Bạn đang xem bài viết Chim Sẻ Hót Có Hay Không, Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chim sẻ rất hòa đồng, thường làm tổ, sinh sống gần khu vực cư trú của con người. Chúng xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới, từ nông thôn cho tới thành thị, đặc biệt là mùa thu hoạch lúa. Hiện tại, đây là loài chim ghi nhận có số lượng loài sống hoang dã lớn thế giớiNguồn gốc xuất xứ chim sẻ
Chim sẻ là một trong những loài chim phổ biến ở khắp các miền quê đến các thành phố lớn tại Việt Nam cũng như toàn thế giới. Tiếng chim sẻ là một trong những âm thanh khá quen thuộc với cuộc sống của mỗi con người .
Đặc điểm ngoại hình chim sẻ
Chim sẻ có thân hình mập mạp, lùn với bộ lông có màu nâu, đen, trắng và có đôi cánh tròn; đầu tròn, đuôi ngắn và mỏ hình nón, cứng.
Chim sẻ đực và cái được phân biệt bằng màu lông: sẻ đực có phần lông ở lưng màu đỏ, phần yếm màu đen; trong khi sẻ cái có phần lông màu nâu với những sọc vằn. Con mái thường nhỏ hơn con trống.
Đặc điểm tính cách của chim sẻ
Chim sẻ có thể bay rất nhanh để chạy trốn khỏi kẻ săn mồi. Kẻ thù chính của chim sẻ là chó, mèo, cáo và rắn. Nó thường xây tổ dưới mái nhà, gầm cầu hoặc hốc cây. Chim đực sẽ chịu trách nhiệm xây tổ và trong quá trình này, nó sẽ cố gắng quyến rũ những con cái. Chim cái sẽ giúp chim đực cùng xây tổ nếu chim cái “quan tâm” tới việc giao phối với con đực.
Chim sẻ được cho là loài chim không chung thủy. Một phân tích về gen gần đây chỉ ra rằng chỉ một số ít trứng chứa DNA của cả chim bố và chim mẹ.
Chim sẽ có tập tính sống theo bầy đàn và chúng rất nhạy cảm với tiếng kêu gọi của đồng loại, điều đó không có nghĩa là tiếng kêu thế nào nó cũng đến mà đòi hỏi phải đúng tiếng chim sẽ gọi bầy đàn thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều, với lại người thợ săn phải đổi tiếng khác khi mà đi bẫy lại nơi đã từng bẫy.
Đặc điểm sinh sản của chim sẻ
Chim sẻ sinh sản vào dịp xuân hè, khi nắng ấm và đúng mùa côn trùng nở rộ. Chim sẻ mái đẻ từ 3-5 trứng mỗi lứa; trứng sẽ được ấp trong vòng từ 12-15 ngày. Cả chim bố và chim mẹ cùng nhau chăm sóc trứng và chim con. Chúng đi tìm thức ăn (sâu) và trực tiếp mớm cho sẻ con ăn. Chim sẻ con sau khi được 15 ngày sinh sẽ có thể rời tổ bay lượn bình thường.
Cách chăm sóc cách nuôi chim sẻ
Tránh cho chim uống nước.
Chim non và chim ra ràng chỉ ăn côn trùng do chim bố mẹ mang về, và chúng không uống nước. Nếu bạn cố cho chúng uống, nước có thể tràn vào phổi và khiến chúng bị sặc.
Giữ ấm cho chim.
Đặt một miếng giữ nhiệt ở mức nhiệt thấp trong hộp đựng khăn giấy, phủ vài chiếc khăn giấy lên trên, hoặc dùng một cái bát nhỏ lót khăn giấy bên dưới, đặt bát trên một chai nước nóng, sau đó đặt chú chim vào trong. Bạn cũng có thể dùng đèn treo để giữ ấm cho chim.
Nhiệt độ lý tưởng là từ khoảng 30- 32 độ C.
Không dùng quần áo có chất liệu xù để lót tổ cho chim vì móng và mỏ của chim có thể mắc vào đó.
Đặt tổ ở chỗ tối và yên tĩnh, tránh bị trẻ nhỏ và thú cưng làm phiền.
