Xu Hướng 3/2023 # Chim Khướu Và 10+ Hữu Ích Cho Người Tập Nuôi # Top 12 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chim Khướu Và 10+ Thông Tin Hữu Ích Cho Người Tập Nuôi # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Chim Khướu Và 10+ Hữu Ích Cho Người Tập Nuôi được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chim khướu thuộc bộ Sẻ, là giống chim siêng hót, dạn người, hót được nhiều giọng và giọng hót vang, to, khỏe. Ngày nay, khướu là một trong những giống chim cảnh được quan tâm tìm nuôi và chăm sóc nhiều nhất.

Chim khướu được xếp vào loài đặc hữu Việt Nam, phân bố nhiều nhất tại các tỉnh miền Trung như Quảng Bình, Quảng Trị, Lâm Đồng và Nam Trung Bộ.

Phần lớn loài khướu sống thành đàn nhỏ trong các tầng cây bụi, dưới tán rừng, gần khe suối hay nơi nào có nước chảy và sống theo hình thức định cư.

Chim khướu đa dạng về kích cỡ (có thể nhỏ hoặc trung bình), đầu nhỏ và dài, mình dài, dáng thanh mảnh.

Mỏ thon, dài; hàm vừa phải; đuôi dài, to bản

Bộ lông mềm, mượt, dày và xốp, màu xỉn

Cánh tròn; chân thon, khỏe và cao; yếm đen, lan dài xuống ngực.

Chim khướu có thể di chuyển thành thục trên mặt đất và trên cành cây

Dựa vào màu sắc, người ta phân chim khướu ra thành 3 loại:

Khướu ô: còn gọi là khướu mun, toàn thân có màu xám đen, lông bóng mượt; trên đầu lớt phớt vài cọng lông màu trắng, dưới hầu đen mun, chân đen, mỏ đen, ức đen lan xuống lồng ngực

Khướu ô lờ: lông đen, bên má có màu bạc

Khướu bạc má: lông đen hoặc xanh, hai bên má có đốm màu trắng

Ngoài ra, chim khướu còn được phân loại theo mục đích chơi, gồm: chim khướu hót và chim khướu đá

Đừng bỏ qua: Chào mào – “đệ nhất chim cảnh” dễ nuôi và dễ thuần

Chim khướu trống siêng hót, hót nhiều điệu, hót vang và to, chim khướu mái kêu nhỏ, phát ra tiếng “rò, rò,…”, âm cuối kéo dài, không hót hoặc hót rất nhỏ

Chim khướu trống hót nhiều điệu và nhiều tiếng hơn, tiếng vang xa hơn chim khướu mái

Chim khướu trống có chùm lông ở gần mũi rậm, mọc dài, nhô lên cao trong khi chim khướu mái lại có chùm lông gần mũi nhỏ hơn, mọc thấp và thưa.

Chim khướu trống có vệt đen ở đuôi mắt lớn bản, dài, kéo dài về phía sau và phần cuối hơi nhọn; trong khi chim khướu mái có vệt đen ở phần đuôi mắt ít nhọn hơn, lại có phần mọc hơi vuông góc

Chim khướu bổi cần chim bố mẹ đút móm thức ăn hoặc người nuôi đút mồi, vì lúc này chúng chưa ra ràng, chưa đủ trí khôn để nhận biết mồi (thức ăn). Giai đoạn này, chim khướu bổi chỉ ăn chuối và cào cào.

Khoảng 6 tuần tuổi, chim khướu sẽ biết bay nhảy và khoảng 2 tháng tuổi, nó sẽ bắt đầu tập hót, 4 tháng tuổi sẽ quen chỗ ở và nửa năm sẽ hoàn toàn thuần thục.

Chim trưởng thành cần được nuôi trong lồng kín có để sẵn nước và thức ăn (sâu, chuối chín). Lồng chim nên treo nơi thanh vắng, cứ vài ba hôm thay thức ăn một lần.

Lồng nuôi chim khướu nên là lồng tre, lồng may có đường kính khoảng 40 cm, cao khoảng 60-80 cm, cầu lớn bằng ngón tay và đảm bảo chắc chắn để khướu đứng vững vàng.

