Xu Hướng 6/2023 # Cứu Hộ Chim Yến Trên Đảo Cù Lao Chàm # Top 13 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cứu Hộ Chim Yến Trên Đảo Cù Lao Chàm # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Cứu Hộ Chim Yến Trên Đảo Cù Lao Chàm được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

TP.Hội An đang nỗ lực cứu hộ chim yến sinh sống trên đảo Cù Lao Chàm nhằm cải thiện tình trạng sụt giảm nghiêm trọng nguồn lợi yến sào được mệnh danh là “vàng trắng” của xứ Quảng.

Một góc hang Mũi Dứa Cù Lao Chàm.

Mỗi mùa khai thác yến tại Cù Lao Chàm đều ảnh hưởng đến trứng và chim yến non.. Ảnh: Q.H

Mỗi năm, yến sào tại đảo Cù Lao Chàm được khai thác 2 vụ. Vụ 1 khai thác từ ngày 15 đến ngày 30.4, thu hoạch tổ và bỏ trứng, vụ 2 khai thác từ ngày 15 đến ngày 30.8, thời điểm chim con đã rời khỏi tổ. Trong quá trình chim mẹ ấp trứng và chăm sóc chim con ở vụ 2, do nhiều yếu tố tác động, một số tổ bị rơi rụng và chim non bị rơi ra khỏi tổ. Chim yến con rơi ra gần như không có cơ hội sống sót, hiện tượng này có xu hướng ngày càng gia tăng, đặc biệt là tại những hang có mật độ tổ cao. “Trong quá trình chim yến nuôi con ở vụ 2 thì số chim con rơi khỏi tổ khá nhiều, trên vài nghìn con. Đây là một trong những nguyên nhân làm suy giảm đàn yến của Cù Lao Chàm. Xuất phát từ tình hình đó, chúng tôi cùng một số nhà khoa học trên địa bàn xúc tiến một đề tài nghiên cứu và đề xuất giải pháp để cứu hộ chim non rơi khỏi tổ. Hy vọng đề tài sẽ xây dựng được mô hình cứu hộ chim non” – kỹ sư Huỳnh Ty, Đội phó Đội Quản lý và khai thác yến Hội An chia sẻ.

Giải pháp cứu hộ

Kỹ sư Huỳnh Ty cho biết thêm, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh trong thời gian 2 năm, từ nay đến năm 2023 là “Kỹ thuật xây dựng nhà nuôi và nhà tập bay để cứu hộ chim yến đảo Cù lao Chàm” với mục đích cứu hộ các chim non bị rơi khỏi tổ, giúp chúng tiếp tục phát triển để bay theo đàn, tăng tỷ lệ chim non tái đàn mỗi năm. Qua khảo sát tất cả vị trí tại 10 hang yến ở đảo Cù Lao Chàm, Đội Quản lý và khai thác yến Hội An đã chọn hang Mũi Dứa, một hang mới cải tạo để dẫn dụ chim yến nằm bên cạnh hang Cả để xây dựng khu cứu hộ. Nhà nuôi được xây gạch, tường dày 20cm, nền láng xi măng; trụ bê tông cốt thép, sàn bê tông cốt thép dày 12cm, trên sàn là hồ chứa nước ngọt với mực nước từ 40 đến 50cm. Trong nhà lắp đặt hệ thống nuôi côn trùng, nguồn cung cấp thức ăn cho chim. Sau khi chim được cứu hộ, vào giai đoạn chim chuyền, chim tự chuyển qua giai đoạn tập bay, đồng thời bổ sung thêm một số thức ăn để tập cho chim tự bắt mồi trong tự nhiên.

