Xu Hướng 3/2023 # Chim Khướu: Cách Lựa Chọn Và Nuôi Chim Khướu Khỏe Mạnh Hót Hay # Top 7 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chim Khướu: Cách Lựa Chọn Và Nuôi Chim Khướu Khỏe Mạnh Hót Hay # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Chim Khướu: Cách Lựa Chọn Và Nuôi Chim Khướu Khỏe Mạnh Hót Hay được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

có tên khoa học là Timaliidae thuộc họ lớn của loài chim sẻ. Chim Khướu có khá nhiều kích thước và màu sắc khác nhau. Chúng sống chủ yếu ở các khu vực nhiệt đới, thường gặp nhất ở các nước Đông Nam Á. Ngay cả người có tính nhất cũng phải gật gù đồng ý. Chim Khướu có giọng hót hết sức hay và đa dạng và ít giống chim nào có thể so bì được.

Hiện nay chưa có một tài liệu cụ thể nào phân tích chi tiết về nguồn gốc của Chim Khướu. Chỉ biết rằng chim Khướu xuất hiện khá nhiều ở ba miền Bắc, Trung, Nam. Đặc biệt, các khu vực rừng già, rừng thưa thu hút rất nhiều Khướu tới làm tổ và sinh sống.

Chim Khướu có thể hót được rất nhiều giọng như giọng , chó, mèo, gà…Thậm chí tiếng mưa, gió, tiếng nước chảy. Nếu chú ý nghe kỹ thì chúng ta có thể nhận ra được nhiều âm thanh khác nữa. Tuy nhiên, cũng có một thực tế phũ phàng là không phải con Khướu nào cũng có thể nhại được nhiều âm thanh. Dù bạn có nhọc công dạy đến đâu chăng nữa chúng vân chỉ hót được 5- 6 câu.

Giọng Khướu rừng cũng hót không được trong và hay như Khướu nuôi trong nhà. Có lẽ một phần do kế sinh nhai trong môi trường tự nhiên. Nên chim Khướu rừng cũng không có thời gian để phát huy khả năng ca hát của mình.

Đại đa số những người mới chơi thường có thói quen mua thật nhiều chim. Với nhiều giống khác nhau để nghe được nhiều giọng hót cũng như hiểu hơn về kinh nghiệm chăm sóc của nhiều chim khác nhau.

Còn đối với những nghệ nhân chơi chim lâu năm lại hoàn toàn ngược lại. Họ chỉ muốn chăm sóc 1,2 chú chim đã vượt qua sàng lọc gắt gao theo kinh nghiệm của họ. Một là đỡ tốn kinh phí, hai là có thể tập trung chăm lo cho chúng được tốt hơn. Thông thường, người chơi chim thường dựa vào 3 tiêu chí sau để chọn giống chim Khướu tốt

Qua chia sẻ của người chơi chim lâu năm thì Khướu chỉ có 2 âm là Âm Thổ và Âm Kim. Những chú chim mang âm thổ thì giọng hót sẽ có phần Trầm còn âm Kim thì có xu hướng nhỏ nhưng lại vang khá xa. Nhưng người chơi khướu cũng thật khắt khe họ đa phần sẽ chọn giống Thổ pha kim. Tức giọng hót vừa vang nhưng lại có độ trầm bổng nhất định

Những chú Khướu hay hót thường sẽ dễ lọt vào mắt xanh của người mua chim. Trong giạng của những chú khướu thường sẽ có những âm thanh tương tối quen thuộc đôi khi sẽ có một số âm thanh khác thường như tiếng gió hú, tiếng nước suối róc rách…

Tùy vào từng giống chim mà hình dáng của chúng sẽ không giống nhau. Phần đầu Khướu có vóc dáng đẹp phải là chim có chiếc mỏ dài nhưng nhỏ. Nếu bạn may mắn tìm thấy chú Khướu này hãy nhanh chóng chọn mua, bởi đây là chú chim khôn, học nhanh nên sẽ hót rất hay.

