Bạn đang xem bài viết Chim Én Mùa Đông – Tập 24 được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chim Én Mùa Đông – Tập 25 ——————- Xem TVonline tại Hplus (HTVC): Tải app HTVC tại đây: ► IOS: ► Android: PS: Dịch vụ HTVC chỉ xem được tại thị trường Việt Nam. ——————- ► Đăng Ký HPLUS Để Xem Thêm Các Phim Hay Nhất: ► Phim Tình Cảm Việt Nam Hay & Cảm Động: ►Fanpage HTVplus: www.facebook.com/hplusvn ►Fanpage HPlus: www.facebook.com/hplusofficial Chuyện phim bắt đầu từ công ty thời trang của bà Bích Vân, một công ty đang trên đà suy thoái vì sự yếu kém trong cách thức xây dựng nội dung show diễn và sự thể hiện nhạt nhòa của những người mẫu ở đây. Vào thời điểm nguy khó này, hy vọng duy nhất của bà Vân về một người có thể vực dậy công ty chính là cậu cháu trai Hoài Nam và người bạn thân của anh mới du học trở về từ Mỹ – Vĩnh. Bà tin rằng với tài năng và sự nhiệt huyết của hai người, tình hình công ty sẽ tốt dần lên. Kề vai sát cánh với họ trên con đường gian khó là Thu Sương – cô trợ lý trẻ tài năng và giỏi giang, một người luôn hết mình vì công việc. Bên cạnh câu chuyện thương trường khốc liệt và những góc khuất của thế giới người mẫu, bộ phim còn là câu chuyện tình éo le của bà Vân với ông Sơn. Từng là người đi cùng những tháng ngày tuổi trẻ cuồng nhiệt, thật không ngờ giờ đây họ lại trở thành đối thủ của nhau khi cùng làm việc trong một lĩnh vực. Mối thâm tình tưởng khó hàn gắn, bỗng một ngày bà Vân phát hiện chính mình lại được ông Sơn bí mật giúp đỡ về tài chính trong thời điểm cấp bách nhất. Cho đến cuối cùng, liệu cả hai có thể quay lại như những tháng ngày xưa kia? #ChimEnMuaDong #HPLUS
Bâng Khuâng Cánh Cò Mùa Đông
(QBĐT) – Một buổi sáng mùa đông ở quê, trong lúc cả nhà đang ngồi rổn rang nói chuyện thì đứa cháu con chị gái hét lớn “Cò, cò kìa mọi người ơi!”. Cả nhà đều dừng lại ngước mắt nhìn theo chỉ tay của cháu. Chắc có lẽ, đây là lần đầu tiên cu cậu thấy cò ở ngoài đời thực nên mới bất ngờ như vậy. Trước mắt tôi, đàn cò trắng chấp chới bay trên không trung trắng xóa rất đẹp. Mẹ già ngồi bậc thềm bỏm bẻm nhai trầu, mắt xa xăm đượm buồn tiếc về những cánh cò năm xưa.
Trước nhà tôi là cánh đồng rộng thẳng cánh cò bay. Ngày xưa, vào vụ này, người ta thường trồng khoai lang hoặc ngô, nhưng bây giờ thì cả làng đồng loạt bỏ trống. Không phải người quê lười nhác mà vì trồng trọt bây giờ không có lãi, đổ công mua giống, phân bón, rồi chăm sóc cuối cùng thu lại chẳng được bao nhiêu, có năm thời tiết khắc nghiệt còn bị thua lỗ. Chỉ đợi qua vụ xuân gieo mạ rồi cấy lúa. Cánh đồng lúc bấy giờ trông thật ảm đảm trong màu xám xịt của mùa đông, những gốc rạ khô xỉn, từng khôi đất khô cong, đanh sắc. Nếu có lỡ bước chân ra giữa mênh mang cánh đồng, cảm giác cô đơn hiu quạnh sẽ không tránh khỏi. Vậy mà cả tuổi thơ của tôi ở cánh đồng với cỏ dại, với trâu, bò và những cánh cò trắng xóa.