Giữ mỏ chim sạch sẽ.
Sau khi cho chim ăn, bạn cần lau sạch mỏ và mặt chim bằng khăn ướt dùng một lần hoặc bông gòn ướt. Các chất bẩn trên mỏ có thể khiến chim bị nhiễm vi khuẩn.
Đo sự phát triển của chim.
Bạn có thể dùng cân tiểu ly để đo sự phát triển chung của chim bằng cách cân chim mỗi ngày trước khi cho ăn. Chim non khỏe mạnh sẽ tăng cân mỗi ngày.
Nếu có ý định trả chú chim về môi trường tự nhiên, bạn có thể không cần phải cân đo cho chim, vì càng tiếp xúc nhiều, bạn càng để lại nhiều dấu ấn với nó. Nếu muốn nuôi chú chim như thú cưng, bạn hãy cân thường xuyên để theo dõi sự phát triển.
Cho chim ăn thường xuyên.
Dựa vào tuổi của chim, bạn có thể bón thức ăn trực tiếp cho chim, hoặc nếu chú chim đã đủ lớn và có thể tự ăn, bạn có thể để thức ăn vào một cái bát nông. Bạn cần lưu ý rằng chim non cần khoảng 2 tuần mới có thể tự ăn được.
Nếu chú chim còn rất non và chưa có lông, bạn nên cho nó ăn 30 phút một lần. Với chim lớn hơn, bạn có thể cho ăn 1 đến 2 giờ một lần. Chim sẽ kêu và há miệng khi nó đói và ngừng ăn khi đã no.
Chỉ cho chim uống nước bằng bình nước có van.
Chim non chưa biết cách uống nước từ máng đựng nước nông và có thể sẽ bị đuối nước
Chế độ ăn uống dinh dưỡng của chim sẻ
Chế độ ăn tự nhiên của chim sẻ nhà bao gồm thức ăn khô, chẳng hạn như mầm cây, các loại hạt, và thức ăn tươi, ví dụ như nhện, ốc sên, rệp, sâu bướm, và các loại động vật không xương sống khác. Chim non thường thích ăn thức ăn tươi hơn thức ăn khô.
Lưu ý, không cho chim sẻ nhà non ăn giun đất. Giun đất chứa một chất độc có thể khiến chim tử vong. Thay vào đó, bạn có thể cho chú chim ăn những con dế rất nhỏ (có thể mua ở cửa hàng bán thức ăn cho động vật bò sát).
Hoặc bạn cũng có thể cho chim ăn giòi trắng sạch, bán ở các cửa hàng mồi câu. Lưu ý chỉ cho chim ăn các con giòi có ruột sạch. Vạch đen trong con giòi chính là ruột của chúng, bạn hãy đợi cho đến khi vạch màu đen này biến mất trước khi cho chim ăn.
Bạn cũng có thể cho chim ăn côn trùng khô dành cho các loài bò sát như rồng râu. Bạn có thể tìm mua loại thức ăn này ở các cửa hàng thú cưng.
Nếu chú chim sẻ nhà là chim non chưa ra ràng, bạn chỉ cần cho nó ăn thức ăn của mèo, không cho thêm côn trùng. Các loại côn trùng như ruồi có thể khiến chim non bị táo bón nặng và dẫn đến tử vong.
Lồng nuôi chim sẻ
Muốn nuôi chim sẻ được bạn phải chuẩn bị lồng rộng để chúng sống thoải mái và đầy đủ vật dụng khác như cóng nước, máng ăn nhỏ gọn… Riêng lồng nuôi phải để nơi cao ráo, thoáng mát có nhiều không gian xanh.
