Xu Hướng 11/2023 # Đến Quán Cà Phê, Nghe Tiếng Chim Hót Giữa Lòng Thành Phố # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Đến Quán Cà Phê, Nghe Tiếng Chim Hót Giữa Lòng Thành Phố được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đến công viên Tao Đàn ngay trung tâm thành phố Sài Gòn vào dịp cuối tuần, các bạn sẽ được thưởng thức những ly cà phê đen đặc biệt. Trong tách sóng sánh cà phê đen với lớp bọt mỏng li ti nâu vàng, thơm ngào ngạt, uống muỗng đầu tiên những ai không quen dễ nhăn mặt vì vị đắng đọng lại trong cổ họng, nhưng đến khi hết tách, mùi cà phê thơm lừng còn thoảng qua rất dễ ghiền.

Và uống cà phê đúng kiểu Sài Gòn không phải trong một quán sang trọng mà phải ngồi bệt xuống một trong những ghế đá hay ghế nhựa giữa trời nắng chang chang và nghe tiếng chim hót líu lo ngay trong công viên thành phố và người ta quen gọi quán cà phê tự phát này là cà phê chim Tao Đàn.

Uống cà phê đúng kiểu Sài Gòn không phải trong một quán sang trọng mà phải ngồi bệt xuống một trong những ghế đá hay ghế nhựa giữa trời nắng chang chang Mới sáng tinh mơ của ngày thứ 7, một góc công viên Tao Đàn đã phủ kín lồng chim Chích chòe lửa, loài chim yêu thích của nhiều người chơi chim Phần lớn người yêu và say mê nuôi chim cảnh tìm đến đây để thưởng thức tiếng chim hót lanh lảnh giữa hàng cổ thụ Lê Vân/ Báo Du lịch

Quán cà phê chim Tao Đàn đã có từ lâu và dần dà trở thành một nét văn hoá của người Sài Gòn vào dịp cuối tuần. Mới sáng tinh mơ của ngày thứ 7, một góc công viên Tao Đàn đã phủ kín lồng chim. Chủng loại chim cũng đa dạng, từ loài dân dã đến loài quý hiếm như: chích chòe, sơn ca, chào mào, hoàng yến… Mỗi chú chim đều có vẻ đẹp sặc sỡ và tiếng chim hót đặc trưng.

Những người chơi chim ở đây thường phân loại thành chim hót, chim múa và chim đá. Chim hót như chào mào, vành khuyên, chích chòe lửa… Chim đá như chích chòe than, họa mi… Chim múa như sơn ca, chích chòe… Đáng chú ý là những chú chim vừa biết múa và biết hót luôn được dân chơi chim mong muốn sở hữu. Để có được những chú chim vừa biết múa, vừa biết hót như vậy, người chơi chim đã phải huấn luyện và chăm sóc kỹ theo một quy trình đặc biệt mà không phải ai cũng biết.

Có thể nói những ngày cuối tuần như thế này là dịp để dân chơi chim cảnh trong thành phố mang những lồng chim mình nuôi đến cho chúng đọ giọng hót với chim của người khác. Hàng chục cái lồng với những chú chim say sưa hót trong ánh mắt hài lòng của chủ. Còn phần lớn người yêu và say mê nuôi chim cảnh tìm đến đây để quên đi những giờ học tập và công việc mệt mỏi, những ngày tháng mưu sinh để thưởng thức tiếng chim hót lanh lảnh giữa hàng cổ thụ.

Khó ai từ chối lời mời đi uống cà phê ở quán cà phê đặc biệt này, có hoa tươi mọc ven đường, bên những hàng cây êm đềm với những ngôi nhà sừng sững nghiêng mình đón nắng. Ở đó, thật “đã” khi nhấm nháp tách cà phê nóng thơm và nghe tiếng chim hót véo von trong nắng. Âu cũng là nét đẹp và thú vui đáng trân quý của người dân Sài Thành.