Mùa đông dù lạnh cỡ nào, đàn cò cũng đều cần mẫn ra đồng kiếm ăn. Chúng bạo dạn, gan lỳ chẳng hề hấn sợ hãi. Nhiều con còn đậu trên cả lưng trâu, bò đang thung thăng gặm cỏ. Lũ trẻ con chúng tôi hết trò nghịch liền bày trò đi xua những chú cò trên lưng trâu, bò. Những hôm trời có nắng, cánh cò trắng chao nghiêng trông rất đẹp.
Đám con gái ao ước một lần chạm tới cánh cò, còn con trai thì muốn sải cánh tung bay lên bầu trời. Ước mơ nhỏ dại nhưng sao tôi thấy thật đẹp, thật lấp lánh và trong trẻo. Cứ mỗi lần thấy đàn cò là tôi lại nhìn thật lâu, quan sát thật kỹ. Những cánh cò chiều đông bay ngược gió gợi cho tôi nhớ tới những bà, những mẹ, những người phụ nữ tảo tần một nắng hai sương quê nghèo, gồng gánh nuôi con khôn lớn, trưởng thành.
Những chiều đông ảm đạm ngày xưa, tôi và chị gái vẫn đứng trước sân nhà nhìn đàn cò bay hình chữ V, miệt mài đếm bao nhiêu con. Chúng nhiều quá không đếm xuể. Vậy mà những năm gần đây, chẳng còn những đàn cò như thế bay nữa. Chúng lác đác về đồng kiếm ăn rồi vụt bay đi đâu mất. Tôi cứ ngẩn ngơ nuối tiếc, ngây thơ nghĩ rằng, vùng đất quê ít màu mỡ nên chúng không đến nữa, nhưng đâu ngờ ngày đêm người dân, các bẫy cò từ đâu đến đặt hom tre, giăng lưới rồi bẫy. Tôi bất giác lo ngại, rồi thế hệ con trẻ mai sau sẽ khó tìm thấy cánh cò trong đời thực nếu như việc “tận diệt” cò ngày một hoành hành.
Những cánh cò chiều đông luôn làm tôi bâng khuâng. Đó là hình ảnh bình yên và luyến nhớ nhất về quê nhà trong ký ức của tôi, đẹp như những câu thơ của nhà thơ Nguyễn Duy: “Tuổi thơ tôi trắng muốt cánh cò/Con sáo mỏ vàng, con chào mào đỏ đít/Con chim trả bắn mũi tên xanh biếc/Con chích chòe đánh thức buổi ban mai”.
Mùa Đông Chim Bay Đi Đâu?
20. Mùa đông chim bay đi đâu?
Hàng năm vào khoảng tháng mười, mười một, lúc trời trở lạnh, gió mùa đông bắc bắt đầu thổi thì trên đất nước ta lại thấy xuất hiện một số loài chim quen thuộc như rẽ giun, choắt, mòng két, vịt trời, ngỗng trời, sếu… Chúng có thể phân thành từng nhóm nhỏ dăm mười con, rải rác ở khắp các vùng đồng bằng, kiếm ăn ở những đám ruộng lấp xấp nước. Nhưng chúng cũng có thể là những đàn rất đông, có khi đến hàng nghìn, hàng vạn con như những đàn vịt trời, mòng két, ngỗng trời hay sâm cầm thường gặp trên các bãi lầy ở cửa sông Hồng, sông Thái Bình hay ở ven bờ biển Quảng Ninh. Chúng lưu lại đây trong mấy tháng mùa lạnh rồi lại bay đi lúc trời bắt đầu oi bức. Khách chim mùa đông ở nước ta không phải chỉ có mấy loài đó mà có đến hơn 200 loài khác nhau rải rác ở khắp các vùng từ núi rừng cho đến bờ biển. Tất cả chúng đều có xứ sở ở miền bắc xa xôi như Liên Xô, bắc Trung Quốc, Nhật Bản và có khi ở tận ven bờ Bắc Băng Dương. Hàng năm chúng bay về tận nước ta và nhiều nước khác ở Nam bán cầu để tránh cái giá lạnh khắc nghiệt ở quê hương trong mấy tháng mùa đông. Chúng là những loài chim di cư.
