Bạn đang xem bài viết Chim Yến Và Chim Én Khác Nhau Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ngày: 21/10/2020 lúc 15:26PM
iều người vẫn nghĩ chim yến và chim én là hai tên gọi khác nhau của cùng một loài chim. Tuy nhiên, mặc dù có ngoại hình gần giống nhau, nhưng chúng là loài khác biệt đấy.
2 cách phân biệt chim yến và chim én chính xác nhất
Bạn đang phân vân chưa biết đâu là chim yến, đâu là chim én thì hãy xem 2 cách phân biệt sau:
1. Dựa vào màu sắc của lông chim
Màu sắc lông chim én:
Bộ lông chim én có hai lớp: trong và ngoài. Lớp lông bên trong mềm mại và có màu trắng. Lớp lông bên ngoài thì thô ráp và đa dạng về màu sắc.
Màu lông ở phần đầu, lưng, cánh và đuôi có màu xanh – đen đan xen những sọc trắng. Màu lông phía trên mỏ và phía dưới yết hầu có màu gạch đỏ. Còn ở phần ngực và bụng lại có màu da cam.
Màu sắc lông chim yến:
Màu lông chim yến được phân chia như sau: Phần lông phía trên có màu đen hơi nhạt, phần dưới có màu xám đen. Màu lông ngăn cách phần đuôi và phần lưng là màu xám.
2. Dựa vào hình dáng của chim
Hình dáng chim én:
Về tổng thể, chim én khá thấp và thân hình khá tròn trịa. Trọng lượng trung bình của chim trưởng thành dao động từ 40 – 180gr. Cơ thể dài từ 12 – 24cm.
Phần đầu chim yến nhỏ, khá tròn. Chim có đôi mắt đen nhánh. Miệng chim khá rộng, xương quai hàm cứng chắc. Mỏ chim én khá ngắn, mềm và nhọn. Lưng chim én thuôn dài, bụng hơi xệ xuống.
Sải cánh của chim én khá dài, chắc khỏe, hẹp và nhọn đầu với 9 lông bay chính. Đôi chân của chim én ngắn, móng sắc nhọn dùng vào việc đậu trên cành hay dây điện, ít khi dùng để đi.
Đuôi chim én dài, xẻ thùy sâu, hơi lõm xuống hoặc hơi vuông có hình chạc với 12 lông chính. Chim mái có đuôi dài hơn chim trống.
Hình dáng chim yến:
Hình dáng bên ngoài của chim yến không được tròn như chim én. Chim yến nhà trưởng thành có trọng lượng trung bình 13,24g.
Mắt chim màu nâu đen hạt nhãn, cằm màu nâu xám bạc tạo thành vòng cườm. Mỏ chim dài khoảng 4,5mm có màu đen. Miệng rộng 6mm và há miệng đến mắt, đầu chim yến dài khoảng 24mm.
Sải cánh chim yến có chiều dài trung bình 93,3mm. Phần lông cánh thứ cấp có 7 lông, phần lông cánh sơ cấp có 10 lông. Phần đuôi chim yến có chiều dài trung bình 45,2mm; xe thùy nông.
Đôi chân của chim yến có 4 ngón trong đó phần cẳng chân dài 10,9mm; phần ống chân dài 21mm; móng chân dài khoảng 4mm. Chân chim yến phát triển mạnh phần móng, để bám chắc lên thanh làm tổ. Chim yến không đậu trên các cành cây, dây điện…
Nguồn: pronest.asia
Để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật nuôi yến theo công nghệ tiên tiến nhất nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, hãy liên hệ ngay với đội ngũ chuyên gia của YẾN AN GIANG để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
YẾN AN GIANG
✅ Điện thoại: 0909 00 2099
✅ Email: maitram3112@gmail.com
Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào?
Chim yến làm tổ trong nhà hoặc các hang động ngoài biển, chúng làm tổ để ngủ hoặc đẻ trứng. Thời gian từ 35-45 ngày, tổ được làm bằng nước bọt. Ngày xưa, ai cũng nghĩ rằng chim yến chỉ sống và làm tổ ở những nơi hoang dã hoặc ngoài đảo xa. Nhưng ngày nay con người nắm được các quy trình sinh hoạt và tính năng của yến, nên con người đầu tư và thu hoạch Tổ yến ngay tại nhà của mình. Ví dụ như các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Bình Thuận, Khánh Hoà, Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng …
Chim yến làm tổ để ngủ vào ban đêm, vì chúng bay kiếm ăn vào ban ngày. Chim yến có thể nghe, nhìn, và ngửi rất được. Đặc biệt là giác quan của nó rất tốt, nên dễ nhận biết được kẻ thù gây nguy hiểm với chúng. Điểm mấu chốt là chim yến có thể nghe được sóng siêu âm và đã làm tổ ở đâu là chúng sẽ lại tiếp tục làm tổ ở đó, không bao giờ bỏ đi. Chính vì vậy, người làm tổ cho chim yến sẽ đặc biệt lưu ý đến vấn đề này.
