Xu Hướng 5/2023 # Chim Yến Non Dụ Được Khoảng Bao Lâu Thì Làm Tổ Trong Nhà Yến. # Top 14 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Chim Yến Non Dụ Được Khoảng Bao Lâu Thì Làm Tổ Trong Nhà Yến. # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Chim Yến Non Dụ Được Khoảng Bao Lâu Thì Làm Tổ Trong Nhà Yến. được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Sau khi xây dựng nhà yến mới cho dù nhà yến được xây dựng với chi phí thấp hay chi phí cao, có dùng những thiết bị nhà yến mắc tiền hay rẻ tiền thì chủ đầu tư nhà nuôi yến luôn mong muốn dẫn dụ được nhiều chim yến non đến nhà yến của mình và từ đó bắt cặp, làm tổ, sinh sản và sau đó bạn sẽ thu được những tổ yến sào có giá trị.

Có nhiều anh chị thắc mắc là chim vào nhà ở rồi mà sao vào không thấy quẹt tổ?

Con chim quẹt tổ cả tháng, hai tháng mà mới được có chút xíu.

Hay sao tháng này anh vừa thu hoạch tổ xong đã thấy quẹt lại còn tháng khác khai thác yến sào xong mãi không thấy làm tổ mới?

….

Vậy thì một con chim yến non dẫn dụ được trong nhà yến mới xây dựng thì sau bao lâu chúng bắt đầu quẹt tổ, bao lâu chúng đẻ trứng, nuôi con và tiếp tục chu kỳ sinh sản mới. Hôm nay, với kiến thức hạn hẹp của mình Lộc Bụt xin đưa ra một chu kỳ hay vòng đời của một con chim yến từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành.

Hãy cứ mặc định vòng đời của một con chim yến non là khi chúng chào đời, tức là khi đúng mới nở (hay chúng vừa chui từ vỏ trứng ra ngoài). Thông thường chim mẹ thường để 2 trứng (thỉnh thoảng có 1 trứng, 3 trứng hoặc 4 trứng).

Sau khi nở, chim yến non sẽ được cha mẹ nuôi dưỡng trong 45 ngày. Trong thời gian này thì cả chim yến bố và chim yến mẹ đều có nhiệm vụ cung cấp thức ăn cho chim yến con.

Khi đến 45 ngày những chú chim yến non đã đủ lông đủ cánh có thể bay được, thì trước tiên nó sẽ đậu ở tổ yến và đập cánh liên tục nhiều lần, sau khi đã có lực nâng chúng sẽ bắt đầu bay quanh nơi tổ nơi chúng được sinh ra trước khi rời khỏi nhà yến đến với không gian bao la ngoài kia.

Sau khi rời khỏi nơi được sinh ra nó sẽ tìm cho mình một nơi ở mới, sau 30 ngày sau đó anh ta sẽ bắt đầu vào thời kỳ kết đôi.

Sau khi đã tìm được ý chung nhân của mình thì hai con sẽ cùng nhau xây dựng tổ yến mới.

Hai con chim yến sẽ kết những dãi nước dẽo từ tuyến dưới lưỡi, thông thường con chim yến đực sẽ quẹt tổ trước và tìm bạn tình (nó có thể tiếp tục quẹt tại vị trí đo hoặc quẹt một vị trí khác là do con cái quyết định). Thời gian quẹt hoàn thành một chiếc tổ phụ thuộc vào mùa trong năm, vào mùa mưa thời gian quẹt tổ khoảng thường là 40 ngày còn vào mùa khô thời gian làm tổ sẽ lâu hơn có khi lên đến 80 ngày. Vì thế những nhà yến đưa vào hoạt động trong khoảng thời gian này (đầu màu mưa) sẽ nhanh có tổ hơn những nhà yến đưa vào hoạt động vào mùa khô.

Sau khi chiếc tổ đã hoàn thành và sẵn sáng cho chim yến cái đẻ trứng, thì con chim yến cái sẽ đẻ khoảng 2 trứng trong khoảng thời gian 8 ngày.

Khi đã đẻ trứng xong, nhiệm vụ của chim yến là sẽ ấp trứng trong 21 ngày, nếu không có gì bất lợi thì trứng sẽ nở ra hai con chim yến non và được bố mẹ chăm sóc.

Cứ vậy tiếp tục một vòng đời chim yến non mới.

( Giải Đáp Thắc Mắc) Nhà Yến Bao Lâu Thì Có Tổ?

