Xu Hướng 3/2023 # Chim Yến Sợ Tối Và Thích Làm Tổ Ở Nơi Có Ánh Sáng Trong Nhà Yến. # Top 4 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chim Yến Sợ Tối Và Thích Làm Tổ Ở Nơi Có Ánh Sáng Trong Nhà Yến. # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Chim Yến Sợ Tối Và Thích Làm Tổ Ở Nơi Có Ánh Sáng Trong Nhà Yến. được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hôm nay chủ nhật có thời gian đọc tin tức này nọ và đọc được một thông tin mà thấy buồn cười quá vậy mà lại thu hút nhiều người trao đổi mới hay chứ. Không biết những người đó đã nuôi chim yến hay chưa mà nói cứ như thật.

Đại loại những câu nói thế này:

Chim yến sợ tối.

Chim yến thích ánh sáng.

Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở chổ sáng.

Nhà mình chim yến vẫn làm tổ ở phòng lượn.

Sáng thế này chim yến vẫn làm tổ.

Rồi chim yến vẫn làm tổ ở chỗ sáng cần gì phải ngăn phòng, cản ánh sáng.

…..

La la đủ thứ hầm bà lằng.

Trước tiên khoan nói về vấn đề trên mà chúng ta hãy đi từ gốc rể của mọi việc, đừng phủ nhận những nghiên cứu mang tính chất khoa học rồi dựa vào một vài ý kiến để phản bác nó.

Đi từ đặc tính sinh học của chim yến (Lộc Bụt có một số bài viết về đặc tính sinh học của chim yến anh chị nào quan tâm có thể tìm đọc), chim yến khác với những loài chim khác kể cả con chim én là chúng có khả năng định vị bằng tiếng vang. Chắc ai cũng biết cho đến ngày hôm nay tồn tại rất đa dạng loài là do chọn lọc tự nhiên, những tiến hóa có lợi được giữ lại và những bất lợi bị loại bỏ. Không bỗng dưng một con vật lại có khả năng định vị bằng tiếng vang (con dơi hoạt động vào ban đêm có khả năng định vị bằng sóng âm, con chim cú kiếm ăn vào ben đêm có khả năng quan sát bên đêm rất tốt). Còn con chim yến nó kiếm ăn vào ban ngày, nhưng có khả năng định vị bằng tiếng vang, chắc chắn dù có nói thế nào đi nữa chim yến nó vẫn cảm giá những nơi có ánh sáng yếu, những nơi tối mờ là an toàn và chúng sẽ thích làm tổ ở những chổ đó. Theo các nghiên cứu về loài yến hàng sống ngoài đảo, chim yến thường làm tổ ở những hang động có ánh sáng mờ đến tối từ khoảng 0.02 luc đến 2 lux. Người ta đã nghiên cứu đến cỡ đó mà anh chị nở lòng nào nói chim yến thích làm tổ ở chổ sáng.

Bỏ qua đặc tính sinh học của chim yến, chúng ta tiếp tục đi đến về kỹ thuật xây dựng nhà yến. Không ai rãnh hơi đâu mà phát triển kỹ thuật xây dựng nhà yến, lúc trước thì chim yến tự vào nhà hoang sinh sống, sau đó con người xây dựng nhà yến từ thô sơ đến hiện đại để dẫn dụ và giử chim yến. Rồi không ai cách công xây dựng nhà yến với cách tính toán kích thước miệng lỗ, kích thước cửa vào phòng để tiêu bớt ánh sáng vào phòng làm tổ. Rồi nghĩ đến cả cách phân chia phòng, tạo luồng hành lang để giảm bớt ánh sáng và tạo đường bay thoải mái cho chim yến.

Không phủ nhận là vẫn có những con chim yến làm tổ ở những nơi có ánh sáng như trong phòng lượn, ngay những vị trí loa dẫn cửa ra vào phòng làm tổ nhưng đó chỉ là số ít và nó không nói lên tất cả. Đừng lấy những cái số ít để phủ nhận những nguyên cứu khoa học về ngành nghề dẫn dụ và nuôi chim yến.

