Bạn đang xem bài viết Chùa Giác Viên (Lâm Nhân) được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chánh điện bao giờ cũng là nơi trung tâm của sự thờ cúng, ở gian này có nhiều bàn thờ và bàn thờ ở chính giữa được làm thành các bậc từ cao xuống thấp. Không có một công thức chung cho sự bài trí tượng thờ ở các ngôi chùa trên đất Việt, vị trí các tượng thay đổi linh hoạt tùy theo từng ngôi chùa. Ở các ngôi chùa phía Nam, mỗi lần trùng tu lớn, người ta thường tạo ra một loạt tượng mới để tương ứng với sự bề thế của ngôi chùa, nhưng các tượng cũ đều chưa bị hỏng thì cũng không bị bỏ đi, cộng với các phật tử xa gần cúng vào chùa các pho tượng… Người ta thường tìm cách sắp xếp tất cả những pho tượng đã có sao cho hài hòa và phù hợp.
Bộ tượng 5 vị hay gọi là bộ Phật và tứ chúng thể hiện nét đặc trưng trong quá trình phát triển Phật giáo vào phía Nam. Bộ tượng xuất hiện tại Nam Bộ vào giai đoạn đầu thế kỷ XIX. Trong dân gian còn lưu truyền ý nghĩa của 5 vị này có nguồn gốc từ truyện Phong Thần, Phật mang phong cách Thượng Kỳ Thú, ngồi trên lưng thú đi can gián hai nhóm Thiên Tiên và Địa Tiên, kêu gọi hai nhóm này trở về nguyên dạng các con vật đã quy y phật; thể hiện hình ảnh đang hoằng hóa, đang thị hiện nhập thế vào đời. Tư tưởng và mong ước đưa giáo lý Phật giáo vào cuộc sống của cư dân Việt ở Nam Bộ đã dần hình thành hệ thống tượng này. Trên vùng đất mới, người dân ngoài nhu cầu cầu an khi sống, họ còn có nhu cầu cầu siêu khi mất, nên bộ tượng 5 vị này còn được tạo tác phổ biến dưới dạng phù điêu trên các Sám Bài (Sám là bái sám; Bài là bài vị) dùng để mang đi cúng tại các nhà Phật tử hoặc các buổi Trai đàn Thí thực. Bộ tượng 5 vị của chùa Giác Viên là một trong những nét sáng tạo độc đáo, góp phần làm sinh động văn hóa Phật giáo khi vào vùng đất Nam Bộ.
Với những giá trị văn hóa nghệ thuật như vậy, có thể nói, chùa Giác Viên là một trong những di tích có kiến trúc và trang trí điêu khắc độc đáo, đặc sắc của vùng đất Gia Định – Sài Gòn. Chùa Giác Viên không chỉ là trung tâm sinh hoạt tâm linh của cộng đồng cư dân thành phố Hồ Chí Minh mà còn là một điểm du lịch hấp dẫn cho du khác tham quan trong và ngoài nước, là nơi thu hút các nhà nghiên cứu và tất cả những ai muốn tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, về văn hóa dân gian Nam Bộ.
Cảnh Giác Với Nạn Trộm Chim Cảnh
Hiện nay, khi trào lưu chơi chim cảnh phát triển, trở thành nét văn hóa đẹp của người dân phố biển thì cũng là lúc xuất hiện những đối tượng chuyên hành nghề trộm cắp loại “tài sản” này.
Đã hơn nửa tháng sau khi bị bọn trộm bắt mất con chim khướu đen, anh Nguyễn Xuân Vũ (đường Phòng Không, phường Phước Long, Nha Trang) vẫn còn tiếc mỗi khi nhắc đến. “Con khướu đó tôi mua 2,5 triệu đồng ở Khánh Sơn trong một lần đi công tác cách đây gần 2 năm. Từ khi nuôi nó, tôi không cần phải để chuông đồng hồ mà mỗi buổi sáng vẫn thức dậy đúng giờ vì cứ tờ mờ sáng là nó hót rất nhiều. Sáng mùng 2 Tết vừa rồi, tôi treo nó ra vườn tắm nắng, nhưng sau đó quên mang vào nên bị bọn trộm bắt mất”, anh Vũ cho biết.