Chim yến làm tổ ở đâu?
Chúng thường làm tổ trong nhà hoặc các hang động, vách đá; những nơi càng hiểm trở, chúng càng dễ thích nghi, vì nơi nguy hiểm nhất cũng là nơi an toàn nhất. và phải đảm bảo được các yếu tố như nhiệt độ khoảng 27 -29 độ C, độ ẩm trung bình khoảng 80-95%, độ tối khoảng 2 lux.
Mỗi tổ yến có thể nặng từ 8-10gr. Tổ càng ở sâu trong hang động, thì chất lượng càng cao vì tổ yến sẽ được tiếp xúc với những chất kim loại như Fe, Cu, Zn, Mn, Cr,… và tạo ra nguồn dinh dưỡng mới và làm biến đổi màu sắc của nó. Vì vậy mà chúng ta thường thấy Tổ yến có 3 loại với tên gọi tùy theo màu sắc của chúng: Huyết Yến, Hồng Yến, Bạch Hồng
Thời gian làm tổ trung bình
Chim yến đực giữ vai trò làm tổ bằng trong vòng từ 35-45 ngày cho chim cái bằng nước bọt. Một năm chúng sẽ làm tổ khoảng 2 lần, và đẻ mỗi lứa là 2 quả trứng. 5h mỗi sáng, chim bay ra khỏi tổ để kiếm ăn, đến khoảng 17h -18h là chim bay về tổ nghỉ ngơi. Chim yến có định vị rất tốt nên không dễ bay lạc vào tổ chim khác giữa hàng ngàn tổ.
Chim yến thường ăn những con côn trùng có kích thước nhỏ. Trọng lượng tầm 0.01 – 0.72g bay trên không trung như: ruồi, kiến, mối, rày,… Giới hạn bay của chúng tầm khoảng 200km. Chu kì của chim yến tầm khoảng 8 năm.
Chim yến làm tổ tại nhà hiện đang phát triển ở Việt Nam. Và đặc biệt thương hiệu J’nest với nguồn cung ứng từ yến sào Phan Rang – Ninh Thuận. Các loài Yến sống ở Phan Rang với độ dẻo dai, sức bền, và khả năng sinh tồn cực cao. Hàm lượng dinh dưỡng có trong tổ Yến Phan Rang cao hơn nhiều lần so với tổ Yến các vùng miền khác. Vì vậy ngoài cung ứng tổ yến trong nước; J’nest còn đẩy mạnh xuất khẩu nhằm mang dinh dưỡng cho sức khỏe con người trên thế giới.
Chim Yến Hàng Sinh Sản Và Nuôi Con Như Thế Nào?
Bước vào kỳ sinh sản: Đối với chim mới trưởng thành chim đực làm tổ trước và kêu gọi chim mái về làm tổ chung, những cặp đã trải qua sinh sản rồi thì việc làm tổ do cả đôi chim thực hiện. Chim yến làm tổ bằng nước dãi của chúng tiết ra từ hai tuyến nước bọt ở dưới lưỡi hai bên má.
Vào thời kỳ sinh sản thì tuyến nước bọt phát triển mạnh phình to ra hai bên má. Khi vào mùa làm tổ, mỗi đôi chim yến chọn cho mình một chỗ thích hợp và cùng nhau xây dựng tổ trên vách đá. Mục đích làm tổ là để đẻ trứng, buổi tối sau khi đi kiếm ăn về khoảng 19h nghỉ ngơi một lúc khoảng 30 phút rồi bắt đầu làm tổ.
Chim yến dùng miệng tiết nước bọt ra để làm tổ, dùng mỏ quẹt kéo thành sợi đan thành tổ. Chim yến làm nhiều nhất vào lúc 21h00 đêm đến 4h00 sáng hôm sau.
