Bạn đang xem bài viết Chim Khuyên Ăn Gì Để Hót Hay, Khỏe Mạnh? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Giới thiệu về chim khuyênChim khuyên có tên gọi khác là chim vành khuyên. Đây là một loài chim có nguồn gốc từ Châu Phi. Loài chim này có họ gần với họ chim Sẻ, chúng phân bố nhiều ở các hòn đảo Ấn Độ Dương.
Thân hình của chim khuyên khá nhỏ bé, chỉ tương đồng với loài chim sâu. Mặc dù kích thước không to nhưng chúng có đôi chân rất chắc chắn.
Đầu của chim tròn, đôi mắt hơi xếch, bao quanh mắt một vòng tròn có màu trắng. Đây gần như là điểm phân biệt của loài chim này đối với những giống chim còn lại.
Mặc dù giọng hót của chim khuyên không riêng biệt như họa mi nhưng giọng hót của vành khuyên cũng được đánh giá là hay và lảnh lót. Đặc biệt, loài chim này cũng có biệt tài bắt chước tiếng người rất giỏi.
Chim khuyên là loài chim được rất nhiều người yêu thích và nuôi dưỡng nhiều tại nhàTrong quá trình nuôi dưỡng, bạn cần phải biết chim khuyên ăn gì? Do đặc điểm của vành khuyên là loài chim ăn côn trùng nên trong quá trình nuôi dưỡng bạn cần cho chúng ăn cào cào non. Bên cạnh đó bạn cũng có thể cho chúng ăn cám đậu xanh.
Cách làm cám đậu xanh không hề khó. Bạn cho nước vào 100g đậu xanh loại tốt, ngâm trong 2h. Xả sạch hết nước bụi bẩn và phơi khô. Bạn cũng có thể phơi nắng hoặc sấy khô. Sau đó bạn sẽ dùng máy xay nhuyễn bột đậu rồi trộn với 6 lòng đỏ trứng gà và trứng vịt, sau đó thêm một muỗng cafe đường trắng và tiếp tục phơi hoặc sấy khô. Khi bột khô bạn xay nhuyễn và bỏ vào hộp kín để bảo quản.
Để khuyên được khỏe mạnh chế độ dinh dưỡng là vô cùng quan trọngBên cạnh đó bạn cũng cần cho chim khuyên ăn hoa quả và trái cây. Một số loại quả mà vành khuyên rất thích ăn như:
Cam: Giúp vành khuyên giải nhiệt, bổ sung vitamin C
Cà chua: Giúp chim có bộ lông màu và đẹp.
Dưa leo: Giúp chim giải nhiệt, cung cấp thêm nước
Cà rốt: Giúp lông chim lên màu đẹp
Chuối Tây: Tốt cho hệ tiêu hóa của chim.
3. Chế độ dinh dưỡng cho khuyên qua các thời kỳ phát triểnĐây là thời điểm mà chim khuyên cần có nhu cầu dinh dưỡng cao. Tăng cường năng lượng nên bạn cần phải chú trọng bổ sung dưỡng chất cho chim. Bạn cho chim ăn cám đậu xanh, cào cào, nhộng. Tăng cường thêm nhiều loại hoa quả và rau ranh.
Sau khoảng một tháng thay lông, chim khuyên sẽ bước vào thời kỳ căng lửa. Bạn cũng cho chim ăn đủ dưỡng chất nhưng không cần cầu kỳ như thời kỳ thay lông.
Đây là thời điểm khó nuôi nhất. Chim khi căng lửa sẽ tiêu hao nhiều năng lượng để chúng hót. Do đó, bạn cần phải bổ sung cho chúng thức ăn đầy đủ, cả thức ăn tươi, dạng bột và hoa quả tươi.
Thời điểm chim khuyên căng lửa bạn cần phải đặc biệt đến chế độ dinh dưỡng 4. Những lưu ý khi cho vành khuyên ăn
Nếu thấy chim khuyên nhảy nhiều trong lồng, bạn cần cho chúng ăn cam, tuy nhiên cũng không được quá 2 lần 1 tuần.
Tuyệt đối không cho chim ăn cam vào mùa đông vì sẽ khiến cho chúng bị hạ lửa.
