Bạn đang xem bài viết Chim Sơn Ca Ăn Gì? Thức Ăn Cho Sơn Ca. Cách Nuôi Chim Sơn Ca Chi Tiết được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chim sơn ca được mệnh danh là một trong những loài chim có giọng hót hay nhất. Giọng hót của sơn ca luyến láy, tiếp nối liên tục từ thấp đến cao rồi lại từ cao xuống lại thấp làm nhiều người mê mẩn. Chính vì vậy, chim sơn ca cũng là loại chim cảnh được nuôi phổ biến trong các gia đình.
1. Chọn chim sơn ca
Theo những người có kinh nghiệm, nên nuôi sơn ca từ chim non chứ không nên nuôi chim bổi, vì để thuần hóa được sơn ca rất khó. Nên chọn chim sơn ca trống để có giọng hót hay nhất.
Rất khó để phân biệt chim sơn ca trống và mái bởi chúng có màu lông tương tự nhau. Theo kinh nghiệm của giới chơi chim chuyên nghiệp thì chim sơn ca trống có đầu, ngực và vai to hơn chim mái. Lông ngực sơn ca trống thường chẻ đôi. Lúc đi lại, nhảy nhót, chim sơn ca trống thường nhấp nhô (cứ đi một hai bước thì đầu nó lại thò lên thụt xuống) và phát ra tiếng kêu trong trẻo, nghe như tiếng hót. Còn nếu bạn nghe chim phát ra tiếng đục, rè thì khả năng cao đó là con mái.
Đối với chim non, khi bạn nhốt nhiều con chung một lồng rồi đập tay vào lồng, thì chim trống sẽ phản ứng bằng cách ngóc đầu và phóng lên, chim mái ngược lại sẽ cúi đầu xuống. Cách thử này cho độ chính xác khoảng 80%.
Ngoài ra bạn có thể chọn chim sơn ca theo vùng, chim sơn ca ở vùng Huế và Quảng Ninh thường có màu lông hung đỏ và nổi tiếng có âm sắc giọng hót rất đặc biệt.
2. Lồng nuôi
Lồng nuôi chim sơn ca yêu cầu phải có đáy chắc chắn để đựng cát và có nấm cho chim đứng. Khi chim non bạn có thể nuôi lồng thấp, nhưng khi chim có thể vừa bay vừa hót thì bạn nên chuyển sang lồng càng cao càng tốt để tránh chim đụng đầu.
3. Vệ sinh cho chim sơn ca
Chim sơn ca thích tắm, tuy nhiên chúng không tắm bằng nước mà lại tắm với cát. Vì vậy, nên thay cát cho chim, thường là 1 tuần 1 lần, sử dụng cát mịn (cát biển), dùng 2 lồng chim để sát vào nhau để lùa chim qua bằng cửa, không được dùng tay bắt chim vì sẽ làm chúng hoảng sợ và trở nên nhát người hơn.
Nên treo lồng chim sơn ca ở nơi có đủ nắng gió để chim được tắm nắng, thông thường sơn ca cần phơi nắng ít nhất 6 tiếng một ngày. Tuy nhiên, bạn cần phải tập cho chim phơi nắng dần dần, thời gian phơi ở mỗi lần sau nhiều hơn mỗi lần trước để tránh làm chết chim.
4. Tập dợt cho chim sơn ca
Khi nuôi chim sơn ca non, bạn phải nuôi thêm 1-2 con sơn ca hót hay, để cho chim non có thể bắt chướt hót theo. Sau đó, thường đưa chim đi dợt hoặc mở các loại đĩa có giọng sơn ca hót để chim học hỏi. Tuy nhiên, không nên cho chim sơn ca tiếp xúc với các loài chim hót khác như họa mi, chích chòe, khướu vì có thể bị lai giọng
Thức ăn cho chim sơn ca
Thức ăn cho chim sơn ca cũng nên phù hợp theo độ tuổi.
Chim được từ 1 tuần đến 10 ngày trở đi: khi chim biết mổ thì sẽ để chim tự ăn với thức ăn thô và đặc như cám gia cầm, hoặc kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng. Thỉnh thoảng chúng ta nên bổ sung côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào, châu chấu hoặc rau củ như xà lách, dưa chuột, mướp đắng.
Cách Chăm Sóc Chim Sơn Ca
Sơn Ca Loài Chim bé nhỏ nhưng giọng hát của nó thật là không bé chút nào. phải nói là nó co giọng hót quá hay quá tuyệt vời, ai đã từng chơi loài chim này chắc hẳn là sẽ không bao giờ quên được giọng hót của nó .