Về mắt Khướu đẹp nhất phải là giống có mắt vàng, tiếp theo là mắt hạt lựu, cuối cùng là Khướu mắt nâu. Về đuôi nên chọn mua Khướu có đuôi thước, to, dài. Về chân cần chọn mua những chú chim có đầy đủ móng, chân cần thẳng, to để tạo được thế đứng vững chãi

Một chú Khướu có duyên hay không được đánh giá qua cử chỉ. Đây cũng là tiêu chí quyết định giá bán có cao hay không. Bởi chỉ những chim quý mới có được điệu bộ tốt. Một chú chim quý không chỉ có giọng hót hay mà khi chúng hót chiếc đuôi của chúng xòe ra và đập lên đập xuống nhẹ nhàng.

Hiện nay, ở Việt Nam chim Khướu được phân thành hai loại chính là Khướu Mun và Khướu Bạc Má

Khướu Mun sinh sống chủ yếu ở Miền Bắc và không sống được ở Miền Nam. Có hình dáng tương đối nhỏ nhắn, nhỏ hơn nhiều so với Khướu Bạc Má. Khướu Mun Mái có mắt đen láy, phần đuôi mắt có vệ đen dài. Đỉnh đầu sẽ có một cụm nhỏ lông màu trắng.

Hai bên má của chím có một vệ trắng có chiều dài chỉ bằng ngón tay út người trưởng thành. Nên nhiều người gán cho chim cái tên Bạc Má. Tùy theo khu vực sinh sống mà màu lông của Khướu Bạc Má cũng không giống nhau giữa hai miền Nam Bắc. Điển hình là Khướu Bạc Má ở Bảo Lộc có màu lông xám. Khướu ở Phú Giáo lại có lông màu đỏ đậm, Khướu Khe Sanh lại có màu xám tro.

Chân có màu đen, móng đen. Đặc biệt theo kinh nghiệm chơi chim lâu năm. Thì những chú chim có bốn móng chắc ở hai chân thì đều hót rất hay. Đây chính là lý do, những chú chim Khướu có màu lông dị thường cũng như chân có màu khác lạ dị tướng. Thì thường được rất nhiều anh em săn lùng và tìm mua với mức giá cao.

Cùng là người chơi chim Khướu nhưng sẽ có những nhận định khác nhau. Người thì nhận định Khướu Mun có giọng trong trẻo, dài hơi hót hay hơn Khướu Bạc Má. Người kia lại lớn giọng bảo Khướu Bạc Má Khe Sanh mới là loài Khướu hót hay nhất hiện nay ở Việt Nam.

Tốt hơn hết, chúng ta không nên tranh luận chuyện ai đúng ai sai. Nếu bác thấy Khướu này hay thì bác mua bác chăm sóc. Không chê bai gây mất hiềm khích, hòa khí giữa các anh em chơi chim.

Đối với các loài động vật có lông thì việc thay lông là rất bình thường. Thông thường chim thường thay lông sau khi quá trình sinh sản của chúng đã kết thúc. Thường rơi vào tháng 7 âm lịch. Quá trình thay lông nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe của mỗi chú chim. Khướu khỏe thì thanh lông sớm còn chim yếu thì quá trình này diễn ra chậm hơn.

Vào giai đoạn thay lông, Khướu phải đối mặt với tình trạng sức khỏe suy giảm, xệ cánh. Tình trạng này bất kỳ chú khướu nào cũng phải trải qua một lần mỗi năm. Nói thì có vẻ đơn giản, tuy nhiên nếu người chơi chim không chú ý chăm sóc, sưởi ấm, trùm lồng. Bổ sung các thức ăn bổ dưỡng cho khướu thì chú chim rất dễ chết.

Thức ăn tốt nhất trong giai đoạn này nên là bột đậu xanh trộn trứng thay thì gạo rang trộn trứng như mọi khi. Bạn không nên để vẻ ngoài của Khướu đánh lừa. Tôi đã gặp rất nhiều trường hợp Khướu thay lông những vấn hót rất căng. Tuy nhiên chỉ một thời gian sau là suy yếu và chết.

