Bạn đang xem bài viết Chim Họa Mi Nguồn Gốc Và Đặc Điểm được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Các tỉnh miền Nam có loại họa mi “đất” vì màu lông nâu xỉn không mấy đẹp, hót thì âm khá vang ngắn. Chỉ có những con đặc biệt mới hay hót. Vì vậy mà họa mi chính thống được ưa chuộng hơn, tiếng hót thanh lại thường xuyên.
Chim họa mi Lạng Sơn có màu lông hung đỏ như màu đất đỏ ở vùng này.
Chim họa mi xứ Nghệ lông vàng sẫm, chân và mỏ đều vàng.
Khi chọn nuôi người ta thường chọn loại chim lông đỏ, mỏ, chân vàng.
Giọng hót của Họa Mi vừa sang vừa đanh thép. Tiếng hót đầy vẻ hiên ngang, thách thức, có khi như một khúc nhạc quân hành hùng tráng gây cho người nghe một sự hứng khởi, yêu đời. Họa Mi vốn có giọng hót thật to, thật vang, và lại siêng hót. Sau mùa thay lông xong, chim căng lửa có thể hót suốt ngày cơ hồ không biết mỏi mệt.
Cám cò trứng hoặc ngô trứng, ta chỉ cần cho chim ăn cám theo tỷ lệ 3 – 4 lòng đỏ trứng gà/100g cám cò (hoặc ngô). Tăng cường mồi tươi châu chấu hay dế.
Nói không với thức ăn tổng hợp như cám gà con vì trong cám gà con rất nhiều sắt và một ít chất bảo quản cộng với thuốc tăng trưởng nó làm rối cho vòng đời của con chim ngắn lại.
Lưu ý: Không đổi thức ăn đột ngột bởi Họa Mi sống ngoài thiên nhiên tuy ăn côn trùng là chính, nhưng vẫn được coi là giống chim ăn tạp. Khi nuôi nhốt trong lồng ta tập cho chung ăn thức ăn riêng. Và chim đã quen với một loại thức ăn nào đó thì ta nên cho chim ăn mãi thức ăn đó. Tất nhiên tùy vào từng giai đoạn sinh trưởng của chim mà có sự thay đổi thành phần thức ăn. Nhưng nhất thiết không nên thay đổi thức ăn đột ngột, vì họa mi rất dễ “dị ứng” trước mùi vị thức ăn lạ nên dễ bị suy và thường dẫn đến việc thay lông.
Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm ròi rạc (cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.
Nguồn Gốc Và Đặc Điểm
Nguồn gốc
Tên khoa học: Pycnonotus jocosus
Tên gọi khác: Chóp mào, Hoành hoạch mồng, Chóp mũ đỏ, Đít đỏ
Tình trạng bảo tồn: ít quan tâm
Phân bố: Châu Á
Chào mào là một loài chim thuộc Họ Chào mào. Chúng là một trong nhiều loại chim được mô tả đầu tiên bởi nhà động vật vật – thực vật học – bác sĩ người Thụy Điển Calorus Linnaeus vào năm 1758 trong một tập sách xuất bản viết về các công trình của ông có tên gọi là Systerma Naturae.
Đặc điểmChào mào có một cái mào dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên “mảng” trắng là màu đỏ do đó khiến chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ (Red-whiskered).
Chào mào ăn trái cây và côn trùng nhỏ và dễ thấy trên các nhánh cây vì tiếng hót có từ 1 – 4 âm tiết.
Kỹ thuật nuôiĐối với chim bổi mới bắt về, để chim hết nhát cần vài tháng để trấn an nên đòi hỏi bạn phải thực sự kiên nhẫn trong kỹ thuật nuôi. Ban đầu cần chùm kín lồng, tránh tiếp xúc nhiều nhưng phải để hé 1 khe nhỏ để nó quen dần với môi trường nhốt, sau đó tăng độ hé theo thời gian nuôi khi chim đã dần thích nghi.
Sau vài tháng nuôi nhốt thì bắt đầu cho chim làm quen với môi trường mới. Bạn cần cho chim tiếp xúc nhiều hơn bằng cách tắm cho chim, treo lồng nhiều chỗ … Mỗi lần chỉ cho ăn ít, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào. Bạn phải làm cho nó hiểu là mỗi khi bạn đến gần là chỉ để cho ăn, dần dần nó sẽ cảm thấy bạn không nguy hiểm, thậm chí nó có thể còn mừng khi thấy bạn. Làm được như vậy, thêm 3-5 tháng nữa là nó đã tương đối dạn dĩ.
Thức ăn của chim Chào mào là loài chim ăn trái cây, đặc biệt là các loại chính đó là chuối, đu đủ, cà rốt hấp, dâu tây, xoài.
Nên tắm chim mỗi ngày, nếu bận thì tắm 2 ngày/lần. Mùa Đông 1 tuần tắm 1 đến 2 lần và nhớ pha thêm nước ấm. Nước tắm bạn cho vài hạt muối và cẩn thận vát 1,2 giọt chanh vào để diệt giận mạt trên lông.
Cách chọn giốngKhi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, điệu bộ lanh lẹ. Cặp chân phải to, dài, thân hình cũng phải dài, vai nở nang, ngực ưỡn ra có lằn giữa ngực thì thường phổi to giọng chim vang. Nên nhớ những chú chim Chào mào có miệng mỏng, ngắn mới siêng hót.