Để nghe sơn ca non hót, bạn phải mất một thời gian nuôi, thường phải qua kỳ thay lông lồng, thường phải 5-7 tháng với điều kiện bạn phải chọn đúng là chim đực. Có nhiều con đúng đực nhưng chậm hót, chế độ chăm chưa thích hợp cũng phải nuôi vài tháng mới bắt đầu hót. Tóm lại, nuôi sơn ca, chúng ta nên kiên trì. Để nghe hót ngay, ta phải chấp nhận đầu tư ban đầu lớn.
Nói về hình thức, con sơn ca đẹp trên người phải đốm như vẩy con con kim long hùng vĩ (nhưng nhỏ thoi đen đen vàng vàng rất tinh sảo. Về giọng hót đòi hỏi phải luyến láy đổi giọng liên tục từ thấp đến cao rồi lại xuống thấp, mỗi lần hót phải kéo dài ít nhất 30 hồi. Nhiều người nói rằng chim sơn ca cứ căng là nó lên nấm nhưng tôi thấy không hẳn như thế. Những con sơn ca hay đều lên nấm hót, vừa hót vừa búng cánh như chuẩn bị bay lên rất đẹp mắt nhưng nhiều con chỉ hót dưới nền cát hoặc ghét nhất là đứng trên cóng thức ăn mà hót.
Nuôi sơn ca được cái nhàn, vài ngày mới phải cho ăn một lần, ít cho mồi tươi cũng không sao vẫn hót đều. Hơn hẳn các loài chim khác nữa là sơn ca có thể hót từ 5 giờ sáng đến 7 giờ tối (mùa hè) cứ hót rồi lại nghỉ liên tục
Sơn ca thì nuôi cực kỳ đơn giản, chỉ cần cám con cò thêm tí trứng là đủ không cầu kỳ gì nhiều. Nếu có điều kiện thì làm ít kê bóc vỏ (loại kê nếp chuyên làm bánh đan kê, cứ mỗi lạng cho hai lòng đỏ trứng trộn đều phơi dưới trời nắng to( lưu ý nếu sao thì phải thật nhỏ lửa) cho vào hộp đậy kỹ để chim ăn dần. Thỉnh thoảng cho thêm ít sau tươi, châu chấu non là được. Nhưng quan trọng nhất là phải cho ăn rau. Tốt nhất là dưa chuột hoặc mướp đắng bổ đôi cho vào lồng chim tự rỉa ăn dần
Chơi sơn ca khó nhất là chọn giống. Tớ đã tiếp xúc nhiều tay thuộc loại anh chị trong làng sơn ca ông thì nói phải chọn con thế này ông thì nói thế khác. Vì thế nếu mới chơi cứ chọn con nào hót tốt rồi mà mua hơi đắt tí nhưng đỡ lo “nuôi hoài không thấy hót” mà được thưởng thức ngay. Có nhiều con sơn ca nhìn cực đẹp nhưng hót lại chán và ngược lại. Vì thế cứ mua chim mà thấy nó hót rồi lại nên nấm đứng hót là tốt nhất. Mua chim đã thuần dưỡng rồi cũng có một mối lo là lúc thay lông. Tớ có một con sơn ca Đà Nẵng thay lông xong tịt ngòi luôn mấy tháng, sau mua một con ở Huế về cũng thế nay mới biết bí quyết chỉ có dưa chuột và mướp đắng là ổn hết. Chế độ ăn tốt, thay lông rồi mà chưa hót lại thì tẩm bổ cho độ 1, 2 tuần dưa chuột (mỗi con 1/4 quả/ngày) là lên nấm hót như mưa ngay.
Về sơn ca để chọn thì cũng như các giống khác thôi nhưng quan trọng nhất đúng là tiếng hót, con chim giọng nhà thì nghe không thể chịu nổi (xem lẫn tiếng Chim Yến chẳng hạn, cặp cặp một hồi….. rồi cả tiếng chích chòe nữa) mua rồi chỉ có nước cho không. Sơn ca hót chuẩn phải giọng trời, giọng thiên nhiên như thế nào thì chỉ nguời đã đi nghe mới phân biệt được, trong giọng hót có đa âm (nghe như có bè), khu vực sơn ca sinh sống có chích chòe vì vậy giọng thiên nhiên không bao giờ có.
