Bạn đang xem bài viết Giá Chim Cút Giống, Cút Thịt &Amp; Trứng Cút. Trang Trại Mua, Bán Chim Cút Giống được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chim cút giống được đánh giá là mặt hàng có giá cả ổn định và thường nằm ở mức cao trong những năm gần đây. Điều này có nguyên nhân xuất phát từ nhu cầu mua chim cút giống về nuôi lấy trứng và lấy thịt của các trang trại quy mô nhỏ và lớn. Có những trang trại đầu tư hàng chục triệu đồng để mua hàng nghìn con giống, nên giá chim cút giống hiếm khi hạ nhiệt.
Chim cút giống thường được các hộ nông dân chọn mua từ các cơ sở sản xuất có dòng chim bố và chim mẹ được chọn lọc riêng để tránh giao phối và sinh sản đồng huyết. Chim cút nuôi đủ 25 ngày tuổi mới được phân loại để lựa ra những con đủ tiêu chuẩn làm giống, những con còn lại dùng cho nuôi lấy thịt. Bà con có thể tìm mua chim ngay từ khi chúng mới sinh ra, cũng có thể mua chim trưởng thành để tiết kiệm khoảng thời gian nuôi trước khi phối giống. Giá chim cút giống vì thế cũng tăng lên theo các thời kỳ sinh trưởng của chim, cụ thể:
Chim non 1 ngày tuổi: 1.000 – 1.500 đồng/con
Chim mái trên 20 ngày tuổi: 6.000 – 8.000 đồng/con
Chim mái trên 40 ngày tuổi (chim trưởng thành đang đẻ): 16.000 – 18.000 đồng/con
Chim trống phối giống: 13.000 – 15.000 đồng/con
Trứng cút không chỉ mà một món ăn mà còn là bài thuốc tuyệt vời cho sức khỏe: giúp tăng cường trí nhớ, bổ sung dinh dưỡng cho não, bảo vệ thị lực và làm sáng mắt, đồng thời cải thiện sức khỏe phụ nữ. Trứng cút lộn cũng là một mặt hàng rất được các bà nội trợ ưa chuộng. Trứng cút lộn ăn kèm rau răm, gừng tươi là bài thuốc chữa các bệnh thiếu máu, suy nhược, yếu sinh lý…
Với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe như vậy, không có gì kỳ lạ khi giá bán trứng cũng như thịt chim cút luôn ở mức bình ổn, qua đó mang lại thu nhập cao cho các hộ chăn nuôi. Giá bán cụ thể của từng mặt hàng như sau:
Trại Giống Thu Hà
Trứng cút thường: 4.000 – 5.00 đồng/chục
Trứng cút lộn: 8.000 – 9.000 đồng/chục
Thịt chim trống: 5.000 đồng/con (12 – 15 con/kg)
Thịt chim mái non: 8.000 đồng/con (9 – 11 con/kg)
Thịt chim mái già: 15.000 đồng/con (6 – 8 con/kg)
Địa chỉ: Thôn 5, Xã Phù Vân, TP.Phủ Lý, Hà Nam
Liên hệ: 0983.882.813 – 0941.771.563
Ngoài chim cút giống, trại giống Thu Hà còn chuyên phân phối các loại con giống gia cầm khác như gà, ngan, vịt, ngỗng. Đây là một trong những địa chỉ được bà con chăn nuôi trên khắp cả nước tin cậy nhờ vào chất lượng con giống tốt và dịch vụ vận chuyển đến khắp các địa phương ở ba miền Bắc, Trung, Nam.
Trại Chim Cút Trung KiênĐịa chỉ: Thanh Hương, Thanh Liêm, Hà Nam
Liên hệ: 0982.565.816 – 0869.666.826
Trại chim cút Trung Kiên chuyên cung cấp các sản phẩm chim cút giống, chim cút thịt, lồng nuôi chim cút và thức ăn chăn nuôi với chất lượng đảm bảo và cam kết đặt uy tín lên hàng đầu. Ngoài các dịch vụ như trên, trang trại còn nhận tư vấn hỗ trợ kỹ thuật chăn nuôi chim cút, đồng thời cung cấp dịch vụ vận chuyển hàng tới tất cả các tỉnh trong khu vực miền Bắc và miền Trung.
Địa chỉ: Hoa Lâm, Long Biên, Hà Nội
Liên hệ: 01636.990.528
Trang trại Thụy Phương chuyên bán các loại gia cầm giống: gà, ngan, vịt, bồ câu, chim cút… với cam kết chất lượng và uy tín qua nhiều năm. Cơ sở còn nhận tư vấn kỹ thuật chăn nuôi từ bước chọn con giống, xây chuồng trại cho đến cách chăm sóc đàn gia cầm.
Trại Cút Vườn ĐồiĐịa chỉ: An Ngãi Đông, Hòa Sơn, Hòa Vang, Đà Nẵng
Liên hệ: 0903.950.189
Trại chim cút Vườn Đồi chuyên cung cấp chim cút giống, trứng cút, trứng cút lộn sỉ và lẻ trên địa bàn Đà Nẵng – Quảng Nam với phương châm uy tín, chất lượng và giá cả hợp lý. Cơ sở chỉ nhận vận chuyển hàng với số lượng lớn và trong phạm vi các tỉnh miền Trung.