Vấn đề sức khỏe của chim sẻ
Nuôi chim sẻ cũng khá vất vả ở chỗ nếu nguồn thức ăn không đảm bảo sạch và an toàn chim rất dễ bị đi ngoài. Vì vậy thức ăn bạn cho chúng cần phải sạch, không ôi thiu, côn trùng phải tươi. Khi chi chim ăn nếu không hết phải dọn sạch chuồng nếu không thức ăn sẽ bị thối chim dễ nhiễm khuẩn và mắc bệnh rồi chết. Thường xuyên tắm và tắm nắng cho chim để tránh các bệnh về lông như xù, ghẻ, rụng…
Khi chim có dấu hiệu yếu và nguy cơ ốm hãy cho chim ăn sâu tươi để nhanh khỏe, sau đó dần dần tách sâu ra và chỉ cho ăn cám. Cần chia nhỏ mỗi bữa ăn của chim để chim được tiêu hóa tốt, không nên cho ăn quá no. Trời lạnh nên tăng cường cho chim ăn mồi tươi như sâu, châu chấu…để chim có đủ sức đề kháng tốt hơn.
Cách huấn luyện chim sẻ
Tránh để lại ấn tượng sâu sắc với chim.
Nếu tiếp xúc với con người quá nhiều, chú chim sẽ tưởng bạn là bố mẹ và không sợ bạn nữa. Điều này gây khó khăn cho việc thả nó về môi trường hoang dã. Nếu có ý định nuôi chú chim đến khi nó đủ khỏe để trở về tự nhiên, bạn cần tránh nhấc và chạm vào nó, đặc biệt là trong khi cho ăn để tránh khiến nó mất bản năng sợ người.
Hãy cố gắng để chú chim không quen với bạn. Nếu quen, chú chim sẽ nghĩ nó là con người giống bạn chứ không phải là chim, do vậy việc trả nó về tự nhiên sẽ rất khó khăn.
Cố gắng không giao tiếp với chim. Bạn cần chăm sóc và cho nó ăn như một “người vô hình”.
Cách nhận biết chim sẻ thuần chủng hay không
Hiện tại chưa có thông tin về cách nhận biết chim sẻ thuần chủng.
Chọn giống lai của chim sẻ trên thị trường
Hiện tại chưa có thồn tin về giống lai của chim sẻ trên thịt trường.
Giá bán chim sẻ bao nhiêu
Gía bán chim sẻ thì thường rất thấp, chỉ giao động trong khoảng từ 5-15k/1con.
Mua chim sẻ ở đâu uy tín tại TPHCM HN
Liên hệ Duys Pets 097.6666.156 Để được tư vấn miễn phí
Chim Họa Mi Hót Hay Không? Ăn Gì? Giá Bao Nhiêu? Bán Ở Đâu?
Chắc hẳn trong suy nghĩ của nhiều người Họa Mi là một trong những giống chịu có giọng hót hay cùng một bộ lông sặc sỡ màu sắc, một giống chim hiền lành nhất trong các loài chim. Tuy nhiên, chỉ khi bạn tận mắt nhìn thấy chúng bạn mới thực sự thất vọng.
Chim Họa Mi tên tiếng anh là nightingale. Về hình dáng bên ngoài Họa Mi chỉ là một chú chim hoàn toàn bình thường với bộ lông vàng nâu cùng với cặp mắt có phần viền trắng tương tự như những chú Vành Khuyên.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà từ xa xưa Chim Họa Mi là một trong những chú chim quý luôn xuất hiện trong những chiếc lồng son được đặt ở các lăng tẩm, cung đình của các vị vua chúa.
Chỉ giới thượng lưu, quý tộc mới đủ khả năng để chơi chim.
Cùng với sự phát triển của xã hội thì ngày nay ai cũng có thể chơi Chim Họa Mi.
Chỉ cần người chủ nhân bỏ chút công sức ra là được.
Hiện nay, trong số các loài chim ở Việt Nam thì Chim Họa Mi được các chuyên gia nhận định là giống chim có giọng hót hay bậc nhất không giống chim nào bì kịp.
Bên cạnh đó, khả năng đấu đá nếu bạn may mắn được chứng kiến một lần thì cũng khó có thể quên được.
Cũng không quá khi nói Chim Họa Mi là một trong những giống chim dữ, vô cùng dữ
Khi gặp một đối thủ xứng tầm chúng sẽ hót cả ngày để đọ giọng với nhau, hót mà như hét vào mặt đối phương.
