề nuôi chim yến của quốc gia, các địa phương trong toàn quốc cùng phối hợp thực hiện trên cơ sở quy hoạch chặt chẽ, tránh các hiện tượng xây dựng nhà yến theo lối tự phát, không tuân thủ quy hoạch có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của ngành nghề chung và lợi ích của mỗi thành viên. Theo điều tra chuyên ngành của Công ty Yến sào Khánh Hòa đến tháng 11/2018, tỉnh Khánh Hòa có 331 nhà yến, tăng 193 nhà yến so với năm 2014 trong đó số lượng nhà yến tại Thành phố Nha Trang nhiều nhất: 146 nhà (tăng 80 nhà), Huyện Vạn Ninh 45 nhà (tăng 31 nhà), Thị Xã Ninh Hòa 46 nhà (tăng 31 nhà), Huyện Diên Khánh 47 nhà (tăng 28 nhà), Thành phố Cam Ranh 19 nhà (tăng 9 nhà), Huyện Cam Lâm 17 nhà (tăng 10 nhà), Huyện Khánh Vĩnh 10 nhà (tăng 4 nhà), Huyện Khánh Sơn 1 nhà.

Chim yến là loài động vật quý, đem lại sức khỏe cho con người. Do đó, phải thực hiện công tác tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, người dân nâng cao ý thức cùng nhau bảo vệ an toàn đàn chim yến. Trong tháng 12 năm nay, hội thảo khoa học chuyên đề thực trạng và giải pháp bảo vệ an toàn đàn chim yến tỉnh Khánh Hòa. Hội thảo tập hợp nhiều ý kiến các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia, các cơ sở nuôi chim yến thực hiện các giải pháp bảo vệ an toàn đàn chim yến, là cơ sở quan trọng trong chiến lược phát triển bền vững nghề nuôi chim yến tại Khánh Hòa.

Thức ăn chủ yếu của chim yến là côn trùng bay như: Rầy nâu, rầy xanh, mối, côn trùng bay… Vì vậy, chim yến có thể được xem là loài dùng để đấu tranh sinh học và bảo vệ môi trường cho nhà nông. Phát triển quần thể chim yến có ý nghĩa to lớn về mặt kinh tế, tạo ra công ăn việc làm và tạo nguồn thu đáng kể cho tỉnh, thành phố, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật hoang dã quý hiếm có lợi cho đời sống con người, đặc biệt góp phần nâng cao sức khỏe cộng đồng. Hiện nay, tình trạng săn bắt chim yến đang diễn ra tại một số tỉnh thành như: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Phan Thiết, Bình Thuận, Ninh Thuận, Bình Định, Phú Yên gần đây đã xuất hiện ở Khánh Hòa. Hành vi này gây hại nghiêm trọng, ảnh hưởng nguy cấp đến sự an toàn của chim yến. Bảo vệ an toàn và phát triển quần thể chim yến tại các tỉnh, thành phố có ý nghĩa đối với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn và phát triển đàn chim yến là động vật quý hiếm có lợi cho đời sống con người, tạo ra công việc làm cho người lao động, xây dựng nông thôn mới; góp phần phát triển kinh tế xã hội các tỉnh thành địa phương toàn quốc.

Bảo Tồn Phát Triển Chim Yến Cù Lao Chàm

Tác giải: Bác Tư Chung Nguồn từ: www.toyenvietnam.vn Tầm Cao Việt chia sẽ bài viết của Bác Tư để nhiều đọc giả tham khảo. Rất cám ơn Bác Tư về bài viết nhiều! Bài viết, được viết từ lâu với mong muốn đề đạt lên Chính quyền và các cơ quan quản lý TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam… một số hiểu biết của người làm nghề kỹ thuật nuôi yến. Mong muốn được chính quyền TP. Hội An hiểu được tâm tư nguyện vọng là mong nghề yến Cù Lao Chàm vẩn mãi mãi và mãi mãi là tạo ra sản vật tự nhiên quí hiếm vượt trội hơn ở hầu hết các nước Đông Nam Á. Nay, nhân ngày giổ tổ Hùng Vương 10/3 ÂL và cũng được xem là ngày giổ tổ của Nghề Yến VN, với lòng kính cẩn hướng đến ngày giổ tổ và giổ nghề, tôi xin được viết vài lời thỉnh nguyện đến vùng đất mà hai bên bờ sông Thu Bồn có những cách đồng lúa mênh mông cùng với dãy Trường Sơn xa xa trùng trùng điệp điệp rừng cây bụi, rừng nguyên sinh, nơi sản sinh sức tải môi trường vô cùng phong phú và dồi dào nguồn mồi ăn cho chim yến, kết tụ thành những tổ yến đẹp, có chất lượng cao, nổi tiếng là sản vật quí hiếm từ ngàn năm trước. Và không phải nói quá là từ dòng chim yến quí (do những biến đổi hoàn cảnh sinh sống tại chổ) cho ra những tổ yến lớn và nặng hơn những tổ yến có ở trên khắp vùng miền đất nước VN và các nước Đông Nam Á.

