Bạn đang xem bài viết Cổng Ttđt Tài Năng Trẻ Quốc Gia được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chích chòe đất hay còn gọi là sẻ bụi đen, thuộc bộ sẻ, phân họ chích chòe (Turdidae), sống ngoài đồng cỏ, bụi cây, thường kiếm ăn và làm tổ trên mặt đất, trong bụi sát mặt đất nên có tên gọi chích chòe đất. Loài này có nhiều ở miền Đông và Tây Nam bộ. Tên khoa học: Saxicola caprata, tên tiếng Anh: Pied Bushchat.
Chích chòe đất hay còn gọi là sẻ bụi đen, thuộc bộ sẻ, phân họ chích chòe (Turdidae), sống ngoài đồng cỏ, bụi cây, thường kiếm ăn và làm tổ trên mặt đất, trong bụi sát mặt đất nên có tên gọi chích chòe đất. Loài này có nhiều ở miền Đông và Tây Nam bộ. Tên khoa học: Saxicola caprata, tên tiếng Anh: Pied Bushchat.
I. Kỹ thuật nuôi chích chòe than
1. Cách chọn chim – Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này. Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu. – Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.
2. Cho ăn
– Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim. – Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết. – Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn. Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ. – Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.
3. Chim nói gió
Nói gió là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.
4. Tập tắm
– Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước. – Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được. – Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.
5. Dợt chim
– Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa. – Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó. – Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới… – Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình
II. Kỹ thuật nuôi chích chòe lửa
1. Kỹ thuật nuôi
– Thức ăn và chăm sóc: Chích Chòe Lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột. – Lồng nuôi chim chọn lồng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn .cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở và tránh đuôi của chim bị chạm trúng lồng sẽ bị tưa và xấu vì đuôi Chích Chòe Lửa khá dài và đẹp. – Chích Chòe Lửa là loại chim có giọng hót vang dội, bắt chước rất hay các giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Có những con được huấn luyện, chăm sóc kỹ lưỡng có giọng hót cực kỳ quyến rũ và phong phú. Khi chim múa đuôi, chim làm điệu rất duyên dáng. – Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.
– Chích Choè Lửa là một loại chim vừa hót hay vừa là loại chim đá rất hăng.- Thức ăn và chăm sóc: Chích Chòe Lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.- Lồng nuôi chim chọn lồng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn .cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở và tránh đuôi của chim bị chạm trúng lồng sẽ bị tưa và xấu vì đuôi Chích Chòe Lửa khá dài và đẹp.- Chích Chòe Lửa là loại chim có giọng hót vang dội, bắt chước rất hay các giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Có những con được huấn luyện, chăm sóc kỹ lưỡng có giọng hót cực kỳ quyến rũ và phong phú. Khi chim múa đuôi, chim làm điệu rất duyên dáng.- Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.
2. Tiêu chuẩn chọn chim lửa đẹp
– Dáng: Đầu xà, cổ thắt, mỏ thon nhỏ (mép mỏ dưới càng mỏng thì chim càng siêng hót), mình thon dài, lông đuôi thì tùy người (Người thích đuôi dài, người thích đuôi ngắn) nhưng nếu bạn chỉ nuôi hót thì chỉ cần chọn những con có lông đuôi cân đối với hình dáng của con chim là được, móng trắng … – Thanh: Giọng hót to khỏe chim thường xuyên thay đổi giọng khi hót, để lựa đươc những em hót giọng to thì bạn nên chọn những em có khóe muỗi thông xuốt (ngồi bên này có thể nhìn xuyên qua khóe muỗi ở phía bên kia) ….. – Sắc: Lông phải ôm sát, màu lông phải sắc và bóng mượt … – Bộ (Đây là yếu tố quyết định chim bạn có tài hay không): Chim ngoài yếu tố siêng hót và đổi giọng liên tục thì cũng cần phải đánh đuôi và chạy cầu liên tục…
Xuân Hiến (Theo kythuatnuoitrong.edu.vn)
Vườn Quốc Gia Kon Ka Kinh
Vườn Quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh là 1 trong 4 vườn quốc gia của Việt Nam được Đông Nam Á công nhận là “Vườn Di sản ASEAN”, vào tháng 12 năm 2003. Với tổng diện tích khoảng gần 42.000 ha, Kon Ka Kinh là nơi duy nhất ở Việt Nam có kiểu rừng hỗn giao (khoảng 2.000 ha) bao gồm các loài cây lá rộng và lá kim. Ngoài ra còn có các loài cây quý hiếm như pơ-mu, trắc, chò đãi, kim giao…
Thống kê chưa đầy đủ, trong vùng hiện có trên 652 loài thực vật (trong đó, khoảng 110 loài có thể dùng làm dược liệu), 42 loài thú, 160 loài chim, hơn 51 loài bò sát, ếch nhái và gần 210 loài bướm. Đặc biệt, VQG Kon Ka Kinh còn là nơi cư ngụ của nhiều loài thú quý hiếm, trong đó có nhiều loài nằm trong Sách đỏ, đặc biệt là loài voọc chà vá chân xám – một trong những loài linh trưởng đẹp nhất thế giới.