Bổ sung thêm mồi tươi cho khuyên như dế, cào cào, châu chấu khi môi trường sống bị hạ nhiệt độ.
Mùa hè không cho khuyên ăn chuối đã chín nẫu vì sẽ khiến chim bị đi ngoài.
Cho Chim Sơn Ca Ăn Gì Để Hót Hay, Khỏe Mạnh?
Chim sơn ca ăn gì để phát triển tốt
Ngoài thiên nhiên chim sơn ca thường ăn các loại côn trùng như sâu bọ, dế, gián và các hạt thực vật khô trên mặt đất. Còn đối với những chú chim sơn ca nuôi trong lồng, bạn nên cung cấp các loại thức ăn cho chúng từ cám cò, cám gà, cám trứng.. Để chim sơn ca luôn khỏe mạnh, bạn nên chọn một loại cám ổn định và đầy đủ dinh dưỡng để bổ sung cho chúng thường xuyên.
Việc cho ăn sâu tươi, dế quá nhiều và cám quá chất có thể sẽ không có lợi cho chim sơn ca, bởi vì điều này có thể gây tác hại và khiến chim rất dễ chết.
Việc lựa chọn loại cám cũng vô cùng quan trọng, bạn nên ưu tiên lựa chọn loại có thành phần giàu chất xơ để giúp chim được tiêu hóa tốt.
Chăm sóc chim sơn ca như thế nào để phát triển tốt– Về cách tắm cho chim sơn ca
Loài chim này không tắm bằng nước mà tắm bằng cát, vậy nên bạn cần thay cát mỗi tuần một lần cho chúng. Tối thiểu nhất khoảng 2 tuần/1 lần, cát sử dụng cho chim tắm là loại cát mịn và cần thây thường xuyên để chim không bị rận.
– Lưu ý về cách huấn luyện chim sơn ca
Để có được một chú chim sơn ca hót hay đòi hỏi bạn phải trải qua một quá trình nuôi, chăm sóc, huấn luyện một cách rất kì công. Chim sơn ca phải trải qua 1 kỳ thay lông, 1 lần thay lồng và đến vài tháng chim mới bắt đầu hót. Do vậy, để có thể chọn được một chú chim sơn ca hót hay, bạn nên nuôi khoảng mười chú chim non về nuôi và huấn luyện cùng một lúc, để có thể lựa được chú chim tốt nhất và hot hay nhất.
Những lưu ý cần biết khi chăm sóc chim sơn ca– Lựa chọn cám cho chim
Chim sơn ca thường hay bị đi ngoài, nguyên nhân chủ yếu là do có thể cám bị mốc vì trời mưa hoặc để những nơi không khô thoáng. Cũng có khi cám có quá nhiều chất đạm, ăn quá nhiều mồi tươi chim không tiêu hóa hết. Do vậy, bạn cần chú ý đến cám, để cám ở những nơi khô thoáng, tránh ẩm mốc.
– Lưu ý để chim sơn ca không bị thiếu chất
Chim sơn ca cũng có thể hay bị kén mép sưng, xuất hiện một cục nhỏ như mụn trứng cá, đây chính là dấu hiệu của sự thiếu chất. Lúc này, bạn cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho chim sơn ca như vitamin A có trong dầu cá.
Chia Sẻ Cách Nuôi Chim Vành Khuyên Khỏe Mạnh Hót Hay
Hướng dẫn cách nuôi chim vành khuyên Cách thuần hóa chim vành khuyên bổi
Cũng như các loại chim rừng khác, chim khuyên ở rừng mới bắt về rất nhát, chúng cũng bay nhảy để tìm kế thoát thân.
Vài ngày sau ta lại châm thêm cào cào, thay nửa trái chuối tẩm đậu xanh khác…Dần dần, khi chim đã dạn, ta hé áo lồng ra, nếu thấy chim ăn được bột thì ta bớt chuối…
Xin lưu ý chim khuyên bổi vẫn thích tắm, vì vậy, ta vẫn cho chim tắm hàng ngày. Ðôi khi nhờ vào sự tắm táp ðó sẽ giúp cho chim thích nghi với môi trường sống mới, chim mau dạn và mau biết ăn thức ăn mới…
Chim bổi không hót cũng không líu, chúng chỉ thường kêu những tiếng ” chip! chíp!”, nên hiểu là chúng sợ hãi và bất ổn tinh thần.
