Bạn đang xem bài viết Chim Chào Mào Thường Gặp Các Bệnh Gì? Cách Phòng Trị Bệnh Cho Chào Mào được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cách kích lửa chim Chào mào đơn giản tại nhà
Đối với vấn đề về lửa của chim Chào mào, sẽ có các giai đoạn sau:
– Giai đoạn 1: Chim Chào mào rớt (mất lửa). Đây là quá trình chim mất lửa để tập trung dưỡng chất để phát triển bộ lông.
– Giai đoạn 2: Giai đoạn vào lửa.
– Giai đoạn 3: Chim căng lửa là một thời gian sau khi vào lửa, các chú chào mào sẽ căng lửa dần lên.
– Giai đoạn 4: Hãm lửa cho chim. Khi chú chim của chúng ta căng lửa rồi, thì chúng ta bắt đầu phải hãm lửa cho chúng.
– Giai đoạn 5: Giai đoạn đỉnh lửa. Đây là giai đoạn căng và hăng máu nhất của chim Chào mào.
– Giai đoạn 6: Xả lửa cho chim.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ nói chi tiết về vấn đề vào lửa cho chim Chào mào. Trong thời gian chim thay lông xong, lông đuôi bắt đầu khô dần, chúng ta sẽ bắt đầu vào lửa cho chim.
Đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng, nó quyết định vấn đề chú chim cảnh của bạn chơi hay hoặc dở trong mùa lông mới này. Do đó, chúng ta cần bổ sung các chất dinh dưỡng như: Mồi tươi, trái cây, … để giúp chim vào lửa tốt và chuẩn bị bước sang giai đoạn căng lửa.
Chim Chào mào đẹp là sự kết hợp của các yếu tố như: Sức khỏe, tinh thần của chim, bộ lông óng mượt. Chim có sức khỏe sung mãn, tinh thần không bị stress thì chúng sẽ sớm căng lửa và chơi bền hơn.
Chú ý: Chúng ta không nên dùng các phương pháp ép chim.
Ví dụ: Có một số anh em chơi chim dùng phương pháp “tù chim” để kích lửa cho chào mào. Đó là anh em chùm kín áo lồng trong khoảng 1 tuần. Dẫn đến tinh thần chim bị ức chế và căng lửa. Nhưng nếu chúng ta cứ làm như vậy, về lâu về dài khi mà chú chim chưa đạt độ lửa mà chúng ta cứ ép lửa. Thì thời gian sau sẽ dẫn đến hư, phá (cắn phá lông đuôi, phá lông cánh) và sinh ra tật lỗi. Khi đi thi đấu, những chú chim này chỉ hăng được khoảng 20-30 phút xong sẽ đuối dần.
Chúng tôi không khuyến khích các bạn sử dụng phương pháp ép lửa cho chim như trên, vì chim sẽ không được bền. Chúng ta nên kích lửa bằng phương pháp chăm chim đều tay. Tuy phương pháp này chậm hơn nhưng khi chim căng lửa sẽ rất bền và không có hại cho chim.
Nên chăm chim chào mào đều tay để chim lên lửa tự nhiên
Như anh em chơi chim đã biết, những chú chim trong thời kỳ thay lông thường không vận động nhiều. 100% các anh em đều phủ kín áo lồng trong giai đoạn thay lông. Chim ít vận động dẫn đến tình trạng ù lỳ, không hoạt bát. Do đó, khi vừa xong lông, anh em phải tập lực cho các chú chim Chào mào.
3.1. Tập lực cho chim Chào màoThời gian tập lực: 1 tuần nên cho chim tập từ 2-3 lần. Khi chim vừa khô lông xong, chúng ta có thể cho chúng vào lồng tập lực cho bay nhảy. Anh em chú ý, không nên lùa chim, ép chim bay nhảy. Tập lực cho chim với cường độ tăng dần. Tuần đầu tiên 2-3 lần, các tuần sau 3-4 lần và tăng dần. Việc tập lực có thể kết hợp với tắm nắng cho chim.
Anh em có thể tham khảo cách tập lực cho chim Chào mào ở video bên dưới.