VQG Kon Ka Kinh còn có loài chim độc đáo, đó là loài khướu Kon Ka Kinh (hay còn gọi là khướu tai hung). Loài chim quý này được phát hiện lần đầu tiên tại Vườn quốc gia Kon Ka Kinh và cũng mới được phát hiện trong vòng 30 năm trở lại đây ở châu Á. Vì thế, chim được mang luôn tên của khu vườn này. Đây là loài khướu chỉ có duy nhất ở VQG Kon Ka Kinh, nó có vẻ đẹp khác lạ và theo giới nghiên cứu, chúng cũng có trí thông minh đáng nể so với bất cứ loài chim nào.
Những năm qua, du lịch Kon Ka Kinh phát triển khá mau lẹ, thu hút du khách khắp mọi miền đất nước, kể cả khách quốc tế; với các loại hình du lịch sinh thái, chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh, tham quan nghiên cứu thiên nhiên hoang dã, du lịch nghỉ dưỡng…
Với du lịch sinh thái, người ta có thể vào sâu trong rừng theo những đường mòn thiên nhiên, để được ngắm sinh cảnh rừng độc đáo, đa dạng. Nơi đây có những cây cổ thụ hàng nghìn năm tuổi khó tìm thấy ở bất cứ cánh rừng nào. Với những người ưa mạo hiểm, có thể cùng nhau chinh phục đỉnh Kon Ka Kinh cao 1.748m so với mực nước biển. Lên cao, du khách có thể ngắm nhì thành phố cao nguyên Pleiku với vẻ đẹp rất nên thơ. Người ta sẽ không thể nào quên được những chuyến đi trong khu rừng hỗn giao rộng tới 2.000 ha, có cả cây lá rộng lẫn cây lá kim.
Sức hấp dẫn của VQG Kon Ka Kinh còn ở hệ thống sông, suối, thác ghềnh tự nhiên tuyệt đẹp như: thác Đak Pooc, suối Knia, Đak Kơ Bưng, thác Đak Pooc… “Thác 95” nổi tiếng và đẹp nhất với có độ cao khoảng 40m. Nhìn từ xa “Thác 95” giống như một dải lụa trắng lượn lờ trên màu xanh đại ngàn sâu thẳm. Chính hệ thống thác nước thiên nhiên này khiến cho những vạt rừng luôn xanh tốt và cũng làm cho khí hậu luôn mát mẻ trong lành. Trong tiếng thác nước rì rào là tiếng lá cây xào xạc, là tiếng của những con chim gọi nhau, và có cả tiếng hú của những chú vượn, tiếng tác tác của một bầy nai…
Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh có hệ động vật rừng đặc hữu cho cả Việt Nam và Đông Dương, bao gồm 5 loài thú lớn (voọc vá chân xám, vượn má hung, hổ, mang Trường Sơn và mang lớn). 7 loài chim (khướu đầu đen, khướu mỏ dài, khướu kon ka kinh- loài mới được phát hiện cho khoa học trong vòng 30 năm trở lại đây ở khu vực châu Á, khướu đầu xám, trèo cây mỏ vàng, gà lôi vằn và thày chùa đít đỏ). 4 loài thuộc lớp bò sát ếch nhái (thằn lằn đuôi đỏ, thằn lằn buôn lưới, chàng Sapa, ếch gai sần). Trong số đó có nhiều loài quý hiếm có giá trị bảo tồn gene và nghiên cứu khoa học được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam và thế giới như hổ, voọc ngũ sắc, khỉ đuôi lợn, tê tê Java, cầy tai trắng, gà lôi lông tía, giẻ cùi bụng vàng, các loại khướu, các loại kỳ đà, các loại rắn, cóc mày gai mí, cóc mắt chân dài…
Đặc biệt ở Kon Ka Kinh có 8 loài trong lớp thú ghi trong Sách Đỏ của IUCN (Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế) bao gồm 2 loài đang bị đe doạ ở cấp E, 4 loài bị đe doạ ở cấp V, 1 loài gần bị đe dọa và 1 loài ở cấp DD. Có 7 loài trong lớp thú ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, trong đó có 3 loài đang bị đe dọa ở cấp E, 4 loài ở cấp V và có 4 loài thú đặc hữu cho Đông Dương là vượn má hung, voọc vá chân xám, hổ, mang Trường Sơn; 8 loài bướm mới cho khoa học và 6 loài lần đầu tiên được ghi nhận cho khu hệ bướm Việt Nam.