Chim khướu rất thích tắm, vì vậy cần tắm cho chim thường xuyên, khoảng vài ba ngày tắm cho chim một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 15 phút. Tuy nhiên, nên lưu ý sưởi ấm cho chim ngay sau đó để tránh chim bị bệnh. Ngoài ra, chim khướu cũng cần được tắm nắng thường xuyên và đều đặn.

Chim khướu thường đẻ vào mùa hè, khoảng từ tháng 4 đến tháng 6 hàng năm, mỗi lần để được khoảng từ 3-5 trứng. Tổ hình chén hoặc có mái che, được làm trên các cành cây cao trên lưng chừng núi.

Trứng được chim khướu mái ấp trong khoảng 15 ngày thì nở. Chim khướu non ban đầu không thể nhận ra mồi, phải nhờ chim khướu bố và mẹ đút móm. Chim được 45 ngày tuổi thì có thể tự đi kiếm ăn; từ 4-5 tháng tuổi thì bắt đầu thay lông và trưởng thành, có thể tập hót.

Chim khướu có thể nuôi theo hình thức nuôi thả, chỉ cần nuôi cho quen chỗ ở (thường vài mùa) là có thể thả khướu ra vườn cho chúng bay nhảy tự do mà không sợ mất.

Chim khướu ăn đủ no sẽ rất sung, hót nhiều; ngược lại khi đói khát, chim sẽ suy, mệt mỏi và hót ít. Những con chim khướu có mỏ hở hoặc mỏ kênh sẽ hót được rất nhiều giọng, nhiều tiếng

Một nghiên cứu gần đây cho biết, chim khướu Úc (Australian Babbler) hay khướu màu hạt dẻ có thể sắp xếp và giao tiếp bằng âm thanh có nghĩa tương tự như con người

Chim khướu rất dễ nuôi, dễ sống lại ăn tạp; chúng có thể ăn gạo rang, bột trộn trứng tự chế, cào cào, nhái nhỏ, thằn lằn hay gián đất

Nước uống: nước đun sôi để nguội

Chim khướu rất dễ nuôi, không kén chủ. Dân chơi chim cảnh dù trẻ hay già cũng đều nuôi được. Hơn nữa, giá bán chim khướu cũng không quá cao, rất vừa túi tiền người lao động. Hiện nay, giá bán một con chim khướu bổi chỉ vào khoảng từ vài chục cho đến vài trăm nghìn đồng một con. Ngoài ra, giá bán một con chim khướu trống thường đắt hơn gấp 3-4 lần giá bán một con chim khướu mái.

Chim Khướu Ăn Gì? Cách Nuôi Chim Khướu Đơn Giản Cho Người Mới

Về tập tính, chim Khướu ưa sống tập trung theo đàn nhỏ, định cư dưới một tầng cây bụi hoặc những nơi có nguồn nước. Đây cũng là loài mà chúng ta có thể nuôi theo mô hình thả tự do. Có nghĩa là, bạn chỉ cần kiểm soát chim Khướu tại chỗ ở vài mùa cho chúng quen dần, sau đó có thể thả để Khướu bay nhảy thoải mái mà không sợ chúng bay mất.

Về ngoại hình, Khướu có kích thước đa dạng nhưng không quá lớn, đầu nhỏ dài, mỏ thon, thân mình và đuôi dài, bộ lông mềm mượt cùng đôi chân cao và khỏe giúp chúng di chuyển khá nhanh nhẹn trên mặt đất.

Về phân loại, chim Khướu cơ bản được phân biệt dựa trên màu sắc đó là: Khướu Ô (hay còn gọi là Khướu Mun) có lông màu xám đen, Khướu Ô Lờ có lông đen và bên má thì màu bạc, Khướu Bạc Má lông có thể màu đen hoặc xanh và hai bên má thấy xuất hiện đốm màu trắng. Ngoài ra, dân sành chơi chim còn chia Khướu thành 2 loại dựa trên mục đích chơi là Khướu hót và Khướu đá.