Chim tốt thì mào có gốc to, khi mào dựng lên thì cạnh mào thẳng từ đỉnh xuống cổ. Yếm màu đen đậm cùng màu với mào càng dày càng tốt. Má phồng đều nhau vệt ngăn hai bên má rõ ràng. Hầu to phồng căng thì chim hót to và hay. Lưng hơi gù lưng tôm, cặp cánh gọn, lông cánh không xù ép sát vào mình không đan chéo nhau. Đùi to cẳng dài móng nhọn và cong đều. Đuôi dài và xếp gọn thành 1 cọng.
Nguồn: Wikipedia
Đặc Điểm Chọn Và Cách Chăm Sóc Chim Họa Mi
Bạn rất thích nuôi chim họa mi vì bạn thấy nhà hàng xóm có một chú họa mi hót rất tuyệt. Nhìn là vậy thôi, nhưng bạn biết không, chim họa mi là loài chim rừng bản tính nhút nhát. Để thuần hóa và luyện họa mi hót cần rất nhiều thời gian và công sức.
Chim họa mi tên tiếng anh là nightingale, chúng phân bố rộng rãi ở các khu rừng rậm núi cao tại Trung Quốc và Việt Nam. Tại Việt Nam bạn có thể tìm loài chim họa mi tại các khu vực như lạng sơn, lai châu, sơn la… những nơi có khí hậu mát mẻ. Ngoài ra khu vực miền nam cũng có chim họa mi, nhưng chim ở khu vực này thường có màu lông sẫm hơn vì thế chim họa mi ở nơi đây còn được gọi là chim họa mi đất.
Mình xin bật mí 1 bí quyết chọn chim non trống đó là quan sát chòm lông ở cổ của chim, khi chim hả mỏ đòi ăn sau tiếng kêu choe choe, ở phần cổ chim trống non sẽ có chòm lông rung rung hoặc có kèm tiếng kêu khác rất nhỏ.
Với những chú chim trưởng thành khi nghe chim họa mi kêu bạn có thể phân biệt được chim trống mà chim mái ngay. tiếng kêu của chim họa mi trống thường rất thanh và âm dài trong khi chim họa mi mái kêu chỉ thanh âm nhỏ và ngắn.
Tiêu chuẩn chim họa mi đẹp bao gồm các yếu tố sau:
Đầu chim: Nên chọn những chú chim có đầu như đầu rắn, cụ thể là nhìn ngang thấy mỏ trên với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường thẳng. Nghe có vẻ hơi mơ hồ chút nhưng khi bạn quan sát kĩ bạn sẽ thấy được điều này. Mắt chim không có giác mạc, chỉ có lòng đen có nhiều màu. Chim có chấm đen ởđồng tử nhỏ, từ đồng tử lóa ra 4 tia mắt, tia càng to, càng rõ thì thể hiện chim càng đẹp, chim họa mi mắt đỏ là một giống chim rất đẹp và được nhiều người tìm mua. Mỏ chim thẳng, có gờ cạnh. Ở chim trống sẽ có phần râu đen xuôi theo chiều mỏ.
Lông chim: Một chú chim đẹp phải sở hữu bộ lông tơi xốp và mềm mại. Lông ở phần đầu mỏng và ôm sát da đầu. Lông đuôi thẳng là nhiều.
Chân chim: Cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm, ngón ngắn, móng quặp như móng mèo. Chân chim thường có màu vàng.
Thức ăn của chim họa mi thường là những loại thức ăn dễ tiêu hóa như các loài côn trùng, các loài sâu… Ngoài ra muốn họa mi hót căng hơn bạn có thể làm cám công kích cho họa mi. Cám cần chứa các loại dinh dưỡng như: vitamin A, A13, D3, axit phosphoric, canxi, kali…
Cách làm cám cho họa mi hót căng
Bước 1: rang lạc chín, bỏ vỏ, xay nhỏ và cho ra 1 chiếc bát. Kỷ tử trộn lẫn lòng đỏ trứng gà cũng xay nhuyễn và đổ ra bát. Gan lợn thái nhỏ, xay nhuyễn.
Bước 2: trộn lẫn các loại trên với cám gà con, bóp khoảng 10 phút cho hỗn hợp trộn đều với cám.
Bước 3: đổ cám trộn ra 1 chiếc rổ, dùng tay trà cho cám rơi xuống (nên dùng chậu hoặc giấy để hứng) sau đó mang ra phơi từ 1 tới 2 nắng để cám khô ròn (nếu trời không có nắng bạn có thể rang khô với lửa nhỏ).
Bước 4: Cho vào hộp đựng có nắp đạy kín.
Nếu bạn chỉ có 1 chú chim thì bạn nên làm cám vừa phải để tránh tình trạng thức ăn để lâu có thể bị ẩm mốc gây hại cho đường ruột của chim. Điều quan trọng nữa là không nên đổi thức ăn đột ngột bởi chúng có thể bị dị ứng trước thức ăn lạ khiến chim họa mi bị suy và dẫn tới việc thay lông.
Với những chú chim mới chuyển nhà, việc chúng không hót là chuyện khá bình thường. Bạn hãy giúp chim làm quen môi trường từ từ bằng cách phủ vải lên lồng chim và mỗi ngày hé từ từ.