Mùa thay lông có lẽ là mùa buồn nhất của những chú Khướu và người nuôi. Bởi phải bỏ ra nhiều công sức để chăm bẵm mà lại không được hưởng trọn vẹn giọng hót của Khướu

Nếu chơi Khướu chỉ để chúng sống thì ta cho ăn gì cũng được. Nhưng để chúng hót hay và có sức khỏe dồi dào thì cần phải có một chế độ ăn uống khoa hoc và đủ chất. Khướu không hề kén ăn. Chúng có thể ăn thằn lằn, ếch, nhái, thịt bò, chuối, táo và các loại hoa quả khác. Nhưng thức ăn hằng ngày của chúng nên là gạo rang trộn trứng.

Hòa trộn một kg gạo tấm với 20 lòng trứng gà hoặc vịt đều được. Rang đều gạo tấm trên bếp lửa nhỏ, khi gạo đã vàng thì bạn. hòa trộn 20 lòng trứng với gạo. Cho thêm một chút đường, sữa bột và bột xương trộn khoảng 5 phút và đem phơi khô dưới nắng. Tấm gạo rang trộn trứng có thể cho khiếu ăn trong thời gian dài. Tuy nhiên, hàng tuần bạn nên đem ra phơi dưới ánh nắng mặt trời khoảng 3-5 tiếng để tránh ẩm mốc

Một lưu ý khác bạn cần quan tâm là không nên thay đổi thức ăn của Khướu liên tục thì có thể sẽ làm chúng bị sốc. Vậy nên, trước khi mua chim bạn cần hỏi thật cẩn thận người bán về chế độ ăn uống trước đây của chim để về chăm sóc được tốt hơn. Khướu cũng đặc biệt thích ăn chuối. Tuy nhiên chuối sẽ giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa của Khướu nên sẽ dễ khiến chất thải bị ra nhiều làm bẩn lồng.

Trong quá trình cho chim ăn bạn cũng cần đặc biệt chú ý về lượng nước có trong lồng. Khướu ăn và uống rất khỏe nên tuyệt đối không được để thiếu nước có thể khiến chúng bị chết.

Mặc dù Khướu là một dòng những giống chim có sức khỏe tốt. Tuy nhiên, chúng cũng có thể mắc một số bệnh như ghẻ, rận. Ngoài ra nếu không chăm sóc tốt chúng cũng có thể mắc bệnh cảm, suy nhược cơ thể.

Do người chăm sóc không vệ sinh chuồng sạch sẽ cũng như không tắm thường xuyên cho chim. Khi bị vi khuẩn Chorioptex tấn công khiến cho chim bị khó chịu. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh tình nặng có thể sẽ khiến chim không đứng được trên cầu nữa.

Cách điều trị: Nếu chim đã mắc bệnh, bạn có thể điều trị cho chúng bằng cách cho chân chim vào nước muối rửa sạch. Và xịt thuốc Frontline lên vết thương mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn

Rận chủ yếu sống ký sinh dưới lớp lông chim. Nếu có rận hút máu thì Khướu sẽ ngày càng ốm yếu và thường xuyên rỉa vào lông. Điều này vô tình khiến lông Khướu bị xù lên, trông rất mất thiện cảm.

Điều trị: Sử dụng nước muối pha loãng để tắm cho chim đồng thời kết hợp dùng Fronline để xịt vào cánh sẽ trừ được rận mạt.

Và còn rất nhiều bệnh khác, Tóm lại để chim luôn khỏe mạnh thì cần cho chúng ăn uống tẩm bổ đầy đủ, kết hợp tắm nắng và cho đi ngủ sớm

Tùy thuộc vào từng giống chim Khướu mà giá bán sẽ khác nhau, cụ thể:

Kỹ Thuật Nuôi Chim Chào Mào Khỏe Mạnh Hót Hay

Chim Chào mào là một loài chim phổ biến ở châu Á, thích sống nơi có nhiều vườn, cây cối. Với sở thích ăn trái cây chín và sâu bọ thì quả là một giống chim dễ nuôi.

Cách lựa chọn chim Chào mào

Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, điệu bộ lanh lẹ. Cặp chân phải to, dài, thân hình cũng phải dài, vai nở nang, ngực ưỡn ra có lằn giữa ngực thì thường phổi to giọng chim vang. Nên nhớ những chú chim Chào mào có miệng mỏng, ngắn mới siêng hót.