Hiện nay, Khướu là một trong những loài chim được chọn để nuôi làm cảnh và nghe tiếng hót rất phổ biến tại Việt Nam nhờ những ưu điểm nổi trội như: rất siêng hót, tiếng hót phong phú, vang – to – khỏe. Đặc biệt, chim Khướu là loài rất nhanh quen với con người.

Một trong những món ăn mà loài Khướu rất thích đó là gạo trộn trứng. Vậy nên, tranh thủ những lúc rảnh, bạn có thể thử tự làm cho chúng theo hướng dẫn sau:

Chuẩn bị nguyên liệu: gạo tấm, trứng, đường và bột xương

Cách chế biến:

Cho gạo tấm vào chảo và rang trên bếp nhỏ lửa cho đến khi ngả sang màu vàng thì tắt bếp.

Đập trứng vào gạo tấm vừa rang theo tỷ lệ 1kg gạo tấm : 20 quả trứng.

Thêm đường (hoặc sữa bột) cùng bột xương vào chảo đảo đều trong 5p

Mang chảo ra ngoài trời nắng phơi khô là có thể cho Khướu ăn được.

Ngoài ra, bạn cũng cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng:

Với cách làm trên, Khướu có thể ăn trong một thời gian dài nhưng để đảm bảo chất lượng thức ăn và tránh ẩm mốc, bạn nên thường xuyên mang ra phơi nắng, mỗi lần khoảng 2-3 giờ.

Dù đã biết rõ chim Khướu ăn gì thì bạn cũng không nên thay đổi liên tục thực đơn của chúng. Việc điều chỉnh đột ngột có thể khiến loài chim này bị sốc, bỏ ăn và bệnh.

Chuối cũng là một món ăn khoái khẩu của chim Khướu. Tuy nhiên, loại quả này lại có khả năng thúc đẩy tiêu hóa tốt nên bạn hãy theo dõi để dọn dẹp lồng sạch sẽ, tránh để lẫn chất thải với thức ăn khiến Khướu bị bệnh.

Khướu là loài ăn khỏe nên bạn cần thường xuyên cung cấp nước vào lồng để đảm bảo thể trạng tốt nhất cho chúng.

Với bệnh ghẻ (thường xuất hiện ở chân): trước tiên, bạn hãy rửa chân cho chim bằng nước muối sinh lý. Sau đó xịt thuốc Frontline lên vị trí bị ghẻ, đều đặn mỗi ngày cho đến khi khỏi.

Với trường hợp có rận (thường ở dưới lớp lông): cách điều trị tương tự với bệnh ghẻ. Tuy nhiên, bạn cần tắm toàn thân cho chim bằng nước muối pha loãng rồi mới xịt thuốc.

Đối với những bệnh đòi hỏi chuyên môn cao và phải dùng thuốc phức tạp, người nuôi không nên chủ quan mà cần liên hệ ngày với bác sĩ thú y để được hướng dẫn cách phòng và điều trị cho chim Khướu hiệu quả nhất.

Chia Sẻ Cách Nuôi Chòe Than Hót Múa Cho Người Mới Tập Chơi Chim

Chích chòe than là giống chim có thân hình nhỏ nhắn, bộ lông mượt mà hai màu đen trắng cùng chiếc đuôi dài luôn thẳng đứng khi kiếm ăn. Giọng chòe than rất hay, vô cùng đặc trưng, không thể lẫn với những giống chim khác. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi chòe than hót múa.

Điểm đặc biệt của chòe than hót múa

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu cách nuôi chòe than hót múa thì bạn cũng cần phân biệt chòe than hót múa với những loại chòe than khác qua những điểm đặc biệt sau. Không phải cứ là hót múa thì chim không thể đá được.

Khi cho chòe than hót múa gặp đối thủ, chúng sẽ “trổ tài” vừa hót vừa múa của mình. Thông thường giống chòe than này có từ 2-3 mùa trở lên. Song, giống hót múa lại khó nuôi ở chỗ là chúng thường lạ cội mới.

