Xu Hướng 3/2023 # Đặc Điểm Da Và Sản Phẩm Của Da Chim Bồ Câu Và Chim Cút # Top 7 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Đặc Điểm Da Và Sản Phẩm Của Da Chim Bồ Câu Và Chim Cút # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Đặc Điểm Da Và Sản Phẩm Của Da Chim Bồ Câu Và Chim Cút được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đăng ngày: 16/02/2014 11:23

Da của chim bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở chim non

Da của chim bao phủ toàn thân và có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đổi nhiệt giữa cơ thể với môi trường, nhất là ở chim non. Da gồm 2 phần chính, lớp biểu bì với lớp tế bào hình trụ cùng với lớp mô liên kết mỏng và sợi collagen tạo thành lớp da ngoài bền chắc, nghèo mạch máu và hầu như không có tuyến ngoại tiết. Dưới lớp biểu bì là lớp mô liên kết mỏng gần giống như mô mỡ, có chứa nhiều mạch máu và dây thần kinh. Đặc điểm lớn nhất của da chim là mỏng, nghèo các tuyến dưới da, không có tuyến mồ hôi. Người ta cho rằng, cùng với việc phát triển của lớp da, khả năng điều chỉnh nhiệt của nó dần dần thay đổi, cho phép cơ thể chim thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh. Trong những ngày đầu tiên sau khi nở, việc thải nhiệt xảy ra trên toàn bộ bề mặt da. Khi đó thân nhiệt của chim con khoảng 38,7 – 38,9oC. Việc giữ nhiệt kém của bộ lông tơ đã làm hạn chế khả năng thích nghi của cơ thể chim non với những thay đổi đột ngột về nhiệt độ môi trường, vì vậy khi nuôi chim non, việc giữ nhiệt độ thích hợp là quan trọng nhất.

Trong những tuần tuổi đầu tiên đã xảy ra việc thay lông tơ bằng lông non đồng thời với việc phát triển các nang lông và tạo nên các nếp nhăn của da. Trong thời kỳ tiếp theo đến 150 ngày tuổi, lớp lông non được thay bằng lông trưởng thành có khả năng cách nhiệt rất tốt. Nhiệt độ bên trong cơ thể trong thời kỳ này là 40,6 41,0 o C. Trong giai đoạn này, những biến đổi nhiệt ở môi trường bên ngoài ít ảnh hưởng hơn đến cơ thể chim (A. G. Xviridjuc).

Cần lưu ý là thân nhiệt của chim rất cao so với động vật có vú (40 – 41oC), toàn thân (trừ mỏ và chân) của chim được che phủ bởi một lớp lông vũ dày. Tuyến mồ hôi (một tuyến có vai trò to lớn trong việc thải nhiệt của cơ thể khi quá nóng) lại không có ở chim, do đó, việc thải nhiệt của cơ thể trong điều kiện thời tiết nóng là cực kỳ khó khăn. Trong chăn nuôi cần hết sức chú ý đến đặc điểm này để thiết kế chuồng trại, tạo tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp, có độ thông thoáng cao, mát mẻ và thông khí tốt.

Tuyến phao câu (tuyến sáp) là tuyến duy nhất có ở biểu mô của chim, nằm ở vùng đốt sống đuôi, tuyến này có 2 thuỳ hình ô van, chất tiết của chúng là chất nhờn, thành phần gồm nước, protein, lipit, axit nucleic, lexitin. Khi mới tiết ra, chất tiết ở dạng dầu nhờn, đặc quánh, sau một thời gian ngắn, chúng biến thành dạng sáp, có tác dụng làm cho bộ lông nhờn, sáng bóng và mềm mại, không thấm nước, nhất là ở thuỷ cầm. Sự hoạt động của tuyến phao câu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng mỡ trong thức ăn, nước uống. Sự hiểu biết về vai trò của tuyến phao câu cho đến nay vẫn chưa đầy đủ. Nếu cắt bỏ tuyến phao câu ở con trống, nó sẽ trở nên giảm tính hăng và mất các phản xạ sinh dục thứ cấp.

Sản phẩm của da a. Bộ lông

Lông phân bố không đều trên bề mặt cơ thể chim non cũng như trưởng thành, chiếm tỷ lệ 4-9 % khối lượng cơ thể và chứa 82% protein.