Lảnh Lót Tiếng Chim Rừng Giữa Lòng Phố Thị Hà Tĩnh

Mặc cho những âm thanh của phố thị đang ồn ã ngoài kia, tiếng chim lảnh lót, trong veo trong con ngõ hẹp của trung tâm TP Hà Tĩnh gọi về cho người nghe những xúc cảm thư thái, bình an…

Quán cà phê Trường Chim (ngõ 11 – Hải Thượng Lãn Ông, TP Hà Tĩnh) là điểm hẹn của những người mê chim cảnh. Không trang trí cầu kỳ, không nhạc trẻ, nhạc vàng, quán cà phê “hút” khách bằng thứ âm nhạc đặc biệt – “bản giao hưởng” của các chú chim chào mào. Khi đến đây, mọi người đều say sưa lắng nghe tiếng chim hót, ngắm nhìn những chú chim “thả dáng” và kể những câu chuyện bất tận về chim.

Anh Cường Việt Đức – chủ quán cà phê Trường Chim cho hay: “Ngoài kinh doanh, anh mở quán cà phê này để thỏa mãn niềm đam mê chim chào mào cho bản thân và những người cùng sở thích. Đây là địa điểm để dượt chim, trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, thưởng thức tiếng chim hót của nhiều người mê chim trên địa bàn TP Hà Tĩnh. Nếu không am hiểu về loài vật này, người ta thường thấy chiếc lồng nào cũng giống nhau, con chim nào cũng từa tựa. Nhưng dân nuôi chim thì chỉ cần nhìn là biết ngay đó là giống chim nào, giọng hót ra sao, hình – bộ – tướng (ngoại hình của chim – PV) có đạt chuẩn hay ko…”

Cà phê Trường Chim là điểm hẹn thường xuyên của những thành viên câu lạc bộ chim chào mào BLUE trên địa bàn thành phố. Mỗi sáng, họ thường mang các lồng chim của mình đến để chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc và luyện hót. Như một thói quen, mọi người đến đây chỉ việc lặng lẽ treo lồng chim của mình lên. Chọn một chỗ ngồi hợp lý rồi cùng nhìn ngắm, lắng nghe những chú chim cất tiếng hót.

“Không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, 25 thành viên của CLB đều có chung một sở thích và đam mê với chim cảnh. Chúng tôi thường tổ chức thi đấu vào dịp cuối tuần để anh em trong câu lạc bộ được thử sức và bắt đầu cho những giải đấu lớn hơn. Những cuộc thi như thế này không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thành viên CLB mà tất cả những ai đam mê chim cảnh ở khắp nơi đều có thể tham gia” – Anh Lê Văn Lâm, Chủ CLB BLUE chia sẻ.

Thú chơi chim cảnh phải xuất phát từ lòng đam mê thực sự mới có thể lâu bền. Những người chơi theo kiểu phong trào thì chỉ thích nghe chim hót, còn việc cho chim ăn, tắm, vệ sinh lồng chim… lại khó có thể làm trọn vẹn. Như thế thì không luyện được chim hay và rất dễ chán. Đối với người có đam mê thực sự, thuần dưỡng được con chim đứng trong lồng mà vẫn dõng dạc cất lên tiếng hót tự nhiên như giữa chốn rừng hoang mới…”sướng”.

“Nuôi cá dưỡng Tâm, nuôi chim dưỡng Trí, nuôi cây dưỡng Thần”. Chơi chim cảnh rèn luyện cho người chơi tính kiên nhẫn, chờ đợi, không nóng vội trước mọi tình huống cũng như tính nhẹ nhàng, từ tốn… Người nuôi chim sẽ chứng kiến các giai đoạn của con chim: Từ khi mới bị nhốt vào lồng, mất tự do, buồn chán, không ăn không hót cho đến khi quen lồng, quen cuộc sống tù túng, chịu ăn, chịu sống… rồi cất tiếng hót… Từ đó rút ra các chân lý trong việc rèn luyện ý chí, vượt qua khó khăn cho bản thân.

Theo kinh nghiệm của những người chơi chim cảnh, khi đã thuần dưỡng đến giai đoạn ra giọng, dạn dĩ và muốn thi đấu thì cần thường xuyên đưa chim đến những tụ điểm tập trung nhiều chim cùng loại (trường chim – PV) để “dượt” chim.

Đến với Trường Chim, những chú chim sẽ được tiếp xúc với nhiều người để quen dần với những trận đấu lớn cũng như có cơ hội để học hỏi, thi thố với những con chim khác. Như thế, chim sẽ ngày càng có “lửa”, dạn dĩ, giọng hót càng thêm hay.