Việc nhà yến bao lâu thì cho tổ quyết định rất lớn đến việc thành công hay thất bại của nhà yến đó. Vậy nhà yến bao lâu cho thu hoạch? Điều bạn cần tránh nhất chính là tâm lý vội vàng, mong rằng nhanh thu lại số vốn đã bỏ ra dẫn đến việc thu hoạch không đúng thời điểm hay sai cách thức. Với những lý do như vậy, không những năng suất bị giảm, chất lượng tổ yến cũng không đạt mà còn ảnh hưởng đến việc tăng số lượng bày đàn chim yến.

Một nhà yến được xây dựng và đầu tư tốt về trang thiết bị tạo môi trường thuận lợi cho chim yến sinh sống và làm tổ thì bạn có thể thu hoạch khoảng sau một năm nhưng không quá nhiều. Những năm tiếp theo nhà yến sẽ cho tổ yến ổn định hơn, kể từ năm thứ ba trở về sau việc thu hoạch sẽ đem lại thu nhập cao hơn. Tuy vậy nhưng trên thực tế, thời điểm thu tổ yến phụ thuộc và chịu ảnh hưởng rất nhiều vào những yếu tố khác nhau. Ví dụ như điều kiện sống bên trong và bên ngoài nhà yến, mật độ chim yến trong vùng…

Nếu bạn có ý định đầu tư vào ngành nuôi yến trong nhà, mong muốn nhận được sự thành công, hãy chuẩn bị tâm lý tránh vội vàng và trang bị thật kĩ những kiến thức cần thiết về việc nuôi yến.

Tìm hiểu thêm : ( Giải Đáp Thắc Mắc) Cách Lấy Tổ Yến Như Thế Nào Hiệu Quả

Một số lưu ý trong quá trình thu hoạch tổ yến

Thông thường có ba thời điểm tốt nhất để thu hoạch tổ yến: trước thời điểm chim yến đẻ, chim yến đẻ được hai trứng và chim non rời đi. Bên cạnh đó, lúc thu hoạch tổ yến chính là thời điểm để bạn có thể kiểm tra và kịp thời phát hiện được những yếu tố bất lợi khác gây hại đến đàn chim yến nhà bạn.

Có thể thu hoạch khi chim yến đẻ 2 trứng

Nên thu hoạch tổ yến khi chim yến đang đi kiếm ăn

Công đoạn lấy tổ chim phải thật sự khéo léo, dùng dao để gỡ tổ một cách dứt khoát. Thêm vào đó, trước khi thực hiện công đoạn này nên sử dụng nước để phun sương một đến hai tiếng đồng hồ giúp tổ yến có độ ẩm và chân không bị gãy.

Điều cuối cùng nên nhớ, quá trình thu hoạch tổ, thời gian vào nhà yến thu hoạch đều cần làm với sự cẩn thận, tỉ mỉ không làm chim yến sợ khi trở về tổ.

Nên đọc : ( Giải Đáp Thắc Mắc) Xây Nhà Yến Tiền Chế Bao Nhiêu Tiền

Những lưu ý khi nuôi chim yến và vận hành nhà yến

Quá trình nuôi yến và vận hành nhà yến cần nắm bắt được những kỹ năng cũng như kỹ thuật tốt mới có thể duy trì nhà yến thành công. Vậy nhưng không phải ai cũng có biết cách chăm sóc chim yến tốt nhất để thu được tổ chim có chất lượng. Nhà yến sau một thời gian vận hành có thể bị cũ và hư hỏng một vài trang thiết bị vì thế bạn nên thường xuyên kiểm tra để sửa chữa, bảo hành. Loa là bộ phận cực kỳ quan trọng trong việc dẫn dụ chim yến về nhà yến của bạn làm tổ, thỉnh thoảng bạn nên xem thử loa có hoạt động tốt hay không, có cần điều chỉnh để phù hợp với tần số của chim yến hay không. Ngoài ra, kiểm tra giá làm tổ có bị nấm mốc hay không là việc làm hết sức cần thiết vì giá tổ là nơi chim yến sinh sống và làm tổ. Nếu có vấn đề nên xử lý triệt để nhằm tránh ảnh hưởng xấu đến chất lượng nhà yến. Thường xuyên làm vệ sinh phân chim yến sạch sẽ để tránh tạo môi trường cho các loại vi khuẩn sinh sôi phát triển tấn công đàn chim yến.

