Bạn đang xem bài viết Chim Yến Loài Chim Hoang Dã được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ai ai trong chúng ta cũng đã từng nghe đến loài chim yến bé nhỏ và các sản phẩm được chế tạo từ tổ của loài chim này. Tổ yến hay còn được gọi là Yến Sào. Có lẽ vì hồi các vua chúa để khai thác được tổ yến các thợ khai thác đã phải bắc các sào cao trong các hang động. Và yến sào là một trong bát trân chỉ được dùng cho các bậc quân vương quyền quý.
Nhưng có một điều mà ít ai biết đến là loài chim yến ăn gì, vì sao lại ở trong hang đá hoặc trong nhà? Tại sao chim yến lại làm tổ bám vào những vách đá dựng đứng? Và tại sao tôi lại nói chim yến là loài chim bé nhỏ mà kiên cường?
Các bạn ạ! Các chú chim yến của chúng ta so về mặt kích thước thì nhỏ bé hơn nhiều loài chim khác (chỉ cân nặng 5,4 g và dài 9 cm ), nhưng về nghị lực thì chẳng nhỏ bé chút nào. Đôi chân nhỏ bé dường như được ấn định cho việc không chịu đi ở dưới mặt đất mà chỉ chịu móc vào những vách đá, vách tường treo leo để làm nơi trú ngụ. Mỗi lần tung cách bay là mỗi lần gieo mình xuống và bay ngược lên trên thật là ngoạn mục. Đôi cánh nhỏ bé nhưng có thể bay hàng ngàn km để đi kiếm mồi và quay lại đúng nơi mình đã trú ngụ. là loài chim trời sống tự do tự tại không chịu đựng cuộc sống nuôi nhốt. Các chú chim ăn côn trùng lúc đang bay lượn và uống sương mai. Gần hết cuộc đời của chim yến lên ở trên bầu trời, tung tăng bay lượn không một chút ngơi nghỉ.Yến là những loài chim ở trên không nhiều nhất và một trong những loài bay nhanh nhất trong giới động vật.
Và chim yến cũng là loài chim chung tình, sắt son. Có một lần nhà người bạn của tôi phải dừng không cho chim yến vào nhà vì chưa hoàn thành giấy phép. Anh buộc lòng phải đóng lại không cho các chú chim vào nhà dù rất thương nhưng cũng phải chịu. Nỗ lực hết sức mình để làm được giấy phép và cuối cùng các cánh cửa lại được mở ra. Chẳng bao lâu yến đã về đầy tổ. Chắc có lẽ vì cảm kích người làm nhà yến , cảm kích tấm lòng mà các chú yến đã quay lại đúng nơi mình đã được sinh ra, đã chọn để làm tổ.
Hàng ngày mỗi khi thức dậy Tôi luôn đứng và nhìn các chú chim bay ra và đi tìm thức ăn ở tận những nơi xa tới tận chiều tối mới trở về. Nhìn các chú quấn quýt bên nhau, trêu đùa, rượt đuổi mà tôi cảm thấy sao mà vui đến lạ. Cảm giác tự hào vì đã tạo ra một nơi ưng ý để chim yến chọn làm nhà. Tự hào vì mình đã tạo ra nơi phù hợp với loài chim đầy nghị lực và cực kì khó tính. Và cảm giác tự hào hơn nữa vì đã mang đến cho người tiêu dùng, các bạn của Tôi những sản phẩm yến thật và nguyên chất 100% của loài chim trời này.
Với tình cảm đó bài thơ về đôi chim yến được ra đời tại LoveNest:
Bình Luận
Bài 2: Về Đâu Những Cánh Chim Hoang Dã?
Chim hoang dã sau khi được bẫy, số trở thành mồi nhậu, số may mắn hơn được nuôi làm chim cảnh, hoặc thả phóng sinh. Số phận của chúng không biết sẽ về đâu một khi đã vướng vào những chiếc bẫy oan nghiệt. Một ngày nào đó, e rằng tiếng kêu của những loài chim hoang dã sẽ không còn nếu tình trạng săn, bẫy, buôn bán chim trời trái phép vẫn ngày ngày tiếp diễn.