Nuôi vài ba tháng, có khi đến năm sáu tháng ta mới bắt đầu nghe chim “nói chuyện”, nghĩa là hót rỉ rả với nhiều âm điệu líu lo, đó là thời kỳ chim đã thuần hóa rồi.
Thức ăn của chim khuyên: Sống ở ngoài trời, chim khuyên ăn sâu bọ và trái cây chín ngọt, chuối là món ăn khoái khẩu nhất của chúng. Nhưng bắt nhốt vào lồng, ta phải tập cho chim ăn thức ăn mới, vừa bổ dưỡng cho chim, vừa tiện lợi cho mình.
Nghệ nhân thường tập cho khuyên ăn những thức ăn sau đây– Cào cào non. – Bột đậu xanh trộn trứng. – thỉnh thoảng cho ăn thêm chuối.
Cào cào non là món ăn không thể thiếu hàng ngày, khoảng 10-20 con là đủ, số cào cào này thường được nhốt vào một chiếc lồng nhỏ đặc biệt có bạn tại các tiệm bán lồng chim. Chiếc lồng nhỏ này được gắn vào phía trong lồng khuyên, chim cứ dùng mỏ gắp từng con cào cào ra mà ăn.
Về bột đậu xanh trộn trứng thì chế biến như sau– Lấy 100g đậu xanh loại tốt ngâm nước trong 2h, vớt ra đãi vó sạch rồi hấp chín, sau đó đem phơi khô. Ðậu khô thì đem xay nhuyễn, trộn vào bột 6 lòng đỏ trứng gả ( hay trứng vịt) và một muổng cafe đường cảt trắng. Trộn xong ta đem phơi nắng thật khô, hoặc bắc chảo lên sấy trên lửa liu riu, nhớ đảo bôt đều tay bằng cái muỗng lớn, cho đến lúc bột tơi ra. Hoặc nếu cần, sau đó lại xay nhuyễn lại. Xong ta trút bột này vào hộp đậy kín để cho chim ăn dần.
Một điều hết sức lưu ý: Ðó là việc cám cho khuyên ăn các bạn nhớ chỉ cho đúng một loại trong suốt thời gian nuôi chim, chỉ thay đổi chế độ dinh dưỡng trong từng thời kỳ của chim. Tránh việc đổi cám sẽ làm chim bị suy dẫn đến thay lông bất thường, bỏ líu, nặng hơn chim có thể bỏ ăn và chết.
Lồng chim và cách chăm sóc: Người ta nuôi chim vành khuyên trong những chiếc lồng nhỏ. Lồng này thường làm nan nhỏ và khít hơn lồng nhốt chích chòe và họa my. Nói một cách khác, những nơi làm lồng đã đặc chế ra một loại lồng nhỏ dành riêng cho chim khuyên.
Lồng nuôi chim vành khuyên thường thì xinh xắn, nan lồng nhỏ nên nhìn con chim nhốt bên trong rất rõ ràng.
Bình thường thì việc chăm sóc cho chim khuyên không có gì đáng quan tâm: nước và thức ăn đầy đủ là được Cũng như đối với các loại chim khác, mỗi lần cho chim tắm(phải sang lồng tắm) thì chúng ta lo làm vệ sinh lồng chim cho sạch sẽ. tắm xong ta cho chim sang lồng rồi tìm chỗ mát mà treo.
Chăm sóc vành khuyên thay lôngÐối với những con chim tới thời kỳ thay lông, thì ta phải để tâm chăm sóc kỹ hơn. Chim thay lông thì có hiện tượng lông vương vãi ở đấy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Nhờ vào cách thay lông đó, nên trong thiên nhiên, chim vẫn bay đi kiếm ăn được.Tuy nhiên trong thời gian thay lông chim bị suy yếu về sức khoẻ, do đó ta phải cho chim ăn cào cào nhiều hơn ngày thường, để giữ cho chim được mập mạnh. Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài.