Trại Chim Cút Nguyễn HồĐịa chỉ: 98/5 Long Thành, Long An, Châu Thành, Tiền Giang
Liên hệ: 0982.855.751
Trang trại Nguyễn Hồ chuyên cung cấp các loại chim cút giống, trứng cút, đồng thời nhận thiết kế và lắp ráp chuồng trại công nghiệp cho mô hình nuôi chim cút. Đây được xem là trang trại chim cút lớn nhất Việt Nam, với diện tích trên 6000m2, quy mô hơn 100.000 con chim cút.
Từ khóa tìm kiếm:Kỹ Thuật Làm Chuồng Nuôi Chim Cút Thịt Và Chim Cút Sinh Sản Khoa Học
Nhiệt độ thích hợp và ổn định
Nhiệt độ của chuồng nuôi quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến chúng bị rối loạn trao đổi chất, giảm tốc độ sinh trưởng và chất lượng thịt cũng như khả năng đẻ trứng và chất lượng trứng của chim. Đối với chim cút non, mức nhiệt độ thích hợp là từ 24 – 35C, còn với chim cút đẻ, mức nhiệt là 18 – 25C.
Thoáng khíMôi trường bên trong chuồng nuôi chim cút cần phải thoáng mát, thông gió tốt để không khí sạch được lưu thông, hạn chế tích tụ các loại khí độc hại sinh ra từ chất thải của chim. Ngoài ra chuồng nuôi phải cao ráo, tránh ẩm thấp dễ gây bệnh cho chim.
Vệ sinh sạch sẽChuồng chim cút cần được thiết kế sao cho dễ dọn rửa chuồng, máng ăn máng uống được thay và cọ rửa thường xuyên, các chất thải cần được thu gom xử lý để không gây ô nhiễm môi trường.
Không gian yên tĩnhTổ tiên của chim cút vốn có nguồn gốc là chim hoang dã nên loài chim này có bản tính khá nhút nhát. Với thính giác và thị giác nhạy bén, chúng dễ bị kích động bởi tiếng ồn. Vậy nên chuồng chim cút nên đặt ở nơi yên tĩnh, không bị xáo trộn, có ít người lạ cũng như động vật qua lại.
Chống các động vật gây hạiChim cút có kích thước khá nhỏ bé nên chúng dễ bị các loài động vật gặm nhấm như chuột, hoặc các động vật săn mồi như mèo tấn công và gây tổn thương. Vì thế, khi thiết kế chuồng, bà con đừng quên lưu tâm đến vấn đề này.
– Kích thước chuồng 1×0.5x2m với mật độ 20 – 25 con/chuồng.
– Chuồng có thể là các lồng nuôi làm bằng thép mạ kẽm được thiết kế thành nhiều tầng tiết kiệm diện tích hoặc là chuồng trên nền đất có quây lưới thép 1x1cm xung quanh để chống chuột.
– Nóc chuồng lót vật liệu mềm để khi chim cút giật mình nhảy lên cao thì không bị tổn thương phần đầu.
– Máng ăn, máng uống của chim có dạng dài khoảng 0.5m, kích thước 5x5cm và làm từ vật liệu dẻo như nhựa để tránh gây tổn thương cho chim, lại vừa dễ chùi rửa.
Lồng úmLồng úm là khu vực dành cho chim non mới đẻ dưới 10 ngày tuổi. Kích thước phổ biến của lồng úm là khoảng 1.5x1x0.5m có thể nuôi được 200 con chim non. Tuy nhiên kích thước này có thể thay đổi tùy thuộc vào quy mô của từng hộ chăn nuôi. Lồng úm không nên đặt trên nền đất mà nên đặt cao hơn mặt đất khoảng 50cm để tránh các loài gặm nhấm gây hại. Lồng được quây bằng lưới thép không rỉ loại 0.8×0.8cm, được trang bị thêm bóng đèn vừa sưởi vừa thắp sáng để duy trì thân nhiệt cho chim non.
Lồng hậu bịĐây là khu vực dành cho chim từ 11 – 30 ngày tuổi đang trong giai đoạn phát triển. Kích thước của lồng hậu bị tương tự như lồng úm, khoảng 1.5×1.0.5m nhưng mật độ thưa hơn, khoảng 100 – 120 con/chuồng. Lồng hậu bị có cấu tạo không quá khác biệt so với lồng úm, vẫn được đặt trên cao và trang bị bóng đèn sưởi.
Lồng cút đẻNhững chú chim cút trên 25 ngày tuổi, có khả năng sinh sản và đạt tiêu chuẩn nuôi lấy trứng thì sẽ được chuyển sang lồng cút đẻ. Kích thước của loại chuồng này khoảng 1×1.5×0.5m, mật độ 25 – 30 con mái/chuồng, có vật liệu và cấu tạo tương tự như lồng nuôi chim cút thịt.
Từ khóa tìm kiếm:Thức Ăn Cho Chim Cút Từng Giai Đoạn. Giá Thức Ăn Cho Chim Cút
Các loại hạt: Ngô, lúa, các loại đậu nhỏ, kê, cao lương, bo bo
Thức ăn bổ sung: Khoáng Premix, bột cá, bột xương (bột vỏ sò), bột đậu, vitamin ADE
Các loại thức ăn này có thể được phối trộn và phân chia theo khẩu phần ăn thích hợp trong từng giai đoạn phát triển của chim cút, với tỉ lệ có thể thay đổi.