PGS-TS. Đinh Thị Phương Anh (Đại học Đà Nẵng) cho rằng, nhà thực nghiệm cứu hộ chim yến non nên ở vị trí một trong các đảo có chim yến làm tổ, gần hang có mật độ tổ yến cao và được xây dựng theo kiểu bán hoang dã, gần các đảo có phủ kiểu thảm cây bụi và trảng cỏ, có hệ côn trùng phong phú, đặc biệt là phải gần nguồn nước ngầm, có hệ nước mặt tự nhiên hoặc nhân tạo. Yến rất nhạy cảm với mùi lạ, âm thanh lạ, độ ẩm và nhiệt độ thay đổi. Do đó, môi trường bên trong quyết định 50% sự thành công của nhà yến; nên cứu hộ trứng và chim non ở vụ 1, cứu hộ tối đa số lượng cá thể chim non khỏe mạnh ở vụ 2; nhà tập bay nên liên thông với nhà nuôi. Cả nhà cứu hộ và tập bay của chim yến non phải tạo môi trường an toàn cho chim bằng cách tiêu diệt địch hại và tránh những loài vật có hại như chuột, dơi, rắn, nhện, ong, kiến…

Biện pháp kỹ thuật

“Để cứu hộ, việc đầu tiên là phải xây dựng quy trình cứu hộ chim yến non rồi quy trình tập bay để tái nhập vào đàn cho chúng. Để có cơ sở, phải xây dựng nhà thực nghiệm để đánh giá hiệu quả của quy trình. Theo tôi, mô hình thực nghiệm càng gần với tự nhiên càng tốt và phải đảm bảo các điều kiện cung cấp nguồn thức ăn và nguồn nước cho chim yến. Sau này sẽ có nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhưng để nhanh chóng phục hồi đàn yến thì đó là giải pháp đầu tiên”.(PGS-TS. Đinh Thị Phương Anh – Đại học Đà Nẵng)

Trên cơ sở mô hình cứu hộ đã triển khai tại Khánh Hòa, kỹ sư Nguyễn Xuân Viễn – Công ty Yến sào Khánh Hòa cho biết, công ty hiện quản lý 33 đảo yến với 173 hang và từng bước nghiên cứu hoàn thiện quy trình cứu hộ chim yến ở các đảo trong toàn tỉnh. Trong quá trình nuôi chim cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng sức khỏe, màu sắc chim con. Đặc biệt phải quan sát phân chim để đánh giá tình trạng sức khỏe chim nuôi. Lưu ý là khi chim khỏe, phân chim có hai khổ màu trắng đen; chim yếu, phân có nước, có mùi tanh, chim có triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Đối với những con này phải tách biệt sang chuồng riêng biệt, tránh lây nhiễm những con khỏe và được chăm sóc riêng. Kỹ sư Nguyễn Xuân Viễn nêu kinh nghiệm: “Thức ăn luôn đảm bảo tươi, sạch và được bảo quản nơi thoáng mát, giai đoạn chim dưới 30 ngày tuổi khi cho ăn phải được cắt nhỏ, phù hợp với cỡ miệng chim. Thao tác cho ăn phải cẩn thận, tránh không để thức ăn dính miệng. Ngoài ra phải luôn đề cao phòng chống địch hại để đảm bảo đàn chim nuôi, kết hợp khi cho ăn tiến hành cho chim uống nước 2 – 3 lần/ngày”.