Chất lượng và sản lượng tổ yến Hội An sẽ tăng theo năm tháng đem lại sự thịnh vượng cho TP. Hội An, một thành phố du lịch sinh thái… , nguồn thu ngân sách từ yến Hội An sẽ lớn giúp TP. Hội An phát triển lớn mạnh và giàu đẹp

Và được biết ngày này, TP. Hội An có tổ chức lể hội, có chương trình giới thiệu yến Hội An sản vật quí báu này đến khách du lịch trong nước và ngoài nước. Tổ Yến Hội An/ Yến sào Cù Lao Chàm Hội An đã là thương hiệu yến sào nổi tiếng của đất nước Việt Nam và của cả vùng Đông Nam Á, được xưng tụng là King nests. Từ ngàn xưa và đến cận đại, yến sào Hội An đã là sản vật quí hiếm cho giới vua chúa, quí tộc, thượng lưu thưởng thức. Ngày nay, yến sào Hội An được giới tiêu dùng ở Hong Kong, Ma Cao và Trung Hoa ưu ái săn tìm để thưởng thức trước hai nguồn yến đảo của Việt Nam là Yến sào bán đảo Phương Mai Bình Định và yến sào của các đảo yến Khánh Hòa.

Các nhà Khoa học chưa ai phân định rõ tính nổi trội của yến đảo trung bộ VN so với yến đảo của các nước Đông Nam Á khác. Đặc tính nổi trội của Tổ Yến Hội An được giới quý tộc, thượng lưu và các doanh nhân Hong Kong, Ma Cao đánh giá theo truyền thuyết và khả năng cảm nhận của người thưởng thức. Gía trị của Yến sào Hội An được cảm nhận từ hình dáng đến màu sắc. Bên cạnh những tổ yến được gọi là yến Thiên, yến Quang, yến Hồng ở Cù Lao Chàm còn có yến Huyết nổi tiếng trên thế giới với số lượng hiếm hoi vài kg cho hai đợt khai thác mỗi năm.

Thành phố Hội An thuộc tỉnh Quảng Nam, có tổng diện tích tự nhiên 61,71 km2, nằm bên bờ Bắc hạ lưu sông Thu Bồn. Cách đất liền 18 km là cụm đảo Cù Lao Chàm nằm trên biển Đông, với diện tích 15,49 km2,chiếm 25,1% tổng diện tích tự nhiên toàn TP. Hội An. Cù Lao Chàm bao gồm nhiều hòn đảo lớn nhỏ: Hòn Lao, Hòn Dài, Hòn Mồ, Hòn Ông, Hòn Tai, Hòn Lá, Hòn Khô (Khô Mẹ, Khô Con), Hòn Nồm. Các hòn đảo này quần tụ thành hình cánh cung hướng mặt ra Biển Đông, như bức bình phong che chắn cho đất liền. Cù Lao Chàm- Hội An đã được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (ngày 26/5/2009).