Trong thời gian chim khuyên thay lông, ta nên treo chim vào nơi yên tĩnh, thường xuyên trùm kín áo lồng, để chim tĩnh dưỡng, và cũng để tránh gió độc. Việc cho khuyên tắm trong thời gian thay lông vẫn bình thường, không sao cả.
Ðiều chắc quý vị cũng thừa biết là trong suốt thời gian chim thay lông, chim sẽ không hót vì…”mất lửa”. Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, “lửa” đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.
Nhân nói về lông, cũng xin nói thêm là có loại dày lông có loại mỏng lông, vì con khuyên mỏng lông trông gọn gàng hơn, còn con dày lông thì trông có vẻ sồ sề một tí. Thức tế cũng cho thấy, con mỏng lông sung hơn con dày lông.
Trong phần chăm sóc chim cũng không thể không bàn đến việc…luyện giọng cho chim. Các nghệ nhận thường treo chim mình gần các lồng chim lạ, trước hết là để chim sung ơn, thích “líu” hơn, và bắt chước giọng chim khác mà líu hay hơn.
Ðiều cần là nên cáp hai con có cùng độ sung như nhau, nếu chim yếu lửa mà treo gần chim mạnh lửa thì chim yếu sẽ sợ sệt và không giám líu và có khi là “rớt” luôn. Vì như chúng ta đã biết, giọng hót của chim, dù là loại chim gì, cũng được coi là sự biểu dưỡng sức mạnh, để giữ gìn lãnh địa của mình, và để rủ rê chim mái.
Chim Họa Mi Ăn Gì Tốt, Đủ Chất Giúp Chim Hót Hay, Khỏe Mạnh
1. Tìm hiểu về loài chim họa mi
Chim họa mi là loài có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dã. Chúng được tìm thấy rất nhiều ở các khu rừng rậm nhiệt đới, những nơi có khí hậu mát mẻ, trong lành. Tại Việt Nam chim họa mi tập trung chủ yếu ở vùng núi Phía Bắc.
Họa mi là giống chim không chỉ đẹp mà còn hót rất hayVề ngoại hình, chim họa mi có hình dáng nhỏ nhắn, đôi mắt đen tròn sáng. Viền mắt họa mi có nhiều màu như xám bạc, xám xám hoặc ánh lên nên nhìn trông rất ấn tượng. Lông của họa mi sẽ tùy vào địa lý nơi mà chúng sinh sống. Chẳng hạn như chim họa mi ở miền Nam thường có lông màu nâu đất, còn họa mi ở miền Bắc thường có màu hung đỏ.
Về tính cách, họa mi là loài chim khá là nhút nhát, rụt rè. Để những chú chim nuôi ở nhà hót hay và thuần thục phải mất một thời gian dài. Trong đó việc tạo cho chim một môi trường hài hòa và gần gũi với thiên nhiên rất quan trọng.
2. Chim họa mi ăn gì tốt nhất?Chế độ dinh dưỡng là một yêu cầu vô cùng quan trọng trong quá trình chăm sóc nuôi chim họa mi. Thức ăn dành cho chim họa mi sẽ được chia ra làm nhiều giai đoạn.
Thức ăn của họa mi cần phải thay đổi theo từng giai đoạn phát triểnGiai đoạn đầu: Khi mới nuôi những chú chim non cần được chăm sóc hết sức cẩn thận. Vì là giống chim khá rụt rè nên quá trình chăm sóc của bạn phải kỹ lưỡng, lựa chọn nguồn thức ăn tự nhiên như cào cào, trứng kiến… những thực phẩm này sẽ giúp chim họa mi ăn ngon và dễ hấp thụ cũng như tiêu hóa.
Giai đoạn trưởng thành: Sau thời gian thích nghi và trưởng thành, chim họa mi sẽ có được thể trạng tốt, cứng cáp hơn rất nhiều. Do đó, ở thời điểm này bạn cần thay đổi đa dạng chế độ dinh dưỡng cho chim. Chú trọng bổ sung những thực phẩm có nhiều vitamin A, A13 và vitamin D… Bổ sung axit photphoric, canxi, natri để cân bằng dinh dưỡng phát triển cho chim họa mi. Tuy nhiên, bạn hạn chế bổ sung sắt cho chim vì sẽ làm ảnh hưởng tới giọng hót.