Hiện nay, phong trào chơi chim cảnh ở Nha Trang rất phát triển, trong đó phổ biến nhất vẫn là loài chim chào mào. Và thời gian qua đã có rất nhiều nghệ nhân chơi loài chim này đã trở thành nạn nhân của bọn trộm cắp chim cảnh. Anh Nguyễn Hồng Hải (chủ một cửa hàng điện thoại di động trên đường Lê Hồng Phong) kể: “Từ Tết đến giờ tôi đã bị mất 2 con chào mào, mỗi con trị giá hơn 4 triệu đồng. Bọn trộm gồm 2 thanh niên đi xe máy, đến trước cửa hàng của tôi, một người ngồi trên xe, người kia vào hỏi mua card điện thoại. Lợi dụng lúc tôi lấy card, bọn chúng xách lồng chim chạy ra xe tẩu thoát”. Tương tự, anh Trương Đình Hiệp (chủ tiệm hớt tóc trên đường 23-10) cũng đã nhiều lần trở thành nạn nhân của bọn trộm chim cảnh. Theo anh Hiệp, anh bắt đầu chơi chim chào mào từ 4 năm trước, nhưng từ đó đến nay bị bọn trộm bắt mất 7 con, trong đó con hay nhất và có giá trị cao nhất là 12 triệu đồng. “Tôi thấy bọn trộm chim cảnh ngày càng lộng hành. Trước đây, bọn chúng chỉ ra tay vào ban đêm hay những lúc mình vắng nhà: Vậy nhưng thời gian gần đây, tôi treo chim ngay trước cửa tiệm mà chúng cũng vào cướp ngay giữa ban ngày, trước mặt nhiều người”, anh Hiệp bức xúc.
Hiện tại, để đối phó với nạn trộm chim cảnh, người chơi chỉ có thể đề cao cảnh giác.
Theo nhiều nghệ nhân chơi chim cảnh, nạn trộm cắp chim cảnh đã xuất hiện từ mấy năm trước, nhưng thời gian gần đây, khi phong trào của thú chơi này trở nên phổ biến, thì bọn trộm cắp này ngày càng lộng hành. Hiện nay, ở khu vực Đồng Muối (phường Phước Long) có 2 đối tượng nghiện ma túy, chuyên hành nghề trộm cắp chim cảnh, thậm chí chúng có thể trộm được những loại chim theo “đơn đặt hàng”. Anh Trần Quang K. (đường Trần Văn Ơn) cho biết: “Khoảng 2 tháng trước, tôi được một người bạn ở Cam Ranh tặng một chú chim chào mào. Đây là chú chim hay nhất mà tôi từng sở hữu, nhưng đã bị bắt trộm trước Tết vừa rồi. Trước đó, tôi mang nó đi đấu tại nhiều hội quán ở Nha Trang, ở đâu nó cũng chơi rất hay nên có nhiều người ra giá 4 – 5 triệu đồng nhưng tôi không bán. Tôi chăm và giữ nó rất kỹ, tính sẽ dự hội thi chào mào đầu xuân, nhưng lại bị mất trộm vào những ngày giáp Tết. Tôi nghĩ con chim đó có nhiều người để ý nên có thể đã bị ai đó “đặt hàng” với bọn trộm”.
Theo ông Nguyễn Văn Quang – Chủ tịch Hội Chim chào mào Nha Trang, thời gian gần đây, việc mất trộm chim cảnh, nhất là chim chào mào thường xuyên xảy ra “Về mặt pháp lý, không có căn cứ để định giá một con chim cảnh, dù thực tế có những chú chim hay, người chơi phải bỏ ra hàng chục triệu đồng mới mua được. Vì thế, khi bị mất trộm những chú chim hay, nạn nhân đã không trình báo cơ quan chức năng mà tự đi tìm, nếu may mắn tìm được thì xin chuộc lại. Bởi vậy, để đối phó với nạn trộm cắp chim cảnh như hiện nay, người chơi chỉ có cách duy nhất là đề cao cảnh giác…” ông Quang nói.