Những chim non vừa nở được phủ lông tơ, gốc của lông tơ gắn vào thân của lớp lông đầu tiên, phía ngoài xoà ra, phủ đều trên bề mặt của da. Sau 2-3 tuần tuổi, thân lông đầu tiên mọc từ túi lông, thay thế lông tơ. Việc hình thành bộ lông đầu tiên của chim non ở các loài và giống khác nhau thì khác nhau và được hoàn thiện ở những tuần tuổi khác nhau.

Người ta phân biệt các loại lông theo cấu trúc và chức năng của chúng: lông ống, lông nệm (lông bông), lông chỉ, lông chổi và lông tơ.

Lông ống có số lượng nhiều nhất, đó là lông cánh, lông đuôi và lông bao phủ trên thân, chúng nằm xếp lớp lên nhau và tạo thành bộ lông bên ngoài. Về cấu tạo, loại lông này chỉ có 1 trục, 2 phiến lông đối xứng 2 bên và có nhiều móc lông để móc vào nhau tạo thành phiến.

Cùng với lông nệm nằm dưới, nó tạo nên lớp lông cách nhiệt, bao phủ hầu như toàn thân. Tuỳ thuộc vào nơi mọc mà người ta gọi tên của chúng: lông cổ, gáy, lưng, vai, diều, ngực, bụng, cánh

Ở cánh có 3 loại lông ống: lớn, trung bình và nhỏ. Lông cánh dài và chắc, làm thành quạt lông chắn gió, lông vũ hàng thứ nhất ở vùng ngón thứ 2 và thứ 3; chim có 10 – 12 chiếc. Lông vũ hàng thứ hai (11 – 12 chiếc) dính tới mặt ngoài của xương cánh tay và có hình quạt đều rộng, 3 – 4 lông dính tới ngón thứ nhất của cánh tạo nên lông cánh nhỏ, có ý nghĩa rất quan trọng khi bay lên và hạ cánh, chống lại sự tạo thành dốc thang của các dòng không khí phía trước.

Lông đuôi (10 – 12) nằm theo hàng ngang, mọc tới 4 – 6 đốt sống đuôi cuối cùng. Lông đuôi có thân lông cứng và phiến lông thẳng.

Lông bông có trục ngắn, phiến lông trên đầu trục là một búi mềm không định hướng. Người ta phân biệt lông bông phủ toàn thân ở chim non và trưởng thành. Số lượng lông bông không giống nhau ở các loài và giống chim. Lông bông phát triển mạnh ở vùng bụng của chim.

Tất cả lông bao và lông tơ tạo thành bộ lông nhỏ của chim, lông cánh và lông đuôi tạo nên bộ lông lớn.

Lông chỉ hay là lông hình sợi rất giống như lông mao của gia súc nhưng rất mảnh. Những lông này mọc thành từng nhóm nhỏ (từ 2 đến 10 chiếc) xung quanh lông vũ. Có thể quan sát loại lông này rất rõ sau khi chim đã được vặt lông rồi cho tiếp xúc với nền nhà trong vòng 3-5 phút, khi đó, chúng sẽ mọc rất nhanh và nhiều. Chức năng của lông này hiện chưa được giải thích rõ.

Lông chổi (giống hình chổi quét sơn) mọc xung quanh lỗ thoát chất tiết của tuyến phao câu (tuyến sáp), có thân tương đối dài và mỏng, ở đầu có một chùm tơ.

Lông tơ chỉ có một thân mỏng, không có phiến lông, mọc chủ yếu ở gốc mỏ, thỉnh thoảng ở ngón chân, trên mắt (lông mi).

Lông bao của các loài và giống chim khác nhau thì khác nhau, chúng tạo nên đặc trưng về hình dạng bên ngoài của chim. Lông chim thực hiện những chức năng khác nhau: bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng xấu của môi trường (lạnh, ấm…), điều hoà nhiệt và xúc giác. Một số lông chuyên dùng để bay, một số khác là dấu hiệu sinh dục thứ cấp của chim.

