Bạn đang xem bài viết Chim Vành Khuyên Nuôi Thi Hót được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chim Vành Khuyên còn gọi là chim Khoen, có tên khoa học là ZOSTERPODIDEA, trông tựa như con chim sâu từ hình dáng cho đến sắc lông. Do chim có vòng khoen màu trắng bao xung quanh mắt nên người ta gọi là chim Khoen cho dễ nhận.
Trước đây vài thập niên, người mình ít ai thích nuôi giống chim này. Chỉ có người Hoa là nuôi nhiều nhất. Gần như ở phòng khách của những phụ gia, Trung Hoa đều hiện diện vài chiếc lồng chim này, vừa để chủ nhân nghe “líu” và cũng làm vật trang trí cho sang.
Thỉnh thoảng họ cùng rủ nhau tổ chức thi chim Khoen hót, thế nhưng, do không thấu hiểu được những đặc điểm ưu việc của con chim có thân hình nhỏ nhắn này nên người mình cũng ít ai quan tâm học hỏi cách nuôi ra sao.
Vì thế, một thời giống chim Khoen được coi như là thú tiêu khiển riêng của người Trung Hoa, và họ cũng không dại dột chỉ vẽ thú chơi này cho người ngoài hay biết.
Mãi mấy thập niên gần đây, người Việt mình mới bắt đầu làm quen với chim Khoen: tìm bắt, nuôi dưỡng và biết thưởng thức tiếng líu của chúng… Tuy nhiên, đến nay số người lành nghề nuôi giống chim này của ta vẫn chưa được bao nhiêu, tài nghệ vẫn thua sút người Hoa.
Xuất xứ:Chim Khoen được nuôi hiện nay là chim của nước ta, chúng sống ở hai miền Nam Bắc, vừa để nuôi vừa có giọng líu rất hay. Đúng ra, hiện nay nghệ nhân của ta đang nuôi bốn giống chim Khoen: hai giống ở miền Nam và hai giống ở miền Bắc.
Hai giống Khoen ở miền Nam là:Khoen Vàng: Có tên khoa học là ZOSTEROPS PALPEBROSA, phần lông ở mỏ, ngực và bụng màu vàng óng.
Khoen Xanh: Có tên khoa học là ZOSTRTOPS JAPONICA SIMPLE, phần lông ở ngực và bụng màu vàng lục.
Khoen vàng sinh sống ở vùng Rừng Sác đến Cần Giờ Duyên Hải, sinh đẻ vào đầu mùa mưa, và làm tổ ở độ thấp. Còn Khoen Xanh thì sống trên những cây cao, và làm tổ ở độ cao. Khoen Xanh sống trong thành phố, trên những cây cổ thụ trong Thảo Cầm Viên, và dọc các đại lộ lớn.
Vì vậy, bắt Khoen Vàng dễ hơn bắt Khoen Xanh, một đằng có thể dùng đường bộ, đường sông, bắt chim ở độ thấp. Một đằng phải trèo lên những cây cao đặt bẫy hoặc bắt chim non ở tổ trên những độ cao cheo leo. Do đó, giá Khoen Xanh lúc nào cũng đắt hơn Khoen Vàng. Mặt khác, nghệ nhân nuôi chim cũng chuộng Khoen Xanh hơn Khoen Vàng, vì Khoen Xanh có giọng “líu” hay hơn.
Hai giống Khoen ở miền Bắc là:Khoen Xanh: cũng một giống Khoen Xanh ở miền Nam. Chúng cũng sinh sống trên những cây cao bóng cả như vậy.
Khoen Xanh (Trung Quốc). Có tên khoa học là ZOSTEROPS ERYTH ROPLEURA SWINHOE. Đây là giống chim Khoen xứ lạnh, sống nhiều ở Trung Quốc đến vùng Sibérie của Nga. Người ta cũng gặp giống chim Khoen Xanh này ở Mông cổ, Triều Tiên…
Vì là chim ở xứ lạnh nên hai giống sau sống thích hợp với khí hậu miền Bắc. Vào Nam, chúng có vẻ không thích hợp phong thổ nên nuôi không được như ý.