Cù lao Chàm và vùng Hội An có hai mùa. Mùa khô từ khoảng tháng 2-tháng 8. Mùa mưa kéo dài từ tháng 9, tháng 10 đến tháng giêng năm sau. Về chế độ nhiệt, mùa đông nhiệt độ trung bình khoảng 23 – 24oC, nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối khoảng 15 – 20oC, đặc biệt và ít khi xuống đến 11oC (xuất hiện vào tháng 12, tháng 1). Mùa hạ – mùa khô, nhiệt độ trong các tháng tương đối đồng đều nhau từ 28 – 30oC, cao tuyệt đối 39 – 40oC, thấp tuyệt đối 21 – 23oC. Số giờ nắng trung bình trong năm 2.158 giờ, cao tuyệt đối trong năm là 2.976 giờ và thấp tuyệt đối trong năm là 1.440 giờ. Độ ẩm không khí mùa đông 82 – 84%, mùa hạ giảm còn 75 – 78%. Lượng mưa trung bình hàng năm 2.069mm, phần lớn tập trung vào mùa đông – mùa mưa, trung bình mỗi năm có 120 – 140 ngày mưa. Lượng mưa cao tuyệt đối là 3.307 mm, thấp tuyệt đối là 1.110mm. Tháng có mưa nhiều nhất là tháng 9,10 trung bình 1.122mm, từ tháng 9 đến tháng 12 tổng lượng mưa chiếm 70 – 80% lượng mưa cả năm. Vào mùa khô từ tháng 2 – 8, lượng mưa trung bình dưới 100mm, chỉ có khoảng 8 ngày mưa một tháng. Vùng nội địa bên trong đất liền của cù lao Chàm là vùng đồng bằng được hệ thống sông ngòi khá phát triển gồm sông Thu Bồn, sông Tam Kỳ và sông Trường chúng tôi cắt tạo ra những bình nguyên cây trồng, ruộng lúa… xa nữa là vùng rừng đặc dụng Sông Thanh là khu bảo tồn lớn của khu vực Trung Trường Sơn. Bên kia phía Bắc đèo Hải Văn từ Huế đi ra các tỉnh phía Bắc là vùng rừng cây bụi, rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng… nơi có sức tải môi trường tự nhiên sản sinh nguồn côn trùng môi ăn vô cùng phong phú và dồi dào chủng loại. . Nguồn thức ăn dồi dào, phong phú chủng loại ; môi trường địa lý thiên nhiên nhiệt độ, ẩm độ thuận lợi nên chim yến quần tụ về Cù lao Chàm sinh sống tạo ra quần thể chim yến Hội An và phát triển đàn nhanh chóng.Chim yến ở đây lớn con hơn trọng lượng 14,5-14,8 gr/con so với chim yến miền Nam từ bán đảo Phương Mai chỉ nặng 13,4-13,8 gr/con. Tổ yến Hội An cũng lại lớn hơn, độ rộng góc tổ 69 mm, độ dài mép tổ 60 và độ dày lồng tô11 mm, trọng lượng 12 gr so với yến sào Khánh Hòa là 65,9/56,2/10,8 mm và 11 gr còn yến bán đảo Phương Mai 64/60,9/10 mm và 10 gr. Và từ ngàn xưa, cù lao Chàm mà tập trung là ở các Hòn khô ( hòn mẹ) Hòn Lao, Hòn Tai là nơi chim yến đến tập trung sinh sống, tạo ra quần thể chim yến Cù Lao Chàm/Hội An. Sản lượng ghi nhận vào năm 1996 ( tài liệu Nguyễn Quang Phách 1999) là khoảng 800-900 kg và tăng dần đến năm cao nhất là 2008 là gần đạt 1,2 tấn có giá trị thương phẫm trên 100 tỷ/năm. Tuy nhiên từ sau năm 2011, sản lượng thu hoạch sụt giảm, doanh thu trong vài năm trở lại đây chỉ còn 80 tỷ/năm ( số liệu do tác giả dựa vào thực tế thống kê). Vậy điều gì tác động đến việc sụt giảm sản lượng tổ yến cù lao Chàm.

