Bạn đang xem bài viết Chú Chim ‘Bạch Vương Môi Hồng’, Đại Gia Hà Nội Trả 500 Triệu Không Bán được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Không chỉ sở hữu bộ lông trắng hiếm có, chú chim này còn được coi là “bạch vương chào mào” bởi đôi mắt đỏ, chân hồng, mỏ hồng và giọng hót thánh thót vạn người mê.
Nhiều người có ý định mua lại, trả giá 500 triệu đồng để về làm giống nhưng anh nhất định không bán.
Vừa nhẹ nhàng nâng chiếc lồng trạm trổ khá tinh xảo để lên bàn, anh Dương Văn Chương (trú tại 28 Cửa Bắc, Ba Đình, Hà Nội) vừa cho biết với anh, mỗi chú chim giống như một người bạn tâm giao, gắn bó với từng kỷ niệm riêng nên có đắt đến mấy cũng sẽ không bán bất kỳ con nào.
Được biết, niềm đam mê chơi chim cảnh của anh bị “lây” từ bố khi còn bé xíu. “Trước đây, bố tôi cũng có sở thích nuôi và huấn luyện các loại chim như cu gáy, chào mào, chim khuyên… nên từ khi còn rất nhỏ, tôi đã rất thích ngắm nhìn những chú chim nhảy múa, hót thánh thót bên hiên nhà. Sau này lớn lên, khi công việc kinh doanh với nhiều áp lực, căng thẳng tôi tìm đến thú chơi chim như một cách để giải tỏa và thư giãn tinh thần”, anh Chương bộc bạch.
Từ niềm đam mê với những chú chim “đột biến gen” có màu sắc đẹp, hót hay và cực kỳ quý hiếm, anh Chương đã bỏ thời gian, tiền bạc và công sức để theo đuổi đam mê, đi khắp nơi tìm cho mình những loài chim độc lạ.
“Để có được con chào mào bạch tạng mắt đỏ quý hiếm này, tôi đã phải mất rất nhiều thời gian đi từ Hà Nội về Bắc Giang tìm gặp, theo đuổi, thương thảo mới thuyết phục họ bán bởi đây là loại chim đột biến không phải ai cũng có may mắn sở hữu. Một chú chim chào mào bạch hội tụ đủ các yếu tố như mắt đỏ, chân hồng, mỏ hồng, giọng hót hay và thi đấu giàn hay thì nó là vô giá”, anh Chương nói.
Chỉ vào chú chim có màu lông trắng, đôi mắt xanh, chân hồng và mỏ hồng đang hót líu lo, anh Chương kể: “Tôi đã phải lặn lội sang Singapore 3 lần để mua con họa mi bạch tạng quý kiếm có 1 không 2 này với giá 350 triệu đồng. Trong hàng nghìn con mới có một con họa mi đẳng cấp và hội tụ đủ các tiêu chí đẹp như thế”.
Năm 2023, anh lặn lội sang tận Indonesia 2 lần để tìm mua một chú chim hoàng khuyên mắt đỏ ruby với giá 300 triệu đồng. “Sở dĩ hoàng khuyên có giá đắt đỏ như thế bởi đây là loại chim quý, hót rất hay và tượng trưng cho sự giàu có và may mắn”, anh Chương bộc bạch.
Trải qua 10 năm chơi chim cảnh, đến nay, anh được coi là ông vua chim màu tại Việt Nam, sở hữu bộ sưu tập gồm 75 con chim màu cực kỳ quý hiếm được mua từ khắp nơi trên thế giới có giá trị trên 10 tỷ đồng. Trong đó, chim hoàng khuyên chiếm số lượng nhiều nhất với 21 con; 15 con chào mào bạch, còn lại là họa mi bạch, chích choè than bạch, chích chòe lửa bông, chích chòe lửa bạch, chim hoàng sâu, chim hút mật…
Chơi chim độc và đắt nên lồng chim của anh Chương cũng thuộc dạng đẳng cấp, đắt đỏ bậc nhất được làm hoàn toàn bằng tay, chạm khắc tinh xảo từ gỗ quý có giá từ 50 – 250 triệu đồng. Tính cả bộ sưu tập lồng của anh Chương cũng lên tới hàng chục tỷ đồng.