Giữa những bức bí, bận rộn của công việc, của thời tiết nắng cháy da, nhìn những người nuôi chim cảnh nhâm nhi ly cà phê và say sưa nghe đàn chim thi nhau trổ giọng, nhìn chúng vỗ cánh, xòe đuôi, chao lượn, chạy cầu… mới thấy cảm xúc của thú chơi này quả là không bạc vàng nào mua được…

Thành Chung

Các tin đã đưa

Độc Đáo Quán “Cà Phê Chim”

Hàng trăm lồng chim treo lủng lẳng cùng tiếng hót líu lo đã tạo nên một nơi vui chơi, thư giãn độc đáo trên đất Tây Đô.

Khuôn viên rộng, thoáng mát, quán cà phê chim cảnh Út Sang (nhiều người quen gọi là cà phê chim) của anh Huỳnh Văn Sang tại phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ là điểm sinh hoạt của những người yêu chim cảnh trong thành phố. Toàn bộ quán được chia ra thành nhiều khu vực như: khu dành cho những người thích vẹt, khu vực dành cho những người thích chào mào, chích chòe… để những người yêu thích giao lưu. Những người đến đây đều tự nguyện với tinh thần giao lưu, học hỏi lẫn nhau và trao đổi chim nuôi. Anh Sang cho biết hiện có khoảng 100 thành viên với hàng trăm con chim thuộc nhiều loại khách nhau tụ họp về đây để cùng giao lưu, nghe hót, thỉnh thoảng thi thố để tìm ra những con chim đẹp, hót hay tham dự các cuộc thi chim hót với các tỉnh bạn.

Ngồi thưởng thức cà phê và nghe chim hót

Rất nhiều lồng chim được treo để chúng cùng nhảy múa, hót giúp vui cho chủ nhân cũng như những người đến quán thưởng thức cà phê

Nhiều người không có chim nhưng cũng đến quán nghe chim hót, đặc biệt có nhiều trẻ em ngày nghỉ cũng được cha mẹ dắt đến quan để xem và nghe các loài chim hót

Để sinh hoạt nề nếp, anh Sang tổ chức lịch dợt thường xuyên cho các loại chim.

Khách đến treo lồng chim cẩn thận vào giá sau đó vào bàn ngồi thưởng thức tiếng chim hót

Anh Sang đang chỉnh lồng chim của khách vào vị trí để dợt

4 con chim hót hay nhất sáng 30-12 đang được cho thi thố để chọn ra con hót hay nhất trong ngày

Tại quán, những người yêu thích chim kiểng thường hùn lại tổ chức thi hằng tháng để chọn ra con chim hót hay nhất

Gần đây, những người yêu vẹt tại Cần Thơ đã thành lập câu lạc bộ, sinh hoạt tại quán đã tạo không khí vui tươi, kết nối và lan tỏa tình yêu chim kiểng.

Bình Nguyên

Đến Huế Uống Cà Phê… Chim

Đến Huế uống cà phê… chim

Vừa nhâm nhi tách cà phê sáng và hòa mình vào tiếng chim hót là hình ảnh đang phổ biến hiện nay ở TP.Huế.

Thú cà phê tao nhã đang phổ biến ở Huế. (Ảnh: Minh Trang – TNO)

Quán cà phê chim của bác Nguyễn Đức Dưỡng (65 tuổi, ở đường Lê Thánh Tôn), tuy mới mở được chừng bốn tháng nhưng khá đông khách mỗi sáng. Đây cũng là địa điểm tổ chức hội thi chim chào mào lần thứ nhất vào đầu năm nay với sự tham dự của giới chơi chim cảnh toàn tỉnh. Ngoài những vị khách bình thường, quán là nơi thu hút nhiều thành viên chơi chim cảnh ở khu vực nội thành. “Sáng mô anh em cũng đem chim đến quán, móc lồng chim lên giá rồi tìm cho mình một chỗ ngồi để nghe chim hót. Thường thì khoảng 60 – 70 người đến quán mỗi sáng, còn vào mùa mưa ít hơn, nhưng cũng được 20 – 30 người!” ông Dưỡng nói.