Hình dáng:Con chim Khoen có thân mình nhỏ nhắn, chỉ nhỉnh hơn con chim Sâu một chút, chân cao hơn và mình cũng dài hơn. Nếu người chưa nuôi, nhìn qua hai loại này có thể khó phân biệt.
Cái khó thứ hai của việc nuôi chim Khoen là khó lòng phân biệt trống mái. Ngay những nghệ nhân nuôi lâu năm cũng có khi chọn lâm. Họ thường căn cứ vào những đặc điểm sau đây mà phân loại trống mái:
Trống mình thon, đòn dài, chân cao, hàm dưới bạnh lớn ra.
Mái thì thân bầu bĩnh, chân thấp, đầu nhỏ.
Trống có tiếng kêu gắt, siêng kêu và có âm cao.
Mái có tiếng kêu trầm, ít kêu và âm thấp.
Ai cũng biết, chim Khoen kêu “chép chép” liên hồi, tiếng kêu lại nhỏ nên khó phân biệt đâu là âm cao, âm thấp, đâu là tiếng gắt, tiếng trầm… Hơn nữa cái tiếng “chép chép” đó dù có phân tích kỹ càng thì tiếng kêu của chim mái là chim trống trong thời kỳ chưa đủ lửa cùng giống nhau y hệt!
Đó là lý do chính đáng khiến ít người chịu nuôi chim Khoen.
Cách nuôi chim bổi:Chim Khoen bổi rất nhát người, do đó mới bắt về ta nên nhốt chim vào lồng nhỏ lồng đặc biệt dành cho chim Khoen, trong đó có để sẵn thức ăn, nước uống rồi bên ngoài trùm áo lồng thật kỹ, tránh chim khỏi nhát sợ.
Thức ăn của chim Khoem gồm có các thứ sau đây:
Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau:
Dùng 100grs đậu xanh loại tốt ngâm nước hai giờ, sau đó vớt ra đải vỏ sạch rồi hấp chín. Xong, đem đậu này ra phơi khô. Đậu khô đem xay nhuyễn, trộn vào hột từ 6 đến 10 lòng đỏ trứng gà và mội muỗng cà phê đường cát trắng. Hỗn hợp đậu và trứng này cần được đem phơi nhiều nắng cho thật khô để dành cho chim ăn dần…
Vì chim thuộc loại chim nhỏ nên chỉ ăn được cào cào non, vừa mềm vừa nhỏ. Nuôi Khoen mà ít cho ăn cào cào thì chim dễ bị suy, biếng hót.
Còn chuối, ta phải cho chim ăn loại chuối sứ thật chín. Nên cho chim ăn chuối vào buổi sáng, và ngày ăn ngày nghỉ cũng được.
Chim Khoen bổi nuôi cũng lâu dạn dĩ, thường phải mất ba bốn tháng chim mới chịu hót. Và nuôi trên năm tháng chúng mới bắt đầu “đi chuyện” rỉ rả, sau đó mới chịu “líu”…
Chim Khoen chịu “líu” là chim đã “nổi” “Líu” là sự luyến láy thần tình của giọng hót, là một lối hót có bài bản nghe thật sướng tai.
Khi “líu” con chim Khoen không nhảy lồng như lúc kêu hoặc hót. Nó đứng yên một chỗ, cái mỏ tí hon hé mở ra để tuôn ra đủ thứ âm điệu khoan nhặt, trầm bổng liên tục một hơi thật dài như không muốn đút.
Người nuôi chim Khoen với bao nhiêu công khó bỏ ra, giờ phút nghe chim “líu” cảm thấy như được đền bù trọn vẹn và xứng đáng với công sức và liền của của mình tốn kém cho chim.
Con chim khi đã biết “líu” là con chim đã đủ lửa, đã thoát qua giai đoạn “chim bổi” để trở thành chim thuộc, nên giá trị của nó cũng tăng dần… Nuôi được con chim Khoen biết “líu” tất nhiên ai cũng quý, nên dù mua với giá thật cao chắc cũng không ai chịu bán cho mình.
Chăm sóc:Chim Khoen rất thích tắm, dù là chim bổi mới bắt về. Mỗi ngày ta cũng nên cho chim tắm nắng, bằng cách treo lồng chim ra chỗ có nắng sáng chiếu vàomỗi ngày độ nửa giờ. Tắm nắng vào buổi sáng, tắm nước vào buổi trưa.