Hướng dẫn cách nuôi chòe than hót múa

Chọn giống chòe than hót múa

Chòe than không như những giống chim khác, để tìm được một chú có giọng hát chắc khỏe lại còn biết nhảy múa thì khâu chọn giống vô cùng quan trọng. Nếu bạn là người vừa bắt đầu tập chơi chim thì cách nuôi chòe than hót múa dễ nhất khi chọn giống là chú ý vào những đặc điểm sau:

Đầu chim phải tròn, hay còn gọi là đầu bi;

Cổ thắt;

Chim dài đòn;

Chân cao;

Đuôi dài và bản đuôi to, có thể xòe hết cỡ.

Thêm vào đó, vào thời điểm chim bắt đầu ghép đôi thì chúng rất dễ tìm chim mái để bắt cặp. Có không ít người mua đã bị nhầm lẫn, vì chỉ cần thấy bóng dáng con mái thì chòe than sẽ phô bày khả năng hót múa điêu luyện của mình nhưng khi không còn bóng dáng con mái thì chúng lại không hót múa nữa. Vậy nên hãy kiểm tra trước khi mua, bằng cách mang chim đến gần những con khác, nếu chim không chụp, không xù và cũng không ra giữa cầu hót thì chứng tỏ con đó không biết hót múa.

Nên ưu tiên chọn chơi những con chim Chuyền và Con thay vì chọn mua chim Bổi thuần. Mặc dù Bổi có giọng rất hay nhưng khi xòe đuôi múa thù góc đuôi không rộng bằng chim Chuyền và Con. Khi đấu thì Bổi chỉ chớp đuôi chứ không xòe rộng bản, đây cũng là yếu điểm nếu chọn nuôi Bổi để thi đấu hát múa.

Thói quen tắm nắng mỗi ngày

Chích chòe than luôn cần được tắm nắng mỗi ngày với lượng thời gian vừa đủ. Nếu không cho chim tắm nắng hay tắm quá nhiều thì chim sẽ bị mệt, ủ rũ cả ngày. Mặt khác, sự thay đổi thời tiết quá đột ngột chẳng hạn như nhiệt độ quá cao hay mưa quá nhiều cũng làm cho chim yếu ớt, vì vậy người nuôi chim cần phải đặt lồng nơi thoáng mát, kịp thời treo áo lồng.

Bên cạnh tắm nắng thì chim cũng cần được tắm nước. Khi nào có thể tắm nước cho chòe than? Khi đã thấy chim non cứng cáp, có thể nhảy nhót và đã bắt đầu tập mổ khi thấy tay người. Khoảng thời gian lý tưởng cho chim tắm nước là 10 đến 12 giờ trưa, chim sẽ tự lấy dầu ở bầu phao để rỉa lông của mình để có một bộ lông mượt mà. Cứ cách ngày cho chim tắm nước một lần. Nhưng cũng không nên ép chim tắm vì sẽ làm cho chúng sợ nước.

Cho chòe than hót múa ăn đủ chất

Những món khoái khẩu của chòe than là kiến, sâu bọ, trùng, châu chấu, sâu quy, cào cào… Với cách nuôi chòe than hót múa chính hiệu thì chỉ nên cho ăn cào cào. Thời gian biểu cho ăn như sau: sáng cho ăn từ 50-60 con cào cào, chiều ăn thêm trứng kiến rồi cho phơi nắng khoảng 1 giờ đồng hồ.

Bên cạnh thức ăn là côn trùng, sâu bọ thì bạn cũng nên bổ sung cho chòe than cám, như thế sẽ đảm bảo đủ dưỡng chất. Chòe than hót múa chỉ dùng loại cám Bình Dương. Và đặc biệt chế độ dinh dưỡng của chòe than hót múa sẽ không có sâu khô như khi nuôi những loại chòe than khác. Có thể cho chim ăn sâu tươi, mỗi tuần chỉ 1 cóng nhỏ.

Bạn cũng có thể tự tay trộn cám cho chòe than hót múa theo công thức sau:

Nguyên liệu gồm: 200gr đậu phộng tươi, 100gr tép trứng tươi (có thể thay bằng tôm), 10gr lòng đỏ trứng gà.