Khoảng một nửa số loài chim trên thế giới có hai chỗ ở cách xa nhau hàng nghìn kilômét như vậy và hàng năm hai lần chúng đi về, vượt qua khoảng cách đó. Lúc di cư chúng bay từng con riêng lẻ, bay thành nhóm nhỏ hay dàn thành đội hình bay oai nghiêm ngang bầu trời. Chúng bay đêm hay bay ngày, chúng bay thẳng một mạch từ nơi đi đến nơi tới hay từng lúc dừng lại ở những chỗ mà chúng ưa thích để nghỉ ngơi hay để kiếm thức ăn, bổ sung thêm chất dự trữ cho quãng đường bay tiếp. Tất cả đều tùy thuộc vào tập tính của từng loài.
Ngày nay người ta đã biết khá tường tận về các loài chim di cư, nhưng cách đây không lâu, chỉ hơn trăm năm thôi, hầu như mọi hoạt động của chúng vẫn còn là những điều bí ẩn.
Nước ta ở vào vùng nhiệt đới quanh năm có những điều kiện thuận lợi cho sự sinh sống của các loài chim nên mùa nào chúng ta cũng nghe tiếng chim ca hót, thậm chí vào mùa đông số chim ở nước ta còn nhiều hơn cả vào mùa hè nên có lẽ chúng ta ít chú ý đến sự di chuyển một cách có tính chất chu kỳ của các loài chim. Thật ra con người từ những ngày xa xưa đã chú ý đến những đàn chim xuất hiện rồi lại biến đi hàng năm vào những thời gian nhất định. Không nên nghĩ rằng những người thợ săn sống vào thời đồ đá cũ không biết đến sự di cư của con cò, con sếu hay những con chim nhỏ mà vào mùa xuân thường ca hót ở quanh chỗ ở của họ. Những người lao động và cả những thi sĩ đầu tiên của loài người mà những dòng thơ ca của họ còn truyền lại đến nay cho chúng ta, như Hôme chẳng hạn đều biết rất rõ hai lượt đi về của nhiều loại chim. Cũng đã đến mấy nghìn năm qua con người cố tìm cách giải thích hiện tượng kỳ lạ đó của các loài chim và biết bao nhiêu nhà thông thái của các thời đại đã phải nát óc suy nghĩ. Họ đã phải đưa ra nhiều điều phỏng đoán thật lý thú. Aristốt, triết gia cổ Hy Lạp nổi tiếng đã khẳng định là lúc mùa hè sắp đến thì con chim oanh biến thành con sáo (vì lúc này con chim oanh biến đi mà chim sáo xuất hiện). Nhiều người lại cho rằng khi mùa đông đến nhiều loài chim nhỏ đã cưỡi lên lưng những loài chim cỡ lớn để vượt đại dương đến những vùng xa xôi. Mãi cho đến năm 1703 có người ở nước Anh tự cho mình là nhà thông thái của thời đại đã giải thích là cứ đến mùa đông thì chim lại lũ lượt bay lên Mặt Trăng, chúng trú lại ở đấy đến 60 ngày nhưng vì không tìm được tí thức ăn nào nên chúng đã phải lâm vào tình trạng ngủ mê bất tỉnh.