Còn về Thăng ca tiêu chuẩn đầu tiên khi bốc mình bay lên phải dừng lại ở đỉnh lồng và khi đó ta ngồi nhìn rõ cặp mắt chim, còn nếu chỉ tung mình lên rồi hạ xuống ngay là chưa được. khi lên đỉnh lồng nó dừng lại và bay vòng quanh vừa bay vừa líu ríu hót (tuyệt vời),
Khi đi bắt Sơn Ca, tuyệt đối chú ý móng, lùa 1 tí là đi quả móng hậu ngay, ở nhà cũng vậy, treo cẩn thận, dễ đi móng lắm lắm
Để thưởng thức hết giọng hót của sơn ca, đúng là rất cần không gian yên tĩnh, không bị lẫn quá nhiều tạp âm. Vì vậy ít khi người chơi kỹ tính lại chơi cả Sơn ca với các loài chim có giọng hót to, vang dội khác như mi, choè, hay ồn ào như khướu… Khi họa mi căng hót như thách đấu thì sơn ca “mất điện” chẳng dám hót, mà có hót thì ta cũng chẳng còn nghe thấy tiếng sơn ca nữa! Tuy nhiên,hiện nay vẫn có khá nhiều người chơi theo kiểu ” hai trong một” có nghĩa cả Sơn ca, cả Mi trong cùng 1 nhà. Những lúc nghe sơn ca hót, phải cho họa mi im lặng, những lúc này thường rất ít “dung lượng” vì chỉ xảy ra khi không gian yên tĩnh, thời tiết đẹp: buổi sáng sớm, buổi trưa ngày nghỉ, và khi đó người nghe cũng phải có thời gian rảnh rỗi, thanh nhàn, tâm trạng thỏa mái…Thời gian còn lại là của Họa mi, hoa mi có thể cho hót bất kỳ lúc nào, bất kỳ thời tiết nào và không đòi hỏi người nghe phải quá tập trung để thưởng thức kiểu như: Khi đi nghe nhạc, nghe hết bài hát hay bản nhạc này ta lại có thể nghe bài hát hay bản nhạc tiếp cho dù thể loại của chúng không giống nhau, còn ta không thể thưởng thức cùng một lúc 2 bản nhạc cho dù cả hai bản nhạc đó đều rất hay!
Chim sơn ca nuôi dễ các bác chỉ phải thay cát khoảng 1lần/tuần (nếu không siêng thì lần/ 2 tuần), cát các bác dùng cát biển mịn, dùng cát xây dựng cũng được nhưng thay cát thường xuyên hơn nếu như các bác không muốn chim mình bị rận. Thay cát các bác dùng 2 lồng để sát cửa và lùa chim qua, tránh dùng tay bắt vì nó sẽ nhát. Nuôi chim sơn ca ít ai nuôi 1-2 con vì nó không sung cũng như khó luyện lắm, nếu nuôi ít các bác chịu khó đi dợt vậy, thường nuôi sơn ca người ta nuôi khoàng 5-6 con trở lên và ngoài ra không nuôi yến hót nếu nuôi yến thì các bác cứ đảm bảo 100% con chim sơn ca của các bác bị lai giọng. Chim sơn ca phải đứng trên nấm hót nếu bác nào có chim sơn ca đứng trên cóng hót thì buồn lắm, nếu muốn chim lên nấm thì các bác phải chọn nấm thấp , rải cát lên trên cho chim quen rồi sau đó nâng cao nấm lên, hy vọng con chim sẽ chịu đứng nấm, trường hợp các bác làm đủ cách mà chim không lên nấm thì nên thả trừ phi con chim của bác có giọng hót quá hay.
Chim sơn ca mà không có nắng, gió thì không thể tốt được, tuy nhiên nắng ở đây phải là nắng lúc 9-11h sáng chứ không phải chính ngọ hoặc nắng xiên khoai, gió ở đây phải là gió thoáng mát chứ không phải là gió luồng mạnh, thay đổi lưu tốc đột ngột hay là gió độc. Ở SG mình không biết thời tiết như thế nào nhưng thấy nhiều người nhận xét, ở ngoài Bắc (HaN) thời tiết khắc nghiệt hơn. Nóng nóng quá, độ ấm lại quá lớn. Thực tế, ở nội thành HaN, người nuôi chim phải chấp nhận điều kiện nuôi chim rất hạn hẹp về diện tích và không gian. Nhiều người phải nuôi chim ở sân trời, ban công…. nhất lại ở hướng tây, thì việc nuôi sơn ca sống trong điều kiện như vậy vào mấy tháng hè, mong chúng sống đã tốt rồi, đừng mong chúng đẹp, xung, căng. Về mùa thu và mùa đông, chim không căng bằng mùa xuân nhưng nuôi chim sơn ca lại an toàn hơn mùa hè, nhất là bạn nuôi nhiều và mặt bằng chăm sóc bị hạn chế. Còn ở miền Bắc (HAN), nếu bạn treo chim vào lúc 12 h giữa trưa hè và kéo dài vài giờ, khi đó không riêng Sơn ca (loài chim như mọi người biết là thích nắng gió) mà nhiều loài khác, bạn sẽ thấy rất không ổn. Vì vậy, ở bài viết trước nói về sơn ca, hầu mong ai nuôi sơn ca, đừng chủ quan vì nghĩ sơn ca ưa nắng mà không chú ý đến đặc điểm nêu trên để tránh tổn hại- không phải sơn ca chết vì rét mà vì cái nóng!