Màu sắc lông chim gắn chặt với sự có mặt của những sắc tố melanin và lipocrom. ở trong lông, sắc tố có hình hạt hay hình gậy. Melanin được tạo nên trong ti lạp thể của tế bào sinh trưởng biểu mô melaniphor. Tiền sắc tố melanin là melanogen. Sự oxy hoá melanogen ở các mức độ khác nhau sẽ cho ra các màu của lông khác nhau: vàng đất, vàng gỉ sắt, hung gỉ sắt, nâu hung, nâu, đen.

Màu lông rực rỡ của một số giống chim được tạo bởi sắc tố khác – lipocrom. Nó thuộc nhóm sắc tố carotenoit. Lipocrom hoà tan trong mỡ và có nguồn gốc ngoại sinh. Chúng làm cho lông có màu màu vàng, đỏ, xanh da trời hoặc xanh lá cây. Mỗi cá thể có thể có một màu hoặc nhiều màu.

Nếu không có sắc tố thì lông màu trắng, đó là chim bạch tạng, thường thấy ở chim bồ câu trắng.

Hocmon tuyến giáp trạng tham gia điều khiển quá trình mọc lông bình thường ở chim. Sau khi cắt bỏ tuyến này thì sự khác biệt về màu sắc lông giảm đi hoặc mất hoàn toàn.

b. Sinh lý thay lông

Thay lông là sự thay đổi thường kỳ của lông và thành phần cấu trúc biểu bì của da. Đối với chim hoang dã, sự thay lông có tính mùa vụ, thường là bắt đầu vào mùa thu, khi di chuyển chỗ ở hoặc lúc bắt đầu mùa đông giá lạnh. Vì vậy thay lông là sự thích nghi sinh học của chim với việc thay đổi điều kiện sống. Chim đã được thuần hoá đã nhận được tính di truyền này từ tổ tiên của chúng.

Người ta phân biệt thay lông của chim non (thay lông non) và thay lông thường kỳ (hàng năm) của chim trưởng thành, trùng với mùa nhất định. Chim cầm có thể thay toàn bộ hay một phần của bộ lông. Khi thay lông, trong cơ thể chim xảy ra những thay đổi về hoạt động của hệ thần kinh về cơ quan nội tiết, đồng thời diễn ra quá trình tăng cường trao đổi chất, chủ yếu là trao đổi protein và muối khoáng, cơ thể rất mất cân bằng, giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ ốm, chim trưởng thành giảm nhanh hoặc ngừng đẻ trứng.

Những thay đổi mạnh của thức ăn và điều kiện nuôi dưỡng, các tác nhân strees (nhiệt độ, độ ấm cao, thấp; bệnh tật… ) đều có thể gây nên hiện tượng thay lông trước thời hạn.

Ở chim non, cơ thể thay lớp lông đầu tiên bằng lớp lông cơ bản (lớp thứ hai), quá trình này kết thúc khi khối lượng cơ thể đã cơ bản hoàn thành và bắt đầu thành thục sinh dục. Thời điểm bắt đầu và số ngày thay lông non của chim ở các dòng, giống khác nhau thì khác nhau, bắt đầu từ 1,5 tháng tuổi và kết thúc hoàn toàn lúc bắt đầu đẻ trứng. Việc thay lông ở chim trống xảy ra mạnh mẽ hơn ở chim mái. Thay lông cánh xảy ra cùng lúc với việc thay các lông khác.

Thay lông cánh ở chim bắt đầu theo hướng từ trong ra ngoài. Lông cánh của chim con có 7 lông ống hàng thứ nhất và tám lông hàng thứ hai. Tiếp theo mọc 3 lông hàng thứ nhất còn lại, trong khi đó thay lông hàng thứ nhất bắt đầu từ những lông cuối (8 – 10) chưa mọc hết. Trong thời gian này xuất hiện những lông vũ chưa đủ dài của hàng thứ hai. Việc thay chúng xảy ra theo hướng ngược lại – từ ngoài vào giữa cánh.

Thay lông của chim trưởng thành được nhắc lại mỗi năm một lần trong đời và thường diễn ra vào một mùa cố định trong năm, khi thời gian chiếu sáng thay đổi: từ ngày dài chuyển sang ngày ngắn, thường gặp vào cuối mùa hè và mùa thu, thỉnh thoảng vào mùa đông.