Những nhà yến có ánh sáng từ mờ đến tối dao động từ 0.002 đến 2 lux ( Lộc Bụt cũng đã chia sẽ những mẹo hay đo cường độ ánh sáng tốt cho nhà yến, anh chị nào chưa đọc có thể tham khảo bài viết ” những mẹo đo sáng trong nhà yến”). Nếu anh chị đã từng đọc và tìm hiểu những kỹ thuật xây dựng nhà yến của chuyên gia người malaysia thì chắc chắn nghe đến cái gọi là (Phòng Vip: phòng vip thường là phòng hội đủ nhiều yếu tố tốt nhất về âm, ẩm, độ, mùi, ánh sáng cho chim yến phát triển, phòng vip này thường là phòng trong cùng của mỗi tầng nơi ánh sáng hầu như tối).

Chim Yến Non Dụ Được Khoảng Bao Lâu Thì Làm Tổ Trong Nhà Yến.

Sau khi xây dựng nhà yến mới cho dù nhà yến được xây dựng với chi phí thấp hay chi phí cao, có dùng những thiết bị nhà yến mắc tiền hay rẻ tiền thì chủ đầu tư nhà nuôi yến luôn mong muốn dẫn dụ được nhiều chim yến non đến nhà yến của mình và từ đó bắt cặp, làm tổ, sinh sản và sau đó bạn sẽ thu được những tổ yến sào có giá trị.

Có nhiều anh chị thắc mắc là chim vào nhà ở rồi mà sao vào không thấy quẹt tổ?

Con chim quẹt tổ cả tháng, hai tháng mà mới được có chút xíu.

Hay sao tháng này anh vừa thu hoạch tổ xong đã thấy quẹt lại còn tháng khác khai thác yến sào xong mãi không thấy làm tổ mới?

….

Vậy thì một con chim yến non dẫn dụ được trong nhà yến mới xây dựng thì sau bao lâu chúng bắt đầu quẹt tổ, bao lâu chúng đẻ trứng, nuôi con và tiếp tục chu kỳ sinh sản mới. Hôm nay, với kiến thức hạn hẹp của mình Lộc Bụt xin đưa ra một chu kỳ hay vòng đời của một con chim yến từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành.

Hãy cứ mặc định vòng đời của một con chim yến non là khi chúng chào đời, tức là khi đúng mới nở (hay chúng vừa chui từ vỏ trứng ra ngoài). Thông thường chim mẹ thường để 2 trứng (thỉnh thoảng có 1 trứng, 3 trứng hoặc 4 trứng).

Sau khi nở, chim yến non sẽ được cha mẹ nuôi dưỡng trong 45 ngày. Trong thời gian này thì cả chim yến bố và chim yến mẹ đều có nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho chim yến con.

Khi đến 45 ngày những chú chim yến non đã đủ lông đủ cánh có thể bay được, thì trước tiên nó sẽ đậu ở tổ yến và đập cánh liên tục nhiều lần, sau khi đã có lực nâng chúng sẽ bắt đầu bay quanh nơi tổ nơi chúng được sinh ra trước khi rời khỏi nhà yến đến với không gian bao la ngoài kia.

Sau khi rời khỏi nơi được sinh ra nó sẽ tìm cho mình một nơi ở mới, sau 30 ngày sau đó anh ta sẽ bắt đầu vào thời kỳ kết đôi.

Sau khi đã tìm được ý chung nhân của mình thì hai con sẽ cùng nhau xây dựng tổ yến mới.

Hai con chim yến sẽ kết những dãi nước dẽo từ tuyến dưới lưỡi, thông thường con chim yến đực sẽ quẹt tổ trước và tìm bạn tình (nó có thể tiếp tục quẹt tại vị trí đo hoặc quẹt một vị trí khác là do con cái quyết định). Thời gian quẹt hoàn thành một chiếc tổ phụ thuộc vào mùa trong năm, vào mùa mưa thời gian quẹt tổ khoảng thường là 40 ngày còn vào mùa khô thời gian làm tổ sẽ lâu hơn có khi lên đến 80 ngày. Vì thế những nhà yến đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian này (đầu màu mưa) sẽ nhanh có tổ hơn những nhà yến đưa vào hoạt động vào mùa khô.

Sau khi chiếc tổ đã hoàn thành và sẵn sáng cho chim yến cái đẻ trứng, thì con chim yến cái sẽ đẻ khoảng 2 trứng trong khoảng thời gian 8 ngày.

Khi đã đẻ trứng xong, nhiệm vụ của chim yến là sẽ ấp trứng trong 21 ngày, nếu không có gì bất lợi thì trứng sẽ nở ra hai con chim yến non và được bố mẹ chăm sóc.