Để chăm sóc đàn chim cảnh quý giá một cách chu đáo nhất, anh trang bị điều hòa 2 chiều và thuê riêng 2 người giúp việc cho chim ăn đúng giờ quy định và dọn dẹp lồng chim cẩn thận hàng ngày với số tiền 15 triệu đồng/ tháng.
Chế độ ăn của đàn chim bạc tỷ cũng rất đặc biệt với các loại cám được đặt riêng cho từng loại, hoa quả theo mùa được chọn lựa cẩn thận tại siêu thị. Các loại côn trùng như châu chấu cốm, trứng kiến, sâu lột cũng được anh chọn lựa nhà cung cấp uy tín và an toàn. Sáng sớm những chú chim được “bảo mẫu riêng” vệ sinh lồng, cho ăn uống và phơi nắng đầy đủ.
Anh Chương cho biết thêm: “Với tôi, đàn chim này như một gia tài, mỗi con chim là một người bạn tâm giao có nhiều kỷ niệm, chỉ có thêm chứ không bớt nên nhiều người trả giá nửa tỷ đồng cho một con hoàng khuyên hay một con chào mào bạch tạng nhưng tôi không bao giờ bán. Sau những chuyến công tác, những giờ làm việc căng thẳng, chỉ với một tách trà nhỏ và ngồi ngắm chúng nhảy nhót, lắng nghe chúng hót với những âm thanh không nơi nào có, đó là những giây phút tuyệt vời nhất”.
(Theo Dân Việt)
Ngắm Những Chú Chim Giá Trăm Triệu
Nhiều người yêu thích chơi chim sở hữu những con chim trị giá cả trăm triệu đồng.
Từ lâu, chim cảnh vốn được coi là thú chơi dân dã, phù hợp với nhiều đối tượng. Số lượng loài chim cảnh khá đa dạng và phong phú. Tuy nhiên, người ta chia chúng thành 3 loại chính: chim cảnh, chim hót và chim đá.
Chim cảnh được mệnh danh là chim “người mẫu”. Chúng có vẻ ngoài “bảnh chọe”, dáng vẻ ưa nhìn, bộ lông sặc sỡ, mượt mà. Đại diện cho “phe” này là hoàng yến, yến phụng, thanh tước, hỏa tiễn, chích chòe…
Qua một số người chơi chim lâu năm giới thiệu, chúng tôi có mặt tại ngôi nhà số 51, phố Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. Chủ nhân của ngôi nhà này là anh Tuấn Anh, một người “chịu chơi” trong việc sưu tầm các loài chim quý hiếm. Tại tư gia, anh Tuấn Anh sưu tập rất nhiều loài chim quý, trong đó phải kể tới chích chòe than trắng, chào mào trắng, chào mào be, chào mào mơ,… trị giá lên đến hơn 1 tỷ đồng.
Những chú chim đắt tiền thường được chủ nhân đựng trong những chiếc lồng không dưới chục triệu đồng/chiếc
Là người chơi chim đã được 7 năm, nhưng số tiền anh Tuấn Anh bỏ ra chơi chim không hề nhỏ. “Chơi chim thường có 2 loại: Chim màu và chim đấu. Sở thích của tôi thiên về chim màu. Tuy nhiên, tôi chỉ chơi tại gia đình, rất ít mang chim ra thi đấu nên giới chơi chim Hà Nội thường ít người biết tôi”, anh Tuấn Anh cho biết.
Chăm sóc chim cũng lắm kì công, phải lo cho chim ăn, ngủ, tắm rửa đầy đủ. Bên cạnh thức ăn công nghiệp, còn có thức ăn chế biến riêng rất cầu kì như châu chấu tươi, sâu, dế,… đặc biệt là phải có cám hạt để chim không bị mất màu.
Chú chào mào trắng (chân hồng, mỏ hồng, mắt hồng) có nguồn gốc từ Thanh Hà (Hải Dương) được định giá 200 triệu
Khi được hỏi, nếu có người trả giá thật cao cho những chú chào mào “độc nhất vô nhị” anh có ý định bán không, anh Tuấn Anh cho biết, muốn mua thêm còn không được nữa là bán đi. Nếu gặp những con chim hay và thực sự có “duyên” với mình, anh sẽ tiếp tục mua.