Sử dụng chim mái kích trống: cách ốp mái cho họa mi hót là cách được nhiều người sử dụng. Với những chú chim trống mới nuôi, chúng vẫn có tính cảnh giác cao, có một chú chim mái ở bên sẽ giúp chúng bớt hoảng sợ và thích nghi nhanh hơn.
Để chim chưa thuần gần chim họa mi mồi: Chim họa mi khác với các loài chim khác vì thế nếu bạn để 1 chú chim chưa thuần cạnh một chú chim thuần để nó tập giọng hót của nhau chỉ đem lại kết quả tiêu cực mà thôi.
Khi chim bắt đầu hót bạn nên mua đĩa CD về để kích giọng cho chúng. Ngoài ra có thể cho chúng đi dượt hoặc treo lồng lên cao để chim được thể hiện hết khả năng.
Cách nhận biết họa mi căng lửa : khi bạn thấy họa mi xù lông người lên, mắt méo xệch méo xạc, hót hét nhiều, mổ lan lồng.. thì khi đó họa mi rất căng lửa.
Cách lấy lại lửa cho họa mi:
Họa mi căng lửa nhưng cũng dễ bị tụt lửa. Để khắc phục họa mi tụt lửa bạn cần tuân thủ các biện pháp sau đây.
Duy trì chế độ dinh dưỡng cố định cho chim. Việc thay đổi đột ngột thức ăn sẽ khiến chim bị ảnh hưởng.
Thường xuyên vệ sinh cho chim và lồng chim một cách hợp lý.
Thường xuyên buông áo lồng, di chuyển vị trí treo chim kết hợp với việc cho chim đi dãi dợt định kỳ để chim có thể quen với việc chơi giàn sau này.
Với các loại chim chơi theo cặp thì cần điều mái hợp lý đúng thời điểm.
Họa mi bị xù đầu: Đây là vấn đề thường thấy của những chú chim yếu lửa hoặc tuổi đời ít. cách chữa họa mi bù đầu là nên để chúng đủ tuổi và tập các bài tập giúp chúng căng lửa.
Họa mi bị rụng lông đầu: Chim họa mi bị rụng lông đầu sẽ mất đi vẻ “đẹp trai” để lấy lại phong độ cho em nó bạn có thể cho chim ăn cám bavi kết hợp với mồi tươi đều đặn và tắm nước thường xuyên.
Họa mi bị hoảng: Họa mi bị hoảng có thể là chim mới chưa quen lồng, chim mộc hoặc do chim bị các loài vật khác tấn công. Cách chữa họa mi bị hoảng là bạn nên tách nó ra một khu vực riêng, có vải che lồng chỉ để hở một chút, treo phần hở về phía ánh sáng mặt trời buổi sáng. Để nhiều thức ăn trong lồng, vài ngày thăm nó 1 lần, không cần phải vệ sinh lồng quá kĩ (1 tuần 1 lần cũng được). Thi thoảng mang ốp mái để chim nhanh tĩnh tâm.
Chim họa mi bị đè: Khi chim mộc ở cùng những con chim thuần nó sẽ dễ bị đè bởi những tiếng hót điếc tai của những con chim kia. Cách chữa họa mi bị đè là bạn chuyển nó tới một khu vực yên tĩnh và tập cho nó các bài tập căng lửa. Sau một thời gian hãy mang nó lại gần khu vực chim thuần kia.
Họa mi bị bó lông: Bất cứ ai khi nuôi chim họa mi đều quan tâm vấn đề họa mi thay lông tháng mấy? Vâng thưa các bạn, chim họa mi cũng như một số loại chim khác, chúng sẽ thay lông vào tháng 7 hoặc tháng 8 âm lịch. Tuy nhiên một số chú chim lại gặp vấn đề khó thay lông (bó lông), với những chú chim bổi mùa đầu sẽ thường không thay hết lông đâu do đó bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Bạn có thể cho chúng ăn thêm cám bavi để chúng tăng thêm dinh dưỡng.
Chim Họa Mi: Đặc Điểm, Chọn Giống, Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Hót Hay
Chim Họa Mi được nhiều người mệnh danh là loài chim có giọng hót tuyệt vời nhất trong tất cả các loài chim rừng. Cũng chính vì thế mà người nghệ sĩ nào có tông giọng tốt, hát hay đều được so sánh với chim họa mi.
Là giống chim rừng, Họa mi thường sống phổ biến trong các khu rừng ở và . Tại nước ta, thì họa mi tập trung chủ yếu ở các tỉnh nhiều rừng phía Bắc như: Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Móng Cái,… Đặc điểm tự nhiên thích hợp nhất cho chim sống là rừng rậm cận nhiệt đới, vùng núi cao, nhiệt độ thấp, mát lạnh.
1.1 Ngoại hình của chim Họa Mi– Nhìn tổng thể dòng chim họa mi có cơ thể cũng tương đối lớn. Chúng chỉ to gần ngang chim Cu ngói.
– Lông hầu như toàn bộ cơ chim đều có màu nâu sẫm, ở phần dưới ngực thì lông có màu vàng hung.
– Mắt to, long lanh trong vắt, có viền mắt bao xung quanh và nó kéo dài khoảng một phân rưỡi ra phía sau.