Ngoài ra, ta còn phải vệ sinh cho lồng chim cho sạch sẽ. Nên treo lồng vào nơi mát mẻ, tránh kiến và muỗi hòng làm hại sức khỏe của chim cảnh.
Luyện chim thi hót:Chim Khoen tuy nhỏ nhưng lại có khả năng bắt chước giọng hót và “líu” của chim đồng loại. Vì vậy, cho chim đi dượt hằng ngày tại các tụ điểm nuôi chim Khoen là việc cần làm. Xin lưu ý: nên treo chim cùng độ sung như nhau gần nhau mới có lợi, nếu không thì chim hót hay sẽ “đè” chim hót dở, có khi vì dở mà chim hót dở sẽ suy luôn không dám mỏ mồm thi thố tài năng với chim nào nữa cả.
Càng cho chim đi dượt thường xuyên chim dở rồi cũng sẽ trở thành chim hay. Mỗi ngày đi dượt về, chim sẽ sung sức hơn, hót và “líu” nhiều hơn với nhiều giọng lạ hơn.
Cách thi hót chim Khoen:Thỉnh thoảng vẫn có những cuộc thi hót chim Khoen. Cuộc thi thường kéo dài đến 2 giờ. Các nghệ nhân tham dự cuộc thi phải đăng ký số chim dự thi của mình là bao nhiêu với Ban Tổ Chức. Chim dự thi cũng treo trên sào như cách tổ chức thi các loài chim hót khác. Thi hót chim Khoen có điều đặc biệt là những chim vào thi được năm mười phút mà chưa chịu hót vẫn không bị loại ra khỏi cuộc thi. Những con hót trễ chưa phải là chim dở, chúng có thể trổ tài sau đó, và người ta dành cho chúng cơ hội tốt đẹp này.
Chấm thi hót chim Khoen cũng căn cứ vào ba yếu tố chính như đối với các loại chim hót khác:
Giọng hót: Đánh giá chim dự thi siêng hót hay không, giọng dài hay ngắn, “líu” nhiều hay ít, và “líu” có hay hay không. Chim Khoen hay dở là do ở tiếng “líu”, nếu “líu” dở thì coi như bị loại.
Vóc dáng: Xem chim có mượt mà hay không, có đẹp hay không.
Điệu bộ: Chim Khoen khi hót hay khi “líu” không múa cánh hoặt đuôi như những giống chim khác, nhưng khi “líu” điệu bộ mỗi con một khác. Con nào chịu đứng yên mà “líu”, điệu hộ, cách biểu diễn xuất thần chừng nào thì đưực đánh giá cao chừng nấy.
Có nơi còn có lệ thi lồng chim. Tất nhiên các loại lồng ngoại, lồng xưa, lồng chạm đắt tiền được chấm cao điổm, còn loại lồng chợ tầm thường thì được ít điểm. Điều này chúng tôi nghĩ không đem lại ý nghĩa tốt đẹp cho cuộc thi, trái lại còn làm cho nhiều người phật ý, vì có sự… phân hiệt giàu nghèo. Nên đánh giá tài năng của con chim, chứ không nên đánh giá cái lồng tốt xấu.
Và cũng do người nuôi chim Khoen thì nhiều mà rành rẽ về nó thì ít, nên sau những cuộc thi hót, thường có những lời dị nghị, nhưng nổi bất bình, cho rằng Giám Khảo thiên vị, không công bằng… Thực ra, đánh giá đúng mức tài năng của một con Khoen, nhất là so sánh con này với nhiều con khác, trong nhất thời không phải là chuyện đơn giản…
Cách Chọn Chim Vành Khuyên Hót
PHẦN 1 : Cách chọn chim Vành Khuyên hót Chim Vành Khuyên ( Thuộc bộ Sẽ) được phân bố đều trên thế giới . Tại Việt Nam có 3 họ: 1 -Chim Vành Khuyên Nâu – Sống tại các tỉnh miền nam Trung Quốc(Giáp các tỉnh miền Bắc nước ta) và các tỉnh phía Bắc. Chim có hình giáng to (Trường chim) nhưng giọng hót không hay chính vì vậy rất ít người nuôi. 2 – Chim Vành khuyên Xanh – Sống tại hầu hết các tỉnh bắc Trung bộ , Trung bộ, Nam Trung Bộ. Chim có hình dáng thon nhỏ và có giọng hót rất hay ( Do là bộ Sẽ lên ngoài giọng hót của Khuyên. Chim còn học được các giọng hót của các loài chim khác ví dụ như Chích chòe ) 2 – Chim Vành khuyên Vàng – Sống tại các tỉnh miền Nam nước ta. Chim có giọng hót rất hay nhưng tinh thần hót đấu không bằng chim Vành khuyên Xanh.