Một quán cà phê chim khác nằm trên thượng thành thuộc đường Xuân 68. Chủ quán là ông Lê Phước Cao Nguyên (48 tuổi), cũng là một người chơi chim cảnh. Ông Nguyên cho hay quán đã mở được ba năm, mỗi sáng những người chơi chim cảnh mang 30 – 40 lồng chim đến vừa uống cà phê vừa nghe những chú chào mào “đọ tiếng”. “Cũng vì đam mê chim cảnh nên tui mở luôn quán cà phê chim ni. Vừa kinh doanh nhưng cũng để làm sân chơi cho anh em cùng sở thích” ông Nguyên hào hứng kể. Theo ông Nguyên, tiêu chí của một con chim chào mào tốt trước hết phải có hình dáng đẹp, dài, chân cao, bộ yếm, mào phải dày, lông đuôi dài, thẳng nhọn và có giọng hót hay. Đặc biệt phải có một giọng chét vừa dài vừa to để có thể uy hiếp đối thủ, đồng thời thể hiện được những màn trình diễn đẹp mắt như xòe lông, rũ cánh tạo dáng, tạo thế, dang cánh và “làm nước” tốt (tức hụp lặn trong lọ nước rồi xù lông, rủ cánh, nhào lộn). “Những người đam mê chim thật sự thì họ thường tự mình lên vùng đồi núi ở Nam Đông, A Lưới, Bình Điền để bẫy… Chim chào mào ở vùng đó mới có được giọng hót hay, lạ” – ông Nguyên tiết lộ.

Thú chơi tao nhã

Thông tin từ các CLB chơi chim cảnh cho hay hội thi tiếng hót chim chào mào toàn quốc sẽ được diễn ra tại TP.Huế vào 27/4 tới nhân dịp Festival nghề truyền thống Huế 2013. Đây là cuộc thi hứa hẹn sự tụ hội của những người đang sở hữu những chú chào mào quý giá hàng đầu cả nước.

Không phải mất quá nhiều thời gian để có thể tìm một quán cà phê chim ở bờ bắc lẫn bờ nam sông Hương. Tuy nhiên hiện phần lớn các quán cà phê chim ở Huế tập trung tại bờ bắc, khu vực nội thành Huế. Ở đó có nhiều cây xanh, bóng mát, không gian lý tưởng để các thành viên của các hội chim cảnh mở những quán cà phê để quần hùng tụ hội. Ngoài quán cà phê của ông Dưỡng, anh Nguyên, nhiều quán đang hút khách khác như quán Anh Na (đường Đinh Tiên Hoàng), cà phê của CLB chim cảnh Huế (đường Lê Thánh Tôn), quán Cát Đằng (đường Lê Huân), hay những quán khu vực hồ Tịnh Tâm…

Đến những quán cà phê này hình ảnh đầu tiên có thể dễ dàng cảm nhận được là tiếng hót, kéo của những chú chim chào mào mà không phải âm thanh phát ra từ các chiếc loa điện. Nơi này có mọi lứa tuổi từ học sinh, sinh viên, trung niên, đến các cụ già. Khách gọi một ly cà phê giá chỉ 6 ngàn đồng rồi thảnh thơi nhâm nhi, lắng lòng nghe tiếng chim hót vào mỗi sáng sớm trước khi bước vào một ngày làm việc căng thẳng.

Anh Nguyễn Phước Bảo Long (38 tuổi, ở đường Phan Đăng Lưu), người đã có “thâm niên” chơi chim cảnh 20 năm nay cho biết, thú chơi chim cảnh ở Huế xuất hiện đã từ rất lâu, nhưng vào khoảng năm 2000 mới được phát triển mạnh và lan rộng. Hiện nay phong trào chơi chim chào mào phổ biến trên phạm vi toàn quốc nhưng Huế là cái nôi của giống chim chào mào. Từ bắc vào nam đều đến đất cố đô để mua chim vì chim ở Huế có giọng đấu hay và bộ mã rất đẹp. Còn anh Nguyễn Xuân Từ (trú tại 8/78 Xuân 68) vị khách thường mang chim đi uống cà phê mỗi sáng cho hay gọi là thú vui nhưng người chơi chim bỏ ra một số tiền không nhỏ để sở hữu một con chim tạm hài lòng. Giá của những con chim này khoảng từ vài trăm nghìn đế cả trăm triệu đồng. Thậm chí, người chơi chim còn rất cầu kì khi chọn chiếc lồng có giá từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu đồng. “Con chim quý phải ở lồng son mà” anh Từ nói vui.