Với nhiều loài chim việc thay đổi loại cám làm cho chim kém ổn định, không căng có khi còn suy và thay lông bất thường vì vậy nên tránh, đặc biệt đối với sơn ca
Sơn ca ăn các loại bông cỏ và côn trùng nhỏ, kiến cánh, mối, cào cào non, sâu bột. Ngoài ra chim còn ăn kê bóc vỏ trộn lòng đỏ trứng.
Nuôi Dưỡng Chim Sơn Ca Suy
Người ta ở đời còn nay đau mai mạnh, không biết đâu mà lường trước được. Lúc mạnh thì sức khỏe dồi dào tưởng chừng vật trâu cũng nổi, nhưng khi ôm đau thi cơ thể yếu đuối, sức trói gà cũng không chặt, cả ngày chỉ nằm có một chỗ như người sắp chết đến nơi. Chim chóc cũng đâu khác chi nguòi, khi mạnh khỏe thì suốt ngày bay nhảy trong lồng, miệng hót líu lo ca hổ như không hề biết mệt, còn lúc ốm đau thì sức suy kiệt, xù lông đứng như trời trồng một chỗ đến nỗi thức ăn ngon dâng tận miệng cũng không màng.
Sơn Ca có nhiều lý do để suy. Ta nên cố gắng tìm hiểu cho được ngọn nguồn của nguyên do đó thì mới mong chừa trị cho chim chóng lành được.
Thường thì chim cảnh suy do những nguyên nhân chánh sau đây:
– Do thời tiết: Thời tiết thay đổi bất thường, nhâì là lúc giao mùa. Ngày thì nóng quá, đêm lại trở nên lạnh quá khiến chim trở nên bần thần, uể oải rồi lười biếng ăn uống nhiều ngày nên dễ sinh bệnh.
Ban ngày nên treo lồng vào nơi mát mẻ, đêm nên phủ kín áo lồng để chim được ngủ ấm áp. Khi thấy chim có triệu chứng bị suy lơ là trong việc ăn uống, thì ta nên tăng lượng cào cào hay sâu tươi nhiều hơn lên, vì đây là thức ăn rất thích khẩu của Sơn Ca. Khi suy, Sơn Ca có thể chê món kê trứng, nhưng không thể chê món cào cào và sâu tươi đâu. Cũng như người ta đau ốm thì chê cơm, nhung bánh trái lặt vặt thì ăn cũng thấy ngon miệng.
– Do ăn uống thất thường: Nhiều người dám bỏ tiền triệu ra mua chim, nhưng về nhà lại lơ là đến khâu cho chim ăn uống, đến nỗi bữa đói bửa no. Đừng tưởng cho ăn kê trộn trứng không thôi là đã đủ sức bổ dưỡng! Thức ăn của chim mà thiếu đạm động vật, tức là thức ăn tươi như cào cào, sâu tươi, trứng kiên thì sức khỏe không tốt. Tệ lắm mỗi tuần cũng nên cho chim ăn loại thức ăn nầy một đôi lần, thay vì hằng ngày mới tốt. Nếu vài ba tuần mới bổi bô cho chim một bữa, dù là thừa mứa thì kết quả cũng chẳng ra gì.
Với những chim do suy yếu thức ăn thì cũng không thể vực sức khỏe lên được, miễn là chim đừng ở trạng thái quá suy kiệt. Phải cố gắng bồi dường liên tục cho chim suốt một thời … gian dài. Đến khi nào thấy chim mập mạnh, có bộ lông mướt mát và nó siêng hót trở lại thì ta mói yên tâm.