Để chọn được chim Vành khuyên hót dân chơi chim thường chọn chim theo bộ ( Bộ đầu quả táo, bộ đầu xà, bộ lưng quy đầu xà, bộ đuôi chuột nhưng phải ngắn vì khi líu chim thường líu xòe rất đẹp)
Cách chọn chim trong lồng mộc: Ngoài chợ chim người bán chim thường nhốt hàng trăm con chim mộc vào 1 lồng làm sao có thể chọn được 1 con chim hay thật là rất khó nhưng theo kinh nghiệm của người nuôi lâu năm. người ta thường bắt ra khoảng 10 con chim nhanh nhẹn khỏe mạnh trong lồng có bộ gần giống như kể trên sau đó tách ra những con có mỏ mỏng có giọng quát to( vì hầu hết những con có giọng quát to là chim đực). Nếu còn nghi ngờ thì phải bắt ra tay để thổi tu nếu con nào có tu cuồn cuộn thì là chim đực, chim cái hoàn toàn không hót tu nhỏ. Chú ý những con mái già tu cũng cuồn cuộn đấy (tôi đã bắt phải 1 con khuyên mơ đẹp khủng khiếp giáng bộ miễn chê tu cuồn cuộn thế mà là chim mái sau biếu tặng Anh Hùng Nguyễn Siêu để Anh ghép đẻ nhưng không thành công). Còn cách phân biệt chim già và chim bánh tẻ cũng rất cần thiết vì chim bánh tẻ thường thuần dưỡng dễ hơn chim già thường rất lâu công và khó nhưng ngược lại chim già thường có giọng hót hay hơn có vần có điệu và líu rất dài khoảng từ 15 mỏ trở lên tối đa lên đến 40 mỏ.Cách phân biệt ta lên nhìn vào chân chim con nào chân có vẩy sừng cứng và nhiều là chim già. Ngoài ra yếu tố may mắn đóng góp 10%
Phần 2: Cách vào cám và thuần dưỡng chim Khi đã chọn được chim ưng ý bạn nên mua cho chim 1 chiếc lồng tiêu chuẩn là loại lồng có đường kính đáy 21cm, chiều cao tính từ đáy lên nóc lồng 35cm, lồng có 48 – 50 nan chỉ sử dụng tối đa 2 cóng thức ăn 1 ống thủy tinh đựng nước nắp ở ngoài lồng. Nên sử dụng đĩa CD hoặc miếng nhựa trong được gắn vững chắc lên đỉnh lồng ở phía trong có tác dụng ngăn cho chim nhảy lộn (Chim càng hay càng có nhiều tật ngoái tiện lộn) Để chim vào cám các bạn nên mua chuối tây bỏ vỏ, cắt miếng nhỏ bóp với cám đậu xanh trứng gà (Cách làm cám sẽ được viết vào mục sau) có thể cho thêm Sâu Quy, Sâu gạo, hoặc Châu chấu non (nhớ bỏ càng) cho chim ăn như vậy sau 3 ngày bạn từ từ giảm bớt chuối, sâu, châu chấu đến khi còn cám không (thời gian khoảng 10 ngày). Những ngày này chim còn yếu hay hoảng loạn bạn nên treo chim ở chỗ cao yên tĩnh, tránh nắng, gió. Sau 13 ngày bạn đã có 1 con chim mộc đã biết ăn cám và sức khỏe tạm ổn định. Bạn mới bắt đầu chuyển sang cách thuần dưỡng chim. 1. Bạn nên chọn chỗ treo chim nơi đông người qua lại khoảng cách treo ngang mặt người. 2. Hàng ngày bạn dành cho chim khoảng nửa tiếng vào lúc chiều tối để ôm chim vào lòng hai tay thỉnh thoảng vỗ nhè nhẹ vào lồng. Sau 15 ngày bạn đã có 1 con chim mộc thuần. Về phần dưỡng bạn nên cho chim 1 cóng cám đủ ăn trong khoảng 1 -2 ngày (sau hết ngày thứ 2 nếu chim ăn không hết nên đổ bỏ để tránh mốc cám) buổi sáng khoảng 5 con sâu, buổi chiều khoảng 4h cho tiếp 5 con. Nếu không có sâu bạn có thể thay bằng châu chấu. Hai ngày bạn cho ăn 1/2 lát chuối tây mỏng khoảng 1/2cm (có thể thay bằng các loại hoa quả khác được nhưng những loại thay thế phải mang tính ôn ấm), cách 1 ngày cho chim tắm 1 lần. Nếu sử dụng loại cám có chất lượng tốt tôi đảm bảo sau 3 tháng bạn có 1 con chim líu khá hay.