Chim cút mới nở (1 – 25 ngày tuổi)
Ngô – tấm – cám – bột đậu các loại theo tỉ lệ 2 – 2 – 1 – 1 ( + bổ sung khoáng Premix và vitamin ADE)
Ngô – lúa – cám – bột cá – bột đậu xanh theo tỉ lệ 2 – 2 – 1 – 0.5 – 0.5 ( + bổ sung khoáng Premix và vitamin ADE)
Giai đoạn này, chim cần ăn thức ăn hỗn hợp 5-10g/ngày/con và 30ml nước/ngày/con.
Trong giai đoạn sinh sản, hỗn hợp thức ăn cho chim cút có thể được phối trộn theo một trong hai công thức sau:
Lượng thức ăn trung bình khoảng 20 – 25g/con/ngày và 50ml nước/ngày.
Ngô- tấm- cám- bột cá- bột đậu theo tỉ lệ 2.5 – 1 -1 – 1 ( + khoáng Premix và vitamin ADE hoặc bột )
Ngô – lúa – cám – bột cá theo tỉ lệ 2 – 1 – 1 – 1 ( + khoáng Premix và vitamin ADE hoặc bột )
Chim cút thịt ( từ 25 – 40 ngày tuổi)Là giai đoạn ăn thúc nên bà con cần cung cấp thức ăn với hàm lượng tinh bột cao (để chim tăng nhanh khối lượng) và để chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Hỗn hợp thức ăn có thể được trộn theo một số công thức như:
Mỗi cá thể chim sẽ uống khoảng 80ml nước và ăn hết 25g thức ăn/ngày trong giai đoạn này.
Ngô – tấm – cám – bột cá – bột đậu xanh theo tỉ lệ 4 – 1.5 – 1 -1 – 0.5 (+ vitamin và khoáng)
Ngô – bột đậu xanh – cám – bánh dầu đậu phộng theo tỉ lệ 4 – 1 – 1 – 0.5 ( + vitamin và khoáng)
Tùy mục tiêu lợi nhuận, tiết giảm chi phí và độ khéo léo của người nuôi, bà con có thể nuôi chim cút hoàn toàn bằng thức ăn công nghiệp hoặc tự phối trộn thức ăn cho chim cút.
Trên thị trường hiện nay có nhiều hãng cung cấp thức ăn cho chim cút với các loại cám chuyên dụng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của chim (cám cho cút sinh sản, cút hậu bị, v.v.), giá cả thường rơi vào trên dưới 300.000 đồng/ bao 25kg. Bà con nên liên hệ với cơ sở cung cấp thức ăn chăn nuôi để có giá chính xác nhất và mức chiết khấu hợp lý (nếu có).
Cụ thể: công thức phối trộn lên men 1 tạ ngô bột, 20 kg đậu tương nghiền, 5 kg bột cá và 30 kg cát sạch để tạo ra 2 tạ cám đã giúp giảm giá thành khoảng 4.000 đồng/kg cám so với mua của nhà máy. Chim cút ăn loại thức ăn này cũng có vẻ như vừa dễ tiêu hóa vừa bảo đảm phân chim không có mùi hôi như dùng thức ăn công nghiệp.
Từ khóa tìm kiếm:Kỹ Thuật Chọn Giống Và Cách Nuôi Chim Cút Sinh Sản
Chim cút giống chuyên trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 quả/năm.
Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến bởi nuôi chim cút rất dễ: vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại. Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh:
Phương pháp chọn giống và phối giống:
– Chọn giống: Khi muốn nuôi cút đẻ phải chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ vì nơi đây sẽ chọn lọc riêng dòng bố, dòng mẹ để khi nuôi sinh sản giao phối mới không đồng huyết. Sau ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút giống chọn nuôi phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn, da lông bóng mượt… Một số tiêu chuẩn chọn giống như sau:
+ Cút trống: phải có thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr.
+ Cút mái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại… Trọng lượng lớn hơn cút trống.
+ Lồng úm: Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.
+ Chuồng nuôi: Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền.
+ Quy cách lồng: 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân.
+ Quy cách quây nuôi nền: đường kính quây 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần….
– Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.
Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố…
Nước uống: Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.
– Chăm sóc nuôi dưỡng: Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.
Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa. Trong quá trình úm cần thoáng khí.
Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.
Thức ăn, nước uống giai đoạn úm: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố… cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố… vào nước cho cút uống thường xuyên.
– Chọn giống: Nên mua giống ở những cơ sở có uy tín, hoặc càng xa càng tốt để tránh hiện tượng đồng huyết (lưu ý khi ghép phối trống mái). Lưu ý đặc tính mắn đẻ. (nên lưu ý chọn cút trống tránh anh chị em giao phối sẽ gây hiện tượng đồng huyết nhanh và phải thay cút trống thường xuyên thì mới bảo đảm tỷ lệ có phôi cao).
– Muốn chuyển đổi thức ăn nên thực hiện từ từ, ít nhất 4 ngày mới chuyển đổi hoàn toàn thức ăn khác.
– Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 24 – 25OC.
– Bảo đảm chuồng nuôi có độ thông thoáng cao, nên có quạt thông gió để tạo luồng không khí lưu thông thường xuyên trong trại.
– Đảm bảo chế độ chiếu sáng từ 16 – 18 giờ/ngày trong chuồng nuôi cút (tính 5w/1m2 chuồng).