Cứ vậy tiếp tục một vòng đời chim yến non mới.

Top 4 Con Vật Chim Yến Sợ Và Tác Động Của Môi Trường Đối Với Việc Làm Tổ Của Chim Yến

Chúng ta đều biết không phải ngẫu nhiên những con chim yến lại lựa chọn chỗ hang tối, ở những chỗ có vách đá cheo leo để làm tổ. Vậy thì chim yến sợ những con vật nào?

1/ Chim cú mèo

Trong tự nhiên, cú, chim diều hâu, rắn và chim cắt là những thiên địch của loài chim yến. Đây cũng là những con vật mà chim yến sợ nhất. Chúng ăn tổ yến, trứng yến, thậm chí tấn công và ăn chính chim yến. Đối với những người đang nuôi yến thì chuột, sóc, mèo, cầy cáo là những con vật nên phòng tránh.

Ngoài ra, dơi cũng là một loài thường xuyên leo vào tổ yến để cạnh tranh nơi, cho dù là yến đảo tự nhiên hay yến nuôi. Khi có dơi xâm nhập vào nhà yến, bạn không nên đánh đuổi chúng đi vì sau đó chúng sẽ dễ dàng quay trở lại. Chỉ có cách tốt nhất là đóng cửa lại và đập mà thôi.

2/ Kiến lửa đỏ

Loài côn trùng này tuy nhỏ bé nhưng sức công phá của chúng cực kỳ kinh khủng. Thường thì kiến lửa, chúng sẽ đi tìm thức ăn theo đàn và khi đường di chuyển của chúng đi ngang Tổ Yến thì bạn biết chúng sẽ chẳng tha cho bất kì một vật gì mà chúng nghĩ có thể mang về tổ được. Và những chú chim non mới sinh sẽ là món mồi ngon cho những con kiến lửa hung tợn.

3/ Tắc kè

Tắc kè (hay còn gọi là Đại Bích Hồ hoặc Cáp Giải) thức ăn ưa thích của loài này là dế mèn, gián, châu chấu, nhện, trứng chim, chim non. Nếu bạn đang nuôi cả một đàn Yến mà lại không có công cụ để chống lại những con Tắc kè hoang này thì đó là sự thiếu sót rất lớn vì tắc kè là một trong những kẻ thù không đội trời chung với chim yến, cụ thể là trứng chim. Chúng sẽ bò vào tổ yến để ăn trứng và chim non. Đây là một trong những loài vật rất nguy hiểm mà người nuôi yến cần đề phòng, tránh ảnh hưởng tới số lượng sinh trưởng của đàn chim.

4/ Gián, mối mọt

Gián, mối mọt tuy không gây hại đến chim yến hoặc chim non nhưng chúng lại có những tác động không nhỏ đến tổ yến. Gián, mối mọt ăn và đục khoét tổ yến, làm hư hỏng và từ đó gián tiếp ảnh hưởng đến tính mạng của chim non.

Do vậy, đối với những người nuôi chim yến, bạn không nên bỏ thêm giấy hoặc báo vào bên trong nhà yến. Việc bỏ thêm giấy báo vào trong nhà yến sẽ càng tạo điều kiện để gián sẵn sàng tấn công tổ yến của bạn. Ngoài những con vật ở trên, chim yến còn phải đối mặt với rất nhiều kẻ thù khác trong tự nhiên như nhện, chuột, rết…Nên nếu có ý định nuôi chim yến, bạn cần phải đặc biệt cảnh giác với những loài vật này.

Chim yến rất nhạy bén với mùi vị. Chúng yêu thích mùi cũ như mùi tổ yến, phân yến cũ, mùi đồng loại…Vì vậy, khi nuôi yến, bạn cũng nên chú ý đến vị trí tổ yến để tổ không bị ám những mùi lạ khó chịu. Vì yến rất sợ mùi nhà mới, mùi những động vật gây hại, mùi hóa chất lạ, mùi khói, thuốc nổ và hơi người.

Nhiệt độ ảnh hưởng đến vùng sinh sống như thế nào ?