Ngoài ra, Yêu Chim cũng chia sẻ tới bạn một công thức làm cám trộn trứng cho chim họa mi. Đây là thức ăn mà chim họa mi rất yêu thích, bạn hãy lưu lại công thức ngay và thực hiện.
Nguyên liệu chuẩn bị
250g cám gạo
4-5 quả trứng
1 thìa cafe đường trắng
2 thìa cafe bột xương
Cách làm
Bạn cho chảo lên bếp, khi chảo nóng bạn cho cám vào rang tới khi ngả vàng
Sau đó tắt bếp, đập trứng và thêm bột xương, đường trắng vào rồi đảo đều tay. Sau đó bạn mang hỗn hợp ra phơi nắng. Trường hợp không có nắng to bạn có cho lên bếp đảo tiếp đến khi không còn bết dính nữa là được.
Cám trộn trứng là món ăn mà chim họa mi rất yêu thíchSau khi đã biết được chim họa mi ăn gì bạn hãy chủ động chuẩn bị thức ăn cho chim để quá trình chăm sóc đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng, họa mi có khẩu phần ăn khá ít, không nên cho ăn quá nhiều. Chỉ cho chim ăn lượng thức ăn vừa đủ, tráng lãng phí, vương vãi gây mất vệ sinh và gây bệnh cho chim.
Ngoài thức ăn, bạn cũng cần bổ sung nước uống đầy đủ và tinh khiết mỗi ngày cho chim
Thường xuyên bổ sung thêm chất đạm từ côn trùng tươi sống, thịt động vật để chim luôn khỏe mạnh và hót hay
Tuyệt đối không cho chim ăn thực phẩm không tốt, dập nát, hôi thối
Không dùng các loại thức ăn tổng hợp dành cho động vật khác như cám gà vì rất dễ làm cho chim bị tiêu chảy
Không đột ngột thay đổi thức ăn của chim, vì như thế sẽ khiến cho chim bỏ ăn, ốm.
Ngoài thức ăn, nguồn nước cung cấp cho chim cũng phải luôn đảm bảo. Cho chim uống nước sạch, không lẫn tạp chất hay đồ ăn thừa. Có như vậy chim mới khỏe mạnh, sinh trưởng tốt.
4. Cách chăm sóc chim họa mi tốt nhấtNgoài quan tâm tới vấn đề cho chim họa mi ăn gì để hót hay và khỏe mạnh, bạn cũng cần phải quan tâm tới chế độ chăm sóc hằng ngày.
Đầu tiên, lồng chim họa mi cần phải có màn che phủ vào những lúc trời nắng, mưa. Treo lồng chim ở những vị trí yên tĩnh, cung cấp thức ăn và nước uống đầy đủ cho chim mỗi ngày.
Thường xuyên tắm rửa vệ sinh cho chim để chúng thấy được yêu thương và gần gũi
Nếu là họa mi đực bạn nên nuôi thêm một chú họa mi mái và đặt ở gần. Như vậy chúng sẽ kích thích nhau hót nhiều hơn.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Vành Khuyên Khỏe Mạnh Líu Hay
Chim Vành khuyên là một trong những loài chim cảnh được ưa thích nhất hiện nay bởi tập tính nhảy nhót cũng như giọng líu vô cùng điệu nghệ. Ngoài tự nhiên, thức ăn chủ yếu của chim vành khuyên là sâu bọ, quả chín và mật hoa rừng. Tuy nhiên, khi được thuần hóa, nuôi nhốt trong lồng thì tập tính đó cũng như điều kiện sống bị thay đổi, nếu chúng ta không nắm chắc các kỹ thuật nuôi nhốt chim vành khuyên rất có thể sẽ làm chim chết hoặc ốm yếu, không chịu hót.
Sau khi bẫy ở trên rừng về là giai đoạn thuần hóa chim. Do tập tính của chim vành khuyên là thích ăn hoa quả và sâu bọ, tuy nhiên khi nuôi nhốt chúng ta không có đủ điều kiện để cho chim ăn những thức ăn đó. Vì vậy, chúng ta phải cho khuyên ăn thêm cám và cách vào cám cho cho chim cũng là kỹ thuật căn bản đầu tiên.