Tổng giá trị của những chiếc lồng chim quý hiếm…
… và những con chim đắt tiền có giá khoảng 1,5 tỷ đồng
Trí tò mò tiếp tục thôi thúc chúng tôi tìm tới “đại bản doanh” của anh Hùng nằm trên phố ngõ Gạch, Hoàn Kiếm, HN để chiêm ngưỡng những con chim có giá trị lên tới cả trăm triệu đồng. Căn nhà mặt tiền là địa điểm anh Hùng huấn luyện những đứa con cưng của mình. Không khó để nhận ra, tiếng chim thánh thót đang cất lên từ những lồng chim treo trước nhà.
Sáng giá nhất trong bộ sưu tập hơn 10 con chim là chú hoàng khuyên được anh “rước” về cách đây một năm tại Quy Nhơn (Bình Định). Anh kể, lần đó anh móc hầu bao gần 5.000 USD (khoảng 100 triệu đồng) để mua chú chim này. Thấy chúng tôi thắc mắc về mức giá “siêu khủng” của chú hoàng khuyên này, chủ nhân của nó giải thích: “Mức giá này không phải do tôi tự đặt ra mà do những “cao nhân” nhiều năm chơi chim định giá. Cách đây không lâu, một “đại gia” đã trả tôi mức giá 120 triệu nhưng tôi không bán. Đối với tôi, “em nó” là vô giá”.
Cũng theo lời anh Hùng, sở dĩ chú hoàng khuyên này trở lên vô giá bởi nó không phải khuyên thường mà là dòng biến đổi gen. “Hoàng khuyên toàn thân phủ một bộ lông vàng óng như hoàng đế. Điểm đặc biệt khác, mắt và chân của hoàng khuyên đều có màu đỏ. Nhìn chung, màu sắc khuyên càng “độc” thì người chơi càng thích, càng dị biệt và không “đụng hàng” thì giá càng khủng”.
“Những con chim quý, qua mỗi tay nuôi thường được đẩy giá lên, tuy nhiên giá trị của chim thường nằm trong khoảng nhất định. Tôi thường mua chim đẹp và hót hay nên giá của bộ sưu tập chim rất cao. Mỗi chú vành khuyên bé bằng… hạt cau có giá từ 30-40 triệu đồng chẳng phải là chuyện hiếm”, anh Hùng khẳng định.
Bên cạnh đó, anh Hùng cũng sở hữu một số loài chim quý hiếm như sáo trắng, chào mào mơ. Mỗi chú chim này cũng có giá từ vài chục triệu tới cả trăm triệu đồng.
Chú hoàng khuyên lông vàng, mắt đỏ, chân đỏ…
… có trị giá khoảng 120 triệu đồng
Do những chú chim này có nguồn gốc từ tự nhiên… … nên việc chăm sóc tốn rất nhiều thời gian và công sức
350 Chú Chim Chào Mào Thi Hót Đấu
Ngày 16/2, thành phố Hội An đã tổ chức Hội thi chim chào mào mở rộng lần thứ 3. Dự giải là 352 chú chim ở 31 câu lạc bộ chim cảnh khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Từ sáng sớm, những người chơi từ Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Kon Tum… đưa chim về quảng trường sông Hoài tham dự giải.
Chim được treo lên giàn, xung quanh khán giả chen nhau đứng theo dõi.
Những chú chim được chấm theo nhiều tiêu chí như tạo dáng…
Đến đọ giọng hót.
Các chú chim liên tục được thay đổi vị trí theo các bảng để đảm bảo tính công bằng cũng như thử “tài” của chim. Tất cả các lồng chim đều được đánh số thứ tự để tiện cho việc chấm điểm, gọi tên. Tổ trọng tài phải liên tục hội ý để chọn những chú chim hót hay, nhảy đẹp.
Những chú chim bị loại được bọc kín và chuyển ra ngoài.
Trong khi đó, có một chủ chim không bằng lòng với cách chấm điểm của ban tổ chức đã treo lồng chim của mình lên giàn để khiếu nại với ban giám khảo.
Nhiều chủ chim đưa chim ra phía ngoài để trưng cho mọi người chiêm ngưỡng thêm. Có chủ chim còn ra giá bán khi có khách hỏi mua, mỗi con từ 7,5 triệu trở lên.