Theo Minh Trang – Đ.Toàn (Thanh niên)

Cà Mau: Độc Đáo “Cà Phê Chùa”

“Cà phê chùa” nằm ở giao đường Phan Đình Phùng và Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2, TP. Cà Mau. Quán có tên thật là Cà phê Thanh Hùng, nhưng nhiều thực khách không gọi bằng tên đó mà lại gọi là “Cà phê chùa”.

Ông Trần Trọng Hùng, 50 tuổi (chủ quán), lý giải, quán cà phê này được gia đình ông gầy dựng từ năm 1989 và đặt tên là Cà phê 87 (số 87, Nguyễn Hữu Lễ, Phường 2, TP. Cà Mau). Lúc đó, quán được kinh doanh theo kiểu cà phê sân vườn. Năm 2000, quán được nâng cấp, thiết kế, trang trí theo kiểu nhà của người Hoa, đặc biệt là nóc nhà khá cao, màu sơn tường giống… ngôi chùa nên cái tên “Cà phê chùa” ra đời từ đó.

Góc quán gần gũi với thiên nhiên tạo sự thoải mái cho khách uống cà phê.

Trải qua ngần ấy thời gian với biết bao thay đổi, nhưng quán cà phê này vẫn trụ vững và ngày càng phát triển. Không gian quán được thiết kế rộng rãi một trệt, một lầu trên diện tích 200 m2. Cách trang trí mang phong cách gần gũi với thiên nhiên là nét độc đáo của quán. Lấy nguồn cảm hứng từ thiên nhiên, năm 2005, “Cà phê chùa” đã tạo nên phong cách riêng biệt là sử dụng tiếng chim hót để làm nhạc nền cho thực khách khi đến đây thưởng thức cà phê.

Âm thanh nhẹ nhàng từ tiếng chim hót phần nào làm dịu đi những căng thẳng, bận rộn trong công việc. Thực khách có thể tìm thấy những phút giây thư giãn bên ly cà phê, cùng trò chuyện với bạn bè và người thân. “Cà phê chùa” thường nhộn nhịp vào buổi sáng, tầm từ 6-7 giờ. Đó là thời điểm lý tưởng nhất mà nhiều thực khách lựa chọn đến đây để thưởng thức cà phê, nghe chim hót để chuẩn bị tinh thần cho ngày mới.

Nhiều thực khách đến thưởng thức cà phê, đồng thời cũng thoả niềm đam mê chim cảnh.

Hiện tại, “Cà phê chùa” trưng bày hơn 90 lồng chim với hơn 30 loài khác nhau như: chích choè lửa, chích choè than, hoạ mi, chào mào, vàng anh, thanh tước, ngũ sắc… và 20 hồ cá cảnh, chủ yếu là cá la hán. Với mong muốn chia sẻ niềm đam mê chim, cá cảnh với thực khách, ông chủ U50 đã dành nhiều năm gầy dựng và phát triển thú vui tao nhã này ngay tại quán cà phê của mình.

Ông Hùng quan niệm: “Thú vui tao nhã này chỉ để thưởng thức, ngắm nhìn chứ không thể nào dùng nó để trao đổi, mua bán. Do đó, tôi chỉ trưng bày chim, cá cảnh tại quán cà phê chứ không kinh doanh. Thưởng thức cà phê trong không gian thoáng mát, âm thanh nhẹ nhàng từ tiếng chim hót là phong cách riêng của quán mà tôi muốn hướng tới cho thực khách”.

“Tôi thường đến đây vào thời gian rảnh. Không gian thoáng mát khi ngồi trên lầu nhìn xuống, vừa trò chuyện cùng bạn bè, vừa được nghe tiếng chim hót. Tôi không am hiểu về tiếng chim hót nhưng âm thanh của nó nghe rất dễ chịu, nhẹ nhàng, tạo cảm giác sảng khoái”, chị Lê Thị Mỹ Ngọc, ngụ Phường 9, TP. Cà Mau, bộc bạch.