PGS-TS. Trương Xuân Lam – Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật cho biết, nguồn thức ăn cho chim yến là vấn đề rất quan trọng. Ở đâu có cây cối, rác rưởi, phế thải nông – lâm nghiệp, có côn trùng là có thức ăn cho chim yến. Thường các côn trùng này bị cuốn và bay theo các luồng gió, luồng không khí và chim yến lợi dụng việc này để thu bắt con mồi. PGS-TS. Trương Xuân Lam cho biết: “Qua nghiên cứu đã xác định được 21 loài có trong dạ dày chim yến, các loài sâu hại 11 loài và 10 loài sâu trên cây trồng”. Còn PGS-TS.Nguyễn Lân Hùng Sơn (Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) thì đề nghị, Hội An cần chủ động phối hợp với các đơn vị nghiên cứu và sản xuất để hợp tác phát triển trong thời gian tới. Bên cạnh tạo nguồn thức ăn nhân tạo cho nuôi chim yến, cần chú trọng quy hoạch vùng kiếm ăn tự nhiên của chim ở các vùng ven bờ thuộc Quảng Nam và Đà Nẵng. “Việt Nam đã xây dựng các mô hình cứu hộ trên đất liền, gắn liền giữa các nhà yến với hệ thống cứu hộ, nhân nuôi, tập bay cho chim yến và Công ty Yến sào Khánh Hòa đã hoàn chỉnh mô hình này. Nhưng trên đảo và làm trực tiếp trên điều kiện bán hoang dã thì Việt Nam chưa có. Nếu chúng ta hoàn thiện được mô hình thì không chỉ có ý nghĩa riêng với Cù Lao Chàm – Hội An mà nó sẽ tạo ra một mô hình để áp dụng trên toàn bộ hệ thống đảo duyên hải, dọc bờ biển. Đấy là cái mà chúng tôi rất kỳ vọng mặc dù điều kiện nghiên cứu trên đảo đòi hỏi phải nỗ lực rất lớn và khắc phục rất nhiều khó khăn, kể cả kinh phí lẫn nguồn nhân lực” – PGS-TS.Nguyễn Lân Hùng Sơn nói.

Hy vọng, giải pháp cứu hộ chim non để tái hòa nhập đàn này sẽ sớm được áp dụng vào thực tế, góp phần tăng số lượng đàn yến trắng tự nhiên, từ đó nâng cao sản lượng tổ, tăng nguồn lợi từ yến sào Cù Lao Chàm – Hội An.

QUỐC HẢI

Ra Cù Lao Chàm (Quảng Nam) Khám Phá Hang Yến

Nói đến yến, người ta nghĩ đến Khánh Hòa bởi đây được mệnh danh là xứ “rừng trầm, biển yến”. Tuy nhiên, ở miền Trung, ngoài Khánh Hòa, cù lao Chàm – Quảng Nam cũng là một nơi rất nhiều chim yến tập trung sinh sống.

Hàng chục năm trước, hang yến là vùng bất khả xâm phạm, nhưng nay, hang đã mở cửa để khách tham quan, tạo thêm điểm du lịch mới ở cù lao Chàm. Đến đây, du khách vừa khám phá nghề nuôi yến lấy tổ, vừa tìm hiểu việc thờ tổ nghề yến trên đảo.

Giã từ Cửa Đại đầy thơ mộng và quyến rũ của phố Hội, tàu lướt sóng đưa chúng tôi ra cù lao Chàm- vùng đất mang dấu tích của người cổ đại cách nay hàng ngàn năm và hàng trăm năm trước là cảng biển quan trọng giao du với phương Tây. Thay vì dừng lại khám phá vẻ đẹp viên mãn của cù lao này, chúng tôi lại tiếp tục ghép đoàn trên chuyến tàu khác để ra hang yến- một tour du lịch mới lạ, hấp dẫn với những trải nghiệm thú vị.

Từ xa xưa, hẻm núi của các đảo xung quanh cù lao Chàm đã có loài yến cư ngụ. Chúng làm tổ trên các vách đá, sâu trong khe núi. Người dân bản địa bất kể mạng sống, leo lên những vách đá cheo leo ấy lấy tổ yến dâng vua chúa. Và ngay từ khoảng thế kỷ 17, triều đình nhà Nguyễn đã chú ý đến nghề yến khi phân bổ ông Hồ Văn Hòa làm “Quản linh tam tỉnh yến hộ”, quản lý hoạt động khai thác tổ yến ở Quảng Nam, Bình Định và Khánh Hòa. Riêng Hội An, yến được khai thác chủ yếu ở các đảo nhỏ trong quần đảo cù lao Chàm, như: hòn Khô, hòn Tò Vò, hòn Lao…