1/- NGUYÊN NHÂN TÁC ĐỘNG DẨN ĐẾN SỰ SỤT GIẢM TỔ YẾN CỦA CÙ LAO CHÀM. Các nhà KH-KT trong nghề Điểu học nhận định có 3 nguyên nhân chính là (1) Kỹ thuật khai thác không có khả năng giúp chim yến tăng đàn với tỷ số cao được (2) Vùng môi trường sản sinh côn trùng mồi ăn của chim yến bị thay đổi, những vùng ven biển trước đây không còn phong phú dồi dào nữa, chim phải bay xa, xa hơn để kiếm mồi ăn. (3) Sự hiện diện và mỗi năm mỗi tăng số lượng nhà yến gấp 200-300% ở dọc hai ven bờ các sông Thu Bồn, Tam kỳ và Trường Thanh Quảng Nam và nhất là vùng Đà Nẳng và các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân. Nguyên nhân (1) là không thể thay đổi cách khai thác mỗi năm 2 lần mà 2 nguyên nhân còn lại (2) và (3) tác động rất lớn đến quần thể chim yến Hội An số lượng giãm sút dẩn đến doanh thu giảm. Và 2 nguyên nhân này chỉ có mỗi năm mỗi tăng lên, không có biện pháp nào ngăn chận được dù là biện pháp hành chánh. Vì 2 lý do chính, chim yến là loài di thực nơi nào có thức ăn dồi dào phong phú là chúng tìm đến và chim tơ khi đến tuổi trưởng thành lập gia đình không ở lại nơi chim bố mẹ sinh ra chúng. .. và đây cũng là lý do chính những nhà yến ở trong đất liền Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẳng… và các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân , nhà yến mỗi năm tăng lên 300-400% mà chim yến vẩn về ở và nhiều. Chim yến từ các đảo Cù Lao Chàm, bán đảo Phương Mai, đảo yến Quảng Bình, đảo yến Quảng Ngãi và Vịnh Hạ Long , chim tơ trên đường đi săn mồi tìm thức ăn chúng đến và ở lại. Qua khảo sát và tìm hiểu thì nếu không có nhà mọc lên ở các tỉnh phía Bắc đèo Hải Vân thì mỗi năm đến hẹn lại lên từ tháng 5 dl chim yến từ Cù Lao Chàm, bán đảo Phương từng đàn ra săn mồi ở phương Bắc và chúng ở lại các hang động ở các núi , các nhà hoang. Và nếu gặp những trận rét đậm, rét hại nặng, không có mồi ăn , chúng chết . Và điều này lập đi lập lại như đúng một lập trình. Như vậy, có thể nói, lợi từ lộc chim yến Hội An và các đảo biển khác chảy ra các tỉnh phía Bắc và sâu vào nội địa vùng Đà Nẳng, Quãng Nam, Bình Định. Người dân Hội An không nhận hưởng lộc này…. Vì họ được có cách nào, xoay xở cách nào để có 1 nhà yến ở TP. Hội An mà danh chánh ngôn thuận họ được hưởng lộc từ lộc chim yến. Và một thực tế đáng buồn là vừa rồi tôi đứng dưới chân cầu Cửa Đại nhìn ra Cù lao Chàm, tôi đứng trên bờ sông đất Duy Xuyên vùng đất mà xây nhà yến không khó khăn gì và bên kia cửa sông Cửa Đại Điện Bàn cũng như vậy, không khó như trong TP. Hội An.

2/- BIỆN PHÁP NÀO NGĂN CẤM. Quê ngoại tôi ở vùng Điện Bàn và Duy Xuyên hai bờ sông thu bồn. Tôi cũng hay lang thang vài lần ở khu phố cổ Hội An và rất ngạc nhiên trên các đường phố nhỏ này không thấy bóng dáng của tổ yến Hội An để bán cho du khách và cũng rất đổi kinh ngạc khi không tìm thấy dấu vết của những nhà yến được mọc lên trên đất TP.Hội An (thực tế cũng có một, hai nhà nhưng cấu trúc thay đổi và vắng tiếng gọi chim về). Rất khác và hoàn toàn khác với 2 địa điểm nổi tiếng yến đảo là Nha Trang và Qui Nhơn, có vài chục sạp, chổ bán yến và cũng là tại tỉnh Quảng Nam dọc 2 bờ sông Thu Bồn, Tam Kỳ và Trường Thành là có nhiều nhà yến, Đà Nẳng và các tỉnh phía Bắc có nhiều nhà yến và có rất nhiều. Hỏi ra thì mới thấm , để bảo vệ nguồn thu từ tổ yến, có quan niệm nên không có nhà yến ở TP.Hội An để giử chim của cù lao Chàm không bị mất ,nhưng yến Hội An lại bị mất , chúng đi về những phương trời xa khác. Nguồn lực kinh tế quí giá của Cù lao Chàm Hội An không được nhân dân TP. Hội An nhận hưởng mà chuyển đến nhân dân các tỉnh vùng miền lân cận hưởng lộc… chỉ vì lý do là Thành phố sinh thái. Không biết vùng chim yến sống có tác động tốt đến môi trường sinh thái hay gây tác động xấu. Theo tôi thì vùng chim yến sống không gây tác động môi trường sinh thái xấu đi mà còn có nhiều lợi ích tốt về sinh thái. Điều chắc chắn rằng nhiều nhà yến ở các vùng miền lân cận có tổ yến giống như tổ yến đảo Cù lao Chàm về độ lớn, độ đẹp hình dạng.