Cũng khó mà tin được rằng chính Linê, người sáng lập ra hệ thống phân loại thế giới thực vật và động vật, vào năm 1735 đã viết trong tác phẩm nổi tiếng của ông, cuốn “Hệ thống thiên nhiên”, là chim nhạn thường làm tổ dưới các mái nhà, vào mùa đông đã lặn xuống bùn để tránh rét, nhưng đến mùa xuân lại bay lên không trung. Để kiểm nghiệm giả thuyết của Linê nhiều người thời bấy giờ đã thử buộc sợi chỉ đỏ vào chân nhạn để xem sợi chỉ có bị vấy bùn khi nhạn ẩn ở đáy ao hồ không. Và gần đây vào đầu thế kỷ 19 nhiều nhà bác học mà đáng chú ý nhất là Cuviê, năm 1817 đã đưa ra lời giải thích là mùa đông nhiều loài chim đã tìm nơi ngủ đông đâu đó trong các bờ đất, bụi cây như một số loài động vật khác.
Đúng là trong thế giới động vật có khá nhiều loài đã giải quyết vấn đề thiếu thức ăn và tránh rét mùa đông bằng cách mà người ta gọi là ngủ đông. Chúng tìm một chỗ ẩn tương đối kín đáo và ấm áp rồi ngủ một giấc ngủ dài, hạ thấp thân nhiệt và cả nhịp thở, nhịp tim đến mức tối thiểu để chỉ tiêu phí chút ít năng lượng trong thời kỳ khó khăn này. Còn đối với các loài chim thì hơn 100 năm qua giả thuyết về ngủ đông vẫn chỉ là câu chuyện hoang đường của Cuviê. Nhưng bỗng nhiên vào tháng 12 năm 1946 tiến sĩ E. Jêgơ và cộng tác viên của ông đã tìm thấy trong kẽ đá của dãy núi Chúckavala ở phía đông nam nước Mỹ một con chim nhỏ thuộc nhóm cú muỗi. Họ tưởng con chim đã chết, nhưng bỗng nhiên mắt nó hé mở. Trong bốn mùa đông liền họ đã tìm thấy những con cú muỗi như thế ngủ thiếp đi trong các kẽ đá. Có một mùa đông họ đã quan sát thấy loài cú muỗi này ngủ đến 88 ngày đêm liền. Nhiệt độ cơ thể của chim khi ngủ đo được 17oC, trong lúc thân nhiệt của chúng lúc bình thường là khoảng 40oC. Ánh sáng mặt trời chiếu vào mắt không làm chúng nhúc nhích, tấm gương để sát trước mũi chúng cũng không thấy vệt sương mờ, dùng ống nghe cũng không phát hiện được nhịp đập của tim. Thế nhưng như một phép lạ, không khí ấm áp của mùa xuân đã đánh thức chúng dậy và chúng bay đi như mọi buổi sáng vào lúc bình minh. Nhân dân địa phương cũng đã biết loài chim này và đặt cho chúng cái tên là “khôn-kô” có nghĩa là chim “ngủ thiếp”.
Gần đây người ta cũng đã nhận thấy một số loài chim nhỏ khác như chim ruồi, chim yến cũng có hiện tượng ngủ thiếp đi, nhưng chỉ trong chốc lát, vào những đêm đông giá lạnh mà không phải ngủ đông chính thức như loại cú muỗi châu Mỹ.
Với những hiểu biết ngày nay thì loài cú muỗi châu Mỹ đúng là trường hợp ngoại lệ. Hầu hết các loài chim thông thường đã giải quyết vấn đề mùa đông bằng cách khác. Với đôi cánh khỏe, chim đã vượt được không gian để đến bất kỳ vùng nào trên thế giới mà ở đó có đủ điều kiện khí hậu thuận lợi để sinh sống trong thời kỳ khó khăn, điều mà ít nhóm động vật khác có khả năng thực hiện.