Việc xác định nguồn gốc chim hoang dã tại các cơ sở kinh doanh chim cảnh còn khó khăn. Trong ảnh: Một điểm bán chim cảnh trên đường 30-4 (TP.Vũng Tàu).
Theo tìm hiểu, chim hoang dã được bẫy ở khắp nơi từ các huyện trong tỉnh như Xuyên Mộc, Châu Đức, đến các tỉnh lân cận như Lâm Đồng, Đắk Lắk…Sau thời gian vận chuyển với quãng đường dài, những con chim khỏe mạnh thì sống sót, còn những con không quen với cuộc sống “cầm tù” đã bị chết dọc đường.
Vào những ngày rằm, lễ, Tết đến các cổng chùa, thường bắt gặp những người bán chim sẻ để phóng sinh. Những con chim tội nghiệp đang tung cánh giữa trời xanh bỗng dưng bị sập bẫy, rồi bị nhốt vào chiếc lồng con đưa đến cổng chùa chờ lòng trắc ẩn của người đi lễ chùa. Có những con, chưa kịp được ban ơn “phóng sinh” thì đã chết khô dưới đáy lồng. Còn những con được phóng sinh, liệu có thoát khỏi được những cái bẫy đang đợi chúng ngoài kia?
Chim hoang dã được bán dạo trên đường phố Vũng Tàu.
Ai quản lý việc bẫy, bán chim hoang dã?
Gánh trên vai 6 chiếc lồng chim đủ những loại: vàng anh, sáo nghệ, yểng, phượng hoàng lửa…,chị Thủy một người bán chim vô tư dạo trên các tuyến đường của TP.Vũng Tàu. Khi được hỏi có sợ bị tịch thu không, chị Thủy cười vô tư: “Gớm, mấy con chim này ai thèm bắt. Từ trước tới giờ có thấy ai nói năng, nhắc nhở gì đâu”. Không phải mình chị Thủy, mà nhiều người không biết việc bán chim hoang dã công khai không rõ nguồn gốc là vi phạm pháp luật.
Được biết cuối năm 2013, UBND phường Phước Hưng (TP.Bà Rịa) đã có công văn gửi Chi cục Kiểm lâm tỉnh đề nghị hỗ trợ kiểm tra, xử lý buôn bán động vật (chim cảnh) trên các tuyến đường thuộc địa phận của phường. Theo đó, qua thời gian theo dõi của các cơ quan chức năng phát hiện nguồn cung chim này có đầu mối từ huyện Châu Đức. Vì vậy, Chi cục Kiểm lâm đã yêu cầu Hạt kiểm lâm huyện Châu Đức phối hợp với UBND phường Phước Hưng kiểm tra xử lý tình trạng mua bán động vật trái phép (các loại chim) trên địa bàn phường.
Các loài chim không chỉ góp phần diệt trừ sâu bọ phá hoại mùa màng, mà còn là nhân tố góp phần tạo nên sự đa dạng sinh thái. Hình ảnh cánh cò, cánh vạc từ lâu đã đi vào thơ ca, tạo nên nét đặc trưng của làng quê Việt Nam. Nhưng với tình trạng bẫy, bắt chim tràn lan, sớm muộn cũng sẽ đến ngày tiếng chim chỉ còn trong ca dao, tục ngữ.
Bài,ảnh: TRÍ NHÂN
Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh, trong năm 2013, các hạt kiểm lâm trong tỉnh đã xử lý 5 vụ vi phạm quy định quản lý bảo vệ động vật rừng như: nuôi, nhốt, săn, bẫy… (trong đó có chim hoang dã). Riêng Hạt kiểm lâm huyện Châu Đức,từ đầu năm 2014 đến nay, đã bắt được 2 vụ vận chuyển lâm sản trái phép với 61 cá thể chim các loại.