– Do thiếu chăm sóc: nuôi chim Sơn Ca việc chăm sóc không đòi hỏi tốn nhiều công sức lắm. Cố gắng treo lồng ở noi yên tĩnh, đừng để chó mèo vồ chụp, và người lạ đến gần, khiến chim vốn nhát lại càng nhát thêm. Sơn Ca không tắm nước, nhưng hằng ngày thiếu tắm nắng là chim dễ bị suy. Trong khi các giống chim hót khác, mỗi sáng tắm nắng (đem lồng chim ra phơi nắng) độ nửa giờ đến bôn mươi lăm phút là nhiều, thì Sơn Ca cần gấp đôi thời gian đó, nghĩa là một giờ hay giờ rưỡi cũng được. Giống chin nầy có khả năng chịu nắng rất giỏi.
– Do bệnh: Tuy nuôi nhốt trong lồng, thức ăn nước uống đều tinh khiết bổ dưỡng, nhưng Sơn Ca cũng bị nhuốm nhiều thứ bệnh, bệnh nhẹ có mà hiểm nghèo cũng có:
– Bệnh cảm hàn (Ảnh hưởng đến thời tiết bất thường bên ngoài, thường hót giọng khàn).
– Bệnh táo bón hoặc tiêu chảy.
– Bệnh viêm phế quản (một hình thức hen suyễn) khiến chim thở khò khè, thỉnh thoảng vặc mạnh mỏ để ray nước bọt ứa ở mép.
– Bệnh suy nhược (thường thấy ở chim lớn năm tuổi) ca thể ốm yếu, bồi bổ cho lắm cũng không mập mạnh lên được.
– Bệnh ghẻ ở chân và các ngón chân (bảo vệ chân chim bằng cách giữ cát dưới nền lồng sạch sẽ, thây bẩn là thay ngay. Lâu lâu phải bắt Sơn Ca ra ngoài để rửa sạch đôi chân. Nêu bị ghẻ thì rửa vết thương bằng oxy già rồi bôi thuốc xanh vào một vài lần sẽ lành.
– Bệnh bọ chét: Nêu tắm nắng hằng ngày thì Sơn Ca ít có con bị bệnh rận mạt, trừ trường hợp nơi treo lồng gần nai gà ấp trứng hay chuồng nuôi bồ câu. Có thể dùng thuốc Frontline xịt thẳng vào bộ lông chim (tránh xịt vào mắt); nếu không thì nhúng chim vào nước muối, nhưng phải tắm như vậy nhiều ngày mới hết được.
Con chim bị suy là con chim đang bệnh, nó cần được sự chăm sóc chu đáo, cần được ăn uống no đủ và bổ dưỡng và được sống nơi yên tĩnh.
Chim đang suy không thể đem đi tập dượt, và cũng không nên treo lồng gần những chim đang căng lửa khác. Giống Sơn Ca khi mạnh thì không ngại chim khác hót đẻ, nó không chạy mặt theo cách nầy, nhưng khi suy thì vẫn bị ảnh hưởng.
Do thuốc men đặc trị bệnh của chim nuớc mình chưa có nhiều, cho nên gặp con chim suy ai cũng lo láng. Mà quả thật nếu lơ là trong việc chăm sóc nuôi nấng thì chim có thể tử vong dễ dàng.
Vì vậy, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nuôi chim ngay từ đầu ta phải có biện pháp bảo vệ sức khỏe cho chim. Việc nầy làm tốt thì mọi tật bệnh cũng khó có cách để xâm nhập vào chim được.
– Nên cho chim ăn thức ăn thật tốt mỗi ngày: Kê trứng phải chế biến sạch sẽ với kê tốt, trứng tốt, và được bảo quản tốt không bị hôi mốc. Ngoài ra còn cho Sơn Ca ăn thêm cào cào, sâu tươi hoặc trứng kiến.
– Thỉnh thoảng nên cho chim đi tập dượt tại các tụ điểm chơi chim để nó đưọc sung sức lên, hăng hái lên.
– Nên cho tắm nắng sáng hằng ngày với thời lượng độ một giờ, và rắm khoảng tám giờ sáng mới tốt.
– Tối trùm kín áo lồng rồi treo lồng vào nơi yên lĩnh để chim được ngủ no giấc.
– Nên vệ sinh lồng nuôi cho sạch sẽ, và tránh cho chim phải sống nơi có môi trường ô nhiễm…
Nếu từ đầu, chủ nuôi biết cách “rào trước đón sau” chu đáo như vậy, thì ta đã cho chim tránh được nhiều bệnh, và ta cũng đỡ lo lắng và vất vả hơn.