– Lồng nuôi cút có đáy (trên) làm bằng lưới nylon để tránh cút bể đầu khi bị kích động nhảy dựng lên.
– Luôn giữ yên tĩnh trong trại, chuồng nuôi vì cút rất dễ bị kích thích do sợ hãi tiếng động.
– Luôn giữ vệ sinh chuồng nuôi, hốt phân hằng ngày và che chắn chuồng trại cẩn thận tránh mèo chuột giết hại.
– Trong quá trình nuôi đẻ, luôn theo dõi thể trọng của cút để tránh quá mập hay quá gầy sẽ làm giảm năng suất đẻ.
– Lưu ý cho cút ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày.
– Cút đẻ vào buổi chiều nên thực hiện việc vệ sinh vào buổi sáng.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Cút Tại Nhà
1. Chuẩn bị trước khi nuôi chim cút
Nuôi chim cút sinh sản thì quan trọng nhất chính là môi trường sống. Môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng và phát triển của chim cút.
Đối với chim cút non thì nhiệt độ phù hợp nhất là từ 24 đến 35 độ C còn nếu là chim cút đẻ thì tù 18 đến 25 độ C. Nếu điều kiện quá nóng hay quá lạnh thì chim sẽ chậm phát triển.
Chim cút giống bạn cần tìm đến nơi uy tín. Sau đó chọn lấy những con khỏe mạnh, không dị hình dị tật, háu ăn, nhanh nhẹ,… Ngoài ra cần chú ý tỷ lẹ đẻ, ấp nở nuôi sống cao và tăng trọng nhanh ổn định và đồng đều giữa các con.
Nếu là chim cút đực thì cần khỏe mạnh, lông mượt và nhanh nhẹn. Chim trống có thân hình gọn và nhỏ hơn chim cái. Đầu khá nhỏ, mỏ thì ngắn nhưng cổ khá dài. Tiếp đó là ngực nở nang.
Còn chim cút mái thì đầu thanh hơn và cổ nhỏ, lông và da đều bóng mượt. Ở ngực có nhúm lông đen. Xương chậu nở và hậu môn cũng nở, mềm mại và đỏ hồng.L
Kích thước chuồng chim cũng khá đa dạng. Do loài chim này dễ nuôi nên bạn nuôi trong lồng hay vây thép để nuôi đều được. Quy cách làm chuồng được khuyến nghị là:
Kích thước chuồng: Diện tích chuồng nên là 1×0.5x2m và được làm làm bằng khung thép hoặc gỗ và lưới vuông 1x1cm. Kích thước lưới như này để chim vừa dễ di chuyển lại tiện đi vệ sinh hơn. Mỗi chuồng với kích thước như vậy có thể nuôi được 20 đến 25 con.
Chuồng nên có độ dốc chừng 3 độ để trứng lắn không bị vỡ.
Nóc chuồng cần được làm bằng vật liệu mềm mại để nếu chim có nhảy lên chạm vào thì cũng không bị thương.
Nếu nuôi số lượng lớn thì bạn xếp các chuồng lên nhau. Mỗi chuồng cách nhau 10cm đủ để vỉ hứng phân và chim đi vệ sinh.
Máng thức ăn và nước uống cần được làm bằng vật liệu dẻo và có kích thước là dài 0.5m, rộng 5cm, cao 5cm. Nếu nuôi chim non thì kích thước nhỏ hơn
Trong khi nuôi bạn cần chú ý tới chuột và mèo. Đây là món ăn ngon của hai loài động vật đó.
Vì thế bạn cần xây dựng chuồng trại cẩn thận và thiết kế sao cho không cho cách động vật nguy hiểm kia có cơ hội tiếp cận chim. Chuồng nên đặt trên cao và xây kín đáo. Đồng thời xung quanh nên đặt bẫy chuột.
2. Kỹ thuật nuôi chim cút sinh sản đạt năng suất caoVì mỗi ngày chim cút ăn tầm 20 – 25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ được 1 quả trứng nặng 10 – 11gr (bằng 10 % cơ thể) nên thức ăn cho chim cần đảm bảo đủ yêu cầu dinh dưỡng cho chim. Đặc biệt là đạm, các chất khoáng và tinh bột.
Bạn nên cho chim ăn tự do cả ngày lẫn đêm. Nếu khi chim đẻ thì phải thu gom trứng ngay để tránh trứng bị vỡ. Sau đó tiến hành bảo quản an toàn để tiếp tục nhân giống. Ngoài ra bạn phải đảm bảo lượng nước cho chim đủ từ 50 đến 100ml mỗi ngày. Nước phải sạch và mát để chim có thể tùy ý uống.
Mỗi con cần đảm bảo từ 50 đến 100ml nước sạch mỗi ngày. Nước phải sạch, không được lẫn phân hay chất độc hại. Ngoài ra bạn có thể pha thêm vitamin vào nước cho chim uống để tăng cường sức khỏe.
Do tình hình dịch cúm gia cầm bùng phát mạnh mẽ nên bạn không thể chủ quan khi nuôi chim được. Bạn cần chú ý giữ vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Khi xây dựng được 1 môi trường chăn nuôi đảm bảo được vệ sinh, an toàn, thì sẽ là điều kiện tốt để chim phát triển.