Chúng chỉ ngừng hót khi đối phương chịu dừng lại. Nếu chim nào lửa nhỏ ắt sẽ bị đè và từ đó sẽ không dám hé mỏ ra hót thêm lần nào nữa.
Dù là người khó tính trong những người khó tính cũng phải công nhận là giọng hót của giống chim này rất hay.
Tùy thuộc vào từng vùng miền mà Chim Họa Mi sẽ có đặc tính sinh sản khác nhau. Tuy nhiên, một mùa sinh sản của họa mi sẽ kéo dài từ 3 tới 4 tháng.
Vậy nên, bạn không nên quá bất ngờ khi Chim Họa Mi Miền Nam sinh sản không cùng thời điểm với Họa Mi miền Bắc.
Vào mỗi mùa, một cặp Họa Mi có thể tạo ra 2-3 thế hệ F1. Lứa này vừa ra thì Chim Họa Mi Mẹ lại cho ra đời lứa sau.
Thời gian ấp trứng của chim Mái rơi vào khoảng 2 tuần và mất thêm 1 tháng nữa để nuôi con.
Mùa giao phối của Chim Họa Mi thường bắt đầu vào tháng 6 tháng 7 Âm.
Nếu chích chòe Lửa thích làm tổ ở những nơi cao ráo, trong các khu vực suối, sông hẻo lánh thì Chim Họa Mi lại hoàn toàn khác.
Chúng thích lựa chọn những nơi thấp nhưng kín đáo để làm tổ. Tuy nhiên, chính vì sự bất cẩn này mà tổ chim Họa Mi luôn luôn bị giới săn chim rình mò, đặt bẫy và lấy trứng chim.
Đặc điểm nhận biết tổ Chim Họa Mi chính là những chặng 3 cây hoặc những vị trí có nhiều cành cây đan chéo lại với nhau tạo nên điểm tựa vững trãi.
Bên cạnh đó, Họa Mi cũng được đánh giá là một trong những loài chim Uyên ương vô cùng thủy chung, Chim trống luôn bên cạnh chim mái, đầu gối tay ấp.
Trong quá trình làm tổ thì cặp Chim Họa Mi này thường cùng nhau tha cây, rác về để làm thành tổ.
Nếu gặp phải kẻ thù, Chim Họa Mi Trống sẵn sàng liều mình để chiến đấu bảo vệ Họa Mi Mái và đàn con.
Thấy chim trống chiến đấu với kẻ thù, Chim mãi cũng tham gia hỗ trợ. Trong trường hợp đối thủ quá mạnh chim mái sẵn sàng bỏ tổ đi theo chim trống.
Bởi vào giai đoạn này Chim Họa Mi thường ủ rũ chỉ đứng một chỗ, không muốn hót hay bay nhả. Phía đáy lồng còn là những cọng lông chim rụng lả tả nữa
Vị trí đầu tiên thay chính là ở khu vực cổ sau sẽ lan xuống thân mình và cuối cùng là phần đuôi và lông cánh.
Trên thực tế việc phân biệt chim Họa Mi trống và mái tương đối đơn giản. Chỉ cần chú ý nhìn một chút là có thể dễ dàng nhận ra được ngay.
+ Chim Họa Mi Trống: bộ lông thường sặc sỡ, đuôi dài, phân mỏ lớn, chân to, hàm bạnh đầu có mào, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng
+ Chim Họa Mi Mái: Hình dáng nhỏ bé, tròn mập, đầu chim tương đối nhỏ, chân mảnh khảnh, lông có phần nhợt nhạt.
Chim Họa Mi Trống tiếng kêu tương đối vang và trong trẻo dễ đi vào lòng người. Còn Họa Mi mái tiếng lại pha chút khàn dân chơi chim lâu năm gọi là tiếng sè sè.
Đó chính là dựa vào phần râu ở mũi chim. Chim Họa Mi Trống thì phần râu sẽ mọc dọc theo phần mỏ chim, còn râu mọc thẳng thì đích thị đó là Chim Họa Mi Mái.
