Bạn đang xem bài viết Cổng Điện Tử Tỉnh Thái Nguyên được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1/ Điều kiện tự nhiên
Võ Nhai có diện tích tự nhiên 83.950,24ha; Gồm 14 xã và 1 thị trấn, trong đó có 11 xã thuộc khu vực III còn lại 4 đơn vị thuộc khu vực II; dân số hiện có 66.340 người. Là huyện có địa hình phức tạp, đồi núi là chủ yếu, đất ruộng ít, phần lớn diện tích là đồi núi thấp và núi đá vôi, những vùng đất bằng phẳng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nhỏ, chủ yếu theo các khe suối, triền sông và thung lũng.
2/ Tài nguyên thiên nhiên
· Tài nguyên đất
Theo kết quả phúc tra theo phương pháp định lượng FAO/UNESCO do Viện Thiết kế xây dựng thực hiện thì toàn huyện có các nhóm đất sau: – Đất phù sa: 1.816 ha chiếm 2,16% diện tích – Đất đen: 935,5 ha chiếm 1,11% diện tích – Đất xám bạc màu: 63.917,7 ha chiếm 76,08% diện tích đất tự nhiên, phân bố ở các thung lũng trên địa bàn tất cả các xã trong huyện.
– Đất đỏ: 3.770,80ha, chiếm 4,49% diện tích tự nhiên
– Các loại đất khác: có 13.570,44 ha chiếm 16,16% diện tích. Nhìn chung Võ Nhai có nhiều loại đất canh tác phù hợp với nhiệu loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp, cây ăn quả và trồng rừng, song chủ yếu là đất đồi núi; những diện tích đất bằng phẳng phục vụ cho canh tác nông nghiệp rất thấp, đất ruộng lúa chỉ còn 2.916,81 ha.
· Tài nguyên rừng
Do diện tích đất lâm nghiệp lớn, lại là huyện vùng cao khí hậu nhiệt đới nên hệ thực vật có nhiều gỗ quý từ nhóm II đến nhóm VIII, song đến nay trữ lượng không còn nhiều. Rừng già và rừng trung bình chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là ở các vùng sâu, vùng xa. Ngoài rừng gỗ còn có rừng tre, nứa, vầu… Trong 50.595 ha rừng có: – Rừng gỗ: 20.115 ha – Rừng tre, nứa, vầu: 603 ha – Rừng hỗn giao: 3.440,87 ha – Rừng núi đá: 26.437 ha Hệ động vật tương đối phong phú, đa dạng, gồm các loại thú rừng, bò sát, chim. Hiện nay số lượng động vật đang bị suy giảm nhiều do nạn săn, băn bừa bãi và chặt phá rừng làm mất nơi cư trú.
· Tài nguyên khoáng sản
Qua kết qủa điều tra tìm kiếm thăm dò, Võ Nhai có các loại khoáng sản sau: – Kim loại màu: Gồm chì, Kẽm ở Thần Sa với quy mô trữ lượng nhỏ không tập trung, Vàng ở Thần Sa, Sảng Mộc, Liên Minh nhưng chỉ là vàng sa khoáng, hàm lượng thấp, quản lý khai thác khó khăn. – Mỏ phốt pho ở La Hiên trữ lượng khá (khoảng 60.000 tấn) – Khoảng sản vật liệu xây dựng như: Đá xây dựng, cát, sỏi, sét xi – măng ở La Hiên, Cúc Đường có trữ lượng lớn, chất lượng tốt.
· Tài nguyên nước
Trong huyện có hai hệ thống nhánh sông trực thuộc hệ thống sông Cầu và sông Thương, đó là hệ thống sông Nghinh Tường và hệ thống sông Dong và nhiều khe, suối nhỏ do đó nguồn nước mặt tương đối phong phú nhưng phân bố không đều. Qua điều tra thăm dò khảo sát thì nguồn nước ngầm tương đối phong phú, chất lượng tốt đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất.
· Tiềm năng du lịch
Với địa hình có dãy núi đá vôi xen lẫn núi đất trung điệp tạo nên những thắng cảnh đẹp tự nhiên của núi rừng. Quần thể hang động Phượng Hoàng, Suối Mỏ Gà và hang động khác như: Nà Kháo, Hang Huyền,… có nhiều nhũ đá tạo nên cảnh quan đẹp. Mái Đá Ngườm ở xã Thần Sa là cái nôi ra đời sớm nhất của người Âu Lạc. Rừng Khuôn Mánh xã Tràng Xá là nơi thành lập đội cứu quốc quân II và nhiều hang động, di tích khác đã đi vào lịch sử của dân tộc. Do hệ thống giao thông đang từng bước hoàn chỉnh nên tiềm năng du lịch của huyện đang được phát huy cùng với hệ thống du lịch trong toàn tỉnh.