Chim tốt thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ. Yếm màu đen đậm cùng màu với mào càng dày càng tốt. Má phồng đều nhau vệt ngăn hai bên má rõ ràng. Hầu to phồng căng thì chim hót to và hay. Lưng hơi gù lưng tôm, cặp cánh gọn, lông cánh không xù ép sát vào mình không đan chéo nhau. Đùi to cẳng dài móng nhọn và cong đều. Đuôi dài và xếp gọn thành 1 cọng.

Chọn lồng cho chim chào mào không nên quá cầu kỳ quá, chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim có thể nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì nếu nuôi lồng hẹp quá chim sẽ không được vận động tốt, dẫn đến cặp chân yếu đi, đặc biệt khi nuôi từ chim con.

Hay khi chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì lúc đó loại này đã dạn. Bạn không nên dùng lồng nhỏ để nuôi vì tuổi của chim con đang phát triển, nếu không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động không hợp lý thì chim sẽ yếu đi.

Địa điểm đặt lồng chim

Bạn nên treo lồng chim cạnh cửa ra vào. Vì đây là nơi có nhiều ánh sáng để chim chào mào mạnh dạn hơn, tiếp xúc với những người xung quanh nhiều hơn, tránh việc đặt lồng chim ở những nơi thiếu ánh sáng.

Kỹ thuật nuôi chim Chào mào

Đối với chim bổi mới bắt về, để chim hết nhát cần vài tháng để trấn an nên đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn trong kỹ thuật nuôi. Ban đầu cần chùm kín lồng, tránh tiếp xúc nhiều nhưng phải để hé 1 khe nhỏ để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi khi chim đã dần thích nghi.

Sau vài tháng nuôi nhốt thì bắt đầu cho chim làm quen với môi trường mới. Bạn cần cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách tắm cho chim, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào. Bạn phải làm cho nó hiểu là mỗi khi bạn đến gần là chỉ để cho ăn, dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng khi thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ.

Bạn cũng cần lưu ý khi tắm cho chim cần thì ngày nào cũng nên cho chim tắm, nếu bận thì cách ngày tắm 1 lần. Mùa Đông 1 tuần tắm 1 đến 2 lần và nhớ pha thêm nước ấm. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.

Chọn thức ăn cho chim:

Chào mào là loại chim dễ nuôi, chúng ăn thức ăn đa dạng. Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào ăn là chuối, táo, đu đủ, bơ mướp khía, cà chua, xoài, cam…Những loại trái cây này cũng cần luân phiên thay đổi cho chim, vì mỗi loại chứa vitamin và các hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim của bạn luôn khỏe mạnh, phòng chống được bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm là sẽ hót rất hay.

Chế độ chăm sóc và huấn luyện cho chim chào mào hàng ngày

Thay đổi thức ăn, tắm nắng, hay tắm nước, tập dợt, bạn nên đem chim đến những câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức để chim có dịp “học hỏi” những âm điệu của các giống chim khác mà tích lũy cho giọng hót trầm bổng của mình. Được đến các tụ điểm chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, chúng sung sức lên, về nhà sẽ hót mãi…

Như vậy bạn nên lưu ý việc quan trọng khi đưa chim chào mào đi cội lúc chim còn nhát là bạn phải trùm áo lồng; Loại áo này phải thật khít với lồng vì thời gian đầu chở đi chim sẽ hoảng và bay loạn xạ; Bạn cũng nên soi lồng, và nếu không trùm áo lồng loại khít thì chim rất dễ bị toét đầu.

Các Tiêu Chí Lựa Chọn Chim Chào Mào Hót Đấu Hay Và Khỏe

Chơi chim Chào Mào hót đấu từ lâu đã trở nên rất đỗi quen thuộc với người Việt. Tuy nhiên không phải người chơi chim nào cũng biết cách chọn một con chim tốt. Nhất là với những người mới bước chân vào giới chơi chim cảnh.

Theo những người sành chơi chim, có 4 tiêu chí để chọn lựa chim Chào Mào hót đấu. Bao gồm hình dáng chim, theo nết chơi, lối chơi và theo giọng hót của chim.