suu tam anh em tham khao nhe
Luyện Thi Cho Chim Vành Khuyên
Cô gái 20 tuổi ở Nghệ An đã có 7 năm theo học võ phát hiện con rắn hổ mang trong vườn cam của người thân liền dùng tay bắt rắn mang về nhà, khiến cộng đồng mạng “trố mắt” và đưa ra nhiều quan điểm trái chiều.
Đó là chia sẻ của bà Diệp (72 tuổi, thị xã Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) – bà nội của bé trai sơ sinh bị cha mẹ “bỏ lại” hơn 2 tháng tại bệnh viện quận Thủ Đức bất ngờ khi có thêm một đứa cháu.
Nam tài xế xe ôm công nghệ khi chở khách đến một con hẻm vắng ở TP.Buôn Ma Thuột vào sáng sớm qua đã bị đâm liên tiếp để cướp xe nhưng bất thành.
Xe cơm cháy, bánh tráng nướng của cặp vợ chồng câm điếc trên đường Vạn Kiếp, Q.Bình Thạnh suốt 7 năm đã trở nên quen thuộc với mọi người sống xung quanh. Hằng ngày, từ chiều đến tận gần nửa đêm khách lui tới vẫn đông nườm nượp.
Ngày 11.11, tại Sở Chỉ huy tiền phương cứu hộ cứu nạn sạt lở Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 (xã Phong Xuân, H.Phong Điền, Thừa Thiên-Huế), đại diện Báo đã trao 216 bộ áo quần mưa chuyên dụng loại tốt có khả năng giữ ấm cơ thể do Công ty TNHH GIVI Việt Nam (trụ sở tại Long An) gửi tặng lực lượng tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn.
Kết quả đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của các bộ, ngành, địa phương năm 2023 mới được Bộ TT-TT công bố, cho thấy Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiếp tục đứng đầu các cơ quan thuộc Chính phủ.
Khi nhận thông tin QL12A lên biên giới cơ bản đã được khắc phục sạt lở, ngày 11.11, đoàn công tác xã hội Báo Thanh Niên và Hiệp hội Điều VN (Vinacas) phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Quảng Bình lên miền biên viễn, đến thăm hỏi, tặng quà cho 34 hộ dân xã Dân Hóa, chúng tôi Hóa; mỗi suất 500.000 đồng tiền mặt.
Tin tức về Bán rượu bia, thuốc lá cho người dưới 18 tuổi: Khó xử phạt!; Bão số 13 rất phức tạp, ứng phó theo tình huống đặc biệt; Bầu cử Mỹ, “trận chiến” chưa kết thúc… là các thông tin hấp dẫn bạn đọc có thể đón xem trên Báo số ra ngày 13.11.2020.
Kể từ khi cơn bão số 5 ập vào TP.Huế (Thừa Thiên – Huế) gần 2 tháng trước, vùng đất này trải qua những chuỗi ngày mưa lũ liên miên. Giữa khốn khó trăm bề, người Huế vẫn gắng giữ niềm lạc quan, chủ động phòng tránh.
Xem tử vi hàng ngày năm 2023, tử vi vui 12 con giáp – tuổi Tí, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi.