· Nguồn nhân lực
– Dân số cuối năm 2002 toàn huyện có 14.110 hộ với 62.744 người, nữ chiếm 50,08% dân số. Trong đó: Nhân khẩu nông nghiệp: 59.830 người. Nhân khẩu phi nông nghiệp: 2.914 người. Mật độ dân số trung bình: 73 người/km2, phân bố không đều giữa các vùng, đông nhất ở trung tâm huyện lỵ và dọc Quốc lộ 1B, ở các xã vùng sâu, vùng xa mật độ thấp 22 – 25 người/km2. – Dân tộc: toàn huyện có 8 dân tộc anh em là: Kinh 38% chiếm dân số; Tày, Nùng chiếm 21%; các dân tộc Dao, H’Mông, Cao Lan, Sán Chí, Hoa chiếm 41%. – Lao động: Toàn huyện có 29.703 lao động nông nghiệp chiếm 47,34% dân số, trong đó lao động nữ chiếm 57,5%. Hầu hết dân số sống ở nông thôn (khoảng 90%), chủ yếu là sản xuất nông – lâm nghiệp. Về trình độ lạo động nhìn chung thấp. Số người được bồi dưỡng về kỹ thuật trồng, trăm sóc cây trồng ở tiểu vùng I là 6,11%, Tiểu vùng II là 42,5% và Tiểu vùng III là 32% tổng số hộ. Số lao động có văn hoá bậc tiểu học chiếm 74,32%, trình độ bậc Trung học cơ sở và Trung học phổ thông chiếm 25%. Số còn lại có trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học rất ít. Số hộ gia đình được giao lưu với bên ngoài không nhiều.
Báo Đà Nẵng Điện Tử
Nhiều nơi trên địa bàn Đà Nẵng đang diễn ra tình trạng người dân buôn bán các loại chim tự nhiên bắt được, không chỉ có các loài thường thấy như chào mào, nhồng, sáo, cu đất, mà còn có cả đại bàng. Người bán chim dùng xe máy chở lồng di chuyển địa điểm liên tục trên nhiều tuyến đường và bày bán công khai.
Chim cảnh được bày bán trước khu vui chơi trẻ em Hòa Khánh sáng 19-2. Ảnh: NGỌC ĐOAN
Ngay cạnh khu vui chơi trẻ em Hòa Khánh trên đường Tôn Đức Thắng (phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu) ngày nào cũng có 3 người đàn ông chở các lồng chim trên xe máy đứng mời chào khách mua các loài chim như: vẹt, sáo, nhồng, chào mào… Trong vai khách hỏi mua chim, chúng tôi được anh T. (trú huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam), người bán chim ở địa điểm này cho biết, nguồn gốc các loài chim này đều được bắt trong tự nhiên. Hằng ngày, anh đi mua chim của thợ săn ở địa bàn tỉnh Quảng Nam rồi chở ra Đà Nẵng bán lại cho các cửa hàng kinh doanh chim cảnh. Với những chú chim còn lại, anh chở đi bán rong trên đường phố. Cứ vậy, bán hết lồng chim này, anh mua lồng chim khác để tiếp tục bán.
Ở khu vực đường Trường Chinh (phường An Khê, quận Thanh Khê) và đường Nguyễn Hữu Thọ (phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu) cũng có các xe bán chim lưu động như vậy. Ngoài những giống chim thông thường như sáo, chào mào, nhồng… ở những nơi này còn bày bán cả những chú chim đại bàng con.
Dù tình trạng ngang nhiên bày bán động vật hoang dã công khai nhưng những xe bán chim lưu động này vẫn không bị chính quyền địa phương xử lý. Ông Đặng Công Tâm, Chủ tịch UBND phường Hòa Thuận Tây (quận Hải Châu) cho rằng, việc xử lý tình trạng mua bán động vật hoang dã là của lực lượng kiểm lâm; còn chính quyền địa phương chỉ có thể xử lý tình trạng mua bán lấn chiếm lòng, lề đường, gây mất an toàn giao thông mà thôi. Chính quyền địa phương sẽ chỉ đạo lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, đẩy đuổi tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi mua bán chim tự nhiên.
Ông Trần Viết Phương, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm cho biết, từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý đến nay, lực lượng kiểm lâm phát hiện, bắt giữ 3 trường hợp người dân ở tỉnh Quảng Nam mang chim cảnh ra bán ở địa bàn thành phố Đà Nẵng. Chi cục Kiểm lâm đã tịch thu các lồng chim thả về tự nhiên, đồng thời xử phạt hành chính với số tiền 35 triệu đồng. Cũng theo ông Phương, để ngăn chặn hiệu quả tình trạng này, Chi cục Kiểm lâm chỉ đạo Đội Kiểm lâm cơ động, các Hạt Kiểm lâm trên địa bàn tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
NGỌC ĐOAN
Thái Nguyên: Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Chim Cu Gáy
Ông Mâu Tiến Lĩnh, xóm Ngò, xã An Khánh, huyện Đại Từ (Thái Nguyên) sau nhiều năm nuôi chim cu gáy đã vươn lên làm giàu. Hiện tại, đàn chim của gia đình ông Lĩnh đã có trên một nghìn con, góp phần bảo tồn nguồn giống quý, mang lại thu nhập cao cho gia đình.