Thỉnh thoảng chim yến về lúc giữa trưa và cũng làm tổ vào lúc 11h00 – 13h00, rồi đi kiếm ăn tiếp. Số lần làm tổ và thời gian làm tổ thì khác nhau qua từng giai đoạn, khi sắp tới thời gian đẻ trứng thì cường độ tăng lên, khoảng 16 lần trong ngày, thời gian một lần quẹt tổ thấp nhất là 30 giây và cao nhất khoảng 6 phút.
Chim làm tổ cho đến khi đẻ trứng thì chúng dừng lại, tuy nhiên thỉnh thoảng chúng vẫn quẹt vào chân tổ để gia cố cho tổ vững chắc. Thời gian chim làm hoàn thành tổ trung bình khoản 33 ngày (thời gian hoàn thành tổ còn phụ thuộc vào nhu cầu sinh sản của chim yến). Tổ làm hoàn toàn bằng nước bọt màu trắng hình bán nguyệt, kích thước tổ trung bình để chim đẻ trứng là R = 25mm đến 70mm.
2. Sau khi làm tổ xong, chim bắt đầu giao phối và đẻ trứng
Chim yến được thừa nhận là bọn kết đôi cả đời. Chúng tôi đã thấy những cặp chim yến hàng làm tổ cùng nhau nhiều năm liền. Cả 2 con (trống và mái) cùng làm tổ, cùng ấp và cùng nuôi con.
Sau khi làm tổ xong chim bắt đầu giao phối, chim thường giao phối trước khi đẻ trứng từ 5 – 8 ngày, sau khi đẻ trứng thứ 2 thì không giao phối nữa.
Thời gian giao phối thường vào hai khoảng thời gian là từ 21h – 23h và 1h – 3h sáng. Một ngày giao phối khoảng 3 – 4 lần, thời gian một lần giao phối khoảng 10 – 15 giây, rất nhanh.
Chim yến hàng đẻ trứng đầu tiên vào lúc 2 – 4h sáng (100% số tổ). Quả trứng thứ 2 đẻ sau quả thứ nhất khoảng 3 ngày (1 – 6 ngày), nhưng thời gian nở của 2 quả trứng cách nhau chỉ khoảng 1.6 ngày (1 – 4 ngày). Nguyên nhân là sau khi đẻ quả thứ 2 chim mới ấp thường xuyên ở tổ.
3. Chim yến đẻ tối đa bao nhiêu trứng trong một tổ?
Số liệu cho thấy có khoảng 72.6% số tổ có 2 trứng (bình quân cho 2 lứa đẻ) và 22.1% số tổ có 1 trứng (bình quân cho cả 2 lứa). Số tổ có 3 trứng rất ít, có thể coi là đột biến.
Số tổ không có trứng khoảng 6%. Tuy nhiên ở lứa đẻ đầu có tỉ lệ số tổ 2 trứng cao hơn và tỷ lệ tổ không trứng thấp hơn ở 2 lứa đẻ lần 2 khá rõ.
Nếu bị thu tổ liên tục thì lứa đẻ thứ 3 có tới 30% số tổ không có trứng và chỉ khoảng 12% số tổ có 2 trứng. Chim yến thường chỉ đẻ 2 quả trứng màu trắng, kích thước trung bình 21,26 x 13,84 mm, trọng lượng 2,25gram.
Khi ấp thì chỉ một con ấp trứng, con còn lại bay đi kiếm ăn, khi bay về thì ấp thay cho con đang ấp đi kiếm ăn, một đêm đổi ca ấp khoảng 4 – 5 lần.
Thời gian trứng gần nở, chim yến mái tăng cường thời gian ấp trứng, chim yến đực mớm mồi cho chim yến mái ăn. Khi ấp chim thường dùng mỏ để đảo trứng cho đều.
4. Chim yến cùng nhau chăm sóc chim non
4.1 Sau khoảng 22 – 26 ngày thì trứng đầu tiên nở
Thời gian nở của trứng thứ nhất và trứng thứ 2 cách nhau khoảng 1 – 4 ngày, tùy theo hang đáy khô hay hang đáy nước, độ ẩm trong hang cao hay thấp thì chim con nở sớm hay chậm hơn.
Khi chim con vừa nở ngày đầu tiên, chim bố mẹ không cho ăn mà nằm ấp ủ ấm cho chim con 1 – 2 ngày, sau đó đi kiếm ăn về cho chim con ăn.
Khi chim bố mẹ đang nuôi con thì một con bay đi kiếm ăn buổi sáng sẽ bay đi ăn sớm hơn khoảng trước nửa tiếng theo thời gian bay đi hàng ngày.