Thực ra trong giới động vật ngoài chim còn có một số loài thuộc các nhóm khác như cá, thú, côn trùng cũng di cư theo mùa nhưng có lẽ không có nhóm nào lại di cư với quy mô rộng lớn như chim. Hàng năm cứ đầu mùa thu lại có hàng nghìn triệu con chim bao gồm hơn 4.000 loài mà hầu hết là những loài sinh đẻ ở bắc bán cầu, nơi mà mùa đông băng tuyết bao phủ phần lớn đất đai, lần lượt tham gia vào cuộc di cư ồ ạt. Chúng rời quê hương, bay xuống phương nam, đến những vùng ấm áp để tránh rét rồi lại bay ngược trở về khi mùa xuân đến. Trong cuộc hành trình này, phần lớn dân cư bắc châu Mỹ như Canađa và Bắc Mỹ thường hay bay chụm lại về phía eo đất ở Trung Mỹ rồi lại tỏa ra khắp cả lục địa phía nam. Chim ở Bắc Âu thì bay về hướng tây nam, vượt qua Địa Trung Hải để xuống trú đông ở lục địa châu Phi, phía dưới sa mạc Xahara, còn chim ở Bắc Á chủ yếu là ở vùng Xibêri và Viễn Đông, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Bắc Trung Quốc lại bay hướng về phía đông nam rồi ven theo bờ tây Thái Bình Dương bay xuống trú đông ở vùng Đông Nam Á và châu Úc. Trong các lục địa ở Nam bán cầu mà chim thường đến trú đông thì châu Phi có lẽ là nơi mến khách nhất. Ngoài các loài chim sống ở Bắc Âu và Trung Á, ở đây còn gặp cả một số loài từ Bắc Mỹ và từ Viễn Đông đến.
Các loài chim di cư theo hướng ngược lại rất ít, mà phần lớn cũng chỉ bó hẹp ở trong phạm vi Nam bán cầu, hiếm loài vượt qua xích đạo để lên phía trên. Điều này cũng có thể hiểu được là do ở Nam bán cầu diện tích vùng đất có khí hậu ôn hòa ít hơn nhiều so với Bắc bán cầu.
Những cuộc hành trình của chim quả thật là vĩ đại. Hầu hết các loài di cư đã phải vượt trên vài ba nghìn kilômét để đến nơi nghỉ đông. Không những chỉ các loài chim có cỡ lớn như ngỗng trời, thiên nga, vịt, đại bàng mới bay được từ lục địa này qua lục địa kia hay vượt cả đại dương rộng lớn mà cả những loài chim bé nhất như các loài chim ruồi, toàn thân chỉ nặng có 3 – 4 gam cũng vượt được những quãng đường rất xa có khi còn dài hơn cả quãng đường bay của thiên nga hay bồ nông, mặc đầu những loài này lớn hơn chim ruồi đến 2.500 lần.
Tác phẩm, tác giả, nguồn
Tác phẩm: Đời sống các loài chim
Tác giả: Võ Quý
Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội – 1978
Đôi dòng về tác giả: GS. Võ Quý: Ông dành cả cuộc đời say sưa nghiên cứu các loài chim và có nhiều đóng góp lớn cho khoa học môi trường Việt Nam và thế giới. Ông là người Việt Nam đầu tiên ở Châu Á giành được giải thưởng Blue Planet Prize về môi trường.
Bệnh Của Chào Mào Vào Mùa Đông
Mùa đông cũng đã đến, đây là thời điểm chú chim rất yếu. Phải chống chọi với nhiệt độ trong khoảng 10 – 25°C, tùy theo vùng miền mà nhiệt độ cao hay thấp. Đây cũng là nhiệt độ lý tưởng để các loại rận mạt, virus sống ký sinh trên chào mào. Nên ngoài việc giữ ấm cho chim, còn phải vệ sinh lồng cóng đồng thời bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho chú chim. Những bệnh của chào mào vào mùa đông thường gặp nhất.
1. Chim bị xù lông, ủ rủBệnh này có rất nhiều nguyên nhân, có thể chim mới thay lông xong, do thiếu chất. Thông thường chào mào bị xù lông do thời tiết lạnh kéo dài, chim thiếu nắng.