3.2. Về tắm cho chim chào màoTắm cho chim Chào mào cần đảm bảo đầy đủ hai vấn đề, đó là tắm nước và tắm nắng.
Tắm nước cho chào màoThời gian cho chim chào mào tắm nước là sau 12h trưa. Chúng ta không nên tạo cho chim thói quen tắm vào buổi sáng. Vì trong quá trình đi thi đấu, thời gian bung áo lông thường từ 8h – 9h30 sáng. Nếu chú chim có thói quen tắm vào buổi sáng, thì có thể khi đi thi đấu chúng lại tắm cóng nước, sẽ dẫn đến thất bại.
Thời gian sau 12h trưa. Để chim ở khu vực hanh, oi chứ không nên phơi nắng trực tiếp cho chim. Sau đó chú chim sẽ tự tắm. 1 tuần tắm cho chim khoảng 2 lần.
Tắm nắng cho chào màoThời gian tắm nắng tốt nhất cho Chào mào là 7h – 10h sáng. Thời gian đầu khi chim mới khô lông chúng ta nên cho chim tắm nắng khoảng 30 phút/ ngày. Sau đó sẽ tăng cường độ tắm nắng cho chim dần lên từ 30 phút lên 1 tiếng và 2 tiếng/ ngày. Nếu có điều kiện, anh em cho chim tắm nắng hàng ngày, sẽ rất tốt cho việc vào lửa cho chim. Nếu bận rộn, anh em cũng nên đảm bảo 3 – 4 lần/ tuần.
Tắm nắng cho chim là rất cần thiết khi kích lửa 3.3. Dinh dưỡng cho chim Chào mào
Để chim chào mào căng lửa nhanh và bền thì vấn đề dinh dưỡng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chim cần đảm bảo một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các dưỡng chất như sau:
Về trái câyNên sử dụng 2 loại trái cây là chuối và táo mỹ. Đây là hai loại trái cây giúp ủ lửa cho chim rất tốt. Khi chim ăn vào sẽ giữ lửa, giữ sự ổn định và không bị rớt lửa cho chim.
Về cám chimChúng ta chuyển từ cám dưỡng sang dùng cám kích. Trên thị trường hiện nay tất cả các loại cám đều có 2 loại: Cám số 1 là cám dưỡng và cám số 2 là cám kích. Chúng ta sẽ kích cho tới khi chim đạt độ lửa và ổn định sau đó sẽ chuyển sang cám dưỡng. Tránh trường hợp sử dụng cám kích cho chim quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng nóng và không tốt cho chim.
Nếu một chú chim chưa căng lửa thực sự thì anh em vẫn siết cám cho chim. Ví du: 2 ngày cám một ngày trái cây.
Về mồi tươi1 tuần đảm bảo cho chim 2-3 lần mồi tươi. Thức ăn mồi tươi chính là cào cào non, giúp cung cấp đạm tươi tự nhiên cho chim chào mào. Lâu lâu, anh em cũng có thể bổ sung cho chim thêm trứng kiến, sâu quy. Ngày nào không cho ăn trái cây thì chúng ta cho chim ăn thêm sâu, tránh để cả cám, trái cây và mồi tươi cùng một ngày.
Lịch cho chim ăn như sau:
Chế độ ăn uống hợp lý sẽ giúp chim căng lửa nhanh và bền 3.4. Về vấn đề ngủ nghỉ cho Chào mào
Về vấn đề ngủ nghỉ cho chim Chào mào đây cũng là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Khi chúng ta nuôi một chú chim đẹp, ổn định và đã vào lửa thì cần có chế độ ngủ nghỉ hợp lý.
Từ 5h đến 5h30 chiều chúng ta phủ áo lồng lại và cách ly với các con chim khác để cho chim nghỉ ngơi. Trong thời gian chim nghỉ ngơi, tránh di chuyển lồng làm chim hoảng sợ và có thể rớt lửa.
3.5. Về vấn đề dợt chim Dợt chim giúp chúng căng lửa nhanh hơnChúng ta chỉ nên cho chim Chào mào dợt 1 tuần/ lần. Khi dợt nên để chim ở xa và phủ áo lồng để cho nghe các con chim khác hót để nghe ngóng xem thái độ chim của chúng ta như thế nào? Bởi nếu gặp những con căng lửa hơn sẽ đè chim và có thể hỏng luôn chim.
Chúng ta thực hiện như vậy ít nhất 3-4 lần. Những lần sau anh em mới cho cạnh lồng. Thời gian dợt cũng tăng dần theo thời gian.