Chim Họa Mi Vốn là giống chim rừng sống chủ yếu ở xứ lạnh. Tại Việt Nam, Chim Họa Mi tập trung chỉ yếu ở các khu vực có núi cao như: Sơn La, La châu,…
Những khu vực vùng núi Phía Bắc có thời tiết mát mẻ.
Tuy nhiên, nếu cho chim ăn lung tung sẽ khiến giọng hót trở nên khàn, và không còn được sáng nữa. Lông chim từ đó cũng bị bạc màu không còn sặc sỡ.
Hiểu một cách đơn giản nên cho Chim Họa Mi ăn các thức ăn có tính hàn sẽ tốt hơn.
Ngoài ra, để thay đổi khẩu phần ăn, bạn cũng nên cho chim ăn thêm cào cào và sâu tươi 1 tuần/ lần.
Hạn chế dùng sâu khô bởi sẽ làm chim khàn tiếng và giọng không còn được vang nữa.
Đặc biệt, xin quý vị lưu ý cần chuẩn bị nước sạch đun sôi để nguội để chim uống. Mỗi ngày nên rửa sạch ca đựng nước và thay nước 1 lần để đảm bảo vệ sinh.
Cho chim họa mi uống mật ong có nên không?
Họa Mi là loài chim rất nhạy cảm với thức ăn lạ. Nếu bạn muốn cho Họa Mi uống mật ong để giọng chúng trong hơn, hót hay hơn, điều đó không có gì sai.
Mật ong sẽ giúp cho âm vực của chim tăng đáng kể.
Bên cạnh đó bạn cũng có thể trộn mật ong vào với cám và rang lên để chúng ăn cho thay đổi khẩu vị
Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá và lựa chọn một chú Chim Họa Mi Tốt như: Giọng hót, vóc dáng và hành vi.
Đồng ý là Họa Mi là một trong những giống chim có giọng hót hay nhưng không phải con nào cũng hót hay cả. Điều này chúng ta cần phải nói rõ với nhau.
Chim hót hay (chú chim siêng hót), giọng hót phải đa dạng, hót được nhiều thể loại cũng như phát ra được nhiều âm thanh khác nhau.
Các nghệ nhân chơi chim thường chọn Chim Họa Mi dựa vào ngũ trường ( 5 bộ phận trên cơ thể chim): Đầu, thân, chân, đuôi, mỏ
– Đầu phải dài: Chứng tỏ đây là chim khôn có khả năng bắt chước các loài chim khác nhanh.
– Thân mình dài: Tượng tự như hình thoi, dáng vẻ bệ vệ, hùng dũng, hiên ngang.
– Chân dài: Toát lên thần thái khi hót.
– Đuôi dài: Họa Mi nên có đuôi dài vừa phải sẽ rất đẹp mắt khi bay nhảy trong lồng.
– Mỏ dài: Mỏ chim nên dài và thẳng
Trên thưc tế không hề có giống Chim Họa Mi Hót hay Họa Mi đá chỉ khác ở điểm chim nào khôn hơn chim nào mà thôi.
Chỉ khi mua về và chăm sóc tại gia một thời gian người chơi chim mới có thể tự phân biệt. Con chim này chỉ để hót và chim này dùng để đá.
Dựa vào đặc tính và tài năng của từng con mà người nuôi sẽ giúp chim phát triển hơn. Rất khó để một chú họa mi chuyên dùng để đá lại chuyển sang đem thi Hót và ngược lại.
Qua nhiều năm chơi chim, tôi nhận ra một nghịch lý rằng. Có khá nhiều anh em chịu chi bỏ một khoản tiền khổng lồ ra để săn bằng được những giống chim quý hiếm cùng chiếc lồng sang trọng.
Thế nhưng lại đặc biệt bất cẩn trong khâu chăm sóc và nuôi dưỡng chim.
Khi đã xác định nuôi chim, người nuôi cần tìm hiểu thật kỹ lưỡng về tập tính, nguồn gốc cũng như sở thích.
Từ đó mới có thể khiến quá trình chăm sóc được cẩn thận và hiệu quả hơn.
Về quá trình nuôi Chim Họa Mi cần chú ý một số điểm sau
Do có xuất gốc từ rừng núi nên lồng Chim Họa Mi thích hợp nhất là đặt ở hướng Đông hoặc Đông Nam bởi ở hướng này thời tiết tương đối mát mẻ.