Giữ Lại Tiếng Hót Vành Khuyên
Những chú chim vành khuyên nhỏ chỉ bằng quả cau, khoác trên mình bộ lông xanh mượt, đôi mắt tròn vo viền một vành trắng giống như chiếc khuyên tai được nuôi và tuyển chọn rất công phu. Có thể trong hàng trăm con, mới chọn được một con có giọng hót chuẩn ở cung bậc cao ríu rít như vỡ bung ra trong nắng vàng khiến cho lòng người dịu lại sau những căng thẳng, lo âu về cuộc sống bộn bề.
Cùng một sở thích, những người nuôi chim vành khuyên ở Thành phố Thái Bình đã thành lập Câu lạc bộ với hơn 50 hội viên, không phân biệt tuổi tác, nghề nghiệp. Ngoài sở thích nuôi chim vành khuyên, các hội viên còn giúp nhau trong công việc làm ăn, nâng đỡ nhau trong cuộc sống thường ngày. Hàng tuần, các hội viên trong CLB gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm thuần dưỡng chim khuyên.
Hoạt động của CLB cũng không chỉ bó hẹp trong phạm vi Thành phố Thái Bình. Những cuộc thi “Tiếng hót chim Vành khuyên” liên tỉnh thường xuyên được tổ chức với có khoảng 200 – 300 lồng chim tham gia. Giải nhất liên tỉnh trị giá gần bốn chục triệu đồng. Hội viên CLB còn thường xuyên tổ chức thi giọng hót của chim vành khuyên tại Công viên Thành phố. Cuộc thi thu hút đông người đến thưởng thức giọng hót của vành khuyên. Có người đến hội thi để tận hưởng thành quả lao động của mình đối với việc nuôi và thuần dưỡng chim. Có người đến chỉ để thưởng ngoạn tiếng chim lảnh lót, ríu ran của vành khuyên mà cuộc sống ồn ào đô thị không dễ kiếm tìm được.
Nghề chơi nào cũng lắm công phu. Nuôi và thuần dưỡng được một chú chim vành khuyên công phu hơn nhiều. Có người mua hàng chục con về nuôi, sau đó chọn những con chim mình thon, đầu to, trán rộng, mỏ vàng, hàm sâu, dáng điệu nhanh, nhảy nhót, bật cành, sắc lông mượt mà. Giọng hót là một tiêu chuẩn quan trọng. Giống chim khuyên miền Trung thường có giọng hót hay, ở cung bậc cao, ngân dài. Chim khuyên miền Bắc giọng hót không vang bằng miền Trung nhưng bù lại tính chiến đấu, bảo vệ lãnh thổ rất cao. Chúng có thể hiên ngang đứng hót triền miên giữa những chú chim khác có số lượng áp đảo.
Giá một chú chim vành khuyên đạt giải thưởng trong các kỳ thi cũng là chuyện đáng phải bàn. Bình thường, một chú chim được chọn về nuôi chỉ có giá vài chục ngàn đồng, sau khi thuần dưỡng, chú chim thể hiện “bản lĩnh” kiên cường, bất chấp chỗ đông người, chú đứng “líu” không mệt mỏi, chất giọng vang xa là có thể đem lại cho “ông chủ” vài triệu đồng đến vài chục triệu đồng, nếu như chú chim này đoạt giải tại hội thi. Cũng có khi, một chú chim vành khuyên vừa đạt giải cao trong các kỳ thi, vừa có bộ lông đột biến, khiến cho chú trở thành “chim độc” thì giá có thể đến vài trăm triệu. Lồng chim bình thường bằng tre có giá từ vài chục nghìn đến vài trăm nghìn, nếu chạm trổ cầu kỳ lại thêm trang sức ngà voi nạm vàng có thể từ vài triệu đến vài trăm triệu. Máng cho chim ăn, ống cho chim uống nước cũng vì thế mà cầu kỳ không kém.
Nuôi chim và chơi chim cảnh vốn là thú chơi tao nhã. Hoạt động của Câu lạc bộ nuôi chim Vành khuyên Thành phố Thái Bình ngoài yếu tố phù hợp với điều kiện môi trường và sở thích của người yêu thích sinh vật cảnh còn cần có hướng dẫn theo hướng lành mạnh và bảo vệ môi trường sống quanh ta.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Vành Khuyên Nuôi Thi Hót trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!