Sau 4 giờ chấm điểm, ban tổ chức chọn được ba chú chim tranh giải nhất.
Chú chim số 100 nổi bật nhờ sự uyển chuyển trong từng động tác cùng tiếng hót thánh thót
Tuy nhiên để tạo sự bất ngờ và cuốn hút của cuộc thi, ban tổ chức quyết định bọc ba chú chim này lại để hội ý và công bố kết quả. Chú chim số 100 giành chiến thắng đã giúp anh Nguyễn Xuân Vũ (Đà Nẵng) nhận được tivi màn hình phẳng 42 inch. Giải nhì được trao cho anh Phạm Hữu Trung (Hội An), giải ba cho anh Nguyễn Hữu Trung Tín (Hội An)…
Hướng Dẫn Cách Chọn Một Chú Chim Chào Mào Ưng Ý
Bước 1: Chọn chim thuần, chim đã sành
Nếu có duyên, có cơ hội, có điều kiện mua hay đổi lấy một con CM đã sành sỏi về nuôi thì theo tôi là cũng tốt. Mặc dù mất đi cái cảm giác thích thú khi thấy em nó tiến bộ từng ngày, mất đi cảm giác chinh phục thành công một thử thách cam go, mất đi cái thú chăm bẵm cho em chim. Nhưng bù lại, mình được hưởng thụ ngay. Mình được sở hữu ngay một dáng, nết, giọng mà mình thích.
Khi chọn mua một con chim thì điều đầu tiên là bạn phải thích nó đã, rồi mới xét tiếp – nếu không thích, hoặc còn lăn tăn thì không cố mua. Tôi vẫn thường nói chuyện với AE đã mua thì mua cho đáng, không thì thôi chứ cố lôi về cả đống chim, tốn cả đống tiền rồi đến lúc lọc lựa ra cũng chỉ còn được có vài ba con thôi – chi bằng khi đi đâu đó mà thấy thích con nào đó, hãy hỏi giá rồi rút đúng = từng ấy tiền … cất đi, coi như đã mua. Rồi đếm xem khi nào “mua” đủ khoảng 10 con theo kiểu ấy rồi, thì mình sách hết tiền ra mua 2 con thực sự về chơi. Thử vậy xem có hiệu quả hơn không !
Trở lại việc chọn mua chim – vấn đề là chọn như thế nào!
Trước hết là về dáng: tôi xin đưa ra tất cả những tiêu chuẩn mà tôi cho là đạt để các bạn tham khảo. Nhìn vào con chim nó cân đối từ đỉnh mào đến chóp đuôi là đẹp. Chi tiết thì cơ bản là:
– Mào: gốc mào to, khi mào dựng lên thì phải thẳng cạnh từ giữa mào xuống hết cổ – không gấp khấc ở cổ (nếu gấp khấc càng to thì gốc mào càng nhỏ – chim kém bền). Ở trên đầu con chim, phần lông nào dựng lên thì tính là mào. Từ giữa mào lên đỉnh mào phải gom gọn. Đỉnh mào nhọn, không loe hoe. Mào càng cao thì nhìn chim càng uy nghi, đĩnh đạc. Mào thẳng đứng gọi là mào đinh, chim bền bỉ, nhiều nước chơi hay, nhìn nó hào hoa phong nhã; Mào cong về phía trước là mào lân, chim dữ dằn, bản năng đàn áp, nhìn nó uy nghi oai dũng.
– Yếm: theo tôi thì chính cái yếm là nét chính tạo ra sự quyến rũ, thu hút của con CM. Nó cùng với cái mào đặt trùm lên đầu, quàng qua cổ, thả xuống 2 bên vai với màu sắc đen đậm khác biệt với màu nâu và trắng còn lại – tạo cho nó một dáng dấp và phong thái uy nghi mà chỉ CM mới có. Yếm đẹp thì phải đen đậm cùng màu với mào, càng dày càng đẹp, càng sâu xuống hai bên vai càng quý phái, càng khít càng quyễn rũ … Hai bên yếm cân đối thì nhìn con chim rất đẹp (hàng này hơi bị hiếm).