Chế độ ăn uống khi chim khuyên xuống lôngTrong giai đoạn chim khuyên xuống lông, chúng khá yếu và ăn ít, bởi vậy điều cần thiết lúc này là làm sao để chim ăn nhiều hơn, tăng sức đề kháng cũng như bệnh tật. Trong giai đoạn này bạn cần:
Kích thích chim vành khuyên ăn bằng các loại thức ăn ưa thích trong tự nhiên của chúng như hoa quả, sâu bọ ( bạn có thể mua sâu ở những cửa hàng chim cảnh), như vậy chim sẽ ăn nhiều hơn.
Giai đoạn này cũng là thời kỳ mà chim dễ đổ bệnh và bị cảm lạnh nhất, do đó nên để chim ở những nơi cao ráo, thoáng mát, nên trùm lồng chim lại, hạn chế tắm để phòng tránh gió máy.
Lưu ý: Giai đoạn này do thức ăn đa phần là sâu bọ cũng như hoa quả nên bạn nên cho chim ăn ít, làm nhiều lần trên ngày, tránh để thức ăn thừa dễ thu hút kiến, gián cũng như bốc mùi hôi không tốt cho sức khỏe của chim vành khuyên.
Kỹ thuật nuôi chim khuyên trong thời kỳ thay lôngChim khuyên trong thời kỳ thay lông cần được chăm sóc đặc biệt, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu để chúng đảm bảo sức khỏe cũng như sự chuẩn bị tốt nhất cho các giai đoạn sau. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên trong thời kỳ này như sau:
Lựa chọn thức ăn cám có tỷ lệ trứng cao ( cám đậu xanh), giúp chim khuyên có sức khỏe tốt nhất.
Lựa chọn các hoa quả có màu sắc sặc sỡ như đu đủ, táo hoặc cà rốt hấp sẽ giúp chim có màu lông tuyệt vời hơn.
Vào thời điểm này chúng ta cũng tăng cường cho chim khuyên tắm nắng và tắm nước tăng lên 3-5lần/ tuần.
Khi chim lên lông trở lại các lông ống chim đã bắn hết có nghĩa là chim đã hết thời kỳ thay lông và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn có lửa.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim khuyên giai đoạn chưa lên lửaTrong giai đoạn này, chim đã lên lửa nhưng vẫn chưa căng, hang. Do đó, chúng ta cần thiết phải bổ sung các thức ăn có tính nóng như bột tép, bột sâu khô, lưu ý các thức ăn này nên cho theo tỷ lệ nhất đinh, không được quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng nóng trong và sâu chân lông.
Hoa quả là thức ăn ưa thích của chim khuyên, tuy nhiên đa phần các loại hoa quả lại có tính ngọt, giải nhiệt. Nên chúng ta hạn chế cho chim ăn hoa quả, có thể cắt hoàn toàn vì giai đoạn này đang tập trung cho chim căng. Tới khi nào chú khuyên của chúng ta bắt đầu cất những tiếng líu đầu tiên tức là chúng ta đã thành công bước đầu và chuẩn bị chuyển sang giai đoạn khuyên lên lửa.
Chế độ nuôi và chăm sóc khi chim khuyên căng lửaTrong giai đoạn này nên tiếp tục duy trì thực đơn của giai đoạn trước, không nên thay đổi cám một cách đột ngột. Bạn cũng có thể bổ sung thêm hoa quả, các thức ăn tươi như sâu, cào cào, châu chấu. Lưu ý: Không nên dùng cám kích lửa, nó giúp chim lên lửa nhanh nhưng lại ảnh hưởng cực kỳ tới sức khỏe của chim. Nên nuôi chim lên lửa một cách tự nhiên là cách bền vững cả về thể trạng lẫn tiếng hót của chim.
Thời gian thi đấu không nên quá dày, chỉ 2,3 lần trên tuần. Trước khi lên giàn thi đấu nên cho chim lại gần để làm quen, dần dần mới cho chim thi đấu.
Không nên lựa chọn đối thủ quá máu lửa, dễ gây cho khuyên sợ hãi bởi chưa quen hoặc chưa căng lửa ảnh hưởng về sau sẽ rất khó chữa.