Chim con từ 1 đến 5 ngày tuổi, chim mẹ cho ăn khoảng 3 – 4 lần trong ngày. Mỗi lần lại chia ra khoảng 2 lần cho ăn, và cục mồi cũng nhỏ hơn.
Chim con từ 6 đến 15 ngày tuổi thì cho ăn khoảng 2 – 3 lần trong ngày và không còn được chim mẹ ủ ấm nữa. Cục mồi mỗi lần cho ăn cũng to hơn trước đó. Và từ 15 ngày tuổi đến khi biết bay thì cho ăn khoảng 1 – 2 lần trong ngày.
Số lần chim bố mẹ cho chim con ăn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và tùy từng giai đoạn phát triển của chim con, chim con càng lớn số lần cho ăn giảm do quảng đường đi kiếm ăn của chim bố mẹ xa và thời điểm đó chim con cũng đã đủ sức đề kháng có thể nhịn đói được.
4.2 Cường độ chim bố và mẹ cho con ăn là như nhau
Chim mẹ mỗi lần cho ăn thường cho một con ăn nếu thức ăn kiếm được nhiều thì cho cả hai chim con. Mỗi tổ có hai chim con, trong khi chim mẹ cho chim con ăn giữa chúng có sự cạnh tranh dành mồi mớm từ mẹ.
Thời gian nuôi con kéo dài khoảng 40 – 45 ngày (trung bình là 42 ngày). Có một số chim non rời tổ sớm 35 ngày thường xảy ra đối với tổ một con do chim bố mẹ cung cấp đầy đủ thức ăn nên chim non sinh trưởng nhanh hơn tổ hai con với lượng thức ăn ít và chim non thường xuyên tranh giành mồi.
Sau khi khai thác lấy tổ lần 1 thì chim tiếp tục làm tổ đến khoảng tháng 5 – 6. Tổng chu kỳ sinh sản của chim yến đảo từ khi bắt đầu làm tổ đến khi sinh sản, nuôi chim con trưởng thành là 102 ngày, kết thúc quá trình sinh sản của chim yến trong cuối tháng 8.
Số lần làm tổ và đẻ trứng của chim yến phụ thuộc vào phương pháp thu hoạch tổ, nếu sau khi chim làm xong tổ và chuẩn bị đẻ lần đầu, ta khai thác tổ không cho chim đẻ, ấp nở và nuôi chim con thì chim yến sẽ lập tức làm tổ lại.
Chim yến có thể làm tổ nhiều lần. Tuy nhiên, không nên khai thác tổ quá mức sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tổ yến và đời sống sinh học quần thể đàn chim yến.
Tìm Hiểu Chim Yến Làm Tổ Như Thế Nào ?
THAM KHẢO THÊM: Sản phẩm tổ yến sào thượng hạng tại Đệ Nhất Yến Sào Những cách chế biến tổ yến sào ngon và hấp dẫn Những công dụng của tổ yến sào với sức khỏe
Chim yến làm tổ như thế nào ?
Thành phần tạo nên tổ yến
Tổ yến được tạo nên từ dịch tiết ra từ miệng chim Yến hay còn gọi là nước bọt của con chim Yến chứ không phải xây bằng cây cỏ, rêu, lá, lông chim như những loài chim khác thường làm tổ. Khi nước bọt của chim Yến khô cứng lại, chúng sẽ hình thành tổ rất vững chắc. Như vậy, thành phần chính tạo nên tổ yến đó là nước bọt của chim Yến
Cách làm tổ của chim Yến
Vị trí xây tổ
Khi bước vào mùa làm tổ, chim Yến bắt đầu tìm vị trí để xây tổ. Vị trí xây tổ có quyết định đến sự vững chắc của tổ yến nên chim Yến thường tìm những vị trí an toàn để xây tổ và vị trí này sẽ cố định trong nhiều năm, chim Yến chọn một vị trí và xây tổ làm nhiều lần ở vị trí đó.
Quá trình làm tổ yến
Sau khi chọn được vị trí xây tổ, vào thời điểm nước bọt chim Yến phát triển là lúc chim Yến bắt đầu xây tổ. Khi nước bọt tiết ra, chim Yến dùng lưỡi đẩy nước bọt ra khỏi miệng và quẹt lên thành vách tạo hình. Quá trình này sẽ được diễn ra liên tục như thế để định hình. Sau 2-3 tiếng đồng hồ là nước bọt của chim Yến sẽ khô lại. Điều đặc biệt là việc tiết nước bọt của chim Yến không dễ dàng gì mà chúng phải xù lông, nhắm mắt, rất vất vả để tiết nước bọt lên thành vách. Đó là lý do vì sao mà giá trị dinh dưỡng của tổ yến rất cao. Và cùng chính vì trong quá trình tiết nước bọt, chim Yến phải xù lông lên, đạp cánh nên đôi khi có lông chim Yến bay vào tổ và kết dính với các sợi yến chưa kịp khô lại, vì thế nên có loại tổ yến thô còn lông chim Yến.