Rang đậu phộng bằng lửa nhỏ rồi bỏ lớp vỏ, xay nhuyễn. Sau đó lót giấy để rút dầu bớt khỏi lượng đậu vừa rang. Tép tươi rửa sạch để nguyên vỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, xay tép cùng với 5 lòng đỏ trứng gà. Sau khi tép được xay nhuyễn thì cho vào trộn với đậu đã được rút dầu, cho tiếp 5 lòng đỏ trứng còn lại, trộn hỗn hợp cho thật đều.

Chọn lồng và vệ sinh lồng

Khi nuôi chòe than thì vấn đề lồng nuôi cũng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chọn một chiếc lồng không quá rộng, đường kính đáy khoảng 30 phần. Thế nhưng lồng chim phải luôn được vệ sinh cho sạch sẽ. Như đã nói thì không được cho chim ăn thức ăn đã hỏng, ẩm mốc, vì vậy khi cho ăn chỉ nên đổ một lượng vừa phải, khi nào ăn thì mới trộn sâu với đậu phộng, trứng.

Phải tắm cho chim vài ngày một lần, chim được tắm đúng cách và đều đặn thì sẽ phòng ngừa được khả năng bị các loại bệnh. Đây cũng là cách nuôi chòe than hót múa thành công, chim được tắm sẽ hát hay hơn, siêng hát hơn và giọng cũng sẽ lảnh lót hơn rất nhiều.

Thời gian hợp lý để vệ sinh lồng chim là cách 1 ngày, mốc thời gian này cũng trùng với lịch tắm cho chim, bạn có thể thực hiện hai việc cùng lúc để không phải bỏ sót công đoạn nào. Khi vệ sinh, hãy dọn phân, rửa máng thức ăn và nước uống. Để giúp cho chim dạn hót và hót hay thì nên thường xuyên mang lồng đến những câu lạc bộ để giao lưu với chim của những người khác.

Chim Khướu Ăn Gì? Thức Ăn Cho Chim Khướu. Kỹ Thuật Nuôi Chim Khướu

Khướu được chia làm 3 loại căn bản dựa vào màu lông của nó: Khướu ô (hay Khướu mun), Khướu ô lờ và Khướu bạc má. Tên gọi phản ánh chính xác màu sắc lông của chúng.

Khướu ô/ Khướu mun thì đen từ đầu đến chân như quạ.

Khướu ô lờ cũng có lông đen nhưng bên má sẽ có màu bạc.

Khướu bạc má thì có lông đen hoặc xanh, hai bên má có màu trắng. Sở dĩ nó có tên là Khướu Bạc Má là vì hai bên má của loài Khướu này có vệt lông trắng che phủ ngoài tai, kích cỡ bằng móng ngón tay cái người lớn.

Kỹ thuật nuôi chim Khướu

1. Chuẩn bị lồng nuôi

Lồng nuôi chim Khướu phải là lồng lớn (kích thước chim Khướu khoảng 23-30cm), đan bằng tre hoặc mây đều được. Bạn nên chọn lồng vuông, bề mặt nhẵn, có nan khít, sơn hoặc phủ vec-ni bên ngoài để tránh nấm mốc gây hại đến sức khỏe của chim, lồng cần được phủ kín để tránh chim dễ bị kích động, hoảng hốt.

Phía trong lồng, bạn cần bố trí cầu lớn bằng ngón tay người lớn để chim có thể đậu vững trên đó. Khi chim lớn hơn thì bạn nên bố trí sẵn nước và thức ăn, thỉnh thoảng hạ lồng xuống và thay một lần.

2. Chú trọng môi trường sống

Môi trường xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của chim Khướu. Mua chim về bạn nên treo lồng ở 1 nơi yên tĩnh, ít người qua lại rồi đặt chim Khướu vào đó. Bởi khi mới về Khướu rất nhát, nếu gặp người hoặc môi trường ồn ảo nó sẽ bay loạn xạ vì hoảng sợ dẫn đến dập đầu, gãy móng.