– Chiều dài toàn thân của chim từ mỏ đến hết phần đuôi là khoảng 20cm.
– Mỏ chim dày, chân nhỏ. Hai bộ phận này đều có màu nâu nhạt.
1.2 Tiếng hót của chim Họa MiTiếng hót trong trẻo, lanh lảnh của họa mi đem lại cho người đam mê lẫn không có hứng thú gì về chim cảnh cũng cảm thấy vô cùng thích thú. Bất kể đang trong trạng thái khó chịu hay buồn bã, nghe được giọng họa mi vang lên cũng đã thấy lòng yêu đời thêm chút nữa rồi.
Nhiều người chưa gặp chim bao giờ cứ khăng khăng tạo cảm giác cho mình là chim chắc sẽ có bộ lông, cơ thể đẹp xuất sắc. Tưởng tượng cũng ít ra như chim Trĩ, chim Công mới thích hợp với giọng hót ngân vang, vô cùng độc đáo đến mê người. Nhưng khi đến lúc gặp thì lại ngã ngửa khi chim không được đẹp như thế.
Hình dáng bên ngoài so với giọng hót thì khác một trời. Họa mi được nhận xét là không có gì đặc sắc ở ngoại hình. Tuy nhiên, bù lại giọng hót cũng đủ làm người khác đắm say, muốn sở hữu bằng được một em cho riêng mình.
Do đó, nếu ai nuôi chim để nghe hót thì Họa Mi đúng là sự lựa chọn số một.
1.3 Phân biệt Họa Mi trống máiNgoại hình của chim họa mi mái khác đôi chút với họa mi trống. Chúng ta có thể dễ dàng phân biệt thông qua một số chi tiết sau:
– Cơ thể chim mái nhỏ hơn một chút so với chim trống.
– Màu lông của chim mái cũng có màu nâu hung chứ không phải nâu sẫm như chim Họa Mi trống.
– Mắt chim mái có viền nhỏ, không kéo dài ra sau nhiều, vệt trắng ở đuôi mắt cũng ngắn hơn họa mi trống.
– Tiếng hót của chim mái cũng chỉ kêu “xùy…xùy…” hoặc “sè.. sè..” không hót râm ran như chim đực.
Chim Họa Mi là một loài chim hoang dã. Muốn chúng hót lảnh lót, hấu đá như ở ngoài tự nhiên thì bước đầu là bước chọn giống chim có chất lượng tốt. Vì thế, chúng tôi sẽ gợi ý cho bạn một vài đặc điểm của họa mi tốt giống như sau.
Khi mua hoặc bẫy chim cần chú ý những đặc điểm:
– Đầu chim: Đầu chim có nhiều hình dạng đặc sắc khác nhau. Nhưng theo những người trong nghề truyền lại nên chọn chim có cái “đầu rắn”. Việc trước tiên nhìn nhận bạn hãy nhìn phần đầu chim. Nếu nhìn theo phương ngang thấy phần mỏ phía trên trán so với đỉnh đầu là một đường thẳng thì đúng chuẩn.
– Về bộ lông: Một con chim họa mi chất lượng là phải sở hữu bộ lông luôn mềm mượt, óng ả và tơi xốp. Phần lông đầu phải mỏng, ôm da sát vào da đầu. Lông cánh mượt, không xơ, không xù lên, vón cục.
– Mắt: Mắt Họa Mi không hề có giác mạc giống như cái lồng đèn nhiều màu vậy đó. Nên chọn con chim có đồng tử (phần chấm đen trong con ngươi) nhỏ hơn trong số những con khác. Đặc biệt hơn là đồng tử phải có những tia mắt lóe ra xung quanh càng to, càng rõ ràng và dày là tốt nhất.
– Chân chim: Cuối cùng là chân chim. Chân rắn chắc, khỏe mạnh. Chẳng chân phải to, viền của vảy chân chim có màu sẫm tối. Ngón chân không cần quá dài, móng vuốt nhọn sắc như móng vuốt của mèo. Đôi chân đẹp chính là thứ trụ vững cho toàn bộ cơ thể chim.
Đây là một số cách chọn cơ bản những con chim giống dành cho người mới bắt đầu nuôi họa mi. Với người nuôi chim lâu năm có kinh nghiệm dày dặn sẽ có nhiều hiểu biết và kỹ năng chọn chim thuần thục và chọn ra những chú chim tốt nhất. Bước chọn giống là bước đầu tiên quyết định sự phát triển và chất lượng của chim sau này.
Chọn lồng là điều kiện cần cho chim có không gian sinh sống tốt, tạo điều kiện thoải mái để phát triển toàn diện về mặt tinh thần. Bởi lồng chim là “nhà” của chúng, một ngôi nhà tốt mới thể hiện chú chim đó hoàn hảo hay không.
– Lồng nuôi chim họa mi có kích thước phù hợp nhất là đường kính đáy lồng dài khoảng 40cm hoặc nhỏ hơn còn khoảng 30cm cũng được. Xung quanh là các nan lồng có số lượng từ 60 chiếc.
– Lồng nên được làm từ tre hay mây đều được, nhưng nếu có điều kiện hãy dùng mây sẽ tốt hơn (vì tránh mốc mụt, tránh côn trùng phá hỏng cực tốt). Không nhất thiết phải sử dụng lồng sắt.