Kiểm tra những điều kiện sống trong nhà yến để điều chỉnh phù hợp với loài yến như ánh sáng, âm thanh, độ ẩm, không khí, những bẫy tiêu diệt thiên địch… Bên cạnh đó, vệ sinh môi trường xung quanh thường xuyên, dọn dẹp rác, chặt cây to hay phát quan cây cối, bụi rậm nhằm hạn chế thiên địch phát triển, tạo môi trường sống tốt nhất dành cho chim yến.

Địa chỉ: 36 Nguyễn Tất Thành, Đại Lộc, Quảng Nam.

Điện thoại: 0708444479

Email: nguyen.yduoc@gmail.com

Làm Sao Để Giử Chim Yến Non Trong Nhà Yến Của Bạn Yến Sào.

Tại sao vào nhà yến thấy 1 con đã mọc lông còn 1 con thì đỏ hỏn.

Chim yến thường đẻ hai quả trứng trong một tổ yến sào, mỗi quả trứng cách nhau khoảng vài ngày nên mới có hiện tượng khi vào nhà yến thấy một con đỏ hỏn một con đã mọc lông hoặc 1 con bám ngoài thành tổ, 1 con nằm ở trong tổ.

Video chim yến tập bay trong nhà yến Lộc Bụt.

Sau khi các cánh của chúng đủ cứng cáp, thì vào một ngày đẹp trời nào đó chúng sẽ mạnh mẽ rời khỏi tổ và không bao giờ trở lại (điều này là điều chắc chắn, khi chúng đã rời khỏi tổ là không bao giờ quay về cái tổ đó nữa, còn chúng đi đâu thì không thể lý giải được, chỉ có những nhà nghiên cứu yến sào có đầy đủ thiết bị có lắp định vị gps thì mau ra biết được, nhưng chưa ai làm điều này cả).

Và thêm một điều nữa Lộc Bụt chia sẻ đến các bạn, chim yến non có tính độc lập rất cao, khác hẵn với những con chim non khác là khi tập bay hoặc khi học cách săn mồi luôn được bố mẹ kề bên, còn chim yến non thì không, mọi thứ chúng đều tự học lấy (bản năng) và chúng phải một mình ra đời ngay khi rời khỏi tổ. Lộc Bụt đã quan sát chim yến qua camera rất nhiều lần, chim bố mẹ thường đi kiếm ăn từ rất sớm và để con chim non ở lại một mình, đến một khoảng thời gian nào đó trong ngày, con chim yến non đủ tự tin sẽ tự mình rời khỏi tổ, lúc đầu những bước bay khá khập khiểng, yếu ớt, chúng cần một nơi để bám sau khi rời khỏi tổ yến (vì thế mà các bức tường dưới thanh đà tổ chúng ta không nên làm láng để chim yến non dễ dàng đu bám). Sau đó chúng sẽ theo luồng ánh sáng bay ra ngoài khám phá một vùng trời mới bao la ngoài kia.

Vậy làm cách nào để giử chim non sinh ra trong nhà yến.

Khi bay ra ngoài ngôi nhà yến mà nó sinh ra, chim yến non sẽ tìm một nơi để đu bám mới và chúng cũng phải đi kiếm ăn để sinh tồn.

Chim yến con không đi kiếm ăn cùng chim yến bố mẹ đó là điều lộc bụt quan sát được từ chính ngôi nhà yến của mình (còn anh chị có ý kiến khác là tùy anh chị), nếu chim yến con đi kiếm ăn cùng cha mẹ chúng thì nói thật là 100 con yến ra ràng thì gần như 100 con chim yến sẽ quay lại, vì chúng được dẫn dắt, chăm sóc từ cha mẹ của chúng. Nhưng chim yến con không đi kiếm ăn cùng cha mẹ, tự lực cánh sinh khi rời khỏi tổ nên tỷ lệ chúng quay lại nhà yến là cực kỳ thấp.

Theo suy nghĩ của Lộc Bụt chim yến có thể quay lại nếu nhà yến của anh chị là độc nhất vô nhị trong khu vực, chim yến non ra ngoài kiếm ăn và chỉ có duy nhất nhà yến của anh chị phát tiếng kêu thì nhiều khi chúng sẽ quay lại. Nhưng hiện nay ở đâu mà chẳng có nhà yến đã ra là khỏi về, hehe.