Từ lâu ông Lĩnh đã đam mê với nghề nuôi chim cảnh, đặc biệt nuôi chim cu gáy. Trước đây, người nuôi chim cảnh chủ yếu bẫy chim trưởng thành hoặc bắt chim non về nuôi; tuy nhiên nguồn cung này ngày càng trở nên khan hiếm.
Từ năm 2000 ông Lĩnh quyết tâm nuôi chim cu gáy sinh sản. Mới đầu ông đầu tư nuôi 50 cặp chim giống. Vốn bản tính cần cù, ham học hỏi, ông Lĩnh đã tự tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm nuôi chim sinh sản của những người đi trước; cộng với việc có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nuôi nuôi chim cảnh nên việc nuôi chim cu sinh sản của ông thuận lợi, đàn chim không ngừng được tăng lên. Từ số giống ban đầu, giờ đây đàn chim của gia đình ông Lĩnh sinh sôi lên 1200 con, trong đó có 300 đôi chim sinh sản.
Ông Lĩnh chăm sóc đàn chim cu gáy của gia đình
Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc, ông Lĩnh cho biết, nuôi chim cu gáy không khó, vì là động vật có nguồn gốc hoang dã nên chim có sức đề kháng tốt, ít mắc bệnh, tỷ lệ nuôi sống cao; thức ăn đơn giản, dễ kiếm, chủ yếu là các loại hạt như thóc, ngô, vừng, đỗ xanh… Chuồng trại cho chim cũng rất đơn giản, chỉ cần dùng lưới sắt vây thành những ngăn nhỏ, mỗi ngăn nuôi một đôi, bên trong tạo ổ bằng rơm, rạ để làm chỗ cho chim mẹ đẻ. Chuồng trại nuôi chim được ông Lĩnh đặt trong vườn cây ăn quả tạo ra phong cảnh gần gũi với thiên nhiên.
Chim gáy sống từng đôi, mỗi năm chỉ đẻ được 6-8 lứa; mỗi lứa chỉ đẻ 1- 2 quả trứng, thời gian ấp khoảng 14 – 15 ngày. Sau khi chim non nở bắt đầu cho chim bố, mẹ ăn cám gà con để đảm bảo dinh dưỡng; chim bố, mẹ ăn xong ợ lên mớm cho chim con. Sau khi nở khoảng 23 – 25 ngày chim non biết mổ thức ăn thì cho ăn cả cám trộn lẫn thóc; được một tháng tuổi thì tách chim non và cho chim bố mẹ ăn ngô, thóc trở lại. Phải luôn có nước sạch cho chim uống, nhất là giai đoạn chim gáy đang mớm thức ăn cho con. Thông thường nuôi khoảng 6 tháng tuổi chim cu gáy trưởng thành và bắt đầu sinh sản được.
Ông Lĩnh cho biết, chim cu gáy là loài chim có tiếng hót hay được người chơi chim cảnh ưa chuộng, nên đầu ra khá ổn định. Đàn cu gáy của gia đình ông được nhiều người chơi chim yêu thích và dần chiếm lĩnh thị trường. Một con chim gáy khi mới tách bố mẹ, ông bán được 250 nghìn đồng; chim trưởng thành khoảng 6 tháng tuổi có giá khoảng 01 triệu đồng; những con lông đẹp, tiếng hay có giá 4 -5 triệu đồng. Những con chim gáy có bài, có lối, có đủ chu, lèo, dặm, vấp… có giá trên 10 triệu đồng; đặc biệt chim cu gáy có chất giọng thổ bầu, thổ đồng thì có giá 30 – 40 triệu đồng/con. Từ năm 2013 đến nay mỗi năm gia đình ông Lĩnh bán và thu lãi khoảng 200 triệu đồng.
Hiện nay vườn nuôi chim cu gáy của gia đình ông Mâu Tiến Lĩnh là điểm đến giao lưu, trao đổi kinh nghiệm của Câu lạc bộ Chim cu gáy Thái Nguyên; cũng là điểm đến tham quan, học tập, mua bán của những người nuôi chim cảnh trong và ngoài tỉnh. Từ đam mê nuôi chim cảnh ông Lĩnh đã thành công nuôi chim cu gáy sinh sản, cung cấp chim giống và chim cảnh cho thị trường mang lại thu nhập cao, ổn định cho gia đình. Trong thời gian tới ông Lĩnh sẽ nhân thêm 100 cặp chim cu gáy bố mẹ, mở rộng quy mô chăn nuôi, để tăng thu nhập cho gia đình./.
Cán bộ khuyến nông huyện thăm mô hình nuôi chim cu gáy của ông Lĩnh.
Nguồn: chúng tôi
Thông Tin Giá Cả Thị Trường Mít Thái Mới Nhất
Cập nhật thông tin chi tiết về Cổng Điện Tử Tỉnh Thái Nguyên trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!