Thông Tin Thời Tiết Quất Lâm Nam Định Mới Nhất
Nở Rộ Nghề Nuôi Chim Yến Ở Lâm Đồng
Trong khoảng 2 năm trở lại đây, hàng trăm hộ dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đã chuyển sang một loại hình kinh tế mới, đó là nghề nuôi chim yến.
Đi tới nhiều địa phương của tỉnh Lâm Đồng như: các huyện Lâm Hà, Bảo Lâm, Cát Tiên, thành phố Bảo Lộc… đều thấy có những ngôi nhà cao, hình dáng khá kỳ dị, xây dựng lên để dụ chim yến bay về làm tổ. Nhưng nơi được coi là “rốn” của loài chim yến chính là thị trấn Ma Đa Guôi của huyện Đạ Huoai.
Thị trấn vốn được coi là nghèo nàn nhất tỉnh Lâm Đồng này, bây giờ đã có những hộ gia đình có thu nhập 400- 500 triệu đồng mỗi tháng từ nguồn lợi “từ trên trời rơi xuống” này. Gọi là nghề nuôi yến, nhưng chính xác là làm nhà dụ yến, bởi đây là giống chim hoang dã, chỉ tìm nơi thích hợp làm tổ, còn mỗi ngày bay xa hàng trăm km để kiếm ăn.
Để tận mắt “mục kích sở thị” một ngôi nhà yến, nhóm phóng viên đã phải rất may mắn mới được “ông trùm yến” Nguyễn Văn Võ, 41 tuổi ở thị trấn Ma Đa Guôi mời lên thăm nhà yến của mình.
Nói là may mắn, bởi từ trước đến nay, tất cả các chủ nhà yến đều không cho phép bất cứ người nào ngoài gia đình mình leo lên nhà yến. Bởi, họ sợ giống chim quý này thấy hơi người lạ, sẽ bỏ đi, mang theo cả nguồn thu nhập ổn định hàng trăm triệu đồng mỗi tháng từ trước đến nay của gia đình mình.
Sau khi lỉnh khỉnh cõng theo máy móc tác nghiệp, leo lên hàng chục mét bằng chiếc thang gỗ mong manh, phóng viên đã tới được căn phòng tối như bưng, sặc mùi phân yến, là thế giới của loài chim đặc biệt này.
Trong căn phòng diện tích chỉ khoảng 30m2 đó là nơi cư ngụ của hàng ngàn con chim yến, thấy động nên bay loạn xạ như ong vỡ tổ ra ngoài. Trên trần nhà, bám vào những thanh gỗ đóng thành những khoang hình chữ nhật, hàng trăm chiếc tổ màu trắng sữa, khum khum như bụm tay, nhiều tổ có những cặp yến non đang nằm ngủ ngon lành trong đó.
Được biết sau khi cặp chim kia lớn và rời tổ, nhà chủ sẽ thu những chiếc tổ này, làm sạch lông chim bám và bán ra thị trường với giá bán buôn trên 20 triệu đồng/kg. Khoảng 70- 80 tổ sẽ cho trọng lượng 1kg.
Ông Nguyễn Văn Võ cho biết, ông không phải người đầu tiên làm nhà yến ở vùng đất này. Trước đây, yến đã từng vào làm tổ trong nhà thờ, trong những khu nhà công sở, nhưng bị đuổi đi do gây mất vệ sinh. Người đầu tiên làm nhà dụ yến ở thị trấn này thất bại do sai sót kỹ thuật.
Người thứ 2 là nhân vật khá bí ẩn, nghe nói từ tỉnh Đồng Nai, phát hiện vùng đất này là “rốn chim”, nên lên xây nhà dụ yến tới làm tổ và thành công. Nghe nói mỗi tháng người này thu hoạch tới 35- 40kg, và chỉ lên đây để thu hoạch khi có sản phẩm. Cứ mỗi chiều, đàn chim đi kiếm ăn bay về lượn quanh ngôi nhà này nhìn từ xa trông như ong vỡ tổ.