Chim Khướu khoảng 6 tuần tuổi sẽ bắt đầu biết bay nhảy. Chúng bắt đầu tập hót những tiếng đầu tiên sau 2 tháng, ban đầu chỉ là những âm sắc đơn điệu, chưa có độ trầm bổng đa sắc. Phải mất khoảng 4 tháng chim Khướu mới quen dần với môi trường xung quanh, và qua nửa năm thì chim mới thuần thục.

3. Vệ sinh cho chim Khướu

Khướu là loài chim rất thích tắm, điều này dễ thấy trong tự nhiên, chim Khướu thường chọn sống ở những nơi mát mẻ như khe, suối.

Khi nuôi Khướu được khoảng 2 tuần thì bắt đầu tập cho Khướu tắm. Bạn cần chuẩn bị 1 lồng riêng để tắm cho chim. Mở 2 cửa lồng rồi áp sát vào nhau để Khướu chui qua, tuyệt đối không bắt Khướu bằng tay, rồi dùng nước tắm vẩy nhẹ nhàng đủ làm ướt lông Khướu.

Đồng thời bạn để một chậu nước phía dưới lồng, sau đó bạn cầm lồng tắm và chậu nước ra đặt ở nơi có ánh nắng, bản năng của Khướu sẽ biết tự dùng nước để tắm và rỉa lông. Trong lúc Khướu tắm bạn kết hợp chà rửa lồng chính cho chúng, bạn cứ duy trì thói quen vài lần như vậy Khướu sẽ quen và thích được tắm thường xuyên, không còn sợ người nữa.

Chim Khướu là loài dễ ăn, dễ nuôi. Bạn cũng cần tạo thói quen cho ăn với chim Khướu non, cách một giờ đút thức ăn một lần vì Khướu tiêu hóa thức ăn rất nhanh, lý do chính là để tạo cho chúng thói quen khi đói sẽ há mỏ ra chờ người đến mớm (như phản xạ của chim con với chim mẹ vậy)

1. Khi chim Khướu còn non

Khi mới về, thức ăn của chim Khướu nên là: gạo rang bột trộn trứng. Bạn có thể mua ở tiệm hoặc tự làm ở nhà.

Hoặc bạn có thể chuẩn bị thức ăn cho Khướu từ những nguyên liệu đơn giản như: bột ngô xay nhỏ, tép khô, bột dinh dưỡng em bé, trứng gà. Bạn để lửa nhỏ, rồi đổ bột ngô lên chảo đảo đều tay sao cho bột ngô không bị cháy, khi ngửi thấy thơm thì đổ ra. Tiếp tục cho tép vào chảo, rang vàng và giòn thì đổ vào đống bột ngô. Sau đó trộn bột dinh dưỡng em bé vào chung rồi đảo đều tất cả. Cuối cùng bạn cho trứng gà vào, trộn đều tay để đảm bảo bột không vón cục, không dính rồi vào lọ, để dành cho chim ăn dần.

Đây là món ăn dễ làm và rất tiết kiệm, có thể dùng cho chim Khướu ở mọi độ tuổi.

2. Khi chim lớn hơn

Khi chim lớn hơn, ngoài thức ăn dạng bột như trên bạn nên cho Khướu ăn thêm thức ăn tự nhiên như cào cào, thằn lằn, dế, thịt bò thái nhỏ, gián… Nhớ phải cho chim ăn no đủ thì chim mới đủ khỏe mạnh, hót nhiều và hót hay. Ngoài ra, thỉnh thoảng bạn có thể bổ sung thêm một vài loại trái cây như chuối, trứng cá… vào khẩu phần ăn của Khướu.

Kết luận

Tóm lại, để nuôi được một chú khướu khỏe mạnh, hót hay và hay hót cần một người chủ kiên nhẫn, khéo léo và cẩn thận trong việc thuần dưỡng, cho ăn, chăm sóc và vệ sinh cho Khướu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Khướu Và 10+ Hữu Ích Cho Người Tập Nuôi trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!