3/- LỢI ÍCH KINH TẾ NẾU TP. HỘI AN CHO PHÉP NHÂN DÂN ĐƯỢC XÂY NHÀ YẾN. . Gỉa sử một ngày nào đó ở Hội An có nhà yến mọc lên và chim yến Cù Lao Chàm sau khi săn mồi tìm thức ăn ở vùng Quảng Nam, Đà Nẳng … một số những chim tơ sẽ định cư tại một số nhà yến ở Hội An. Và điều sẽ xây ra là thợ xây dựng sẽ có nhiều việc , nhiếu điểm có 5-7 người ngồi tụ lại lấy những sợi lông chim và sấy khô tổ, và sẽ có nhiều cửa hàng bán tổ yến Hội An và quan trọng hơn nữa nhiều du khách đến đây sẽ thưởng thức món chè yến đậm đà hương vị yến Hội An, sóng sánh màu thạch bích và đường phèn Quảng Ngãi. Nghỉ đến này đó tôi vui mừng.

5/- BIỆN PHÁP BỔ SUNG NGUỒN CHIM YẾN NHÂN TẠO VÀ NGUỒN SỐNG CỦA CHIM YẾN Khó có thể thay đổi 3 nguyên nhân làm sản lượng tổ yến của cù lao Chàm mỗi năm mỗi sụt giãm. Hiện nay chỉ có biện pháp bổ sung vào các hang yến cù lao Chàm nguồn chim yến tơ ấp nuôi nhân tạo như các đảo yến Khánh Hòa đang làm. Ở Cù lao Chàm mỗi năm thu 2 lần tổ, buộc phải bỏ nguồn trứng chim yến và chim non. Sao không sử dụng nguồn trứng và chim non khi thu hoạch tổ yến để thực hiện việc bổ sung nguồn yến tơ vào các hang động yến cù lao Chàm… mất đi mỗi năm , ngăn chận đà sụt giảm yến sào Hội An.

Hôm nay và rồi sẽ đến ngày giổ tổ Hùng Vương và giổ tổ nghề yến, TP. Hội An có tổ chức những lể hội, trong đó chắc sẽ có giới thiệu và tôn vinh yến đảo Cù Lao Chàm. Do ở xa, không có điều kiện, tôi xin được thắp nén hương trầm của núi rừng linh thiếng đất Quảng nhớ đến ngày giổ tổ Hùng Vương và giổ tổ nghề yến, nhớ về những bậc tiên liệt đã khai sinh yến Hội An với biết bao gian truân, nhọc nhằn của nghề yến thiên nhiên. Xin kính cẩn.

Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Hót Hay Thánh Thót Và Phát Triển Tốt

Để sở hữu một chú chim chích chòe lửa hót hay là điều mà rất nhiều người mong muốn. Ngoài do thiên phú về giọng hót và bộ lông, thì tiếng hót của chim có thánh thót hay không lại phụ thuộc yếu tố của chính người nuôi dưỡng, chăm sóc. Bài viết này sẽ chia sẻ những đặc điểm của loài chim này cũng như kỹ thuật nuôi đúng chuẩn nhất để chim chích chòe phát triển tốt và hót hay.

Chim chích chòe là gì?

Chim chích chòe là một loại chim cảnh không chỉ có giọng hót hay mà còn sở hữu dáng đẹp, điệu bộ trang nhã:

– Về lông chim có ba màu lông như sau: Màu đen, màu trắng và màu nâu sẫm.

– Sở hữu giọng hót vô cùng thu hút, gồm có ba âm chính trong giọng của chim là âm thổ, âm đồng, âm kim. Một chú chim hót giọng to hay nhỏ, trầm hay thanh là do trời phú, bạn chỉ có thể sửa giọng khàn sang giọng thanh mà thôi.

Lưu ý: Một chú chim chích chòe hót hay hay hót dở còn phụ thuộc nhiều vào cách chăm sóc từ chủ nhân như nguồn thức ăn, phương pháp chăm sóc, luyện tập…

Cách phân biệt chim chích chòe than trống và mái

Có nhiều cách để giúp phân biệt chim chích chờ than trống và mái, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

– Lông ngực và lông trên đầu: Chim trống thì lông có màu đỏ đậm, khi thay lông sẽ cho lông màu đen nhiều và đậm có ánh tuyển khá bắt mắt. Còn với chim chích chòe than mái thì lông sẽ có màu nhạt hơn.