Cứ mỗi đêm chim Yến lại dùng nước bọt của mình để xây tổ và sau nhiều đêm thì tổ yến sẽ được hình thành. Theo thống kê thì cữ mỗi đêm chim Yến lại xây được khoảng 1mm tổ yến.
Sau nhiều đêm dùng nước bọt xây tổ, tổ yến được hình thành với độ lớn đủ lớn. Sau đó chúng sẽ nhảy lên vách hay mép tổ rồi quẹt nước bọt vào lòng tổ yến để tạo nơi đẻ trứng. Nếu bạn nhìn thấy trong tổ có lớp xơ mướp thì chứng tỏ chim Yến sắp đẻ trứng.
Hình dáng tổ yến
Tổ yến thông thường có hình dạng như nửa chén trà úp và được dính vào thành hang đá (nếu là yến tự nhiên ngoài biển đảo) và thành nhà yến (nếu nuôi yến trong nhà do mình thiết kế).
Tổ yến bao gồm nhiều phiến mỏng được tạo nên từ nước bọt của chim Yến, chúng kết dính lại với nhau và tạo thành tổ yến.
Có những tổ yến cao, có kích thước lớn đó là do sau khi chim Yến đẻ trứng, chim Yến vẫn tiếp tục làm tổ cao thêm 1-2cm nữa, vì thế với những tổ yến già thường có kích thước lớn hơn so với những tổ yến được thu hoạch từ sớm.Về sau thì tổ yến sào sẽ càng nhỏ dần ở những lần xây tổ tiếp theo.
Công dụng của tổ yến
Yến sào chứa hàm lượng protein cao (45-55%), trong đó chứa 18 loại axit amin, một số axit amin có hàm lượng rất cao như aspartic acid (4,69%), proline (5,27%) có tác dụng tái tạo tế bào cơ, các mô và da. Có những axit amin không thể thay thế như cystein, phenylalamine (4,50%) có tác dụng tăng cường trí nhớ, tăng dẫn truyền xung động thần kinh, tăng hấp thu vitamin D từ ánh sáng mặt trời. Tyrosine và acid syalic (8,6%) có tác dụng phục hồi nhanh khi cơ thể bị nhiễm xạ hay tổn thương hồng cầu, glucosamine giúp phục hồi sụn bao khớp trong những trường hợp thoái hóa khớp…
Tổ yến sào chứa 31 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự phát triển của trẻ và bồi dưỡng cho người già. Tổ Yến giàu canxi và sắt, có các nguyên tố có lợi cho thần kinh và trí nhớ như mangan, brôm, đồng, kẽm. Có nguyên tố kích thích tiêu hóa như crôm, nguyên tố chống lão hóa, chống tia phóng xạ như se-len. Yến sào chứa đường galactose mà không có chất béo. Threonine có trong yến sào hỗ trợ hình thành collagen và elastin – là hai chất tái tạo lại cấu trúc da, kết hợp với Glycine ngăn ngừa nếp nhăn, chống lão hóa, chống nổi mụn tàn nhang, vết nám và bảo vệ da, làm cho làn da sáng mịn đầy sức sống. Chất Trytophan giúp thai nhi phát triển cân bằng và khỏe mạnh…
Món ngon chế biến từ tổ yến
Tổ Yến giúp người cao tuổi cải thiện không chỉ về thể chất mà còn về trí não như: cải thiện trí nhớ (Phenylalanine), các vấn đề về gan (Threonine), đường ruột (Histidine), điều chỉnh lượng đường trong máu (Leucine), tăng khả năng hấp thụ canxi, chống lão hóa cột sống (Lysine), chống viêm khớp (Methionine). Đặc biệt acid syalic và Tyrosine giúp phục hồi nhanh cơ thể bệnh nhân ung thư sau xạ trị, hóa trị, bệnh nhân sau khi mổ (nhất là về phổi, thận).
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Yến Và Chim Én Khác Nhau Như Thế Nào? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!