Để trị chim xù lông thì phơi nắng thường xuyên, vào những ngày có nắng thì nên phơi cho chim khoảng 4 – 5 tiếng ( nắng vào mùa đông khỏi sợ chim bị nóng quá). Vào ban đêm thì tìm nơi nào ấm nhất để treo chim và trùm kín áo lồng lại, vào những ngày giá rét nên gắn thêm bóng đèn tròn công suất khoảng 60 – 75w gắn phía trên chỗ treo chim để sưởi ấm cho cả giàn chim.
2. Chào mào bị trúng gióKhi chim bị trúng gió độc, treo chim nơi hướng gió lùa hoặc nhiệt độ giảm xuống đột ngột làm cho chim ủ rủ, đứng một chỗ, thậm chí không đậu được mà đứng dưới đáy lồng.
Khi gặp trường hợp này thì dùng dầu gió bôi vào dưới nách ( dưới 2 cánh chim ) và bôi dưới chân chim. Đồng thời tháo luôn cầu chính, cho thức ăn và nước xuống dưới cho chim. Nếu chim không ăn được thì phải đút cho chim ăn.
3. Chim bị ngứa ngáy, rỉa lôngKhi thấy chim có dấu hiệu rỉa lông liên tục, tự cắn vào lông mình, lông cánh, lông mới mọc ra bị sâu, chim trở nên còi cọc, ít linh hoạt hơn là dấu hiệu các loại ký sinh trùng đang sống trên chim.
Cho chim tắm bằng nước muối pha loãng, dung dịch vệ sinh phụ nữ hoặc nhỏ 2 giọt dầu gió vào cho chim tắm để diệt các loại rận mạt sống trên chim
Như mình nói ở trên nhiệt độ 10 – 25°C rất lý tưởng cho ký sinh trùng phát triển nên cần thường xuyên vệ sinh lồng, bố lồng. Dùng chai xịt côn trùng xịt vào đáy lồng, cho dầu gió xuống dưới đáy lồng để xua đuổi các ký sinh trùng. Ngoài ra có thể thay cầu đang xài bằng cầu gỗ xoan cũng là cách phòng rận mạt rất hiệu quả.
4. Chào mào bị ho, ỉa chảyĐây cũng gặp phải nhưng rất ít khi gặp vào mùa đông, bệnh này thì gặp quanh năm, nên có thể tham khảo các bài trước đây mình đã đề cập đến.
Chăm Sóc Chòe Than Mùa Đông
Chim Chích Chòe Than loài chim dạng sẻ nhỏ, đặc điểm đó là màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn. Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chim Chích Chòe Than nổi tiếng với những giọng hót hay.
Chích Chòe Than gồm cả các đuôi dài, hình dạng nhỏ hơn Robin châu Âu, nhưng có đuôi dài hơn. Chim trống trên lưng màu đen, đầu và cổ họng ngoài một bản vá vai trắng, phần dưới và các bên của đuôi dài màu trắng. Con mái màu xám đen ở trên và màu xám trắng, chim non thì có vảy màu nâu trên lưng và đầu.
Làm thế nào chọn giống tốt? Chọn giống chim Chích Chòe than chú ý đến các yếu tố như mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, ngón chân còn đầy đủ móng. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp.
Đảm bảo khẩu phần ăn của chim luôn đầy đủ dinh dưỡng
Bạn có thể cho chích chòe than thử nhiều loại thức ăn đa dạng khác nhau như: chuối chín, cám, ngô, cào cào, châu chấu, tôm… nhưng nhớ kiểm tra thức ăn xem có “tươi” hay không, tránh ẩm mốc hay chất lượng kém.
Thức ăn chim thường là trứng kiến, cào cào, dế, ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng. Bạn phải thường xuyên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim chắc chắn sẽ không thể phát triển như bình thường.