Có 3 giai đoạn cần chú ý để chăm sóc chim cút:
Cút con (1-25 ngày): khi chim con mới nở thì phải được sưởi ấm ngay. Nhiệt độ sưởi trong tuần đầu là 34 độ và mỗi tuần giảm chừng 3 độ. Sau 4 tuần thì kết thúc. Môi trường chăm chim non cần đảm bảo ấm áp và luôn khô thoáng. Thức ăn cho giai đoạn này là can62 giàu đam và vitamin.
Cút thịt (25-30 ngày):Giai đoạn này bạn cần vỗ béo nên thức ăn sẽ giàu tinh bột và ít đạm. Bạn cho chim ăn tự do cả ngày và đếm. Đến 40 ngày tuổi thì mang đi bán.
Cút sinh sản: Thức ăn cho chim loại này cần đảm bảo đủ dinh dưỡng để chim có thể đẻ đều. Trung bình mỗi ngày chim đẻ 1 quả nên bạn cần nguồn thức ăn đủ để bù lại chỗ đó. Trung bình cút mái ăn 25g 1 ngày.
– Loại chim này mặc dù có sắc đề kháng rất mạnh nhưng việc phòng ngừa bệnh cho chim cũng cần được thực hiện đầy đủ và được quan tâm. Bạn cần thường xuyên vệ sinh chuồng trại và giữ môi trường khô ráo, nhiệt độ ổn định. Hạn chế chím tiếp xúc với đàn lạ
– Chim cút hay mắc bệnh newcastle, ngộ độc thức ăn, sưng mắt, bại liệt, suy dinh dưỡng. Lúc này biện pháp phòng ngừa chính là:
– Tiêm vắc xin định kỳ cho cả đàn từ khi chúng còn rất nhỏ và tiêm nhắc lại trước khi chúng vào đẻ để ngừa bệnh.
-Thức ăn cần tươi, sạch không được mốc hay có mùi lạ. Trong môi trường ẩm ướt nhiệt độ cao thì thức ăn phải đảm bảo để chim không bị ngộ độc.
– Bổ sung vitamin A để tránh sưng mắt
– Thêm canxin và photpho để tránh bị bại liệt.
– Trong quá trình chim đẻ trứng thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng chim bị suy dinh dưỡng, chim đẻ không đều và trứng đẻ ra bị dị dạng.
sau khoảng 60 ngày tuổi thì chim cút mái bắt đầu đẻ và cứ thế liên tục đến cả năm. Tuy nhiên theo nhiều hộ nuôi lâu năm thì hộ cho rằng chim mái phối giống và đẻ trứng sau 3 tháng tuổi. Nếu phối sớm có thể làm giảm chất lượng cả đàn.
Mỗi con chim cút trong giai đoạn đẻ sẽ cho 270 đến 300 quả 1 năm. Mỗi ngày chim mái đẻ 1 quả nên cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để chim duy trì được tần suất sinh sản.
Công thức trộn thức ăn cho chim có thể là2.5 bắp – 1 lúa – 1 cám – 1 bột cá. Mỗi chim cút trưởng thành cần 25g thức ăn và uống khoảng 60ml nước.
Khi chọn được các cá thể ưu tú cho thế hệ sau thì bạn tiết hành tách riêng dòng ra để tránh bị đồng huyết làm giảm chất lượng thế hệ sau. Đàn giống được nuôi đến 3 tháng tuổi mới mang đi ghép cặp và phối giống cho chim mái đẻ trứng.
Nuôi chim cút đẻ trứng là mô hình kinh tế mang lại lợi nhuận cao. Vì chim cút rất dễ nuôi và dễ thích nghi với mọi điều kiện khí hậu ở Việt Nam nên bà con có thể thường xuyên nuôi chúng để khai thác thịt song song với trứng để có được nguồn kinh tế ổn định.
Chúc bà con thành công.
Cập nhật 17/06/2023
Chim Cút Ăn Gì? Cách Nuôi? Giá Bao Nhiêu Tiền? Mua, Bán Ở Đâu
Hiện nay ở Việt Nam phong trào các hộ gia đình nuôi chim cút đang ngày một phát triển. Nguyên nhân do đây là loài dễ nuôi, tốn ít chi phí, giá trị dinh dưỡng lớn, khả năng mắc bệnh thấp hơn gà, vịt. Tuy nhiên, vòng quay vốn và khả năng thu lợi nhuận cao hơn rất nhiều. Bài viết sau đây sẽ phân tích chi tiết hơn cho quý vị về loài chim này.
Chim cút có tên gọi khác là Chim cay, Chim cun cút chúng thuộc họ Trĩ. Đây là loài chim có hình dáng tương đối nhỏ bé và thân hình mập mạp, sống trên đất liền
Dưới chân chim cút thường sẽ có màu xám hồng thêm chút chấm đen. Mỏ, mắt có màu hung đen.
Khi chim Đực trưởng thành, phần lông mặt cổ sẽ là màu vàng pha trắng… còn chim mái lông mặt cổ sẽ là màu xám pha đen. Phần bụng có màu trắng xám
Đại đa số các loài chim, giống đực thường sẽ to, cao hơn giống mái. Tuy nhiên chim cút lại hoàn toàn ngược lại.
Chim Đực lại nhỏ hơn nhiều Chim cúc mái. Chim mái có cân nặng khoảng 200gram, còn chim cút đực chỉ nặng 150gram.
Khả năng gáy chỉ xuất hiện ở chim Cút Đực. Chỉ sau 2 tuần tuổi mới có thể phân biệt được đâu là chim được đâu là chim cút mái.