Cổng Thông Tin Hỏi Đáp Trực Tuyến
Người hỏi : ĐẶNG QUỐC THÁISố điện thoại: Email: Địa chỉ: Ngày hỏi: 19/12/2019 – 10 Giờ 44 phút Ngày chuyển: 19/12/2019 – 10 Giờ 49 phút
Nội dung câu hỏi:Tôi ở địa chỉ tổ 10, ấp Tân Định 1, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu.
Kế bên nhà tôi đang ở hiện có cơ sở sản xuất bông gòn để trồng nấm, tuy nhiên không có giải pháp để hạn chế bụi bay ra ngoài, mắt thường có thể nhìn thấy, gây ảnh hưởng đến chất lượng không khí của gia đình tôi và những hộ xung quanh.
Ngoài ra, đề nghị ngành chức năng có hướng dẫn quy trình xử lý đơn thư kiến nghị của người dân đối với vấn đề ô nhiễm không khí, phải thông qua những thủ tục như thế nào?
Trân trọng./.
Đơn vị trả lời: Sở Tài nguyên và Môi trường Thời gian trả lời: 25/12/2019 – 11 Giờ 17 phút
Đánh giá câu trả lời: 1 lượt đánh giá
Nội dung câu trả lời:Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được ý kiến phản ánh của người dân tại hộp thư điện tử của Sở về việc Cơ sở sản xuất bông gòn tại tổ 10, ấp Tân Định 1, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu gây ô nhiễm môi trường không khí, bụi;
Sở đã có công văn chuyển UBND huyện Dương Minh Châu cho kiểm tra và xử lý. Nội dung công văn như sau:
Căn cứ Khoản 2, Điều 143, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 06/6/2013 của UBND tỉnh Tây Ninh về việc tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường theo phân cấp trên địa bàn tỉnh; Quyết định số 1730/QĐ-TCMT ngày 28/12/2017 của Tổng cục Môi trường về Ban hành Quy trình tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin phản ánh, kiến nghị của tổ chức và cá nhân về ô nhiễm môi trường thống nhất từ Trung ương tới địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường chuyển hồ sơ vụ việc, đề nghị UBND huyện Dương Minh Châu kiểm tra, xác minh, xử lý theo thẩm quyền và thông tin về Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 23/12/2019 để trả lời cho người dân được biết./. (có vb đính kèm)
File đính kèm
Đơn vị trả lời: UBND huyện Dương Minh Châu Thời gian trả lời: 02/01/2020 – 15 Giờ 26 phút
Đánh giá câu trả lời: 0 lượt đánh giá
Nội dung câu trả lời:Kết quả kiểm tra, xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh bông gòn tại Tổ 10, ấp Tân Định 1, xã Suối Đá
UBND huyện đã giao UBND xã Suối Đá kiểm tra, kết quả như sau:
– Chủ cơ sở: Ông Phan Văn Của, sinh năm 1981, đăng ký thường trú tại ấp Tân Định 1, xã Suối Đá.
– Mặt hàng kinh doanh: Bông vải rút sợi (còn được gọi là giá thể trồng nấm bằng bông vải, không phải bông gòn như phản ánh).
Qua kiểm tra, UBND xã Suối Đá đã nhắc nhở Chủ cơ sở thường xuyên vệ sinh khu vực xung quanh cơ sở kinh doanh, đồng thời che phủ kín các phương tiện vận chuyển để không làm rơi vãi xuống đường gây ô nhiễm môi trường.