Vụ Giám Đốc Sở Mất Trộm Chim: Nuôi Chim Hoang Dã Có Phạm Luật?
Việc nuôi chim Chào mào – loài chim hoang dã, tự nhiên của ông Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Quảng Nam có hợp pháp hay không?
Để có cái nhìn đa chiều trong vụ việc, PV đã có buổi trao đổi với luật sư Trương Anh Tú – Trưởng Văn phòng luật sư Trương Anh Tú.
Theo luật sư Tú, việc nuôi dưỡng các loài động vật quý hiếm trong đó có các loài chim đang được xem là thú vui ở nhiều tầng lớp nhân dân. Nhiều người sẵn sàng bỏ cả triệu đồng, thậm chí cả trăm triệu chỉ để sở hữu loại độc đáo, quý hiếm. Người ngắm thì xuýt xoa, người chơi thì tự hào nhưng không phải tất cả những thú chơi này đều đúng pháp luật.
“Đối với loài chim chào mào, theo tôi được biết thì loài này không sinh sản trong môi trường nuôi lồng, vì vậy nguồn gốc của những con chim này chỉ có thể đến bằng hai cách, thứ nhất là nhập khẩu, thứ hai là săn – bẫy trong rừng Việt Nam. Cả hai nguồn gốc này đều tiểm ẩn khả năng vi phạm pháp luật.
Vì ” Nhận thức được rằng những loài động vật và thực vật hoang dã với vẻ đẹp phong phú và đa dạng của chúng là một phần không thể thay thế của những hệ sinh thái tự nhiên của Trái đất, chúng phải được bảo vệ cho thế hệ hôm nay và những thế hệ mai sau. ..” Và ” Nhận thức được rằng các dân tộc và các Chính phủ phải là những người bảo vệ tốt nhất hệ động, thực vật cần thiết khỏi hiện tượng khai thác quá mức thông qua buôn bán quốc tế.” Đây là lời nói đầu của Công ước CITES năm 1973, chúng ta tham gia vào Công ước năm 1994 và trở thành thành viên thứ 121/178 quốc gia,
Tư gia của ông Lê Phước Hoài Bảo – Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam nơi bị mất trộm chim.
Để vận chuyển, cất giữ hay nuôi các loài động thực vật này đòi hỏi phải có “giấy tờ chứng minh nguồn gốc khai thác hợp pháp” nếu động vật có nguồn gốc Việt Nam, đòi hỏi phải xuất trình trước một giấy phép xuất khẩu hoặc 1 chứng chỉ tái xuất nếu Chim có ngồn gốc nước ngoài, tất cả quy trình này đều phải tuân thủ các chuẩn mực và được đặt dưới sự giám sát của CITES.
Như vậy, để được sở hữu hợp pháp một động vật quý hiếm, độc đáo cũng rất công phu, nếu không muốn nói là bất khả thi, nếu không cẩn thận người nuôi sẽ vi phạm hành chính thậm chí vi phạm pháp luật hình sự theo quy định tại Điều 190, BLHS (sửa đổi bổ sung năm 2009).
Trở lại vấn đề: Giám đốc sở bị mất chim Chào mào. Tôi không rõ rằng chim Chào mào của ông Lê Phước Hoài Bảo – Giám đốc sở đã có giấy phép hay chưa, nhưng chim Chào mào nói chung thuộc loại động vật hoang dã, do đó cần thiết phải xác minh nguồn gốc của chim Chào mào.
Trong trường hợp đây là loại chim quý hiếm trong danh sách thì ông Giám đốc sở cần phải có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc theo đúng quy định của pháp luật. Nếu không xuất trình được các loại giấy tờ này thì việc nuôi các loài chim, động vật hoang dã sẽ được xem là vi phạm pháp luật, có thể bị xử phạt hành chính, với mức phạt từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại Điều 21 Nghị định 157/2013/NĐ-CP.
Chim chào mào là chim hoang dã, việc nuôi nhốt có khả năng bị xử phạt vì vi pháp luật.