Nuôi chim Sơn Ca không tốn nhiều công chăm sóc lắm, nhưng với người chưa kinh nghiệm thì cũng gặp nhiều khó khăn ít ra trong thời gian đầu.
Chim nuôi mà được chăm sóc chu đáo thì đời sống của chim tránh được nhiều bệnh tật, đó là điều mà chủ chim nào cũng mong muốn cả.
Trong việc chăm sóc chim Sơn Ca, có nhiều điều cần làm sau đây:
– Tập chim dạn từ nhỏ: Sơn Ca vốn là giống chim rất nhát. Ngoài thiên nhiên ít ai có cơ may chạm trán gần với nó, vì nhác thấy bóng người từ xa chim đã trốn nhủi vào vạt cỏ um tùm rồi. Chim Sơn Ca con lúc còn non ngày tuổi thì khờ khạo thấy chủ lại gần là há mỏ đòi đút mồi, nhung lớn lên nêu không tạo dịp gần gũi thường xuyên thì nó vẫn nhát, vì vậy, tập cho chim Sơn Ca dạn dĩ với người coi như là một công khó, ít ai thực hiện được.
Muốn tập cho chim dạn thì người nuôi phải tìm dịp gần gũi với chim luôn. Lúc nhỏ thì tới bữa đút mồi và ôm chim vào tay để vuốt ve cho nó dạn. Chim lớn lên tập dạn bằng cánh thỉnh thoảng ghé lại bên lồng để đút từng con cào cào cho nó. Giống chim rất khôn, nếu cho ăn hằng ngày, con chim sẽ dễ dàng nhận ra được ai là người nuôi nó, và tỏ nhiều thiện cảm đôi với người đó. Nhưng đồng thời nó cũng chóng quên, nếu bẵng đi một thời gian khá lâu ta không gần gũi với nó.
Với những chim tương đối dạn người, mỗi lần cho chim ăn uống, hay làm một công việc gì có tính chăm sóc cho nó, ta nên cố tình nân ná thêm một thời gian. Đó là cách biểu tỏ tình cảm của mình đối với nó để nó dạn dĩ thêm.
Con chim Sơn Ca hót hay lại thêm dạn dĩ thì ai cũng quí mà đi thi hót cũng được thêm một số điểm.
– Tập chim lên dù: Sơn Ca chỉ bay cao lên trời xanh mỗi khi nó hót, còn kiếm ăn và làm tổ thì ngay sát mặt đất, và khi gặp động tĩnh gì thì lủi trốn vào cỏ, để thoát thân. Con nào dạn lắm mới dám đứng trên những mô đất thấp.
Nuôi nhốt trong lồng, nhiều con cùng chỉ quẩn quanh dưới sàn lổng, ít con chịu ỉeo lên dù mà đứng. Chim mà chỉ quanh quẩn ở sàn lổng không được ai ưa chuộng, vì vậy ta phải tập chim biết đứng trên đù.
Nếu lồng nuôi chim con tập thể, hễ thấy chim nào biết lên dù sớm, ta nên bắt nó ra nuôi riêng. Những chim còn lại thì tập cách lên dù bằng cách hạ thấp chiều cao của dù xuống một chút (khoảng bôn năm phân là vừa), đồng thời làm rộng mặt dù ra để chim đó là mặt bằng rộng mà nhảy lên.
Mặt dù nên bôi lớp hồ mỏng để rải cát lên cho dính để những con chim nhát nầy tin rằng trên dù cũng như dưới sàn cùng một “địa thế” như nhau. Để dụ chim dạn thêm, mỗi lần cho ăn cào cào ta rắc cào cào lên mặt dù cho chim lên đó mà ăn. Nếu có dịp bay lên bay xuống nhiều lần như vậy chim sẽ có một thói quen không còn cho việc lên dù là chuyện phải đắn đo bỡ ngỡ nữa!
– Cho chim đi dượt: Sống tù túng trong lồng cả chục năm, chim Sơn Ca (và cả những giống chim hót khác) vẫn chịu đuợc. Nhưng, nếu lâu ngày không cho chúng đi tập dượt ở các tụ điểm chơi chim (hoặc treo lồng gần những chim lạ khác) để nó có dịp đấu hót với chim lạ khác thì chim dễ bị suy. Bằng chứng cho thấy lâu ngày không đem lồng đi dượt, chim dù đang hót căng cũng dần biếng hót. Trái lại, những con biếng hót mà cho đi dượt về nó lại tỏ ra sung sức và hót căng hon. Con chim đi dượt như được bạn bè “hà hơi tiếp sức” cho nên trống mạnh dạn hẳn lên.