Theo kinh nghiệm, nếu chim cút đực và mái nếu không đáp ứng được các tiêu chí nuôi để đẻ sẽ được chuyển sang hình thức nuôi để thịt
Để nuôi chim cút bạn không cần quá nhiều diện tích để xây chuồng trại. Việc nuôi chim cút kiểng hiện đã giúp cho rất nhiều gia đình cải thiện kinh tế.
Trung bình một chú chim cút mái có thể cho ra 350 trứng mỗi năm. Cũng có một số trường hợp ghi nhận có chim đẻ được 400 trứng.
Chim cút lớn rất nhanh nên quá trình tiêu thụ và tung ra thị trường vì thế cũng tăng theo. Chim cút để thịt chỉ cần nuôi trong 30 ngày còn chim cúc lấy trứng sẽ có sau 42 ngày.
Thường thì nếu muốn nuôi chim cút thịt bạn chỉ cần chăm sóc chúng trong khoảng 40- 50 ngày là có thể đem đi tiêu thụ được.
Nếu nuôi thêm thì chi phí sẽ đội thêm mà cân nặng của chim cũng không tăng được bao nhiêu.
Nếu chọn mua giống chim cút Pháp kiểng thì cân nặng của mỗi chú chim có thể lên tới 250g tuy nhiên tỉ lệ để trứng lại thấp hơn rất nhiều.
Chim chỉ đẻ nhiều trứng trong năm đầu, còn sang năm thứ 2 tỉ lệ giảm chỉ còn khoảng 60%.
Giống chim cút được nuôi rộng rãi nhất hiện nay chính là Chim Cút Nhật Bản, loài này có sức khỏe vô cùng tốt cũng như có khả năng đẻ nhiều.
Trung bình một chú chim có thể đẻ khoảng 300 quả mỗi năm.
8. Cách chăm sóc và nuôi dưỡng chim cút đẻSau 20 ngày đầu tiên bạn đã có thể phân biệt được đâu là chim đực đâu là chim mái qua màu sắc lông. Khi tới ngày thứ 25 bạn có thể chọn nuôi để thịt hoặc nuôi để đẻ
Chim trống nên lựa chọn những chú to cao, khỏe mạnh, lông ngực vàng. Trọng lượng sau 20 ngày tuổi nên là 140 gram là đẹp nhất
Thời điểm đẹp nhất để phối giống là khi chim đã được 3- 4 tháng tuổi. Trung bình tỉ lệ trứng nở khoảng 70- 80%.
Thành phần dinh dưỡng đóng vai trò đặc biệt quan trọng cho sự phát triển cân nặng của chim cút.
Nếu thành phần đạm trong thức ăn của gà con chỉ khoảng 20- 24% thì của chim cút sẽ là 26- 28%.
Món ăn khoái khẩu nhất của chim cút kiểng chính là ngô và cám. Bạn hoàn toàn có thể linh động thay đổi sử dụng tấm thay ngô nếu điều kiện kinh tế không cho phép.
Thức ban nên để ½ máng và nên để chúng ăn liên tục cả ngày và đêm. Khi chim ăn nhiều thì chúng sẽ càng mau lớn
Có rất nhiều người cho chim ăn bổ sung thêm cám gạo và đậu phộng với hy vọng chim sẽ mau lớn. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm.
Nặng hơn có thể khiến chim bị chết hàng loạt
Nếu thức ăn của chim cút thiếu Vitamin B1, D thì phôi thường sẽ chết vào ngày thứ 11.
Nếu may mắn sống sót thì sinh ra chim cũng sẽ bị bại liệt. Đối với những chú chim thiếu Vitamin A thì mắt sẽ có thể bị mù lòa.
Nhiệt độ lý tưởng để nuôi chim cút kiểng là từ 20- 25 độ C. Đặc biệt chú ý vào mùa hè khi nhiệt độ quá cao có thể khiến lượng trứng chim bị giảm.
Bởi vậy, người nuôi cần bổ sung thêm lá, cây xung quanh lồng chim để giảm nhiệt độ chuồng nuôi xuống.
Vào mùa mưa nên dựng các tấm lá chắn gió, để tránh gió lùa và mưa hắt trực tiếp vào chuồng nuôi.
Chim cút cần mỗi ngày 16 tiếng ánh sáng, vậy nên ngay cả vào buổi tối bạn vẫn phải để đèn để cho chim cút nhìn thấy thức ăn.
Loại bóng đèn thích hợp nhất là loại 60W. Nếu điều kiện kinh tế không cho phép bạn sưởi ấm bằng bóng điện có thể thay thế bằng đèn dầu.
Chim cút được xem là một trong những loại cực phẩm vô cùng bổ dưỡng.
Trong thịt chim cút có chữa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng rất có lợi cho sức khỏe của bé ăn dặm, bà bầu sau sinh.
Có lẽ chính vì vậy mà có rất nhiều món ăn từ chim cút được các bà nội trợ phát minh ra
Đây là món ăn tương đối quen thuộc đối với mỗi người dân Miền Nam. Thịt chim được ngấm đều gia vị kết hợp với vị thơm của bơ.
Món này phải ăn nhiều người, vừa ăn vừa tán gẫu với bạn bè đồng nghiệp vào những ngày mưa thì còn gì bằng.