– Bên trong lồng nên bố trí đầy đủ các cóng nước, cóng thức ăn và khay dưới đáy để đựng phân. Đặt khoảng 2 đến 3 cây cầu lồng bằng gỗ hoặc tre ngang lồng cho chim đậu. Sau mỗi lần tắm cho chim phải vệ sinh lồng, cọ rửa tất cả các cóng cũng như dọn sạch sẽ phân, rác dưới đáy lồng. Thay bố lồng, kỳ cọ thật kỹ lưỡng.
– Là loài chim ưa khí hậu lạnh nên phải chú ý nhiệt độ xung quanh. Lồng chim phải áo trùm. Luôn trùm kín lồng mỗi buổi tối khi chim ngủ. Treo lồng những nơi cao ráo, thoáng mát, ít gió lùa, tránh xa những những động vật gây hại cho chim như: chuột, chó, mèo,…
Mỗi người nuôi chim sẽ có mỗi mục đích khác nhau. Người nuôi để ngắm mỗi khi chán, người nuôi để nghe chim hót, có những người lại thích nuôi chim để đem đi thi đấu. Vì vậy, ở đây chúng tôi cung cấp cho bạn một vài phương pháp nuôi chim họa mi hót hay thỏa mãn đôi tai cũng như cách nuôi để chim đi đá.
4.1 Chăm sóc họa mi hót hayĐây là một loài chim vô cùng nhút nhát vì bản tính sống ở rừng tự nhiên nhiều hơn. Nên người nuôi cần rất nhiều thời gian mới giúp chim tập quen dần với con người, cũng như việc giúp chim hót vang lanh lảnh như ngoài thiên nhiên. Bên cạnh đó cũng cần có tính kiên nhẫn cao và cách chăm nuôi khoa học.
4.1.1 Chế độ dinh dưỡngThức ăn là yếu tố quyết định quan trọng trong thời gian thuần dưỡng họa mi hót hay, lớn nhanh. Và trong số các loài chim rừng có khả năng hót thì họa mi là loài dễ nuôi, dễ ăn nhất, thức ăn của chúng kiếm được không khó. Và đâu là loại thức ăn giúp chúng hót nhiều và hót hay?
Thực phẩm bổ sung cho chim đơn giản chỉ là trộn gạo với một ít trứng cộng với cào cào là được rồi. Lúc mới bắt chim về hãy cho chim ăn những loại côn trùng ngoài tự nhiên để chúng dễ ăn hơn như: trứng kiến, cào cào, châu chấu,… Tuy là loài chim khá lớn nhưng lượng thức ăn mỗi ngày của chúng chỉ bằng vài muỗng cà phê.
Muốn cho chim nhanh lớn, hót hay, căng lửa thì mỗi ngày cho họa mi ăn nhiều cào cào ( 20 đến 30 chục con mỗi ngày). Nuôi lâu dài, chim đã dạn hơn thì bắt đầu mua cám về cho chim ăn. Cám phải là loại dành cho chim hoặc là cám tổng hợp. Trộn hỗn hợp với gạo và côn trùng lẫn trái cây tươi.
– Lấy 0,25kg gạo tấm.
– Trứng gà hoặc trứng vịt lấy luôn cả lồng đỏ và trắng khoảng 4 đến 5 quả đều được.
– Một muỗng nhỏ đường trắng tinh luyện.
– Bột xương 2 muỗng nhỏ.
Tấm đem đi rang nóng đến khi có màu vàng vàng, không nên để gạo quá cháy. Sau đó, tắt bếp đi cho trứng đã chuẩn bị vào. Đồng thời cũng thêm đường và bột lên, đảo qua lại cho thấm rồi đem phơi nắng. Chú ý nếu trời không có nắng, nhiệt độ thấp thì để lên bếp đảo tiếp cho gạo không vón cục lại là ổn.
4.1.2 Cách huấn luyện cho họa mi hót hayMuốn có một chú chim có giọng hót tuyệt vời thì phải thường xuyên cho chim tập hót. Tốt nhất là cho chim đi tập dượt thường xuyên, tiếp xúc với nhiều chú chim họa mi khác. Một con chim có tuổi lồng già thì giọng hót sẽ vô cùng thánh thót, ngân vang mang linh hồn của rừng núi.
Nếu chim của bạn là chim họa mi bổi thì nên trùm kín lồng rồi mới đem chim đi dượt. Trùm kín lồng, đặt dưới đất, để gần các chú chim già lồng để nó nghe. Tự nhiên nó sẽ hót theo, đồng thời cũng dạn hơn.
Nếu không có điều kiện đi tập dượt, cho chim tiếp xúc nhiều với đồng loại thì bạn có thể luyện hót cho chim tại nhà. Bạn mở những CD hoặc lên internet mở những video có giọng hót của chim họa mi có giọng đặc sắc, lanh lảnh, trong trẻo. Mở thường xuyên mỗi ngày cho chim nghe.
Muốn có hiệu quả hơn phải đặt chim nơi yên tĩnh. Treo chim lên cao, vén áo lồng lên để chim nghe rõ hơn. Từ đó chim họa mi có thể nghe được nhiều giọng và hót hay hơn. Những chú chim không được tập hót dù nuôi lâu đến đâu vẫn hót rất tệ.