Anh Trần Hữu Thái, ngụ Phường 1, TP. Cà Mau, chia sẻ: “Tôi biết quán này từ 5 năm trước. Điều ấn tượng khi đến quán là không gian thoáng mát, đặc biệt phù hợp với sở thích cá nhân. Tôi thích nuôi chim cảnh nhưng không có thời gian chăm sóc, do đó, mỗi lần đến đây được nghe tiếng chim, ngắm nhìn cá, tâm trạng tôi rất thoải mái”.

TP. Cà Mau có rất nhiều quán cà phê mang phong cách lạ, độc đáo nhưng phong cách của “Cà phê chùa” thật khác biệt. Chính nét độc đáo này mà “Cà phê chùa” đã tạo nên “thương hiệu” cho riêng mình.

Chim Chào Mào Giữa Phố

(QBĐT) – Một con chim có giá vài triệu đến vài chục triệu đồng và người đam mê loại chim cảnh này cũng đồng nghĩa với việc phải chấp nhận đầu tư tiền bạc, công sức. Vậy nên, người ta vẫn thường gọi chào mào là “bậc quân vương” của các loài chim cảnh. Ở Đồng Hới, những năm trở lại đây, thú chơi đặc biệt này đang bắt đầu nở rộ.

Xưa, chơi chim cảnh được coi là một thú vui tao nhã. Nổi danh nhất trong những làng chơi chim cảnh là làng Cổ Hiền (Hiền Ninh, Quảng Ninh). Người Cổ Hiền, bất kể giàu sang, nghèo khó, nhà cao cửa rộng, hay chỉ là một ngôi nhà lụp xụp neo mình bên ngã ba sông, nhà nào  cũng nuôi ít nhất một, hai con chim cảnh, nhiều nhất vẫn là chim cu gáy, chim khướu, chào mào… Họ chơi chim không phải để bán buôn mà đơn giản là một thú vui tao nhã, truyền từ đời này qua đời khác. Cùng với làng quê bát danh hương Cổ Hiền, người Đồng Hới xưa cũng say mê với thú chơi đặc biệt này. Trong cuốn Địa chí Đồng Hới, cụ Nguyễn Tú nhắc rằng, người Đồng Hới sau ngày tái lập tỉnh, nhiều gia đình ở phố thị ven sông này yêu chim cảnh như thể một món ăn tinh thần để san sẻ cho cuộc sống của họ bớt đi những gánh nặng nhọc nhằn. Nhà ít thì một vài con, nhà nhiều thì lên đến vài chục con. Người đơn giản thì nuôi chim trong lồng tre, lồng sắt, người có điều kiện thì chăm chút, chạm khắc cho mấy lồng chim thêm cầu kỳ, sinh động.

Đó là câu chuyện của nhiều năm trước khi mà chim cảnh chỉ đơn giản là thú vui bình dị của nhiều gia đình. Nay, chim cảnh, đặc biệt là chim chào mào được mang ra thi thố thì thú vui này cũng đã nhiều đổi khác, mà nói như nhiều người chơi chim hiện nay thì “thú vui tao nhã nhưng… tốn kém”. Chào mào là loại chim được ưa chuộng nhất bởi tiếng hót lảnh lót và dáng vẻ uy nghi của một “bậc quân vương” chim cảnh.

Vậy nên, cũng rất dễ hiểu khi những năm gần đây, loại chim này được giới chơi chim ở Đồng Hới khá ưa chuộng. Sự sôi động tại các cuộc thi tiếng hót chim chào mào khiến cho thú chơi chim này cũng bắt đầu công phu và tốn kém hơn. Theo anh Trần Văn Thắng, một người chơi chim cảnh lâu năm ở Đồng Hới, chim chào mào rất dễ nuôi, nhưng không dễ để có thể huấn luyện được một con chim hót hay và có nết chơi đẹp. Điều đó đòi hỏi người chơi cũng phải kỳ công và đam mê thực sự. Nhiều người đến với chim cảnh nhưng để theo đuổi bền bỉ với thú vui này thì cần cả một chặng đường dài.

Chăm sóc chim chào mào tham gia thi đấu đòi hỏi phải kỳ công và đam mê thực sự.