Thời gian tới UBND huyện sẽ chỉ đạo phòng Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với các xã, thị trấn kiểm tra, rà soát toàn bộ các cơ sở kinh doanh giá thể bông vải rút sợi và trồng nấm rơm trên địa bàn huyện; làm cơ sở phối hợp với các phòng, ngành và UBND các xã, thị trấn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn, xử lý vi phạm theo quy định.
Trân trọng./.
Du Lịch Huế Nhớ Đừng Bỏ Qua Vườn Quốc Gia Bạch Mã
Trước khi trở thành vườn quốc gia, Bạch Mã được nhiều người quan tâm vì sự nổi tiếng về tài nguyên đa dạng sinh học của nhiều loài động – thực vật quý hiếm. Với những người thích tìm về với thiên nhiên, yêu thích sự hoang sơ, đơn giản, tĩnh lặng thì vườn quốc gia Bạch Mã đúng là vật báu.
Du lịch Huế nhớ đừng bỏ qua vườn quốc gia Bạch Mã
1. Vọng Hải Đài
Vọng Hải Đài nằm ở độ cao 1.430m, nơi đỉnh Bạch Mã hùng vĩ. Để lên được đến đỉnh này, bạn sẽ phải chinh phục đường mòn Vọng Hải Đài, một trong những chặng đường chinh phục đơn giản nhẹ nhàng nhất tại Vườn Quốc gia Bạch Mã.
Tại Vọng Hải Đài, bạn có thể ngắm bốn phía của Bạch Mã. Núi non trùng điệp, thành phố Huế ẩn hiện trong làn mây, đầm Cầu Hai, biển Cảnh Dương, vịnh Lăng Cô, hồ Truồi… Cảnh rừng, cảnh biển, cảnh đầm phá, cả những con đường ngoằn ngoèo như dải lụa trắng cuốn nhẹ trong gió, những nếp nhà nhỏ tí như những chấm nâu nhỏ thấp thoáng giữa màu xanh trập trùng… Tất cả như một bức tranh hoàn hảo mà bạn được thưởng thức trọn vẹn từ Vọng Hải Đài.
2. Thác Đỗ Quyên
Thời gian đẹp nhất để ngắm thác Đỗ Quyên là vào mùa xuân. Với độ cao chừng 300m, quanh năm thác tung bọt nước trắng xóa, nhìn từ trên nhìn xuống sẽ thấy núi đồi trùng điệp. Sở dĩ thác có tên gọi đỗ quyên bởi loài hoa này mọc rất nhiều ở hai bên thác và thường nở rộ vào tháng 3.
Công bằng mà nói những bức ảnh này khó lột tả hết vẻ đẹp của đỗ quyên như khi nhìn hoa nơi đỉnh Bạch Mã. Nhất là khi ta nhìn hoa bằng một tấm lòng.
3. Ngũ Hồ
Với 30 phút đi bộ, con đường mòn này sẽ đưa bạn đến một loạt các thác nước đẹp, trữ tình bên cạnh các hồ nước trong xanh, thơ mộng. Ngũ hồ là tập hợp gồm 5 hồ nước ở 5 điểm cao khác nhau, theo nhiều người đã từng đi thì hồ thứ 3 là đẹp nhất. Nước ở hồ rất trong và lạnh, trên hồ có thác đổ xuống nhìn đẹp mê hồn.
Bạn đừng quên mang theo máy ảnh hoặc máy quay phim, vì chắc chắn rằng những bức ảnh mà bạn chụp được tại các hồ nước này sẽ là các bức ảnh tuyệt đẹp không dễ gì có được. Bạn cũng có thể bơi lội thỏa thích trong các hồ nước nếu có đủ sức khỏe và chịu được nước lạnh mát ở nơi đây.
4. Thác Trĩ Sao
So với đường mòn Ngũ Hồ, đường mòn Vọng Hải Đài, đường mòn Đỗ Quyên thì đường mòn Trĩ Sao dường như được nhắc đến ít nhất. Một thực tế cho thấy là đường mòn Trĩ Sao cũng có sức lôi cuốn không thua kém gì các đường mòn khác. Không đơn giản là đường mòn với lối đi nhẵn nhụi cùng cây cối phủ hai bên lối đi, mà du khách thỉnh thoảng sẽ phải leo dốc núi, vượt những đoạn rừng thưa.