Nguyên liệu: Chim cút, xì dầu, tỏi, mật ong, cùng các loại gia vị trong gian bếp. Tùy theo số lượng người ăn mà bạn sẽ tăng thêm số lượng chim cho phù hợp.
Cách thực hiện
Bước 1: Rửa sạch chim và ướp với muối tiêu, ngũ vị hương, mật ong, xì dầu
Bước 2: Trộn đều toàn bộ chim với gia vị, để ướp qua đêm tầm 5 tiếng là được
Bước 3: Hấp chim trong nồi áp suất
Bước 4: Đun chảo dầu nóng cùng với bơ , khi bơ đã sôi bạn cho chim cút vào để chiên qua
Bước 5: Gắp chim và đặt chim cúc mới chiên lên lớp giấy thấm dầu
Bước 6: Lấy 1 chiếc chảo khác bạn cho thêm bơ, tỏi phi thơm lên.
Đồng thời cho phần nước ướp vào để đun cho đến khi nước đặc quánh lại là hoàn thành
Chim cúc quay cũng là món ăn rất được lòng dân nhậu. Chim cút sau khi được tẩm đủ gia vị sẽ được chiên ngập trong dầu để lộ ra lớp da vàng óng.
Nhìn rất khó cưỡng lại, da thì giòn, thịt thì ngọt, dai vừa đủ mà không quá khô.
Món ăn ngon nhất khi được kết hợp với nước chấm xì dầu tỏi. Ông nào thích ăn cay thì đổi thành tương ớt cũng rất ngon.
Cách thực hiện:
Bước 1: Bạn thực hiện tương tự như cách làm món chim cút chiên bơ
Bước 2: Cho thịt chim trộn cùng hành tỏi và các loại gia vị. Xoa đều gia vị lên thân chim để món ăn được đậm đà.
Món ăn có đậm vị hay không phụ thuộc rất nhiều vào thời gian bạn ướp
Bước 3: Cho dầu lên chảo đun sôi. Thả từng chú chim vào để chiên qua khi lớp da bên ngoài đã săn lại thì bạn cho thêm nước dừa vào để rim.
Khi nước đã sền sệt thì đó là lúc bạn đã hoàn thành rồi đó.
Trong các món ăn làm từ chim cút nêu trên, đây là món ăn làm khó chịu lỗ mũi nhất. Chim khi nướng dậy lên mùi rất khó tả, mùi thơm của gia vị, mùi thơm của thịt.
Bước 1: Tương tự như trên.
Bước 2: Trỗn hỗn hợp gia vị theo tỉ lệ thích hợp mà gia đình bạn thường sử dụng.
Bước 3: Xoa đều hỗn hợp trên lên thân chim để ngâm trong 1 hộp. Để khoảng 4-5 tiếng, gia vị thấm đều khi nướng sẽ ngon hơn.
Bước 4: Sử dụng than hoa để nướng chim sẽ ngon hơn khi sử dụng bếp lò.
Bước 5: Lửa nên vừa phải , xoay đều chim để thịt được chín đều. Khi phần da đã săn chắc lại thì đó là lúc bạn có thể thưởng thức rồi đó.
Bước 6: Thái cà chua, hành, xà lách để trang trí cho món ăn thêm hấp dẫn hơn.
Bên cạnh các món nướng, chiên, hấp thì chim cút xào sả ớt cũng là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng vào và vô cùng ngon miệng.
Món ăn có mùi thơm đặc biệt và cực cuốn thức ăn.
Nguyên liệu: Chim cúc, hành tỏi, sả, rau mùi cùng các loại gia vị, rau ăn kèm khác
Bước 1: Như trên
Bước 3: Ướp trong hộp nhựa đậy kín khoảng 5 tiếng. Để thịt luôn tơi ngon thì bạn nên để hộp ướp chim cút vào trong tủ lạnh
Bước 4: Chiên thịt trên chảo dầu nóng, chú ý chỉ chiên qua khi lớp da chim đã vàng rụm là bạn đã hoàn thành món này
Bước 5: Dùng chanh, cà chua, rau xà lách để trang trí cho món ăn thêm đẹp mắt.
Trên thực tế chim cút có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau như: Chim cút hầm thuốc bắc, quay, rang me, chim cúc kho, sốt chua cay, xào chua ngọt…
Tuy nhiên trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu cho quý vị cách làm 3 món từ chim cút thông dụng nhất.
Chim cút hầm hạt sen được biết tới với hương vị thơm ngon, bổ sung rất nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể, đem tới sự mới lạ cho bữa cơm gia đình bạn.
Để có thể chế biến món chim cút hầm hạt sen, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm: Chim cút, hạt sen, nấm hương, cà rốt, hoa hồi, quế, thảo quả, gia vị cần thiết.
Quy trình chế biến món ăn:
+ Chim cút nhổ lông, rửa sạch rồi ngâm cùng gừng, muối để khử hôi.
+ Hoa hồi, thảo quả, quế đem bỏ vào một chiếc xoong, đổ ngập nước và thả chim vào, cho 1 chút muối, hạt tiêu, mỳ chính.
+ Đun sôi chim khoảng 5 phút rồi vớt ra, rửa bằng nước lạnh.
+ Nấm hương, hạt sen rửa sạch. Cà rốt gọt vỏ tỉa hoa. Sau đó, cho chim, nấm hương, hạt sen cùng 1 chút gia vị và 3 bát nước lọc vào nồi áp suất, hầm khoảng 15 đến 20 phút.