Nên tắm nắng 1 tuần 2 lần vào các buổi sáng cho chim. Vitamin D trong ánh nắng mặt trời sẽ giúp cho xương chim được chắc khỏe.
Trong tự nhiên Chim cũng giống như gà, gần chiều tối đã lo tìm chỗ ngủ. Có rất nhiều bác có thói quen thức khuya, cho lồng chim vào nhà dưới ánh đèn để ngắm chim.
Việc làm này vô tình khiến Chim Họa Mi bị ngủ muộn từ đó khiến chúng cũng dạy muộn vào sáng hôm sau.
Dẫn đến múi giờ sinh học hằng ngày bị thay đổi, khiến việc hót cũng từ đó mà thưa thớt dần.
Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe cũng như tập cho chim có thói quen tốt bạn nên phủ một lớp vải ngoài lồng và đặt trong khu vực yên tĩnh để chúng có thể chìm vào trong giấc ngủ.
Trên thị thường chim cảnh hiện nay thì Chim Họa Mi Mái bổi có mức giá tương đối cao. Tuy nhiên vẫn chỉ rẻ bằng ¼ so với Chim Họa Mi Trống.
Đặc biệt những giống chim to khỏe, lanh lợi, đẹp mã, hót hay thì mức giá sẽ vô cùng cao.
Những chú chim Họa Mi trên bạn có thể dễ dàng tìm mua tại các chợ chim, diễn đàn chim cảnh trên toàn quốc. Nổi tiếng nhất ở Hà Nội có lẽ phải kể đến shop Vương Quốc Loài Vật
Chốt lại, việc chăm sóc và nuôi dưỡng Chim Họa Mi không hề khó. Cái khó là bạn sẽ giành bao nhiêu thời gian để để tâm và chăm sóc cho chúng.
Giá Bán Chim Chào Mào Là Bao Nhiêu? Mua Chào Mào Ở Đâu Có Giá Tốt?
Giá bán chim chào mào là bao nhiêu tiền? Và nên mua chào mào ở đâu để có giá tốt? Đây chính là hai câu hỏi mà dân mê chim cảnh cả mới lẫn cũ đều thường hỏi. Nếu bạn muốn nuôi chim chào mào trước hết bạn phải tìm hiểu về những vấn đề như cách chọn chim, phân biệt chào mào trống mái, cách chăm sóc chào nào,… Sau đó, bắt đầu đi tìm hiểu xem mua chúng như thế nào.
Giá một con chim chào mào bao nhiêu
Giá của một con chim chào mào sẽ có mức giá khác nhau tùy vào các đặc điểm của chúng. Chim chào mào sẽ được định giá thông qua nết chơi, giọng hót, vẻ đẹp hay kinh nghiệm thi đấu,… Ngoài ra, chúng còn phụ thuộc vào khu vực và vùng miền tổ quốc. sau đây, Dogily sẽ đưa ra bảng giá chim chào mào ở một số vùng miền. Lưu ý giá chim sẽ dao động theo số lượng khan hiếm hoặc theo mùa.
Giá một con chim chào mào tại Hà Nội khoảng tầm … – … đồng/con.
Còn tại TP HCM giá một con chim chào mào cao hơn một chút từ … – … đồng/con.
Ở một số nơi chim chào mào sẽ có giá rất cao như ở khu vực miền Trung. Giá một con chào mào ở đây từ … – … đồng/con.
Những con chim chòa mào nhỏ hay còn non sẽ có giá từ … – … đồng/con.
Chào mào bổi Huế có giá dao động từ … – … đồng/con.
Chim chào mào mồi cứng sẽ có giá từ … – … đồng/con.
Giá của những con chim chào mào yếm khít đã thuần từ hai mùa trở lên dao động từ … – … đồng/con.
Giống chim chào mào Trung Mang sẽ có giá dao động từ … – … đồng/con.
Chim chào mào lân họng bò rất độc, giá của chúng phụ thuộc vào thời gian mà chúng chinh chiến. Chào mào lân họng bò giá dao động từ … – … đồng/con.