Trong trường hợp không thể xuất trình được những giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc nuôi chim (“giấy tờ chứng minh nguồn gốc khai thác hợp pháp” nếu động vật có nguồn gốc Việt Nam, hoặc “giấy phép xuất khẩu” nếu Chim có ngồn gốc nước ngoài) thì chúng ta sẽ xử lý tang vật theo quy định tại Thông tư 90/2008/TT-BNN ban hành ngày 28 tháng 8 năm 2008, theo đó tùy từng trường hợp mà chúng ta có thể xử lý như sau: Trả lại tự nhiên, Trả lại nước xuất khẩu hoặc nước tái xuất khẩu theo quy định của Công ước CITES;
Trong trường hợp bị thương, ốm, yếu cần cứu hộ thì chuyển cho Trung tâm cứu hộ động vật tại Việt Nam. Chuyển giao cho các cơ sở nghiên cứu khoa..; Bán cho các vườn thú; đơn vị biểu diễn nghệ thuật; cơ sở gây nuôi sinh sản động vật …; Trong trường hợp tổ chức, cá nhân mua để xuất khẩu, thì việc xuất khẩu phải thực hiện theo quy định của Công ước CITES; Tiêu huỷ các cá thể động vật rừng mang bệnh.
Dưới góc nhìn khoa học hình sự, khi người nuôi không hợp pháp thì những chú chim đó không được pháp luật coi là tài sản, không phải là tài sản thì hành vi chiếm đoạt cũng không xâm phạm quyền sở hữu. Như vậy chúng ta sẽ không có cơ sở để xử lý về “Tội trộm cắp sản”. Trước đây tôi có tham gia bào chữa cho một vụ án ma túy, trong đó có đối tượng lén lút lấy trộm một bánh Heroin của người khác rồi đem bán, nhưng đối tượng này đương nhiên không thể bị truy cứu về tội trộm cắp tài sản, mặc dù kẻ bị mất phải bỏ ra hơn 10.000 usd để mua.
Luật sư Trương Anh Tú: Khi người nuôi không hợp pháp thì những chú chim đó không được pháp luật coi là tài sản, không phải là tài sản thì hành vi chiếm đoạt cũng không xâm phạm quyền sở hữu. Như vậy chúng ta sẽ không có cơ sở để xử lý về “Tội trộm cắp sản”.
Theo tôi cả người mất và người chiếm đoạt nhiều khả năng đều bị xử phạt hành chính theo tinh thần điều Điều 21 Nghị định 157/2013/NĐ-CP.
Vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ động vật rừng Người có hành vi săn, bắn, bẫy, bắt; nuôi, nhốt, lấy dẫn xuất từ động vật rừng; giết động vật rừng trái quy định của pháp luật (không thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 của Nghị định này) bị xử phạt như sau: 1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi có tang vật vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau: a) Động vật rừng hoặc bộ phận, dẫn xuất của chúng không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm có giá trị dưới 7.000.000 đồng.
Như vậy, xuất phát từ vụ việc Giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam bị mất chim chào mào chúng tôi muốn nhắn gửi đến những người có thú vui sưu tập, nuôi dưỡng cái loài chim, loài động vật quý hiếm về việc cần thiết phải có nhận thức đúng đắn về việc nuôi, nhốt các loài động vật hoang dã, tránh trường hợp vi phạm các quy định của pháp luật về bảo vệ động vật hoang dã.