Tại Đồng Hới, nhiều CLB chim chào mào ra đời để tạo sân chơi cho những người cùng chung sở thích. CLB chim chào mào Nam Lý là một trong những CLB ra đời sớm và hoạt động sôi nổi nhất. Anh Nguyễn Văn Chính, chủ nhiệm CLB cho hay, không mất quá nhiều công sức để chăm sóc một chú chim chào mào nhưng để có thể đem ra thi thố thì cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Từ việc cho ăn như thế nào cho hợp lý, đến việc tắm, thuần và luyện tiếng hót đều đòi hỏi sự kiên trì và công phu. Nếu người chơi không đam mê thực sự thì không thể theo đuổi thú chơi này dài lâu. Sự tốn kém trong thú chơi chào mào không chỉ nằm ở các công đoạn chăm sóc mà ở giá cả mua chim và lồng chim. Những chú chim tham gia thi đấu thường có giá khá đắt đỏ, từ vài triệu đến vài chục triệu đồng. Vậy nên, để có thể tham gia vào các sàn đấu này, người chơi cũng phải đầu tư nhiều về công sức và tiền bạc.

Quán cà phê Tôi yêu Việt Nam trên đường Võ Thị Sáu (Đồng Hới) là điểm hẹn thường xuyên của những thành viên các CLB chim chào mào trên địa bàn thành phố. Mỗi sáng, họ thường mang các lồng chim của mình đến để chia sẻ những kinh nghiệm chăm sóc và luyện hót. Như một thói quen, mọi người đến đây chỉ việc lặng lẽ treo lồng chim của mình lên. Chọn một chỗ ngồi hợp lý rồi cùng nhìn ngắm, lắng nghe những chú chim cất tiếng hót. “Không phân biệt nghề nghiệp, tuổi tác, họ đều có chung một sở thích và đam mê với chim cảnh. Chúng tôi thường tổ chức thi đấu vào dịp cuối tuần để anh em trong CLB được thử sức và bắt đầu cho những giải đấu lớn hơn. Những cuộc thi như thế này không chỉ bó hẹp trong khuôn khổ thành viên CLB mà tất cả những ai đam mê chim cảnh ở khắp nơi đều có thể tham gia. Sau những cuộc thi như thế này, những chú chim nổi bật thường được những người “chịu chơi” trả giá vài chục triệu, có khi đến cả trăm triệu đồng”, anh Chính cho biết thêm.

Các cuộc thi tiếng hót chim chào mào mở rộng được tổ chức thường xuyên và trở thành sân đấu của những người đam mê chim chào mào ở khắp các CLB trong cả nước. Mỗi cuộc đấu thường có hàng trăm lồng chim tham gia. Phần thưởng được trích từ chính lệ phí tham gia thi đấu và thường bằng các hiện vật có giá trị. Đây cũng chính là điểm hấp dẫn của những cuộc thi thú vị này. Thể lệ của các cuộc thi tiếng hót chim chào mào không hề đơn giản. Những chú chim đem ra tranh tài phải bảo đảm nhiều tiêu chí và sẽ bị loại dần nếu phạm vào các lỗi cơ bản, như: lộn 360 độ, xỉa lông, ra giọng mái nhiều lần, cắn chân, cắn cánh, cắn đuôi… Mười lồng chim cuối cùng sẽ được đưa vào xếp giải. Những năm gần đây, thành viên các CLB chim chào mào ở Đồng Hới bắt đầu tham gia các giải đấu lớn hơn ở các sân đấu trên toàn quốc. Theo anh Chính, đôi khi phần thưởng tại các cuộc thi này không thấm gì so với công sức, tiền bạc bỏ ra nhưng vì đam mê và mong muốn được thử sức, được gặp gỡ với những người cùng chung sở thích nên dù ở đâu, các sân đấu này cũng đều rất đông đúc.

Và có lẽ, đam mê và thú vui đặc biệt này cũng xuất phát từ những mong muốn được tìm kiếm sự yên bình giữa những tập nập và náo nhiệt của phố thị bằng chính những thanh âm trong trẻo kia.

Diệu Hương 

Cập nhật thông tin chi tiết về Đến Quán Cà Phê, Nghe Tiếng Chim Hót Giữa Lòng Thành Phố trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!