Sau khi đi dợt về, anh em nhớ chú ý cho chim ăn thêm cam, đu đủ để chim giải nhiệt. Do tính chất của các loại trái cây này là mát, nên chúng ta chỉ cho chim ăn 1 lần/ tuần.
Ngoài việc chăm chim đều tay, chúng ta có thể mua thêm một chú chim mái về để kích lửa. Đem chim mái vào khoảng 5-10 phút/ lần, mỗi tuần 1 lần. Đây là một phương pháp rất hay, không ảnh hưởng nhiều đến chim của chúng ta.
Phòng Trị Bệnh Cho Chào Mào
Bệnh tiêu chảy cấp
Bệnh này thường diễn biến nhanh, dễ lây lan
Nguyên nhân gây bệnh là do chim nhiễm phải một số loại vi khuẩn gây hại ở đường ruột, do ngộ độc thức ăn,…
Chim đứng ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ỉa phân lỏng màu trắng hoặc xanh có khi lẫn cả máu, chim có thể chết chỉ qua 1 đêm hoặc từ sáng đến chiều.
Nếu bệnh nhẹ (chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động còn linh hoạt chỉ đi phân lỏng trắng) thì cho uống nước chè hoặc nghiền 1 viên becberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục trong 2 – 3 ngày.
Dùng kháng sinh khi chim có các biểu hiện nặng hơn, một số kháng sinh có thể dùng: chloramphenicol 10mg/100g trọng lượng chim, pha 1 thuốc/10 nước cho chim uống liên tục trong 3 – 5 ngày. Tetracyclin + bespton 10mg/100g thể trọng pha vào nước theo tỷ lệ 1:10 cho chim uống liên tục 3 – 5 ngày.
Hoặc dùng vitamin B1 10mg, nghiền thành bột, trộn vào cám cho chim ăn để trợ lực cho chim.
Để phòng bệnh cần:
+ Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, cầu đậu, áo lồng.
+ Cách ly chim bệnh nếu nhà nuôi nhiều.
+ Cho chim khỏe uống kháng sinh bằng 1/2 liều điều trị chim bệnh.
+ Tăng cường dinh dưỡng, các vitamin trong hoa quả tươi.
Bệnh về đường hô hấpNguyên nhân là do nhiễm vi khuẩn, virus, do chim hít phải hơi độc, khói thuốc…
Dấu hiệu nhận biết sớm chim bị bệnh là do chim có động tác vảy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở hắt ra (giống như hắt hơi), chảy nước mắt, nước mũi, chim hót ít hơn nhưng vẫn nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng lên khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, phải há mỏ để thở, thân mình rung lên theo nhịp thở; kèm theo là chim đi ngoài phân toàn nước màu trắng hoặc xanh, mùi phân tanh…
Nếu chim mắc bệnh do nhiễm khuẩn đường hô hấp thì dùng thuốc kháng khuẩn (amoxicillin, erythromycin…, dùng 1 trong các loại kháng sinh này, hòa vào nước theo tỷ lệ 10mg/100g thể trọng, pha vào 10ml nước cho chim uông liên tục trong ngày.
Chim bị bệnh cúm mùa hoặc H5N1, SARS… ta có thể dùng 1 số các loại thuốc dành cho người như: arbidol, tamiflu…
Cho chim dùng kết hợp các vitamin B1, vitamin C để trợ lực.
Bệnh bại chânNguyên nhân do lạnh, thiếu vitamin B1, có thể do một loại virus (vì chưa có nghiên cứu cụ thể).
Khi bị bệnh một hoặc 2 chân chào mào duỗi thẳng cứng, chim di chuyển khó, chân bị bại không bám được cầu, một sổ còn kèm theo cả cứng cổ, đầu không ngóc lên được.
Để điều trị bệnh cho chim trước bữa ăn cơm khoảng 2 – 3 tiếng ta bỏ đói chim xong cho 1 thìa cà phê cơm nóng vừa đun chín vào cóng thức ăn bỏ vào lồng cho chào mào ăn. Hoặc cho chim uống vitamin B1.
Để phòng bệnh cần tăng cường dinh dưỡng cho chim. Dùng vitamin B1 10mg dạng viên nén nghiền nhỏ 1 viên trộn vào thức ăn cho chim dùng trong ngày. Dùng 1 đợt 10 ngày liền.