– Mỏ: mỏ chim cần mảnh, thường thì nó bo tròn trịa nhưng vớ được con nào mỏ có cạnh rõ rệt (mỏ ba lá) thì quý – thứ này lắm mồm, to mồm, dễ sung. Hai bên mép càng rộng giọng chim càng to vang, ra đấu càng uy lực.
– Mí, má: mí đỏ không những là đặc điểm để báo hiệu chim đã trưởng thành hãy chưa mà nó còn là điểm xuyến độc đáo, tô điểm cho nét mặt của con chim – như thể họa sĩ “điểm nhãn” để lấy cái “sắc thần” cho một bức họa chân dung vậy. Mí đẹp cần gọn, sắc phải thật tươi, thật sáng. Đặc biệt là hai mí phải đều nhau, thật cân đối – điểm xuyến mà lệch lạc thì còn ý nghĩa jì !?. Má chim là phần được khoanh bằng một vệt lông đen ở ngay trên xương hàm. Má chim phải cân đối, hơi phồng đều nhau, vệt ngăn cách càng mảnh càng tốt – mặt chim dữ, nhưng không được đứt quãng, lông má phải trắng mịn.
– Hầu: chim đẹp hay không, cái hầu nó góp phần quan trọng. Hầu chim không những tạo dáng mà nó còn báo hiệu nết chim bền, dữ, giọng chim khỏe, vang. Hầu chim là phần từ gốc mỏ dưới xuống cổ. Hầu to thì làm phần lông phồng căng lên, hầu nhỏ thì phần lông ấy chỉ phùng phùng lên thôi. Các bạn chú ý đặc điểm này để đánh giá về cái hầu cho chính xác. Đôi khi con chim nó có hầu to nhưng mà do phần lông chỗ đó bị bết lại, hoặc bị rụng đi thì nhìn thấy nhỏ hoặc ngược lại, hầu nhỏ nhưng do lông xù lên lại cứ tưởng là to … Để nhìn chính xác thì các bạn nhìn cái xương ở cổ, dưới xương hàm ấy, nó đưa ra làm cho phần hầu căng to ra là com chim có hầu to và ngược lại, còn chỉ nhìn lông lá mà xét thì dễ bị nhầm lắm. Chim có hầu to thì đẹp, thường là nết bền, chim dữ, giọng tốt. Ngược lại chim hầu nhỏ thì thường có giọng đôi, giọng nhỏ nhưng lại đanh, vang.
– Mình chim: mình em chim nhìn chung phải thon dài, nhìn như con thoi đan lưới cá thì mới đẹp. Bộ lông chim khỏe là phải bóng như tơ, mượt như nhung, ôm ép gọn vào thân hình.
– Vai: Vai phải nở nang nhìn con chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Vai nở thì nhạy cánh – chim siêng giang, búng. Vai nở mà hơi sếch lên nữa thì tuyệt vời, nó làm cho bộ cánh lúc nào cũng xệ xệ như đang cự nhau – chim đẹp, quý.
– Ngực: nở, ưỡn ra, có lằn giữa ngực mới tốt, nhìn con chim nó lực, đẹp. Ngực to thường phổi bự – giọng chim vang, khỏe, chim bền nước.
– Lưng: hơi gù thì đẹp – chim có dáng đứng chữ C (lưng tôm). Phần thắt lưng, là phần phía trên hai đùi chim, cần thon gọn (chim có eo) – phần này chỉ khi chim đứng giang cánh hoặc là khi … làm thịt nó thì mới thấy, hic!
– Cặp cánh: gọn, lông cánh không tưa, dài quá phao câu, ốp gọn như 2 cái vỏ trai hai bên hông chim thì nhìn mới thích. Cặp cánh đừng có xếp chéo nhau trên lưng – như vậy chim chưa có lửa, cánh là phải vai sách lên, đầu cánh xệ xuống nom mới khí thế.
– Chân: đùi, cẳng phải dài. Đùi cần to chứ cẳng đừng to quá – nhìn xấu. Ngón chân thì phải to, dài. Móng thì cần to, ngắn gọn và cong đều. Cẳng chim mà càng tròn, bóng thì chim càng non tơ và ngược lại.
– Bộ lông đỏ ở phần hậu môn: nhìn như củ tỏi là đẹp, cần nhìn thấy nó phân biệt rạch ròi với phần lông khác thì mới tốt.