Chọn chim Chào Mào hót đấu theo hình dáng

Về đầu chim: phần lông dài hơn, mọc dựng đứng trên đỉnh đầu được gọi là mào của chim Chào Mào. Người chơi chim hót đấu cần lưu ý chọn những con có mào càng cao càng tốt. Mào phải hướng về phía trước, nhìn rất oai vệ. Mào càng dày, gốc mào càng to thì chim càng khỏe mạnh, có thể chơi nhiều nước hay.

Về mỏ chim Chào Mào, nên chọn con có mỏ nhỏ, mảnh, góc cạnh rõ nét và hai bên mồm rộng. Vì những con này thường hót nhiều, hót sung hơn.

Về phần yếm cổ, theo kinh nghiệm của nhiều bậc lão làng thì nên chọn những con yếm dày. Phần yếm càng dày lông càng tốt, càng dài xuống hai bên vai thì càng đẹp. Trông dáng chim cũng uy nghiêm hơn.

Thân chim Chào Mào càng dài và thon gọn thì càng đẹp. Lông Chào Mào đẹp là lông óng mượt, không xòe ra mà ôm gọn vào hai bên. Hai vai dày dặn, ngực phải nở nang nhìn chim mới có lực, giúp cho bộ cánh nó linh họat. Ngực nở sẽ khiến giọng con chim khỏe khoắn, vang xa, chim bền nước.

Lưng chim Chào Mào hót đấu nên hơi gù, nghĩa là có dáng đứng hình chữ C. Chân, đùi, cẳng chân phải dài. Ngón chân to, dài, móng dày, ngắn gọn và cong đều. Đuôi Chào Mào nên chụm về một hướng, đuôi dài và gọn gàng, lông cứng.

Chọn chim Chào Mào hót đấu theo nết chơi

Theo những người chơi chim Chào Mào, loại chim này có tới 5 nết chơi:

Chim có nết chơi bền: chim hót liên tục nhiều ngày, không ngừng nghỉ, như không biết mệt

Chim có nết chơi siêng: chim rất mau mồm, hay hót, ít im lặng

Chim có nết chơi dữ: loại này thường chèn ép đối thủ, luôn cố gắng hót to hơn, đấu đá hăng hơn những con khác

Chim có nết đằm: là loại chim khá điềm tĩnh, không lăng xăng như những con khác. Những con này luôn có tâm lý ổn định, có khả năng hót tốt

Loại kết hợp các loại trên, loại này được cho là tốt nhất trong các loại Chào Mào

Chọn chim Chào Mào hót đấu theo lối chơi

Lối chơi là tư thế của chim Chào Mào khi hót đấu. Tư thế này có thể coi là cách để con chim thị uy với những con khác. Có rất nhiều tư thế khi hót như vừa giang cánh, xòe đuôi vừa hót, hai cánh đập liên tục trong lúc hót.

Nhiều con vừa nhảy bên này rồi lại chuyền sang bên kia như kiểu nhử mồi, rủ rê trong lúc giao đấu. Có con liên tục lùi như kiểu bỏ chạy nhưng lại hót rất sung. Đó là những tư thế của một con chim Chào Mào hót đấu hay.

Chọn chim Chào Mào hót đấu theo giọng hót

Chim Chào Mào có nhiều giọng hót khác nhau, có thể lên bổng xuống trầm. Nhưng nhìn chung phổ biến nhất là những kiểu hót sau đây:

Chim hót rao: là giọng bình thường, đều đều tự nhiên theo bản năng của chim. Giọng rao hay là phải to, khỏe, có độ vang nhất định. Giọng hót đều đặn và luyến láy có vần điệu.

Chim hót sổ: là giọng hót đấu, là giọng rao nhưng gắt gỏng, ngắn nhưng đanh hơn rao. Giọng sổ hay phải to, vang xa, nghe rất gắt. Âm điệu biến đổi liên tục.

Chim hót chẻ: là tiếng ré lên khi con chim sung tột độ. Giọng chẻ là một tràng âm thật dài trong thời gian thật ngắn. Tiếng chẻ uy lực thì phải gắt, dài, tiếng thanh và vang.