Sự thay lông vĩnh viễn ở chim thường diễn ra tuần tự từ lông móc cổ, lưng, sau đó đến những phần khác, đồng thời thay cả lông cánh. Lông cánh của hàng thứ nhất rụng kế tiếp nhau bắt đầu từ chiếc thứ nhất đến chiếc thứ 10. Mỗi chiếc lông cánh được thay tương đương với sự thay 10% bộ lông của cơ thể. Chiếc lông đầu tiên được thay vào đầu thời kỳ thay lông, chiếc thứ năm vào thời kỳ giữa, chiếc lông thứ 10 sẽ rụng vào cuối kỳ thay lông. Theo số lượng những chiếc lông cánh đã được thay, ta có thể xác định mức độ thay lông của chim.

Quá trình thay lông có thể khác nhau. Việc thay lông chậm thường gặp ở chim đẻ nuôi lồng trong điều kiện tiểu khí hậu được điều chỉnh ổn định. Lông của chúng rụng dần dần, việc đẻ trứng không bị gián đoạn. Khi thay lông nhanh, chim có thể thay một lúc vài chiếc lông cánh và xuất hiện những khoảng da trần trên cơ thể.

→ TẢI TÀI LIỆU

Chim Họa Mi Nguồn Gốc Và Đặc Điểm

Các tỉnh miền Nam có loại họa mi “đất” vì màu lông nâu xỉn không mấy đẹp, hót thì âm khá vang ngắn. Chỉ có những con đặc biệt mới hay hót. Vì vậy mà họa mi chính thống được ưa chuộng hơn, tiếng hót thanh lại thường xuyên.

Chim họa mi Lạng Sơn có màu lông hung đỏ như màu đất đỏ ở vùng này.

Chim họa mi xứ Nghệ lông vàng sẫm, chân và mỏ đều vàng.

Khi chọn nuôi người ta thường chọn loại chim lông đỏ, mỏ, chân vàng.

Giọng hót của Họa Mi vừa sang vừa đanh thép. Tiếng hót đầy vẻ hiên ngang, thách thức, có khi như một khúc nhạc quân hành hùng tráng gây cho người nghe một sự hứng khởi, yêu đời. Họa Mi vốn có giọng hót thật to, thật vang, và lại siêng hót. Sau mùa thay lông xong, chim căng lửa có thể hót suốt ngày cơ hồ không biết mỏi mệt.

Cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/100g cám cò (hoặc ngô). Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế.

Nói không với thức ăn tổng hợp như cám gà con vì trong cám gà con rất nhiều sắt và một ít chất bảo quản cộng với thuốc tăng trưởng nó làm rối cho vòng đời của con chim ngắn lại.

Lưu ý: Không đổi thức ăn đột ngột bởi Họa Mi sống ngoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. Khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm ròi rạc (cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.

Kỹ Thuật Chọn Giống Và Cách Nuôi Chim Cút Sinh Sản

Chim cút giống chuyên trứng được nuôi rộng rãi là giống chim cút Nhật Bản, tên khoa học là “Corturnix japonica”. Có đặc điểm dễ nuôi, sức khánh bệnh cao, đẻ nhiều trứng và thời gian khai thác dài, nhiều con đẻ trên 300 quả/năm.

Hiện nay chim cút đang được nuôi rất phổ biến bởi nuôi chim cút rất dễ: vốn đầu tư ít, không cần nhiều diện tích để xây chuồng trại. Thời gian để có sản phẩm bán ra thị trường nhanh:

Phương pháp chọn giống và phối giống:

– Chọn giống: Khi muốn nuôi cút đẻ phải chọn mua con giống ở những cơ sở sản xuất giống bố mẹ vì nơi đây sẽ chọn lọc riêng dòng bố, dòng mẹ để khi nuôi sinh sản giao phối mới không đồng huyết. Sau ngày 25 chọn lọc những con đủ tiêu chuẩn làm giống nuôi riêng. Cút giống chọn nuôi phải khỏe mạnh, không dịch bệnh, dị tật, nhanh nhẹn, háu ăn, da lông bóng mượt… Một số tiêu chuẩn chọn giống như sau:

+ Cút trống: phải có thân hình gọn, nhỏ hơn con cái, đầu nhỏ, mỏ ngắn, cổ dài, ngực nở, lông ngực vàng, 25 ngày tuổi nặng 70-90gr.