Họa Mi mái kích trống cực kỳ hiệu quả
4.2 Chăm sóc chim Họa Mi đáHọa mi cũng là một loài chim có bản tính vô cùng hung hãn, thích đấu đá. Cũng vì thế mà đã khiến cho nhiều người thích đi bẫy chim này, thích mang chúng đi thi đấu với những chú chim họa mi khác.
Cách chọn giống chim Họa Mi đáNuôi chim để đá còn cần nhiều sức lực, kinh nghiệm nhiều hơn nuôi chim họa mi để có giọng hót hay. Giống chim phải chọn ở vùng núi cao như vùng Lạng Sơn, Móng Cái,…
Tiêu chuẩn chọn phải là những con có chân và móng cứng cáp, sắc nhọn. Mắt trong và lanh lẹ. Mỏ nhọn, lông có màu gạch cua. Điều này thể hiện độ sung, độ hung hăng của chim, tạo điều kiện thi đấu rất tốt.
Chế độ tập luyện cho Họa Mi đáChim đá cần chú trọng chế độ tập luyện gay gắt. Thể lực phải thực sự tốt mới cho thi đấu được. Nhốt chim vào những lồng có kích thước lớn, chiều cao hơn một mét, đường kính phải hơn 60cm, đủ không gian lớn để chim bay nhảy. Cầu trong lồng phải là cầu nhám cho chim dễ đậu và mài móng thêm sắc nhọn.
Phải treo lồng nơi yên tĩnh, để chim giảm độ hót lại. Thức ăn của chim thuộc những loại bổ dưỡng nhất. Mỗi nhà nghề nuôi chim sẽ có mỗi bí quyết cho ăn khác nhau. Có người sử dụng thịt ó, có người lại cho ăn dái gà trống còn tơ,…
Sau khi thi đấu xong, chắc chắn chim nhìn rất xơ xác nên đừng quá lo lắng. Chủ yếu hậu thi đấu, người nuôi có đủ kinh nghiệm chăm sóc, bồi bổ trở lại cho chim để mau hồi phục hay không. Thời gian hồi phục sẽ khá lâu nên nhà nuôi cần để chim tịnh dưỡng kỹ càng nhất.
– Cần thường xuyên vệ sinh lồng. Tắm cho chim mỗi ngày vào mỗi buổi sáng, đặc biệt đừng nên tắm nắng cho chim nhiều và cần tránh gió lạnh lùa vào lồng. Để nơi có gió chim dễ chết đột ngột, và vì là loài chim ưa khí hậu lạnh nên tốt nhất trùm kín lồng và để ý nhiệt độ xung quanh. Và luôn canh chừng cóng nước, châm ngay khi thấy cạn.
– Không được thay thế nguồn thức ăn đột ngột. Nguồn thức ăn chính của chim là côn trùng nhưng vẫn là loài ăn tạp. Nên khi nuôi trong lồng cần tập cho chim ăn những loại thức ăn riêng. Và nên cho chim ăn riêng một loại thức ăn thôi. Nếu đổi sẽ làm chim bị dị ứng, dễ bỏ ăn ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của chim.
– Thức ăn phải đủ dinh dưỡng, đảm bảo không hư hỏng, ẩm mốc. Dứt khoát bỏ đi những thức ăn bị hư nếu không sẽ gây hại cho chim. Vì họa mi là chim quý, nên dành thành dinh dưỡng phần tốt nhất cho nó.
– Cần bổ sung nhiều đạm động vật cho chim. Cho ăn nhiều côn trùng tươi sống và không được cho chim ăn thức ăn mặn.
– Nước uống phải sạch sẽ. Không được đục, bẩn. Không nên cho chim uống thuốc bừa bãi khi bị bệnh. Cần treo lồng đa dạng nơi hơn, để chim có thể tiếp xúc với nhiều môi trường khác nhau, mang lại độ thích nghi và nhanh dạn dĩ hơn.
– Không nên nuôi chim non khi chưa có kinh nghiệm vì dễ làm chim chết yểu thì rất uổng. Lồng chim phải luôn có áo lồng để bảo vệ chim. Nhiều người khuyên rằng phải nuôi chim mái vì sẽ có tác dụng nhiều hơn như: giúp chim trống dễ căng lửa, dễ thuần chim họa mi bổi,… nhất là nuôi chim đá.
Nguồn Gốc Của Chim Yến Và Yến Sào Việt Nam
Nguồn gốc của tên gọi Yến Sào
Yến sào được làm từ nước bọt của chim Yến. Nước dãi của loài chim bé nhỏ này chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và có khả năng đóng băng chỉ sau vài giờ. Có thể giải thích đại khái: “Yến ” có nghĩa là chim Yến, “Sào” có nghĩa là “tổ”. Theo cách khác, chúng ta có thể gọi món đặc sản này là Tổ Yến, Tổ chim hoặc Tổ chim Yến.
1. Những đặc điểm của loài chim yến
Tuổi thọ trung bình: 8 – 10 năm
Chiều dài trung bình: 9 – 13 cm
Cân nặng trung bình: 11 – 19 gram
Chim Yến là loài chim có hình dáng giống với chim én, thường sống trong các vách đá ven biển. Khí hậu ở Việt Nam khá phù hợp cho chim Yến sinh sống và phát triển.