Những chú chim chào mào lân tê giác từ hai mùa giá khoảng từ … – … đồng/con.
Chào mào từ hai mùa và có gốc Bình Định giá sẽ từ … – … đồng/con.
Mua chào mào ở đâu giá tốt, uy tín chất lượng
Thông thường khi mua chào mào để có giá tốt và uy tín bạn nên nhờ người quen, bạn bè am hiểu để mua. Làm như thế sẽ tránh được tình trạng mua lầm giá và mua phải chào mào không tốt, không xứng với số tiền mình bỏ ra. Tuy nhiên, bạn cũng có thể đến một số địa điểm sau đây để tìm con chim mà mình ưng ý nhất. Những địa điểm này cũng khá là uy tín trong giới chơi chim.
Bạn có thể đến các chợ chim cảnh ở khu vực Hồ tây, Hoàng Hoa Thám. Tại đây, bắt đầu họp từ ngày mùng 4 âm lịch, sau đó cách 5 ngày lại tiếp tục họp. Các bạn mê chào mào có thể đến đây ngắm và chọn mua chào mào.
Nếu không đủ tin tưởng bạn có thể ghé qua cửa hàng Dogily Petshop cơ sở tại Hà Nội để mua.
Địa chỉ: 209 Đường Nước Phần Lan, Tứ Liên, Tây Hồ, Hà Nội
Hoặc bạn có thể đến Chợ chim cảnh Việt Nam khu vực Phạm Văn Đồng, Gò Vấp. Nơi đây cũng là nơi cung cấp nhiều loại chào mào khác nhau. Có cả lồng chim, thức ăn và những phụ kiện về chim rất hay.
Để đảm bảo bạn mua được môt con chim chào mào chất lượng, hót hay, chơi giỏi. Hãy liên hệ Dogily Petshop nằm ngay trung tâm Quận 1 cũng là nơi cung cấp các giống chim chào mào uy tín, chất lượng. Tại đây, có đa dạng các giống chim và giá cả hợp lý.
Địa chỉ Dogily Petshop: 606/121 đường ba tháng hai, phường 11, quận 10, TPHCM
Nếu bạn ở khu vực Đà Nẵng
Mua chào mào online
Chúc mọi người có thể mua được những chú chào mào ưng ý. Qua đó, giúp anh em thỏa mãn niềm đam mê chào mào của mình.
Chào Mào Bạch Tạng Giá Bao Nhiêu, Ăn Gì, Hót Có Hay Không?
I. Tìm hiểu về loài Chào mào bạch tạng
Chào mào bạch tạng là loài chim đột biến gen có lông màu trắng như tuyết ở toàn bộ thân, chân hồng, mỏ hồng và mắt hồng. Đây được coi là một giống chim vô cùng hiếm trong thiên nhiên nên có rất nhiều người săn tìm. Đặt biệt giá bán của chúng khá đắt, không phải ai cũng có thể dễ dàng sở hữu một chú chào mào bạch tạng để làm thú cưng.
Mặc dù cũng là giống chào mào, nhưng chào mào bạch tạng có cách nuôi và thuần khá khó khăn, kỹ thuật nuôi phức tạp, đặc biệt là những chú chào mào đang trong thời kỳ sinh sản lại càng khó.
II. Chào mào bạch tạng giá bao nhiêu?
Giá bán của những chú chào mào bạch tạng hiện nay rất đắt đỏ bởi đây là giống chim đột biến, có rất ít trong tự nhiên, không phải ai cũng có may mắn sở hữu. Để mua được chú chim quý này, người mua phải bỏ ra một cái giá khá đắt, ít nhất phải khoảng 100 triệu đồng, với những con đẹp, lông bóng mượt chắc khỏe có thể lên tới 200-300 triệu đồng.