+ Cút mái: đầu thanh, cổ nhỏ, lông da bóng mượt, lông ngực có đốm trắng đen, xương chậu rộng, hậu môn nở, đỏ hồng và mềm mại… Trọng lượng lớn hơn cút trống.

+ Lồng úm: Quy cách 1,5 x 1,0 x 0,5m, cách mặt đất 0,5m. Xung quanh làm bằng lưới ô vuông 1cm. Những ngày đầu mới úm, đáy lồng và xung quanh phải lót giấy, che kín, yên tĩnh và không bị lọt chân.

+ Chuồng nuôi: Có thể nuôi lồng hay quây nuôi nền.

+ Quy cách lồng: 1,0 x 0,5 x 0,2m, nuôi được 20-25 cút mái. Nóc lồng làm bằng vật liệu mềm, vì cút hay nhảy dựng đứng làm bể đầu. Đáy lồng dốc 2-3o để trứng lăn ra, làm bằng lưới ô vuông 1-1,5cm, để cút đi đứng thoải mái và phân lọt xuống vì hứng phân. Khi nuôi nhiều thì chồng các lồng lên nhau, cách nhau 10-12cm để đặt vỉ hứng phân.

+ Quy cách quây nuôi nền: đường kính quây 1-1,5m, cao 0,4m, trên có bóng đèn và chụp sưởi, nuôi được 200-250 cút 1 tuần, 150-200 cút 2 tuần, 100-150 cút 3 tuần….

– Máng ăn, máng uống: Có thể làm bằng nhôm hay nhựa treo xung quanh chuồng, quy cách dài 0,5 hoặc 1,0m, rộng 6-7cm, cao 5-6cm. Máng để úm có thể làm nhỏ và thấp hơn đặt trong chuồng.

Thức ăn: Mỗi ngày cút ăn 20-25gr thức ăn hỗn hợp và đẻ 1 quả trứng nặng 10-11gr (bằng 10% cơ thể), cho nên thức ăn của cút phải bảo đảm yêu cầu dinh dưỡng cao, nhất là đạm, khoáng và sinh tố…

Nước uống: Mỗi ngày cút uống 50-100ml nước, nhưng phải cung cấp đầy đủ nước sạch và mát cho cút uống tự do.

– Chăm sóc nuôi dưỡng: Cút con 1-25 ngày: Cút con nở ra phải úm ngay. Có thể úm lồng hoặc úm nền, nhưng phải sưởi nóng lồng hoặc chuồng trước khi cho cút con vào úm.

Nhiệt độ úm: Tuần thứ nhất 34-35oC, sau đó giảm dần mỗi tuần 3oC, đến tuần thứ 4 không phải úm nữa. Trong quá trình úm cần thoáng khí.

Mật độ úm: Tuần 1: 200-250 con/m2, tuần 2: 150-200 con/m2, tuần 3: 100-150 con/m2; tuần 4: 50-100 con/m2.

Thức ăn, nước uống giai đoạn úm: Giai đoạn úm nên đặt máng ăn, uống trong lồng, chuồng. Thức ăn giàu dinh dưỡng, nhất là đạm (26-28%), sinh tố… cho ăn nhiều trong ngày. Nên bổ sung sinh tố… vào nước cho cút uống thường xuyên.

– Chọn giống: Nên mua giống ở những cơ sở có uy tín, hoặc càng xa càng tốt để tránh hiện tượng đồng huyết (lưu ý khi ghép phối trống mái). Lưu ý đặc tính mắn đẻ. (nên lưu ý chọn cút trống tránh anh chị em giao phối sẽ gây hiện tượng đồng huyết nhanh và phải thay cút trống thường xuyên thì mới bảo đảm tỷ lệ có phôi cao).

– Muốn chuyển đổi thức ăn nên thực hiện từ từ, ít nhất 4 ngày mới chuyển đổi hoàn toàn thức ăn khác.

– Nhiệt độ thích hợp cho cút đẻ 24 – 25OC.

– Bảo đảm chuồng nuôi có độ thông thoáng cao, nên có quạt thông gió để tạo luồng không khí lưu thông thường xuyên trong trại.

– Đảm bảo chế độ chiếu sáng từ 16 – 18 giờ/ngày trong chuồng nuôi cút (tính 5w/1m2 chuồng).