Thức ăn chủ yếu của loài Yến thường các côn trùng nhỏ đang bay. Lý do chúng chỉ ăn những côn trùng nhỏ đang bay là vì chim Yến là loài chim không bao giờ đậu. Chúng sẽ chỉ bay suốt ngày sau đó về tổ để ngủ.
Chim Yến trưởng thành sẽ kết đôi và làm tổ để sinh sản. Một lứa chim bố mẹ có thể đẻ từ 2-4 quả trứng. Trung bình mỗi năm chim Yến sẽ đẻ 3-4 lứa. Đặc biệt loại chim này có đặt tính rất là chung thủy. Nếu 1 con bị chết đi thì con còn lại sẽ tự kết liễu theo hoặc ở vậy suốt đời.
Chim Yến có khả năng nhìn rất tuyệt vời, mũi và tai nghe rất thính. Giác quan của nó rất tốt nên dể nhận biết kẻ thù và những nguy hiểm trong môi trường xung quanh. Chính những điều ấy khi xây nhà cho chim yến cư ngụ. Ta phải thận trọng và hiểu biết trong khâu này.
Tại Việt Nam, chim Yến chủ yếu phân bổ ở các tỉnh ven biển hoặc một số các vùng đất liền từ miền Trung trở vào Nam. Do những nơi này có khí hậu thích hợp cùng nguồn thức ăn dồi dào.
2. Lịch sử Yến sào (Việt Nam)Yến sào là được xem là một trong những đặc sản nổi tiếng bên cạnh bào ngư, hải sâm, vi cá mập,… Từ rất lâu thì Yến sào đã được đánh giá là thực phẩm cao cấp với những giá trị bổ dưỡng mà nó mang lại.
Từ tất lâu, trong triều đại của các vị vua thì Yến sào chính là món ăn được các vị vua sử dụng thay cơm mỗi ngày. Giá trị dinh dưỡng cao. Chính là thứ khiến Yến sào trở thành món ăn cao cấp, được săn đón khắp nơi.
Đến nay giá trị từ Yến sào vẫn chưa giảm. Một số người sẵn sàng trả mức giá cực cao chỉ để ăn thịt chim Yến với suy nghĩ thịt, xương của chim Yến có giá trị dinh dưỡng cao gấp hàng trăm lần so với nước bọt. Nhưng suy nghĩ trên hoàn toàn sai lầm. Đông y cũng như các tài liệu y học cảnh báo rằng. Thịt yến có độc, không bổ dưỡng như nhiều người suy nghĩ.
3. Tổ yến sào nuôi trong nhà (Yến Nuôi)Trước đây, muốn khai thác Yến sào rất khó khăn và nguy hiểm. Người khai thác cần tìm đến những vách đá ngoài đảo, hang động để khai thác. Nên giá của Yến sào ở thời điểm đó rất cao.
Hiện nay, các nhà nuôi Yến đã tiến hành nghiên cứu về tập tính cũng như đời sống của chim Yến. Để tiến hành nuôi Yến tại nhà. Tuy nhiên, cũng rất khó khăn vì chim Yến là một loài tương đối hoang dã. Chúng làm mọi thứ khi bay từ giao phối, săn mồi,… Nên việc nuôi chim Yến đòi hỏi khả năng cũng như sự hiểu biết rất lớn.
Căn bản, nuôi Yến trong nhà chính là xây dựng một ngôi nhà được cải tạo tương tự như điều kiện tự nhiên thích hợp. Để Yến làm tổ, đồng thời bằng những cách khác nhau để dụ chim Yến đến sống. Điều này khiến cho Yến sào được thu hoạch dễ dàng hơn nhưng vẫn đáp ứng được các điều kiện hoang dã vốn có của loài Yến. Khiến cho chất lượng dinh dưỡng cũng như hương vị sẽ không khác nhiều so với Yến sào tự nhiên được khai thác ngoài đảo
4. Nguồn gốc của tên gọi “Yến Sào”Theo tuyên truyền, nhiều năm về trước Trung Quốc chính là quốc gia khai phá ra món ăn Yến Sào. Trước đây Yến Sào chính là món ăn dành cho các vị vua. Một món ăn chỉ được những người có quyền thế sử dụng.
Mặc dù chưa sở hữu các công cụ kỹ thuật hiện đại tại thời điểm đó. Nhưng các nhà thảo dược đã nghiên cứu và biết được tác dụng của Yến Sào. Cũng chính nhờ điều này mà Yến Sào hiện nay được xếp vào top 8 thực phẩm quý giá.
Hiện nay, tại thị trường có rất nhiều loại Yến sào được bán, cân nhắc dựa theo các yếu tố khác nhau mà màu sắc của tổ yến có thể thay đổi khác nhau. Đến hiện tại thì Huyết Yến chính là loại Tổ yến được đánh giá cao nhất về giá trị dinh dưỡng mang lại.
Cổ Tích Loài Chim Yến Và Nguồn Gốc Yến Sào
Yến sào là một trong tám bát trân xa hoa và quý hiếm dành cho cung đình ngày xưa. Nguồn gốc yến sào đến từ tổ của loài chim yến. Dân gian coi chim yến như một loài chim thần kỳ và thêu dệt nên nhiều truyền thuyết về nó. Trong đó, có một sự tích kể về sự xuất hiện của loài chim này.