Khi nhận thấy có nguồn lợi này, từ năm 2012, ông Võ đã thuê chuyên gia từ Sài Gòn lên lắp đặt thiết bị trong căn nhà cấp 4 của mình. Nhiều người trong nhà thấy vậy còn tưởng ông có vấn đề gì về thần kinh.
Vậy nhưng chỉ sau hơn 1 năm, căn nhà cấp 4 rộng chừng 100m2 đó đã bắt đầu cho thu nhập vài chục triệu đồng, rồi tăng theo cấp số nhân. Tới lúc này, ông bắt đầu mày mò trên mạng học cách tự lắp thiết bị dẫn dụ yến.
Sau đó, ông xây dựng ngôi nhà thứ 2 rộng 100m2 mỗi tầng, với tầng 1 để gia đình ở, 2 tầng trên nuôi yến, hiện mỗi tháng cho thu nhập 400 triệu đồng. Sau đó, ông Võ tiếp tục xây dựng 2 ngôi nhà nữa trên diện tích đất vườn của mình. Đồng thời, ông vận động mọi người trong gia đình, bạn bè và những người quen biết trên địa bàn thị trấn Ma Đa Guôi và các địa phương lân cận cùng hưởng nguồn lợi từ thiên nhiên này.
Hiện nay, riêng trên địa bàn thị trấn Ma Đa Guôi đã có khoảng 60 hộ xây dựng nhà yến. Anh Trần Vũ Hùng, 24 tuổi, ở tổ dân phố 5, thị trấn Ma Đa Guôi cho biết, anh được ông Võ (là cậu ruột) tư vấn, nên đã đầu tư xây dựng ngôi nhà 3 tầng có diện tích sử dụng 300 m2, tầng 1 để ở, tầng 2 và 3 lắp đặt thiết bị dụ chim yến. Ngôi nhà này chỉ mới phát tín hiệu dụ yến từ sau tết, nay đã có 4 cặp chim làm tổ rồi.
Hiện, ông Võ đang tổ chức thi công, lắp đặt thiết bị các nhà dụ yến cho những người có nhu cầu trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng. Nhiều gia đình mới xây nhà yến được khoảng 18 tháng, đã cho thu hoạch mỗi tháng 1kg. Những tháng sau tăng dần lên, do đặc tính chim yến, mỗi năm sinh sản 4 lần, lượng chim vì thế cứ tăng theo cấp số nhân.
Để xây dựng một ngôi nhà dụ yến theo mô hình truyền thống là 3 tầng, mỗi tầng rộng chừng 100m2 đã lắp đầy đủ thiết bị dụ yến, gia chủ cần đầu tư khoảng 900 triệu đồng.
Hệ thống thiết bị dẫn dụ yến gồm các loại gỗ không mùi, lắp đặt làm nơi cho yến làm tổ; hệ thống loa phát tín hiệu âm thanh của chim yến; máy phun sương tạo độ ẩm thích hợp khoảng 70- 80%, nhiệt độ thích hợp 27- 28 độ C…kèm theo các tiêu chuẩn về ánh sáng, thông gió. Nghề nuôi chim yến hiện bắt đầu phát triển và được coi là nguồn lợi lớn, được thiên nhiên ưu ái ban tặng ở một số địa phương của tỉnh Lâm Đồng.
Hiện tại, nghề nuôi yến ở Lâm Đồng vẫn phát triển mang tính tự phát, chưa có kế hoạch định hướng phát triển và quản lý của chính quyền địa phương.
Tuy nhiên, phần lớn các hộ xây dựng nhà yến thường ở những khu vực có mật độ dân cư khá thưa thớt, nên chưa có biểu hiện gây tác động ảnh hưởng tới môi trường sống của những người xung quanh./.
Chu Quốc Hùng/TTXVN
Cập nhật thông tin chi tiết về Chùa Giác Viên (Lâm Nhân) trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!