Ra xa bờ, nhất là phía Đông hòn Lao, sóng to gió lớn. Con tàu nhấp nhô theo từng đợt sóng. Khu vực này không có những bãi cát trắng mịn màng như Cửa Đại hay cù lao Chàm. Thay vào đó là những khối đá ngàn đời hiên ngang, vững chãi trước mưa gió và sóng biển. Khách không khỏi trầm trồ trước những khe núi hiểm trở, nơi chim yến đến làm tổ, trú ngụ và sinh sản. Nhìn từ xa, hang yến chỉ là một khe nứt hẹp từ mặt biển lên đến gần đỉnh núi, cao đến hàng chục mét. Đến gần, mới thấy miệng hang rộng rãi. Chim yến từ biển bay vào đây làm tổ bằng nước miếng của mình rồi sinh và nuôi con cho đến khi chúng biết bay.

Những người khai thác tổ yến phải ở lại hang nhiều tháng ròng để chăm sóc tổ. Người ta làm những giàn giáo bằng tre nối với nhau cao hàng chục mét lên tới miệng hang. Hằng ngày, họ leo lên giàn tre đó tiếp cận tổ, phun sương cho tổ ẩm, dễ khai thác. Công việc cực nhọc và nguy hiểm nhưng mỗi tổ khai thác được chỉ nặng khoảng 10 gram, thường khoảng 100-120 tổ mới được một kg. Mỗi kg tổ yến có giá hàng chục triệu đồng; loại tốt có khi giá lên đến 2-3 lượng vàng.

Du khách tự do khám phá hang yến và tìm hiểu về nghề truyền thống hàng trăm năm của xứ cù lao. Những giàn giáo bằng tre để thợ chăm sóc tổ, khai thác yến không khỏi khiến du khách “lạnh lưng” bởi tính mạo hiểm và bất trắc của nghề này. Nhiều công nhân khai thác yến tâm sự: Phụ nữ lấy chồng làm nghề yến cũng như lấy chồng đi biển, “hồn treo cột buồm”.

Lịch sử hình thành nghề, miếu tổ và những câu chuyện kể về các bậc tiền hiền, khai cơ lập nghiệp mang đến cho khách nhiều cung bậc cảm xúc, nhất là đạo lý sống nhân ái yêu thương của cư dân làng đảo. Tại bãi Hương, du khách còn có thể trải nghiệm cuộc sống của làng nghề chài lưới qua loại hình du lịch homestay hoặc lang thang trên các ngả đường lộng gió biển. Và du khách cũng không nên bỏ qua cơ hội khám phá vẻ đẹp hoang sơ của bãi Nần, bãi Xếp, bãi Ruộng bên cạnh những bãi vốn đã nổi tiếng như bãi Ông, bãi Chồng, bãi Bấc.

Theo Báo Cần Thơ

Cứu Hộ, Thả Hơn 800 Con Rùa Quý Hiếm Về Biển

Ban Quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa (tỉnh Ninh Thuận) cho biết, đã cứu hộ thành công và thả hơn 800 rùa con cùng 4 con rùa trưởng thành về biển an toàn.

Các cá thể rùa biển này thuộc danh sách các loài nguy cấp, quý hiếm đang được ưu tiên bảo vệ.

Cụ thể, từ đầu năm 2023 đến cuối tháng 11, tại khu vực Vườn Quốc gia Núi Chúa có 43 lượt rùa lên bãi biển đẻ; trong đó có 13 tổ đẻ thành công với 1.377 trứng. Các nhân viên đã cứu hộ thành công và thả 810 cá thể rùa con về biển. Đồng thời, Vườn đã tiếp nhận cứu hộ 4 cá thể rùa trưởng thành thuộc bộ rùa biển gồm Rùa xanh, Đồi mồi, Quản đồng thả về lại môi trường sống tự nhiên.