Ở Việt Nam, chúng ta có 2 vùng khí hậu. Miền Bắc có mùa đông lạnh và ẩm, điều kiện này không thuận lợi cho chim yến sinh sống. Vào cuối mùa xuân và mùa hè sẽ có một số chim bay về trú ở. Hiện nay, cũng có nhiều mô hình nuôi yến tại các tỉnh miền Bắc và Bắc Trung Bộ, nhưng vào cuối năm 2016 và đầu 2017 có đợt lạnh kỷ lục làm chim không kịp di cư đã chết hàng loạt trong nhà yến.

Sau đợt lạnh qua đi, chim không hiểu từ đâu hay di cư từ đâu lại tiếp tục quay về các nhà yến và tiếp tục sống làm tổ? Đây cũng là câu hỏi khó làm đau đầu các chuyên gia nuôi yến suốt thời gian này. Ở miền Nam chỉ có mùa mưa và mùa khô nên rất thuận lợi cho chim sinh sống nên số lượng có nhiều. Những năm có nhiệt độ từ tháng 12 đến tháng 1 xuống thấp hơn 18 độ C thì chim làm rất chậm làm tổ.

Lượng mưa ảnh hưởng đến sản lượng tổ

Mưa là điều kiện lý tưởng cho các loài thực vật sinh trưởng tốt, côn trùng sinh sống phát triển, tăng lượng mồi cho chim ăn. Khi có nguồn thức ăn dồi dào, chim sớm tích lũy năng lượng đầy đủ, thành thục sinh sản. Thức ăn là yếu tố đóng vai trò quyết định đến thời điểm sinh sản sớm hay muộn và sản lượng tổ yến.

Gió ảnh hưởng đến tốc độ làm tổ của chim

Tốc độ gió ảnh hưởng đến việc làm tổ. Gió lớn chim phải bay nhiều và mạnh hơn để bắt mồi, vì công trùng bị gió phân tán, chim dễ bị đói vì năng lượng sản sinh ra không đủ bù đắp năng lượng mất đi. Gió từ cấp 6 trở lên làm chim ngưng làm tổ. Trong khu vực chim ở bị gió bão mưa lớn, chim sẽ tự điều chỉnh thời điểm đi kiếm mồi ăn như đi sớm hơn hay chờ lúc gió bão hay mưa suy yến và về nơi ở sớm hơn khi thời tiết thuận lợi.

Khí hậu ảnh hưởng đến chim sinh sống và chất lượng tổ ra sao ?

Trong nơi ở của chim yến, nếu hàm lượng oxy chỉ có 14 – 15%, độ ẩm thấp dưới 60% thì số chim sẽ ít đi, tổ sễ bị rộp chân và dễ bị rơi. Nếu hàm lượng oxy 19 – 20%, số chim ở và làm tổ sẽ tăng nhiều hơn, độ ẩm cao trên 65% giúp tổ yến dính chắc chắn hơn.

(Khám Phá) Chim Yến Làm Tổ Trong Bao Lâu?

Khi đầu tư vào nhà yến, ắt hẳn ai cũng mong muốn thu được yến có số lượng cao kèm chất lượng tốt. Tuy nhiên, quá trình nuôi yến đòi hỏi phải có vốn kiến thức sâu rộng về loài yến như môi trường sống, cách sống, làm tổ, sinh sản… Và câu hỏi kinh phí xây nhà yến, “chim yến làm tổ trong bao lâu?” là vấn đề đang được nhiều chủ đầu tư quan tâm hiện nay. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giải đáp chi tiết về câu hỏi trên đến quý bạn đọc.

1. Quá trình hình thành tổ yến mất bao lâu ?

1.1. Bước vào kỳ sinh sản chim yến cùng nhau làm tổ

Khi đến thời kỳ chim yến sinh sản, hai bên má của chúng phình to ra vì lúc này tuyến nước bọt bắt đầu phát triển và hoạt động. Với những con chim yến mới trưởng thành thì việc làm tổ trước sẽ do chim đực chịu trách nhiệm, sau đó kêu gọi con chim mái đến và làm tổ chung. Còn đối với những cặp chim đã cùng nhau trải qua nhiều kỳ sinh sản thì cả hai sẽ làm tổ cùng lúc.

1.2. Chim yến làm tổ khi chuẩn bị đẻ trứng

Thông thường vào giữa tháng một, chim yến sẽ bắt đầu tìm chỗ thích hợp nhất cho mình trên vách đá để xây tổ. Sau một ngày kiếm ăn, chúng sẽ về tổ vào lúc 19h, nghỉ ngơi khoảng 30 phút và sau đó làm tổ. Đến giữa hoặc cuối tháng 3, khi tổ làm xong thì chim yến bắt đầu vào mùa sinh sản đẻ trứng.