– Hình dáng của chim: Chim trống thường có thân hình to, chân cao và to, móng dài, râu cũng dài và đâm ra phía trước gần như xuôi theo mỏ,… Con mái thì thân hình bé hơn và đầu nhỏ.

Cách nuôi chim chích chòe lửa hót hay thánh thót và phát triển tốt

Với những yếu tố sau đây bạn cần tham khảo thực hiện để giúp chim chích chòe lửa hót hay, giúp tiếng chim chích chòe lửa mái hót thánh thót mà còn phát triển tốt nhất:

– Chọn lồng nuôi chim chích chòe lửa

Để giúp những chú chim chích chòe lửa hót hay (chim chích chòe than hót giọng rừng hay) cần hết sức lưu ý về lồng nuôi. Lồng chim có nhiều loại để lựa chọn như sau:

Lồng bình dân: Mua ở ngoài chợ với giá khoảng vài chục nghìn.

Lồng đặt: Với giá thường sẽ đắt hơn, khoảng vài trăm.

Lồng ngoại: Loại lồng này có giá đắt, đến cả vài triệu, được trạm trổ vô cùng cẩn thận và cầu kỳ.

Yêu cầu khi chọn lồng nuôi như sau:

Chim ngắn đuôi: Dùng lồng từ 64 – 68 nan.

Chim dài đuôi: Dùng lồng từ 72 – 80 nan.

Cóng ăn cóng uống của chim nên dùng theo bộ, là 2 hoặc 4 cái cùng loại với nhau. Cóng làm bằng sành sứ, có hoa văn sắc sảo, màu sắc bắt mắt.

– Cách chọn chim chích chòe lửa theo vóc dáng, điệu bộ

Về vóc dáng của chim chích chòe lửa đẹp

Là chim ngũ trường: Tức là chúng có 5 phần đầu, mỏ, chân, mình, đuôi đều dài.

Chọn chim thon mỏ, nhỏ đầu: Chim có đầu nhỏ sẽ nhanh nhẹn. Phần mỏ thon, không bị cong quặp như mỏ diều hâu thì vừa hát hay vừa đá giỏi.

Chim mới thay lông có bộ lông mượt, lông sẽ ép sát vào mình trong rất thon gọn, đẹp. Phần lông cánh và lông đuôi không bị gãy. Đuôi to bản.

Về điệu bộ của chim chích chòe lửa tốt

Khi đứng hót, chim ngẩng cao đầu, tự tin. Hai chân đứng thẳng, dạng chân ra.

Chim đánh đuôi con vật khác mạnh bạo, tiếng đánh đuôi kêu khá đanh thép.

Khi chúng bị nhốt trong lồng không bay loạn xạ như các loại chim bổi, chim nhát.

Không ngủ hoặc đứng trên cóng. Không đứng mãi một chỗ ở trên cầu.

– Lưu ý về thức ăn bổ sung cho chim chích chòe lửa

Chích chòe lửa là loại chim khá dễ nuôi, ăn ít, số lượng thức ăn trong ngày không nhiều với nguồn thức ăn từ đạm động vật chỉ một nửa. Nguồn thức ăn chủ yếu nên bổ sung cho chim như sau:

Thức ăn có chất đạm: Trứng kiến, cào cào, sâu tươi, sâu non, sâu khô, trứng gà, trứng vịt, dế, giun đất, nhộng tằm, thịt tươi, tôm tép nhỏ.

Bột đậu phộng trộn trứng khá hợp lý.

Cũng có thể cho ăn thêm bột sò, bột thịt, bột cá, bột ruốc, gạo lứt, bột dinh dưỡng trẻ em.

Thức ăn bổ sung để chim chích chòe lửa hót hay

– Cách tập cho chim chích chòe lửa non hót hay

Đối với những chú chim chích chòe non muốn hót hay cần được tập luyện và học theo những âm thanh xung quanh, hoặc học từ những chú chim thuần thục. Vì thế, khi chim non đến tháng thứ 5 – 6 thì bạn nên đem chim ra các điểm tập hót để luyện giọng cho chim. Tuy nhiên khi đem chim đi dượt thì chúng phải khá căng lửa và được thay lông xong.

Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Pháp Phát Triển Bền Vững Nghề Nuôi Chim Yến trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!