Chào mào bạch tạng có giá bán vô cùng đắt đỏIII. Kỹ thuật nuôi chào mào bạch tạng chuẩn nhất
1. Thời gian sinh sản và cách phối giống
Chào mào bạch tạng mái thường bắt cặp và sinh sản từ tháng 11 tới tháng 6 dương lịch năm sau, tuy nhiên cũng có nhiều con đẻ vào thời gian khác. Để phối giống cho chào mào bạch tạng trước tiên bạn nên cho con trống vào, sau đó cho chào mào bạch tạng mái vào, nếu thấy 2 con ve vãn nhau, con đực múa xè thì coi như đã bắt cặp xong.
Để có được không gian nuôi chào mào bạch tạng lý tưởng nhất, bạn nên chọn kích thước lồng rộng khoảng 1m, cao 1,5m, dài 2m. Trong lồng nên bố trí nhiều cây xanh, cầu cho chim nhảy, dưới nền để đất, phía trên cần che mưa và nắng.
Nên đặt lồng hướng về phía Đông để chào mào bạch tạng đón được ánh sáng ban mai và được tắm nắng mỗi ngày. Nên đặt lồng ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, ngoài thiên nhiên, có như vậy tỷ lệ sinh sản của chào mào mới cao.
Để chào mào bạch tạng có môi trường sống lý tưởng bạn nên chọn chiếc lồng có kích thước rộng rãi, thoải máiChế độ dinh dưỡng của chào mào bạch tạng rất cần được quan tâm. Bên cạnh thường xuyên cho ăn cám tổng hợp, bạn cũng cần phải bổ sung thêm trái cây, cào cào, trứng kiến, sâu tươi… luân phiên đều đặn mỗi ngày. Nhớ rằng, trong các loại hoa quả, bạn không nên cho chào mào bạch tạng ăn đu đủ vì chúng sẽ làm tỷ lệ trứng nở thấp, nên bổ sung cam bởi chúng sẽ giúp cho tỷ lệ nở ra chim con được cao hơn.
Chào mào bạch tạng cũng giống như các giống chào mào thông thường khác, chúng rất thích được tắm. Bạn cần thường xuyên cho chúng tắm mát, điều này sẽ giúp chào mào bạch tạng có được cảm giác thư giãn, thoải mái. Ngoài tắm mát, tắm nắng cũng giúp cho chào mào thêm khỏe mạnh, hấp thụ vitamin D.
5. Chế độ chăm sóc chào mào bạch tạng sinh sản
Khi bạn thấy chào mào bạch tạng tha rác để làm tổ thì là lúc chúng chuẩn bị sinh sản. Thời gian này bạn cần phải chuẩn bị cho quá trình đẻ trứng của chúng. Nếu cung cấp thức ăn không đủ và tốt, môi trường sống thuận lợi thì chim sẽ không sinh sản. Bạn cần chuẩn bị tổ đẻ cho chúng, đảm bảo đủ ấm, đủ an toàn để chúng ấp như rơm, rạ, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô…
Thường một con chào mào bạch tạng sẽ có thể sinh sản được 3 quả trứng, cũng có khi 5 quả. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho chào mào bạn nên bổ sung nhiều mồi tươi, vitamin C, chất đạm để chim được khỏe mạnh.
Đến khi chào mào trống và mái thay nhau ấp thì cần luôn giữ nhiệt độ để cho trứng nở, thời gian nở sẽ là khoảng 2 tuần, tùy vào thời tiết có thể nhanh hay hoặc chậm 1-2 ngày. Sau khoảng 14 ngày ấp trứng thì chú chim non sẽ ra đời.
Tuy là một loài ăn hoa quả là chủ yếu, nhưng khi chào mào bạch tạng còn non chúng sẽ chỉ ăn côn trùng và sâu bọ. Khi chim non đã có đủ lông cơ bản đã có thể theo mẹ, bạn cũng không nên bắt chim con trong giai đoạn này, vì như thế xương sẽ bị yếu. Tốt nhất bạn nên để cho chào mào bố mẹ dạy cách học bay. Nhớ rằng trong quá trình chăm sóc chim non bạn không nên rình xem tổ quá lâu, như vậy sẽ khiến chào mào bạch tạng cảm thấy khó chịu và có thể thả rơi chim non.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Sẻ Hót Có Hay Không, Giá Bao Nhiêu, Mua Ở Đâu trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!