+ Khi chim gần chín, bạn mở nồi, cho cà rốt vào đun thêm 3 phút nữa thì tắt bếp, bắc toàn bộ nguyên liệu ra 1 chiếc bát và thưởng thức.
Chim cút rang me đang được xem là món ăn được rất nhiều bạn trẻ yêu thích trong thời điểm hiện nay.
Với vị chua chua ngọt ngọt của nước sốt me, vị dai ngon, chắc thịt của chim, món ăn này đang khiến rất nhiều tín đồ ăn vặt phải nao lòng.
Nguyên liệu cho món chim cút rang me: Chim cút, sốt me, tỏi, ớt tươi, ớt bột, gia vị cần thiết.
Quy trình chế biến món ăn:
+ Chim cút sơ chế sạch sẽ, xẻ làm 2 theo dọc sống lưng rồi ướp cùng muối, tiêu, đường, dầu và bọc kín trong tủ lạnh khoảng 2 đến 3 tiếng để các gia vị hòa quyện vào chim.
+ Sau đó, đem chim bày lên đĩa, cho vào nồi cách thủy, hấp sơ qua khoảng 5 đến 10 phút rồi chiên vàng trong chảo ngập dầu.
+ Sử dụng một chảo khác, phi thơm tỏi và xào qua cùng 1 ít ớt tươi, ớt bột. Sau đó đổ thêm nước cốt me vào nấu sôi rồi nêm nếm gia vị vừa ăn.
+ Cuối cùng, bạn để chim ra đĩa rồi tưới nước sốt lên và thưởng thức ngay khi còn nóng.
Ngoài rang me, chim cút kho sả cũng được là một trong những món thơm ngon khó cưỡng với những tín đồ đam mê ăn vặt.
Với chim cút chiên sả, nguyên liệu bạn chuẩn bị cho món ăn này bao gồm: Chim cút, nước mắm, hành tím, tỏi, sả xắt nhỏ, đường nâu.
Quy trình chế biến món ăn:
+ Chim cút rửa sạch, xẻ dọc làm 4 rồi ướp với đường, hành, tỏi, sả băm nhỏ trong 1 chiếc hộp, đậy kín và bỏ vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng.
+ Khi nguyên liệu đã ngấm hết, bạn làm nóng chảo, đổ ngập dầu, đun nhỏ lửa và chiên chim vàng đều 2 mặt.
+ Sau khoảng 5 đến 10 phút, khi chim đã chín đều, bạn bỏ chim ra đĩa và thưởng thức cùng nước má
Chim cút bó xôi có lẽ là món ăn được ít người biết tới. Tuy nhiên, hương vị thơm ngon, cách trình bày vô cùng lạ mắt của món ăn này chắc chắn sẽ khiến nhiều người cảm thấy vô cùng thích thú.
Để chế biến món chim cút bó xôi, nguyên liệu bạn cần chuẩn bị bao gồm: Chim cút, gạo nếp, ngô, sắn, hành, tép khô, gia vị cần thiết.
+ Chim cút sơ chế sạch sẽ, lọc bỏ nội tạng rồi ướp cùng một chút muối, mật ong trong khoảng 2 tiếng để khử hôi.
+ Ngô tách lấy hạt, sắn cắt thành hình hạt lựu và bắc chảo xào chung cùng với tép khô, rắc thêm 1 chút hành lá để món ăn hấp dẫn hơn.
+ Đem gạo nếp vo sạch, hấp trong nồi cơm điện khoảng 1 tiếng. Sau đó bạn trải dài, đều và ép như bánh tráng để bó.
+ Chim sau khi ngấm ra vị bạn đem chiên trong chảo ngập dầu đến khi bắt đầu ngả vàng thì tắt bếp.
+ Nhét củ sắn, ngô, tép vào bụng chim và bắt đầu bó xôi (Lưu ý: Bó kín hết thân mình, chừa lại phần đầu để trang trí)
+ Sau khi đã bó chặt, bạn cuốn toàn bộ chim cút bằng 1 tấm màng core để rồi để vào tủ lạnh, giúp xôi dính chặt tránh bị lở, vỡ trong quá trình chiên.
+ Khi xôi đã dính chặt, bạn bỏ chim vào chảo dầu ngập mỡ, chiên vàng rồi thưởng thức cùng tương ớt, rau thơm.
Nhận thấy mô hình kinh doanh chim cút đem lại lợi nhuận đáng kể nên rất nhiều tiểu thương đã tham gia vào để kiếm lời.
Dẫn tới giá chim cút giống trong những năm gần đây không ngừng tăng cao. Cụ thể:
Bạn hoàn toàn có thể tìm mua Trứng cũng như chim cút giống giá sỉ tại các trang trại chim cúc ở miền Bắc như Ở Long Biên, Hà Nội hoặc ở Phủ Lý Hà Nam.
Nên chọn mua với số lượng lớn mức giá sẽ rẻ hơn nhiều. Đặc biệt, cần chọn những đơn vị cung ứng chim cút có thương hiệu, kinh nghiệm lâu năm trong nghề.
Họ chắc chắn sẽ cho bạn những lời khuyên hữu ích trong quá trình chăn nuôi, khai thác sau này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Giá Chim Cút Giống, Cút Thịt &Amp; Trứng Cút. Trang Trại Mua, Bán Chim Cút Giống trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!