Chim Chào Mào Hay Gặp Các Loại Bệnh Gì Và Cách Phòng Tránh
Không thể phủ nhận là một trong những loại chim cảnh dễ nuôi, dễ thuần nhưng do một số nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan mà chim vẫn bị bệnh. Cùng tìm hiểu về một số loại bênh phổ biển mà Chào mào hay mắc phải và đưa ra những phương pháp cứu chữa kịp thời cho chim.
1.1 Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy cấpChim Chào mào nhiễm phải 1 số loại vi rút gây hại đường ruột do ngộ độc thức ăn. Hoặc để hoa quả, trái cây bị ôi thiu là điều kiện để sản sinh ra những loại vi khuẩn này, thay đổi cám và cho ăn những loại thức ăn có tính nóng cao. Chim ăn vào bị rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy.
Dấu hiệu nhận biết: chim ủ rũ, run rẩy, bỏ ăn, ra phân màu trắng hoặc màu xanh, đôi khi có máu, chim dễ chết chỉ qua 1 đêm.
1.2 Cách chữa trị bệnh tiêu chảy cấp ở Chào mào
Nếu bệnh nhẹ cho chim uống trà xanh. Dấu hiệu nhận biết bệnh nhẹ chim vẫn khỏe, ăn uống và hoạt động linh hoạt chỉ đi phân lỏng. Ngoài việc cho uống trà thì có thể nghiền 1 viên Berberin trộn vào thức ăn cho chim ăn liên tục từ 2-3 ngày.
Nếu bệnh có xu hướng nặng hơn thì có thể dùng 1 số loại kháng sinh sau đây: Chloramphenicol dùng 10 mlg/ 100 g trọng lượng chim. Cách pha thuốc: 1 thuốc, 10 nước có nghĩa là dùng theo tỉ lệ 1g thuốc thì dùng 10g nước. Pha tầm 1 li uống nước trà. Cho chim dùng từ 3-5 ngày. Có thể cho chim dùng 1 số loại kháng sinh khác như Tactracyclin cộng với Biseptol cách pha chế y như vậy. Cho chim dùng từ 3-5 ngày.
Cách hiệu quả nhất là dung vitamin: dùng vitamin B1, nghiền 1 viên thuốc ra trộn với cám cho chim ăn.
Nguyên nhân: nhiễm khuẩn vi rút do chim hít phải hơi độc, cũng có thể do hút phải khói thuốc lá hoặc do thay đổi thời tiết.
Chim có động tác vẩy mỏ qua lại liên tục kèm theo tiếng thở giống như hắt hơi rồi chảy nước mắt nước mũi.
Chim hót ít hơn nhưng nhảy nhót linh hoạt. Biểu hiện nặng là khi chim đứng ủ rũ, bỏ ăn, thở gấp, thân hình run lên theo nhịp thở kèm theo việc chim đi ngoài, phân còn nước màu trắng hoặc xanh, phân có mùi tanh.
Nhỏ 1- 2 giọt mật ong vào nước để chim uống qua ngày thì đổi nước cho chim uống trà xanh hoặc ăn cam.
Nặng hơn thì dùng số kháng sinh sau đây: Amoxicillin, Erythromycin, dùng các loại kháng sinh này hòa vào trong nước theo tỉ lệ 10mlg/ 100g cho chim uống liên tục trong ngày.
Lưu ý: Vào mùa mưa hoặc thời tiết lạnh, treo chim ở chỗ kín gió, hạn chế việc tắm cho chim đi.
Thời tiết lạnh, thiếu vitamin B1, có thể do 1 số loại vi rút. (nhưng chưa chắc chắn) hoặc do bẩm sinh. (không chữa được với trường hợp này).
Dấu hiệu nhận biết: Khi bị bệnh, 1 hoặc 2 chân của Chào mào duỗi thẳng, cứng, chim di chuyển khó khăn, chân bị bại không thể bám được vào cầu, 1 số còn kèm theo cứng cổ, đầu không ngóc lên được. Bệnh này rất nguy hiểm.