– Lồng nuôi cút có đáy (trên) làm bằng lưới nylon để tránh cút bể đầu khi bị kích động nhảy dựng lên.

– Luôn giữ yên tĩnh trong trại, chuồng nuôi vì cút rất dễ bị kích thích do sợ hãi tiếng động.

– Luôn giữ vệ sinh chuồng nuôi, hốt phân hằng ngày và che chắn chuồng trại cẩn thận tránh mèo chuột giết hại.

– Trong quá trình nuôi đẻ, luôn theo dõi thể trọng của cút để tránh quá mập hay quá gầy sẽ làm giảm năng suất đẻ.

– Lưu ý cho cút ăn đủ số lượng thức ăn trong ngày.

– Cút đẻ vào buổi chiều nên thực hiện việc vệ sinh vào buổi sáng.

Đặc Tính Thú Vị Và Đặc Biệt Của Chim Yến

Yến phân bố rộng khắp các tỉnh thành của Việt Nam, kể cả những khu vực phía Bắc khí hậu giá rét. Căn nhà nuôi yến đầu tiên ở miền Bắc tại Hải Phòng qua nhiều năm nghiên cứu nay đã đi vào hoạt động.

Đường bay đi ăn của chim yến khá dài, hàng ngày chim yến có thể đi trên 50km và quay về tổ trong ngày đó. Và đặc điểm phân biệt chim yến với chim khác dễ dàng nhất chính là chim yến không bao giờ đậu. Chúng chỉ neo mình trên các vách đá dựng đứng hoặc những thanh làm tổ.

Yến có trí nhớ siêu tốt trong việc định hướng đường bay, về tổ của chúng và xác định dễ dàng vị trí tổ giữa hàng trăm ngàn những chiếc tổ của chim khác. Hơn nữa, giác quan của chim yến rất tốt. Chúng thích làm tổ ở những nơi có cường độ ánh sáng khoảng 0,02 – 0,2 lux. Khả năng nghe và ngửi của yến cũng tốt. Chúng sẽ làm tổ ở những nơi đã từng có chim yến khác làm tổ. Chúng ngầm hiểu rằng nếu đã có bạn yến ở thì đây là nơi an toàn, thích hợp cho việc sinh sản sau này.

Yến rời tổ khoảng từ 5h30 – 6h30 sáng và về tổ lúc 6h – 7h tối, thời gian sẽ có sự dao động tùy vào từng vùng. Những con yến về tổ buổi trưa đa số là cho con ăn hoặc ấp trứng.

Yến rất chung thủy với bạn đời cũng như nơi mà nó làm tổ. Đây là đặc điểm thú vị phân biệt chim yến với các loài chim khác. Với những nơi làm tổ thì một khi đã vào nhà và làm tổ thì chúng sẽ ở lại suốt cuộc đời nếu như ở đó không có dấu hiệu bất an như phá hoại hay khai thác không đúng cách.

Yến thường xây tổ vào buổi tối. Chỉ có con chim trống mới làm tổ và xây trong 35 – 45 ngày. Trung bình yến đẻ khoảng 3 lần/năm. Mỗi lần đẻ 1 – 2 trứng, sác xuất 2 trứng cao hay thấp tùy thuộc vào mùa sinh sản của chúng.

Các kẻ thù cơ bản của yến là: Rắn, dơi to, diều hâu, dế trâu, chuột, thằn lằn, thạch sùng, kỳ nhông, kỳ đà,… Chim yến ăn những loại côn trùng nhỏ ngoài tự nhiên, bắt côn trùng khi chúng đang bay.

Cũng như bất kỳ một loài sinh vật nào, chim yến cũng có “ngôn ngữ riêng” của mình. Có tiếng chim mẹ, chim con, chim đực, chim mái tiếng gọi bạn tình, tiếng gọi bầy, tiếng đấu tranh,… Chim yến trưởng thành phát ra khoảng 12 tiếng kêu khác nhau vào các thời điểm khác nhau và việc phân biệt được âm thanh của chim yến nhờ vào phân tích âm phổ của âm thanh thu được….

Cập nhật thông tin chi tiết về Đặc Điểm Da Và Sản Phẩm Của Da Chim Bồ Câu Và Chim Cút trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!