Chim hót rọt: là tiếng kêu lúc chim sung, phấn khích. Là chuỗi âm thanh biên độ ngắn, nhanh nhưng dài phát ra từ họng của con chim. Tiếng rọt như là một hình thức để khởi động cho một cuộc chửi nhau tơi tả.

Chim hót nẹt: là tiếng whet mạnh, đanh, đay nghiến, có khi chỉ có một âm, có khi 4-5 âm. Chim nẹt là để trấn áp đối thủ khi hót đấu.

Cách Nuôi Chim Chào Mào Mùa Thay Lông Khỏe Mạnh Hót Hay

Chào mào thay lông thường cần rất nhiều dinh dưỡng để nuôi bộ lông. Chính vì thế thức ăn cho chào mào trong giai đoạn này rất quan trọng.

Vấn đề chọn cám nào cho chim thay lông mỗi người một kiểu. Và tin dùng một loại sản phẩm nhất định. Nhưng đúng vào mùa thay lông thì cám là nguồn thức ăn phụ mà thôi. Thậm chí chỉ cho chim ăn duy nhất cào cào và trái cây. Chỉ có như vậy thì con chim mới thay lông đều và thực sự ổn định.

Các loại hoa quả trái cây dành riêng cho chào mào là: cà chua, cà rốt, dâu tây, đu đủ, cam, dưa hấu. Bạn có thể cho ăn quả gấc thì rất tuyệt vời. Kết hợp với các loại côn trùng đó là cào cào, trứng kiến, dế. Như vậy bạn đã cung cấp đầy đủ chất khoáng cho Chào mào rồi đó.

Chuẩn bị thức ăn cũng như sức khỏe cho chim ở giai đoạn này sẽ giúp kích lửa chim chào mào rất dễ ở giai đoạn sau.

Trong quá trình chim thay lông, bạn cứ như ngày bình thường. Tắm rửa phơi nắng hằng ngày. Vì chỉ có tắm rửa thường xuyên thì bộ lông chim mới sạch sẻ và đẹp được

Vệ sinh thay bố lồng thường xuyên chứ đừng để 3-4 ngày thay một lần. Các bạn hãy thử tưởng tượng xem 3-4 ngày mà không dọn phân. Thì sẽ như thế nào trong môi trường trùm kín áo lồng? Hôi hám chịu không nổi. Thậm chí có khi là có giòi, phân chim ẩm mốc là môi trường rất tốt cho các loại ký sinh trùng sinh sôi nãy nở. Bệnh sâu lông, hư lông, chim đù đù, nhìn tướng ngu ngu giống bọn ngáo đá cũng từ đây mà ra cả.

Cho nên trong quá trình nuôi chào mào mùa thay lông. Các bạn cứ sáng sớm tầm 7h đem chim ra phơi nắng khoảng 30 phút rôi đem vào. Vì nắng sớm chưa nhiều Vitamin D rất tốt cho bộ lông của chim.

Trưa khoảng tầm 12h bạn cho chim tắm nước bình thường. Sau khi tắm nước xong thì cho chim phơi nắng khoảng 30 phút nữa. Rồi đem vô trùm chữ A đến tầm 5-6h cho chim đi ngủ là vừa đẹp.

Bạn cố gắng thiết kế một chỗ ngủ và giờ giấc cho chim hợp lý một tí. Thời gian đi ngủ tốt nhất là tầm 6h, nơi ngủ phải tránh được các loại như: kiến, gián, mèo, chuột, thằn lằn. Để các loại này vào phá thì quá trình nuôi lông sẻ rất mệt.

Lưu ý quan trọng

Khi thay lông, bạn cần treo chào mào nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngơi. Không cho chào mào tiếp xúc với những con khác kẻo nó nghe con khác hót mà hót lại.

Không được đổi lồng, hay cho chim di chuyển xa trong thời gian thay. Đối với chim bổi thì không sao nhưng chim thay lông 1 2 mùa nó sẽ bị dừng quá trình thay lông.

Không cho chim đi dợt, chơi chim. Chim lúc này rất yếu không có sức chơi và sẽ làm lông chim bị hỏng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Khướu: Cách Lựa Chọn Và Nuôi Chim Khướu Khỏe Mạnh Hót Hay trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!