1.3. Thời gian làm tổ đan xen với thời gian tìm thức ăn

Dịch nước bọt tiết ra trong miệng chim yến sẽ được mỏ chim quẹt thành sợi và đan thành tổ yến. Thời gian làm tổ thường kéo dài từ lúc 21h đến 4h sáng ngày hôm sau. Tuy nhiên, có những ngày chim yến sẽ đan xen thời gian làm tổ và thời gian tìm kiếm thức ăn. Vào lúc 11h đến 13h, chim yến sẽ quay lại nhà yến và làm tổ. Qua từng giai đoạn thì số lần và thời gian làm tổ sẽ khác nhau hoàn toàn. Càng về gần giai đoạn đẻ trứng thì cường độ làm tổ sẽ tăng lên nhanh chóng. Thấp nhất vào khoảng 30s và cao nhất là 6 phút cho một lần chim yến quẹt tổ.

1.4. Thời gian để nước bọt chim yến khô cứng khá lâu

Nước bọt được chim yến tiết ra sẽ khô cứng vào khoảng 2h đến 3h ngay khi gặp không khí. Qua thời gian vài ngày, tạo thành một cái lưỡi tổ. Chiếc lưỡi này sẽ được chim yến đeo trên cổ và tiếp tục quẹt mỏ để xây cho đến khi nào chiếc tổ ấy có thể chứa được hai quả trứng.

1.5. Thời gian làm tổ chim yến khá dài

Chim yến làm tổ bao lâu? Có thể nói rằng thời gian chim yến làm tổ khá dài. Theo một vài chủ nhà yến cho biết, thời gian hoàn thành tổ yến kéo dài đến 50 ngày. Mỗi cặp yến sẽ cố định tổ của mình trong nhiều năm để cùng nhau xây tổ. Chính vì vậy, khi xây dựng nhà yến thành công thì khoảng sau 1 năm thì mới thu hồi được số vốn bỏ ra.

2. Tập tính của chim yến trong mùa sinh sản

Khi đến mùa sinh sản của yến nhà, có nhiều chủ nhà yến lắp đặt camera để hiểu rõ hơn về tập tính của loài chim này trong mùa sinh sản như sau: Sau một ngày kiếm ăn bên ngoài, chim yến sẽ quay về nhà yến vào lúc 19h, thời gian chúng nghỉ ngơi khoảng 30 đến 60 phút. Sau đó, chúng bắt đầu quẹt mỏ làm tổ. Một cặp chim yến sẽ làm tổ vào khoảng 20h đêm đến 4h sáng hôm sau, tùy vào từng giai đoạn có thời gian khác nhau. Khi mới bắt đầu hình thành, trung bình mỗi ngày khoảng 12 lần quẹt tổ, khi gần tới ngày đẻ trứng thì tăng lên 15 lần một ngày. Khi nào chim đẻ trứng thì quá trình làm tổ kết thúc, thỉnh thoảng chim yến vẫn tiếp tục quẹt chân tổ cho chắc chắn hơn.

3. Tổ chim yến có hình dạng như thế nào ?

4. Đơn vị thi công nhà yến uy tín hiện nay

Trên thị trường yến sào hiện nay, có rất nhiều đơn vị thi công và thiết kế nhà yến. Tuy nhiên, cái tên yến sào Bảo Quyên đã có một chỗ đứng vững chắc trong trái tim của những ai sử dụng dịch vụ xây nhà yến. Toàn bộ vật liệu xây dựng đều sử dụng hàng chất lượng, trang thiết bị đều nhập khẩu từ nước ngoài. Sở hữu đội ngũ nhân viên lành nghề, nhanh nhẹn. Với trên 5 năm kinh nghiệm cùng hàng trăm nhà yến chất lượng trên cả nước, Bảo Quyên chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Chi tiết về Bảo Quyên: Yến Sào Bảo Quyên- Chuyên Về Nhà Yến Tại Miền Trung-Tây Nguyên

Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Yến Sợ Tối Và Thích Làm Tổ Ở Nơi Có Ánh Sáng Trong Nhà Yến. trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!