Việc dượt chim không tốn kém gì, nhưng mất nhiều thì giờ, nên phần đông nghệ nhân đểu… ngại, nhất là những người bận rộn nhiều công việc. Nhưng, dù sao thì quí vị cũng nên cho chim đi dượt mỗi tuần một lần mới tốt. Hoặc gởi chim đên nhà bạn bè thân quen (cũng nuôi Sơn Ca) vài ngày để chim có dịp học hỏi giọng hót của nhau.
– Cho chim tắm nắng: Sơn Ca rất thích tắm nắng và chỉ có tắm nắng chứ không hề tắm nước. Đây cũng là chuyện lạ. Giống chim cả đời chỉ biết lặn lội trên mặt đất để kiếm ăn, thế mà lại sợ nước đến nỗi không dám tấm như các loại chim trời khác. Nuôi nhốt trong lồng, mỗi sáng ta nên cho chim sưởi nắng khoảng một thời giờ hoặc hơn cũng được. Nếu lâu ngày không được tắm nắng chim sẽ bị suy.
– Vẫn cho Sơn Ca tăm nước: Tuy Sơn Ca không có thói quen tắm nước, nhưng thỉnh thoảng ta cung nên bắt chim rồi nhúng vào nước đủ để ướt lông, sau đó giũ nước cho khô rồi thả vào lồng cho chim thỏa thích rỉa lông rỉa cánh. Mục đích chính của việc tắm nầy là để rửa sạch chân cẳng cho chim khỏi bị dơ bẩn, khỏi bị bệnh nấm hay ghẻ tác hại.
– Thay cát hàng tuần: Lớp cát phủ dươi nền lổng chỉ dày khoảng năm đến bảy li. Ta có thể dùng cát ở sống hay biển cũng được, nhưng trước khi dùng phải rửa sạch, bỏ hết rác rên và phơi khô. Nhiều người còn bắc chảo rang lên để khử trùng. Chim đi, đứng và thích vùi mình vào cát nầy nhiều lần trong ngày, vì vậy ta nên thay luôn, trễ lắm là mỗi tuần một lần. Nếu để lâu cát sẽ dơ bẩn và lẫn lộn nhiều phân chim, lẫn cả thức ăn vương vãi.
– Cắt móng sau: Ngón chân của chim Sơn Ca rất dài nhờ đó mà chim đi đứng vững vàng trên mọi thế đất. Nếu để móng chân mọc quá dài (nhất là móng của ngón sau) thì chim đi đứng khó khăn. Trung bình vài ba tuần nên cắt bốt móng sau một lần. Khi cắt móng cần phải thận trọng, tránh phạm phải gân máu ở bên trong.
– Vệ sinh thức ăn, nước uống: Thức ăn của Sơn Ca là kê trộn trứng, đây là thức ăn khô, nhưng cũng đong lường sao chỉ cho chim đủ ăn trong một đến hai ngày mà thôi. Thức ăn còn dư nên đổ bỏ. Nước uống nên thay mỗi ngày, và mỗi lần thay nước mới nên rửa cóng cho sạch. Nên cho chim ăn lượng cào cào hay sâu tươi vừa đủ, cứ cho ăn từ từ nêu thiếu cho nó ăn thêm. Cuối ngày số cào cào còn dư nên lấy ra vứt bỏ…
Tóm lại, việc chăm sóc chim Sơn Ca không có gì gọi là nhiều khê và cũng không tốn nhiều công sức lâu lắm. Trừ việc dượt chim, mỗi ngày ta chỉ cần bỏ ra mươi lăm phút để chăm sóc cho chim quá đủ.
Chim Sơn Ca Là Chim Gì, Ăn Gì, Hót Hay Không, Giá Bao Nhiêu?
Chim sơn ca là loài chim có khá nhiều ở nước ta. Đây là loài chim quý, xuất hiện ở khá nhiều vùng miền. Đặc tính của loài chim này là sống theo bầy đàn, chủ yếu sinh sống ở vùng núi, ruộng rẫy.
Chim sơn ca có ngoại hình nhỏ, kích thước chỉ bằng chim sẻ. Mỏ của chim có hình chóp. Cánh dài và nhọn. Bộ lông có màu xỉn, thường là nâu, vàng nhạt, nâu hung. Đặc điểm này giúp cho chim có thể dễ dàng lẩn trốn trong đất khô. Sơn ca có chân nhỏ, cạnh sau tròn, các vuốt chân giúp cho chim thích nghi được với môi trường sống trên mặt đất.