Sự tích loài chim yến Chim yến xuất hiện như thế nào?Tương truyền, xưa kia có một vị vua luôn mộng tưởng tìm kiếm cách trường sinh bất lão. Ông đã ban ra chiếu chỉ triệu tập tất cả các danh y nổi tiếng vào cung; mục đích tìm ra phương thuốc có thể cải lão hoàn đồng.
Chiếu chỉ của vua nhanh chóng truyền đi khắp cả nước. Rất nhiều danh y thời đó bị triệu tập để thực hiện mong muốn của vua. Tuy nhiên, không có người nào thành công cả. Nhà vua đã bực tức và quyết định đem đày họ ra đảo xa. Trong số các danh y bị đày, có một vị danh y nọ có một người vợ hết mực yêu thương. Sau một thời gian lưu đày, ông vì không chịu nổi cực khổ đọa đày mà rời bỏ nhân gian. Sau khi chết, ông hóa thành một con chim nhỏ, bay về đất liền tìm vợ. Người vợ ở nhà cũng đau khổ, mòn mỏi chờ đợi tin tức chồng, quá đau thương mà nàng cũng chết đi, hoá thành chim bay đi.
Trời không phụ tình, đôi vợ chồng đã gặp được nhau trong niềm hạnh phúc vô tận. Thế rồi đôi chim nhỏ cùng bay ra ngoài đảo hoang sinh sống. Họ xây tổ, quấn quýt nhau mỗi ngày không rời. Ngày sóng vỗ bờ, đêm trăng sáng rọi mặt biển, đôi vợ chồng chim cùng uống sương mai, ăn các sinh vật bay trên không. Họ làm tổ, đẻ trứng, trứng nở thành những chú chim non. Hòn đảo hoang vắng, yên tĩnh ngày nào nay trở nên ngày càng đông đúc, luôn rộn ràng với tiếng hót ríu rít của những chú chim.
Tổ yến được phát hiện ra sao?Thời gian dần trôi, chiến sự nổ ra khiến triều đình loạn lạc. Vị vua ngày xưa nay phải bỏ trốn; tình cờ lạc vào hoang đảo này với vài tên tính cận vệ. Họ đối mặt với cái chết trên hòn đảo không đồ ăn thức uống, sức lực mọi người đang dần cạn kiệt.
Nhưng có một ngày, nhà vua tình cờ phát hiện một hốc đá nhỏ. Trong hốc đá có chứa nước ngọt rơi từ trên vách đá xuống sau cơn mưa. Nhà vua cúi xuống uống nước, bỗng ông nhìn thấy có vật gì đó màu trắng rơi vào trong nước. Ông quan sát thấy nó đang dần nở ra. Có thể vì quá đói mà ông đã bỏ vật đó vào miệng. Cuối cùng, do quá mệt, ông đã lăn ra ngủ ở một tảng đá gần đó.
Sau khi tỉnh lại, ông thấy điều kì diệu xảy ra: Cơ thể như phục hồi lại sức lực, tinh thần cũng phấn chấn hơn. Nhà vua vui mừng nghĩ rằng nguyên do có lẽ từ cái vật màu trắng ông đã ăn cùng nước trong hốc đá. Ông nhìn lên trên vách đá cao để tìm kiếm và phát hiện có rất nhiều vật màu trắng tương tự bám trên vách đá, thực chất chính là tổ chim. Vậy là ông cùng với mọi người tìm cách lấy những tổ chim đó xuống ăn. Sau một đêm ngon giấc, hầu hết tất cả mọi người đều đã khôi phục lại sức khỏe. Rồi tất cả cùng tìm cách quay trở lại đất liền.
Nguồn gốc yến sàoNhà vua sau đó đã tập hợp binh lính, đánh đuổi kẻ địch, nắm lại vương quyền. Ông cũng không quên đi những món quà kỳ diệu thiên nhiên đưa tới trên đảo hoang. Ông truyền lệnh cho các ngự y nghiên cứu về tổ chim đó. Nhờ vậy, ông biết được đây là tổ của một loài chim nhỏ. Từ đó, chúng được vua sử dụng làm món ăn sang trọng trong các yến tiệc nên ông cũng đặt tên cho loài chim này là chim Yến. Nguồn gốc yến sào cũng bắt nguồn từ đây (“sào” có nghĩa là tổ).
Trong yến sào có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng bổ ích cho cơ thể. Không chỉ thế, yến sào còn là một vị thuốc quý giá cho sức khỏe, giúp tăng cường vẻ đẹp, kéo dài thanh xuân. Yến sào sau đó đã trở thành món ăn quý hiếm chuyên dùng cho quý tộc cung đình và những người giàu có. Chúng cũng được xếp vào một trong bát trân, tám món ăn quý hiếm của vua chúa thời xưa.
Câu chuyện cổ tích về loài chim yến trên thật sự thú vị đúng không nào. Tuy chỉ là thoại bản lưu truyền trong dân gian, nhưng Thượng Yến nghĩ điều này cũng đã phần nào giải thích được nguồn gốc yến sào cũng như sự quý hiếm của loại sản vật này.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Họa Mi Nguồn Gốc Và Đặc Điểm trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!