Kỹ Thuật Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh Hót Hay
Chim Chào mào là một loài chim phổ biến ở châu Á, thích sống nơi có nhiều vườn, cây cối. Với sở thích ăn trái cây chín và sâu bọ thì quả là một giống chim dễ nuôi.
Cách lựa chọn chim Chào mào
Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, điệu bộ lanh lẹ. Cặp chân phải to, dài, thân hình cũng phải dài, vai nở nang, ngực ưỡn ra có lằn giữa ngực thì thường phổi to giọng chim vang. Nên nhớ những chú chim Chào mào có miệng mỏng, ngắn mới siêng hót.
Chim tốt thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ. Yếm màu đen đậm cùng màu với mào càng dày càng tốt. Má phồng đều nhau vệt ngăn hai bên má rõ ràng. Hầu to phồng căng thì chim hót to và hay. Lưng hơi gù lưng tôm, cặp cánh gọn, lông cánh không xù ép sát vào mình không đan chéo nhau. Đùi to cẳng dài móng nhọn và cong đều. Đuôi dài và xếp gọn thành 1 cọng.
Chọn lồng cho chim chào mào không nên quá cầu kỳ quá, chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim có thể nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì nếu nuôi lồng hẹp quá chim sẽ không được vận động tốt, dẫn đến cặp chân yếu đi, đặc biệt khi nuôi từ chim con.
Hay khi chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì lúc đó loại này đã dạn. Bạn không nên dùng lồng nhỏ để nuôi vì tuổi của chim con đang phát triển, nếu không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động không hợp lý thì chim sẽ yếu đi.
Địa điểm đặt lồng chim
Bạn nên treo lồng chim cạnh cửa ra vào. Vì đây là nơi có nhiều ánh sáng để chim chào mào mạnh dạn hơn, tiếp xúc với những người xung quanh nhiều hơn, tránh việc đặt lồng chim ở những nơi thiếu ánh sáng.
Kỹ thuật nuôi chim Chào mào
Đối với chim bổi mới bắt về, để chim hết nhát cần vài tháng để trấn an nên đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn trong kỹ thuật nuôi. Ban đầu cần chùm kín lồng, tránh tiếp xúc nhiều nhưng phải để hé 1 khe nhỏ để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi khi chim đã dần thích nghi.
Sau vài tháng nuôi nhốt thì bắt đầu cho chim làm quen với môi trường mới. Bạn cần cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách tắm cho chim, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào. Bạn phải làm cho nó hiểu là mỗi khi bạn đến gần là chỉ để cho ăn, dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng khi thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ.
Bạn cũng cần lưu ý khi tắm cho chim cần thì ngày nào cũng nên cho chim tắm, nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa Đông 1 tuần tắm 1 đến 2 lần và nhớ pha thêm nước ấm. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.
Chọn thức ăn cho chim:
Chào mào là loại chim dễ nuôi, chúng ăn thức ăn đa dạng. Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào ăn là chuối, táo, đu đủ, bơ mướp khía, cà chua, xoài, cam…Những loại trái cây này cũng cần luân phiên thay đổi cho chim, vì mỗi loại chứa vitamin và các hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim của bạn luôn khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm là sẽ hót rất hay.
Chế độ chăm sóc và huấn luyện cho chim chào mào hàng ngày
Thay đổi thức ăn, tắm nắng, hay tắm nước, tập dợt, bạn nên đem chim đến những câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức để chim có dịp “học hỏi” những âm điệu của các giống chim khác mà tích lũy cho giọng hót trầm bổng của mình. Được đến các tụ điểm chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, chúng sung sức lên, về nhà sẽ hót mãi…
Như vậy bạn nên lưu ý việc quan trọng khi đưa chim chào mào đi cội lúc chim còn nhát là bạn phải trùm áo lồng; Loại áo này phải thật khít với lồng vì thời gian đầu chở đi chim sẽ hoảng và bay loạn xạ; Bạn cũng nên soi lồng, và nếu không trùm áo lồng loại khít thì chim rất dễ bị toét đầu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Khuyên Ăn Gì Để Hót Hay, Khỏe Mạnh? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!