Chim sơn ca thường chỉ đi chứ không nhảy, chúng sinh hoạt chủ yếu dưới mặt đất. Trong tự nhiên loài chim này thường hót vào chiều mát.
Sơn ca là loài chim khá phổ biến ở Việt NamII. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim sơn ca
Để có được một chú chim sơn ca khỏe mạnh cần phải có được kỹ thuật nuôi đúng. Nhìn chung cách nuôi sơn ca cũng không quá nhiều khác biệt so với nhiều loài chim khác, nhưng bạn cần phải đảm bảo được các yếu tố quan trọng.
Lồng ở cho chim sơn ca phải là lồng cao, chắc chắn. Trung bình lồng cao 1.2m. Nếu chim đã trưởng thành, hót hay rồi thì nên chọn lồng cao hơn một chút. Trong lồng phải có đủ khay đựng nước và thức ăn cho chim. Khi mới bắt chim về bạn cần phải đậy chùm khăn vào buổi tối, để chim khi ngủ không bị hoảng loạn.
Để chim sơn ca có được môi trường sống tốt khi chọn lồng chim bạn phải hết sức lưu ýChế độ dinh dưỡng cho sơn ca vô cùng quan trọng. Ngoài tự nhiên, chim sơn ca thường ăn côn trùng như sâu bọ, gián, dế, các hạt cỏ, hạt thực động vật. Khi nuôi nhốt trong lồng chúng ta sẽ cho sơn ca ăn các thức ăn như cám cò, cám gà, cám trứng. Ngoài ra, bạn cũng bổ sung thêm thức ăn tươi như sâu bọ, gián, dế…Thi thoảng bạn cũng có thể cho chúng ăn rau củ quả tươi.
Trong thời gian chim non mới bắt về bạn cần phải ổn định thức ăn cho chim. Bạn nên tránh việc thiếu quan tâm bỏ mặc bữa ăn của chim. Số lượng ăn cũng vừa phải, bạn sẽ tăng số lượng dần dần.
Khi lựa chọn cám, bạn nên chọn cám có thành phần chất xơ, như vậy sẽ giúp cho sơn ca tiêu hóa dễ dàng hơn.
Ngoài thức ăn, nước uống cũng rất quan trọng đối với sơn ca. Bạn thay nước sạch cho chim mỗi ngày. Chú ý không nên cho chim uống nước thừa.
Bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho sơn ca có như vậy chim mới khỏe mạnh, hót hay3. Kỹ thuật chăm sóc sơn ca
Để kỹ thuật nuôi sơn ca thành công, quá trình chăm sóc cực kỳ quan trọng. Đặc tính của chim sơn ca là sợ tối, do đó mỗi buổi sáng bạn nên cho chim tắm nắng khoảng 2 đến 3 tiếng rồi mới mang treo vào chỗ mát. Đến thời điểm chim thay lông vào buổi tối bạn cũng không cần phải trùm áo lồng. Trong 1 tuần bạn nên bắt chúng ra để rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối, dọn móng cho chúng nếu như quá dài.
Chim sơn ca khá hay bị đi ngoài. Nguyên nhân có nhiều lý do, có thể là do cám mốc, hoặc trong cám có quá nhiều chất đạm khiến cho chim không tiêu hóa hết. Do đó, chế độ dinh dưỡng của chim bạn phải thật chú ý, không để thức ăn bị tồn, chim ăn lại rất dễ bị tiêu chảy.
Để sơn ca hót hay cần phải trải qua một quá trình nuôi, chăm sóc và huấn luyện kỳ công. Những chú chim sơn ca hót hay phải trải qua một mùa thay lông, do đó có thể mất vài tháng chúng mới hót. Để chim nhanh bạo dạn, bạn sẽ đưa sơn ca đi đến các câu lạc bộ chim để chúng học tiếng hót của những con cùng loài. Ngoài ra, hằng ngày bạn cũng nên bật đĩa thu tiếng hót của chim để chim học và luyện theo.
Để chim hót hay bạn cần phải quan tâm đến quá trình chăm sóc mỗi ngàyMức giá bán chim sơn ca hiện nay khá đa dạng. Giá thành sẽ được đánh giá thông qua giọng hót của mỗi con. Thông thường trung bình giá bán của một chú chim sơn ca sẽ là khoảng 300.000 VNĐ. Ở miền Nam, giá bán có thể rẻ hơn khoảng 200.000 VNĐ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Sơn Ca Ăn Gì? Thức Ăn Cho Sơn Ca. Cách Nuôi Chim Sơn Ca Chi Tiết trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!