Chính vì tập tính này của chim yến mà những người nuôi chim yến có kinh nghiệm sẽ có xu hướng xây hai nhà yến sát nhau để con chim yến non của nhà yến này, khi rời khỏi tổ có thể bay vào chú ngụ ở nhà yến bên cạnh. Và những chủ nhà yến mới cũng rất thích xây sát một nhà yến đã thành công để đón nhận những con chim yến non của nhà yến bên cạnh.

Vì vậy, theo quan điểm của Lộc Bụt các anh chị đừng cố giử những con chim yến đã sinh ra từ nhà yến của mình (vì điều này cực khó do tập tính của chim yến), nhà yến của anh chị sẽ tăng đàn đón nhận những con chim yến từ nhà khác (đó cũng là một hiện tượng bình thường trong chọn lọc tự nhiên để tránh đồng huyết, cận huyết thống).

Nếu thực sự muốn giử lượng chim yến này thì vẫn có cách nhưng đòi hỏi chuyên môn của các bạn phải cao và phải là chuyên gia trong ngành yến, vốn lớn. Cách ấp nở trứng nhân tạo, nuôi chim yến non và cho chúng ăn như một số nước indonesia, malaysia. Ở Việt Nam thì theo Lộc Bụt biết thì chỉ có công ty yến sào khánh hòa làm việc này (còn hiệu quả thế nào thì Lộc Bụt không biết).

Các Mùa Chim Yến Non Trong Năm Bạn Cần Biết Để Thành Công Trong Dẫn Dụ Chim Yến

Chim yến là một loài chim có giá trị kinh tế rất cao. Việc dẫn dụ chim yến là một công việc không hề dễ dàng. Trước khi muốn nuôi một loài vật nào, các anh chị cần tìm hiểu về tập tính của loài vật đó. Nghề dẫn dụ chim yến cũng không ngoại lệ.

Như anh chị đã biết chúng ta chủ yếu dụ được những chim yến non mới ra ràng, còn chim yến già khi đã ở đâu sẽ ở đó (trừ khi nhà yến bị phá hoặc bị đe dọa).

Chính vì lý do đó, hôm nay Lộc Bụt sẽ chia sẻ đến anh chị chu kỳ sinh trường và phát triển của chim yến trong 1 năm.

Anh chị nên lưu ý đến các tháng mà có lượng chim yến non nhiều để có biện pháp âm thanh, tạo mùi để dẫn dụ chim yến thành công nhất.

Nhìn vào sơ đồ chu kỳ sinh sản của chim yến, anh chị có thể thấy chim yến có 3 mùa làm tổ và cũng là mùa anh chị có thể dẫn dụ chim yến được nhiều nhất.

Trong một năm bắt đầu từ cuối tháng 3 đến hết tháng 4 là mùa chim yến non bắt đầu ra ràng, bắt cặp và làm tổ. Đây được xem là mùa lượng chim non nhiều nhất và dẫn dụ chim yến tốt nhất trong 1 năm. Mùa này là mùa mưa, lượng thức ăn cho chim yến khá nhiều, chim không cần phải đi xa kiếm mời.

Mùa chim non thứ hai là trong khoảng tháng 9, mùa này vào mùa hè. Nên lượng thức ăn cũng ít, chim cần đi xa hơn và tỷ lệ chim non bị chết do thiếu thức ăn khá nhiều.

Mùa chim non thứ ba là trong tháng 11, mùa này là mùa đông khá lạnh. Chim yến non rất dễ bị chết do điều kiện thời tiết khắc nghiệt vì vậy mùa này tỷ lệ dẫn dụ chim yến cực thấp.

Từ những phân tích ở trên, để có được một nhà yến có chim vào ở nhanh chóng nhất. Anh chị nên chuẩn bị mọi thứ tốt nhất cho nhà yến và cho nhà yến đi vào hoạt đồng vào mùa xuân từ tháng 3,4,5.

Chúc anh chị có một nhà nuôi yến cấp 4 thành công và nhanh chóng có những chú chim ở lại làm tổ trong những tháng đầu tiên khi mở máy.

Tuy nhiên, đây là sơ đồ chu kỳ sinh sản của chim yến tại indonesia. Ở Việt Nam có thể chênh lệch trước hoặc sau 1 tháng (hoặc đúng chu kỳ này).

Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Yến Non Dụ Được Khoảng Bao Lâu Thì Làm Tổ Trong Nhà Yến. trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!