Theo Dân trí
Công Khai Mua Bán Động Vật Hoang Dã Tại Chợ Phiên Bắc Hà
Ở khu buôn bán chim, người ta nhốt mỗi con chim một lồng riêng biệt và treo lên cây, với lý do là chim đã được nuôi thuần và nuôi từ lâu như họa mi, khướu… nên mang ra chợ để chơi, nhưng nếu du khách muốn mua thì sẽ bán. Chim mang đến đây được bán với giá rất cao, từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng một con. Còn tại khu chuyên bán những loài động vật hoang dã mới được bẫy, bắt thì nhiều loại hơn, như sóc, cáo, cầy, khỉ…
Anh Ma A Páo, nhà ở xã Tả Văn Chư (Bắc Hà) bày bán một số con sóc, chuột rừng và chim cho biết: Các loài chim và thú bây giờ ít bắt được nên có giá cao lắm. Như chim chào mào, cách đây 2 năm chỉ có giá 30.000 đồng/con thì nay từ 200.000 đến 300.000 đồng/con tùy vào hình dáng, sở thích của người mua; con sóc, dúi rừng cũng vậy, trước đây chỉ 100.000 đến 200.000 đồng/kg nhưng nay có giá 400.000 đồng/kg. Riêng gà rừng thì đắt hơn vì chỉ bán theo con, mỗi con trống có giá 800 nghìn đồng đến 1,2 triệu đồng, còn gà rừng mái thì rẻ hơn, tầm 200 – 300 nghìn đồng/con.
Khi được hỏi các loài này có nuôi được không thì anh khẳng định: Toàn là bẫy về đấy, không nuôi được đâu!
Còn anh Sùng Seo Mềnh, đến từ xã Sán Chải, huyện Si Ma Cai, hai tay cầm lồng rao bán 2 con chim họa mi cho biết: Bây giờ chim họa mi và khướu giá đắt lắm, nếu chim giữ được dáng đẹp thì giá rất cao, từ 5 đến 10 triệu đồng/con. Ở đây có cả chim họa mi được buôn từ Trung Quốc về, nhưng giá rẻ hơn. Riêng chim khướu thì 100% là bẫy ở rừng chứ không ai mua hàng nhập đâu.
Dẫn chúng tôi đi một vòng khu bán động vật, anh Mềnh giới thiệu một số người mà anh quen, những người này thường xuyên mua gom chim, thú rừng ở các địa phương trong tỉnh mang đến chợ phiên Bắc Hà bán. Một người buôn chim họa mi đến từ xã Nậm Mòn (Bắc Hà) cho biết: Hằng tuần anh vẫn mua gom chim hoang dã mang về các chợ vùng cao để bán, hoặc bán cho lái buôn phía Trung Quốc.
Việc buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã là vi phạm pháp luật, nhưng vẫn diễn ra công khai tại chợ Bắc Hà. Được biết, đầu năm 2023, UBND tỉnh đã có văn bản chỉ đạo đẩy mạnh công tác quản lý và kiểm soát nuôi nhốt, buôn bán, tiêu thụ động vật hoang dã và chỉ thị về việc tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên; thực vật, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã có nhiều văn bản chỉ đạo các ngành chức năng, các huyện, thị xã, thành phố về vấn đề này.
Đặc biệt, nhiều tổ chức đã khuyến cáo, động vật hoang dã được cho là nguyên nhân làm lây lan một số bệnh dịch sang người, nhưng ở Bắc Hà, không những người dân vẫn bắt, bán động vật hoang dã, mà còn buôn từ Trung Quốc về sẽ tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Trao đổi với phóng viên về vấn đề này, ông Lò Văn Ngoan, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ rừng và Bảo tồn thiên nhiên (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) cho biết: Trước thực trạng bắt, bán động vật hoang dã tại một số địa phương, đơn vị đã nắm được và cũng đã tham mưu cho Chi cục Kiểm lâm, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho tỉnh chỉ đạo tăng cường kiểm tra, kiểm soát và xử lý. Tuy nhiên, việc bắt, bẫy động vật do người dân sống ở khu vực ven rừng thực hiện vẫn diễn ra.
“Về phía đơn vị, chúng tôi phối hợp thường xuyên với các địa phương, cử cán bộ cơ động tham gia kiểm soát, xử lý việc bẫy, bắt động vật rừng, kết hợp với đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân tại các địa phương có rừng hoặc cận rừng” – ông Ngoan nói.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Yến Loài Chim Hoang Dã trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!