Ông Trần Văn Tiếp, Phó Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Núi Chúa cho biết, Vườn hiện là một trong số ít khu vực trên đất liền ở Việt Nam có rùa biển lên đẻ trứng hàng năm. Mùa rùa biển lên đẻ trứng thường kéo dài từ tháng 3 đến tháng 11, trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7 là mùa cao điểm sinh sản của rùa biển.

Để bảo vệ rùa biển, trứng và rùa con không cho các loài thiên địch phá hoại và bị săn trộm, các khu vực có rùa biển lên làm tổ được Ban Quản lý Vườn tổ chức bảo vệ nghiêm ngặt. Trong thời gian rùa lên bãi đẻ trứng, các nhân viên thường xuyên tuần tra, theo dõi, ghi nhận các thông tin về rùa biển lên bãi đẻ trứng, di dời các tổ trứng có nguy cơ ngập nước do thủy triều, tiến hành cứu hộ và thả rùa con về biển an toàn.

Đồng thời, Ban Quản lý Vườn xây dựng khu vực cứu hộ sinh vật biển để tiếp nhận, cứu hộ, chữa trị, nuôi huấn luyện rùa bị nuôi nhốt, đánh bắt, đảm bảo đủ các điều kiện để rùa tự sinh sống được trước khi thả ra môi trường tự nhiên.

Theo ghi nhận của cơ quan chuyên môn, trước đây tại vùng biển Vườn Quốc gia Núi Chúa có 3 loài rùa biển đến sinh sản gồm Rùa xanh, Đồi mồi, Quản đồng. Tuy nhiên, vài năm gần đây, tần suất rùa biển xuất hiện, lên bãi tìm chỗ đẻ ngày càng ít dần, hiện chỉ còn ghi nhận loài Rùa xanh còn lên bãi đẻ trứng.

Nguyên nhân khiến rùa biển ít xuất hiện và lên tìm bãi đẻ là do tình trạng biến đổi khí hậu, nắng hạn kéo dài khiến lớp cát ở bãi biển không đủ độ ẩm thích hợp để làm tổ đẻ nên rùa quay trở lại biển. Các hoạt động đánh bắt có tính hủy diệt như khai thác san hô, đánh mìn, sử dụng hóa chất độc hại làm ảnh hưởng đến môi trường sống của rùa biển; hoạt động đánh bắt để lấy thịt, trứng và mai rùa khiến số lượng rùa suy giảm.

Ngoài ra, tình trạng rùa biển bị chết do vô tình mắc vào lưới đánh cá của ngư dân khiến rùa không thể ngoi lên mặt nước để thở và dần chết ngạt. Bãi đẻ và nguồn thức ăn của rùa biển ngày càng thu hẹp do các hoạt động xây dựng, ô nhiễm môi trường… Ông Trần Văn Tiếp cho biết, để bảo vệ loài rùa biển quý hiếm, Vườn quốc gia Núi Chúa đang triển khai đồng bộ nhiều phương án, giải pháp để bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển và nơi sinh cư của chúng cùng các loài thủy sinh nguy cấp, quý hiếm khác.

Cụ thể, Vườn xây dựng và duy trì các vùng bảo vệ nghiêm ngặt rùa biển tại các bãi đẻ trong khu vực; xây dựng trạm bảo tồn rùa, thành lập các tổ tình nguyện viên cùng tham gia bảo vệ rùa biển; đồng thời tăng cường phối hợp với các tổ chức, đơn vị nghiên cứu khoa học tập trung nâng cao kiến thức, kỹ thuật về việc bảo tồn, cứu hộ và cứu chữa rùa biển cho cán bộ, tình nguyện viên.