Tắm nắng cho chim và lưu ý đến thời tiết
Khác với các loài chim khác, chích chòe than cần được tắm nắng với lượng thời gian thích hợp mỗi ngày. Thiếu tắm nắng hay tắm nắng quá nhiều đều khiến chích chòe ủ rũ. Ngoài ra, khi quan sát thấy thời tiết quá nóng hay trở lạnh đột ngột, bạn cần có biện pháp thích hợp như đặt lồng nơi thoáng mát hay treo áo lồng để chim được chăm sóc tốt nhất.
Chim lông non đã cứng, nhảy nhót, thấy tay người biết đeo mổ lúc đó có thể tập tắm nước. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên ép chìm tắm quá sớm sẽ không tốt và khiến chim sẽ sợ nước.
– Lồng nuôi chim không cần quá rộng, đường kính đáy lồng khoảng 30 phân. Nên giữ lồng chim sạch sẽ. Thức ăn nên đổ vào cóng một lương vừa phải, tránh hư mốc, khi nào cho ăn mới trộn sâu khô với hỗn hợp đậu phông trộn trứng.
– Vài ngày phải tắm cho chim một lần bởi chim rất thích tắm, tắm giúp chim sạch hơn và giảm khả năng bị bệnh hơn.
Nuôi chim chích chòe đòi hỏi kì công, phải chăm sóc nhiều nhưng bù lại chim hót suốt ngày và tiếng hót hay lanh lót. Nuôi một chú chim chích chòe sẽ giúp nhà của bạn rộn ràng bởi tiếng hót chim rất là hay.
Nếu lồng không được vệ sinh thường xuyên, chú chim của bạn sẽ rất dễ bị mắc bệnh. Thời gian vệ sinh hợp lí là cứ cách 1 ngày, bạn dọn phân chim, rửa máng thức ăn nước uống và nhân tiện tắm cho chim luôn nếu có thể. Chích chòe than là loài chim mau dạn và nhanh hót, vì thế bạn có thể rèn cho chim tốt hơn bằng cách đem lồng tới giao lưu với chim của bạn bè bạn.
Tiết Lộ Động Tác Đơn Giản, Nằm Hay Đứng Cũng Thực Hiện Được Chữa Dứt Điểm Đau Lưng, Mùa Đông Ai Cũng Cần Tập
(Tổ Quốc) – Đó chính là bài tập chim yến bay. Bài tập vừa có thể chữa đau lưng đồng thời bổ trợ cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm vô cùng hiệu quả. Bài tập chim yến bay – Nằm hay đứng cũng tập được để chữa đau lưng
Đau lưng là bệnh thường gặp của dân văn phòng, phụ nữ sau sinh… Nhất là vào mùa đông rét mướt, đau lưng có thể thêm trầm trọng bởi thời tiết lạnh. Một khi tình trạng không được kiểm soát, rất dễ có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. Trong những trường hợp này, chúng ta thường nghĩ đến thuốc giảm đau hoặc một miếng dán giảm đau là xong. Thực tế có những bài tập giúp ngăn chặn đau lưng hiệu quả lại không cần lạm dụng thuốc như động tác chim yến bay.
Bài tập chim yến bay rất đơn giản, không cần dụng cụ hỗ trợ, dù đứng hay nằm cũng có thể tập luyện được để chữa đau lưng. Cụ thể như sau:
Chim yến bay đứng– Giữ cơ thể ở tư thế đứng, có thể dựa bụng vào tường làm tâm điểm.
– Vai mở rộng ra phía sau lưng, hai cánh tay thả lỏng để nhẹ nhàng ra sau, lòng bàn tay có thể hướng vào nhau hoặc đều hướng ra sau.
– Mô phỏng động tác chim yến đang nhào lượn, sau đó cánh tay nhẹ nhàng trở lại.
– Đầu ngửa ra sau, chân và tay hướng về phía sau lưng để cho vùng bụng căng hình vòng cung.