– Đuôi: đuôi phải dài và phải xếp thật gọn (đuôi một cọng). Đuôi phải đủ và đều để khi giang cánh xòe đuôi nhìn mới đẹp mắt.
Bước 2 : Tiếp theo là về nết lối chơi của chim:
Cái này thì mỗi người thích mỗi kiểu, có người thích chim lăng xăng, năng động; có người thích chim trầm tĩnh điềm đạm. Về nết thì tôi xin nói chung chung thôi:
– Nết bền: Chim chơi bền bỉ ngày này qua tháng nọ. Cảm giác như nó không biết mệt là gì, cứ đều đều chơi như thế.
– Nết siêng: là nó chơi suốt ngày, mau mồm miệng, lúc nào cũng chơi được từ sáng tới tối, hế móc ra là chơi.
– Nết dữ: là chim có bản tính cô hồn chuyên muốn chèn ép bắt nạt kẻ khác, khi đấu thì cố to mồm hơn, khi đá thì cố khỏe hơn, chim dữ thường hay chẻ nẹt để trấn át chim khác.
– Nết đằm: đằm chứ không phải hiền nhá – nết này hiểm. Con chim nó vẫn chơi đều đều nhưng mà không lăng xăng, nó biết làm thế nào để chim kia phải sợ nó – nhìn nó có cái thần rất khác biệt với đám kia.
– Kết hợp: có nhiều nết trong một con chim.
+ Giang cánh xòe đuôi: lối này làm mát lòng “điểu sĩ”! Chim đứng cầu dang rộng 2 cánh xòe đuôi, đôi khi kết hợp sổ, chẻ.
+ Chớp: 2 cánh máy liên tục trong khi xáp đấu.
+ Rũ: chim xếp mào lại, đầu lượn như lươn, lưỡi lè như rắn, mình uốn như vũ nữ Ha-oai, cánh + đuôi vỗ nhẹ nhịp nhàng như đàn cò bay chậm. Nhìn có vẻ đẹp vậy nhưng nó làm thế là để … chọc tức đối thủ là chính, với lại là để tán gái đó, thông qua tán gái để chọc tức đối thủ.
+ Bu, chụp: Chim đấu cứ hay nhảy bổ về phía đối thủ, chụp nan lồng, thò đầu ra rướn về phía giặc đòi cấu xé …
+ Nhứ: Con chim khi đấu nó vừa chớp cánh vừa giật giật hướng về phía đối thủ của nó – cái lối này là dễ “tiễn đưa” đối thủ nhất, nhiều con chẻ nẹt tóac tóac chứ không nguy hiểm, hiệu quả như cái lối quái đản này.
+ Chao: Chim chao bên này, bên kia cầu như kiểu vừa bỏ chạy vừa rủ rê. Lối này thường có ở chim mồi sành hay đi bẫy.
+ Kết hợp: chim có nhiều lối chơi như ở trên.
– Rao: chim hót giọng bình thường, hót đều đều để thỏa cái bản năng trời phú cho nó. Rao là khi nó đứng một mình, tâm trạng phấn chấn, nó đứng thẳng vươn cổ ra hót. Chim rao càng nhiều thì là càng siêng. Giọng rao hay là phải to, khỏe, có độ vang, đều đặn và chuyển đổi âm điệu luyến láy. Chứ cứ rao như rao kẹo kéo thì nghe một chặp là oải người rồi.
– Whitch: là tiếng chim kêu – nó whitch để gọi bầy, chỉ có 2 hoặc 3 âm tiết. chim whitch nhiều thì không tốt, nhưng khi treo trong rừng nghe tiếng whitch nó vang vang cũng cảm giác run người.
– Sổ: là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn giọng rao. Giọng sổ phải to, gắt, đổi đảo liên tục thì mới tốt – nghe mới ép-phê. Khi con chim sung nó đang rao mà có con khác “chõ mõm” vào là nó chuyển qua giọng sổ – ôi thôi rồi … nghe mà sướng tái tê …
– Chẻ: em chim nó sung tột độ thì nó ré lên, chẻ là tiếng sổ quíu của nó – khi nó muốn tuôn ra một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn thì nó chẻ. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, âm phải thanh và vang. Có nhiều con chim khi nó ra giọng chẻ là lũ chim kia giật mình nhốn nháo, có ku trốn tuốt xuống đáy lồng nhòm lên ngơ ngác cứ như né bom …
– Rọt: Cũng là tiếng kêu lúc chim xung, phấn khích, rọt là chuỗi âm có biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim, khi rọt thì con chim nó ko há mỏ mà chỉ rung rung 2 mỏ cho âm bật ra thôi. Tiếng rọt như là một hình thức đề-ba, khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.