Song song đó, Vườn tuyên truyền cho ngư dân địa phương khi gặp rùa lên bãi đẻ hoặc đi biển thấy rùa bị nạn lập tức báo ngay cho lực lượng cứu hộ; xây dựng mạng lưới các vùng biển trên đất liền tại Việt Nam để tiếp nhận các cá thể rùa còn sống, đưa tới Vườn Quốc gia Núi Chúa cứu hộ, thả về tự nhiên.

Theo Chương trình bảo tồn các loài rùa nguy cấp của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Vườn Quốc gia Núi Chúa là một trong những khu vực ưu tiên bảo vệ, phục hồi sinh cảnh, bãi đẻ cho các loài rùa biển.

Về Khánh Hòa, Nhớ Ghé Thăm Đảo Yến

Giữa muôn trùng sóng nước của dải đất miền Trung thân thương, có một nơi yên ả với tiếng vỗ của biển cả, của đàn chim yến lượn quanh khắp bầu trời như dải lụa đen ai vô tình làm rơi rớt xuống mặt biển. Nơi đó chính là đảo yến – nơi chứa đựng đặc sản trứ danh của tỉnh Khánh Hòa.

Vốn dĩ, cái tên chẳng còn xa lạ gì với người Việt ta, bởi nó là một trong 8 món ăn thuộc hàng thượng đẳng mà ngày xưa, chỉ có bậc vương công quý tộc, vua chúa hoàng cung mới có cơ hội thưởng thức. Và cho đến hiện tại, con người có khám phá ra bao nhiêu vật sản đi chăng nữa vẫn chẳng thể nào thay thế được vị trí của tổ yến sào trong Bát Trân bây giờ.

Đảo yến cách bờ chừng hơn 100 mét, mực nước cũng chỉ tới ngực, thoai thoải ra xa dần, không sâu như các bãi biển khác, mặt nước chỉ lăn tăn gợn sóng thật êm ả ở giữa trùng khơi. Làn nước biển trong xanh cứ thế ập vào từng phiến đá, để đàn chim yến và hải âu giật mình bay lên không trung. Nhìn từ xa, cánh chim chỉ là những dấu chấm đen nhỏ xíu như ai vô tình vẩy mực lên nền trời và biển xanh thẳm.

Vốn dĩ, tổ chim yến là tặng phẩm của trời và biển cả, khi hương trời làm nên loài chim tuyệt diệu và biển cả cung cấp nguồn thức ăn vô tận cho những “người thợ cần mẫn, chăm chỉ ngày đêm” này mới giúp ta thưởng thức được hương vị mát lành, ngọt dịu đến thế.

Đảo Yến là tên gọi chung cho các đảo và quần thể đảo lớn nhỏ ở vịnh Nha Trang có chim yến làm tổ. Trong đó, Hòn Nội là một trong 2 quần thể đảo có trữ lượng yến lớn nhất Khánh Hòa. Vì thế khi đến đây, du khách sẽ được thỏa sức chiêm ngưỡng vẻ đẹp của thiên nhiên kỳ vĩ với những vách đá cheo leo, hiểm trở, nơi sinh sống của loài chim yến. Ở Khánh Hòa có đến 12 đảo được chim yến chọn làm nơi cư ngụ.

Đến tham quan đảo yến, du khách sẽ dễ dàng có cơ hội khám phá đời sống của loài chim yến cũng như tận mắt chứng kiến loài chim này làm tổ, cho ra món ngon dinh dưỡng mà bao nhiêu người vẫn thèm khát có được. Trong hang yến được chia thành nhiều phần khác nhau, hàng chục tổ yến điểm xuyết trên vách đá dựng đứng, kỳ bí đã tạo nên vẻ đẹp hiếm có ở nơi đây. Điểm đầu gần hang là những tổ yến trắng, sâu hơn một chút, tổ yến sào dần đổi màu hồng và đến tận cùng nơi sâu thẳm ấy, màu yến huyết đỏ thẫm khiến người tham quan không khỏi ngẩn ngơ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cứu Hộ Chim Yến Trên Đảo Cù Lao Chàm trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!