Lưu ý: Mỗi ngày nên tập 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần 50 cái. Nên tập từ ít đến nhiều để tránh quá sức.
Chim yến bay nằm– Nằm ở vị trí bằng phẳng.
– Bụng úp xuống mặt sàn, nhẹ nhàng giơ cánh tay về phía sau lưng, cánh tay giơ cao dần lên theo khả năng, mỗi ngày một tăng độ khó lên.
– Khi giơ tay đồng thời ngóc đầu lên cao, càng uốn cong người thì càng tác động nhiều và tốt đến vùng xương lưng.
– Nhẹ nhàng nhấc chân, thắt lưng và co cơ đáy, cố gắng nhấc chân cao dần lên theo khả năng và giữ yên cơ thể trong 3-5 giây.
– Thư giãn các cơ bắp, hạ chân tay và đầu trở lại tư thế nằm và nghỉ 3-5 giây rồi lại tiếp tục.
Lưu ý: Mỗi ngày thực hiện khoảng 30-50 cái, tập nâng dần độ khó theo thời gian.
Nhiều người nhận định, ngoài công dụng chữa đau lưng, càng tập nhiều, bài tập chim yến bay còn giúp cơ thể dần dần mèm dẻo, trở nên linh hoạt hơn, cơ thể được trẻ hóa. Do đó, nhiều người hoàn toàn khỏe mạnh cũng tập để phòng chống đau lưng, chống lão hóa.
Vậy, động tác chim yến bay thực sự có tốt đến vậy?Theo lương y Hoàng Khánh Toàn (trưởng khoa Đông y, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108), động tác chim yến bay được sử dụng rất nhiều trong yoga cổ điển. Đây là một trong những bài tập mà dân yoga cổ điển không ai lại không biết. Tuy nhiên, công dụng của nó đến đâu thì không phải ai cũng nắm hết.
Chuyên gia nhận định, bài tập chim yến bay rất tốt cho phần lưng, đặc biệt là lưng dưới, củng cố sức mạnh của cột sống, dây chằng. Đồng thời, đây cũng là bài tập thể dục cổ đơn giản, hiệu quả. Do đó, dân văn phòng đặc biệt thích hợp để tập bài tập này. Hiệu quả giảm đau lưng nhanh chóng được người tập nhận thấy ngay sau vài ngày tập liên tiếp.
Lý giải về hiệu quả mà bài tập chim yến bay mang lại, chuyên gia cho biết, đây là bài tập tác động được đến phần đĩa đệm. Đây vốn là khu vực kết nối cơ bắp, dây chằng vùng lưng.
Theo thời gian, tuổi tác cùng công việc, tính chất thời tiết, cơ bắp và dây chằng xung quanh đĩa càng dễ bị tổn thương, dẫn đến lão hóa, rạn nứt. Việc sử dụng thuốc giảm đau hay miếng dán giảm đau lúc này chỉ có ý nghĩa tạm thời.
Lúc này, việc tập luyện với các bài tập tác động thẳng vào phần lưng mới có thể chấm dứt những cơn đau hiệu quả nhất. Và trong số đó, động tác chim yến bay đặc biệt hữu ích, có thể chữa đau lưng. Đồng thời giúp phòng chống cũng như hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm rất tốt.
Mặc dù đây là một bài tập chữa đau lưng rất tốt nhưng chuyên gia nhấn mạnh không nên nôn nóng. Cách tốt nhất là tập tăng dần số lượng. Không làm quá sức. Nếu thấy mệt cần dừng lại ngay. Khi tập chú ý sử dụng nhóm cơ lưng dưới, cảm nhận độ căng cơ rõ rệt thì bài tập mới phát huy hiệu quả. Bài tập có thể tập khi nằm hoặc đứng vào thời điểm buổi sáng hoặc tối đều được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Én Mùa Đông – Tập 24 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!