5. Rừng Chò Đen
Đến với khu rừng này bạn sẽ gặp nhiều cây cổ thụ hùng vĩ mọc tập trung gần nhau, có những cây có đường kính trên 1m và cao trên 30m. Chò đen là một loài cây gỗ rừng lớn, thân thẳng, tán hình tháp. Cây cho gỗ tốt, màu hồng hơi vàng hoặc nâu xám, vàng tùy điều kiện lập địa, chéo thớ nhưng dễ chẻ dọc, chịu được nước kể cả nước mặn. Gỗ được dùng xây dựng, đóng tàu thuyền…
Tại đường mòn rừng Chò Đen, bạn có thể thuê hướng dẫn để sử dụng dịch vụ vui chơi, giải trí trên không bằng các tuyến cáp trượt hoặc leo trèo trên lưới cao hàng chục mét so với mặt đất. Đây là cơ hội lý tưởng cho bạn khám phá khu rừng nhiệt đới ở tầng tán cao vút, và có thể để lại những bức hình có một không hai trong các chuyến khám phá núi rừng của bạn.
6. Thác Trượt
Ngọn thác Trượt nằm ngay trong vùng đệm vườn quốc gia Bạch Mã, dưới chân một dãy núi cao gần 1.500m, giữa vùng rừng rậm xanh tươi ngút ngàn. Gọi là thác Trượt bởi giữa lòng thác có một tảng đá lớn, nơi dòng nước bào mòn thành một máng trượt tự nhiên. Lớp rêu mỏng bám trên đá lâu năm vừa tạo độ trơn cho máng, vừa làm chức năng massage cho những cái lưng trần lướt trượt bên trên…
Từ trên cao, từng nhóm khách già trẻ lớn bé thích thú chờ đến lượt thả mình theo dòng nước chảy ngoằn ngoèo rồi rơi “ùm” xuống hồ nước bên dưới trong tiếng reo vang của mọi người. Cảm giác mạo hiểm, lâng lâng, sảng khoái đến khó tả…
7. Thiền viện Trúc Lâm
Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã được bao bọc bởi hồ Truồi, ngự trên ngọn núi Linh Sơn. Tại đập hồ Truồi, để đến được thiền viện, bạn mất khoảng 15 phút đi đò qua hồ Truồi. Phóng tầm mắt nhìn xung quanh bạn sẽ thấy những áng mây trắng bồng bềnh trôi dưới đáy hồ nước trong xanh; chiêm ngưỡng tượng Phật Thích Ca lộ thiên đang ngồi thiền trên ngọn đồi ở trước chùa giữa hồ cao 24 mét, nặng 1.500 tấn bằng đá. Bên kia hồ là các công trình xây dựng của Thiền viện Trúc Lâm Bạch Mã ẩn hiện trong màu lam sương khói của ngọn Linh Sơn quanh năm mây mù lãng đãng.
Vừa bước lên khỏi 172 bậc tam cấp, cổng tam quan của thiền viện hiện ra cao vút, uy nghi trong nền trời xanh, mây trắng. Lúc này, bạn được chiêm ngưỡng những công trình kiến trúc của thiền viện được xây dựng hài hoà trong một quần thể với tổ đường, chính điện, tăng đường, trai đường, phương trượng, lầu chuông, tháp xá lợi… quần tụ trên khu rừng nguyên sinh tươi tốt. Xen kẽ trong những khu vườn, khu rừng là các loài cây quý, hoa lạ đẹp đến mê hồn do chính bàn tay của những tăng, ni, phật tử ở đây sưu tầm và chăm sóc.
Những lưu ý khi tham quan vườn quốc gia Bạch Mã:
– Trước khi đến Bạch Mã, bạn nên đặt trước các dịch vụ và đem theo áo ấm, giày đế thấp.
– Xe máy hoặc ô tô trên 30 chỗ ngồi không được phép lên đỉnh Bạch Mã.
– Không nên mong đợi ở Bạch Mã có những khách sạn sang trọng, sàn nhảy, quán karaoke hay những món ăn, quà lưu niệm có nguồn gốc từ động vật rừng.
– Bạn có thể bị phạt tiền nếu xả rác, nhổ cây, bẻ cành hay vi phạm các quy định cấm khác khi ở Bạch Mã.
– Đọc kỹ và làm theo các biển chỉ dẫn, nội quy tham quan.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Ttđt Tài Năng Trẻ Quốc Gia trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!