– Nẹt: là tiếng whet mạnh, đanh, đay nghiến, có khi chỉ có một âm, có khi 4-5 âm. Nó nẹt là để quát đối thủ trấn át theo kiểu to mồm hàm hồ. Kiểu như mình quát trâu bò khi chúng sực lúa vậy.
500 Chú Chim Chào Mào Tụ Hội Thi Tài
Sáng 28/4, không gian trước sân trường THPT Hai Bà Trưng, TP Huế bỗng trở nên rộn vang bởi tiếng chim hót vang. Hàng nghìn người yêu chim cảnh đã tụ hội về đây để thi thố, bình phẩm và thưởng thức tiếng hót của hơn 500 chú chim chào mào.
Festival chim chào mào Huế 2013 là hội thi chim có số lượng lồng chim tham gia thi tài lớn nhất từ trước đến nay. 500 chú chim của gần 40 đoàn đến từ Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đắc Lắc, Gia Lai, Tam Kỳ, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Hội An, Nghệ An, Hải Phòng, Bắc Ninh, Điện Biên, Đà Nẵng,…
Những chú chim thi đấu tốt sẽ ra giọng dài đều, thường tìm cách dọa nạt đối phương bằng các “đòn” bung cánh, xòe đuôi,… Chim bị loại vì không thi đấu tốt do có biểu hiện: ra giọng yếu, ham tắm nắm, xù lông, xỉa lông nhiều lần, lộn “mèo” 360 độ và cụt móng.
Hàng nghìn quý ông cả nước đã tụ tập về Huế để thi chim chào mào trong khuôn khổ Festival nghề Huế 2013 – “Tinh hoa nghề Việt”
Khoảng 50 lồng chim được phân vào 1 bảng đấu và treo gần nhau. Sau một khoảng thời gian thi thố. Các giám khảo sẽ dựa vào các tiêu chí chấm thi để loại dần các chú chim. Những chú chim dành chiến thắng trong 1 bảng đấu sẽ tiếp tục được xếp vào các bảng đấu khác để loại dần cho đến khi tìm ra chú chim quán quân.
Chim chào mào được xếp cạnh nhau khi hót thì sẽ dẫn đến “đè” giọng nhau, con nào giọng yếu sẽ sợ hãi, xù lông và hoảng loạn. Những chú chim này sẽ được đưa xuống, trùm khăn lại để hồi phục “tinh thần”.
Bác Hoàng – một người chơi chim cảnh cho biết: “Chơi chim mà để mãi trong nhà thì người nuôi chim sẽ chán mà chim cũng buồn. Vậy nên phải đem chim đi gặp bạn bè. Chủ nhân ngồi cà phê, giao lưu bình phẩm. Chim cảnh thì so tài thi thố, hót ca. Đó mới là cái thú vui tao nhã của việc nuôi chim”.
Chuyên môn của hội thi năm nay được nhiều dân chơi chim đánh giá rất cao bởi ban giám khảo uy tín, khách quan và các tiêu chí chấm điểm rõ ràng, cụ thể.
Kết quả chung cuộc: Giải nhất thuộc về chim của anh Ngô Văn Hoàng (Tp Huế). Giải nhì thuộc về anh Ngô Ngọc Văn (Tp Huế) và anh Phan Văn Định (Tp Đà Nẵng) đoạt giải ba. Đây là điều khá thú vị khi trong cuộc thi chim đầu tháng 4 năm nay tại thành phố Hội An, anh Định cũng đoạt giải 3 xếp sau 2 người chơi của Hội An.
Những lồng chim bị loại sẽ được tập kết trước bàn giám khảo để người chơi đến nhận về.
Anh Việt – Đại Dương
Cập nhật thông tin chi tiết về Chú Chim ‘Bạch Vương Môi Hồng’, Đại Gia Hà Nội Trả 500 Triệu Không Bán trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!