Cho chim trước đó ăn tầm 2-3 tiếng sau đó bỏ đói chim rồi bỏ vào trong cóng đựng cám chim khoảng 1 thìa cà phê cơm nóng. Tác dụng của cơm là bổ sung thêm vitamin B1 cho chim. Nếu không có thể cho uống trực tiếp vitamin B1 để phòng bệnh, tăng cường dinh dưỡng cho chim. Vitamin B1 dạng viên nén nghiền1 viên ra trộn cùng thức ăn. Dùng 1 đợt khoảng 1 đến 10 ngày liên tiếp.
Có câu phòng bệnh hơn chữa bênh, đừng để chim mắc bệnh rồi mới trị bệnh. Tham khảo cách phòng bệnh sau đây:
Thường xuyên vệ sinh lồng chim sạch sẽ, áo lồng, cóng thức ăn và cóng nước cho chim…
Nếu nuôi chim với số lượng nhiều thì nên cách ly chim nếu thấy có dấu hiệu bị bệnh với những chim còn đang khỏe mạnh và điều trị.
Vào mùa bệnh của chim có thể cho chim uống kháng sinh.
Tăng cường dinh dưỡng bằng các vitamin trong trái cây tươi.
Cách Phòng Và Trị Bệnh Cúm Cho Chào Mào
Virus cúm A H5N1 này thường sống trên các loại gia cầm vịt, gà, chim cu, các loại chim di trú. Loại virus này biến thể rất nhanh, và hiện nay chưa có cách nào phòng trừ triệt để. Và chim chào mào cũng thế, hiểu được nguyên nhân và cách lây bệnh sẽ giúp được phần nào bảo vệ chú chim của mình tránh được dịch cúm.
_Nguyên nhân: Do virus cúm A H5N1 gây ra và sống ký sinh trên gia cầm cũng như các loại động vật có vú khác.
_Lây nhiễm: Truyền từ con này qua con khác, và truyền qua không khí, thức ăn, phân nên tốc độ lan truyền rất nhanh.
_Triệu chứng: chim đứng 1 chỗ, bỏ ăn, xù lông, chảy nước mắt, mặt mày tím tái.
_Hậu quả: làm gia cầm, chim chết hàng loạt, và người ăn gia cầm nhiễm virus cũng mắc bệnh nếu không nấu chín 100%.
_Phòng bệnh cúm cho chào mào: Về cách phòng bệnh thì báo đài có nói nhiều, nếu vùng bạn đang sinh sống đang có dịch cúm trên gia cầm thì cần phải phòng tránh theo các cách sau đây :
Tăng cường thức ăn cho chim, bổ sung thêm các loại vitamin có bán ở các tiệm chim cảnh, nhằm giúp cho chim đầy đủ dinh dưỡng để chống lại dịch bệnh.
Thường xuyên vệ sinh lồng cóng, sát trùng lồng nuôi chim để diệt vi khuẩn, bọ ký sinh.
Tuyệt đối không mang chim đi dợt hoặc các tụ điểm chơi chim. Hạn chế mang chim ra khỏi nhà.
Virus phát triển mạnh trong thời tiết lạnh, nên những ngày thời tiết lạnh không đưa chim ra ngoài nếu đang có dịch cúm
Trong thời gian này không nên mua bán chim, hoặc mang chim về nhà. Vì nếu con mang về có bị bệnh thì sẽ lây qua cho các con khác, thậm chí còn lây cho bản thân mình.
Nếu nghi ngờ chim bị cúm thì cần phải cách ly và diệt để tránh gây bệnh cho các con khác.
Thường xuyên phơi nắng cho chim, vừa giúp chim hấp thụ vitamin D mà còn tiêu diệt được các loại vi khuẩn trên người.
Thành viên khác chia sẻ bài viết tương tự
Phòng và trị bệnh cúm cho chào mào hiệu quảĐối với những anh em nghệ nhân chơi chào mào thì nghe nói đến bệnh cúm gia cầm thì tất cả đều phải lắc đầu ngao ngán đối với căn bệnh khó chịu này. Bệnh cúm ở gia cầm nói chung và chào mào nói riêng thì trong mấy năm gần đây lây lan với tốc độ rất nhanh, loại virus cúm H5N1 này đã lấy đi rất nhiều gà, vịt của bà con nông dân, đối với người chơi chào mào thì không ít anh em ngậm ngùi bất lực nhìn chú chim quý của mình chết thảm.
Nói chung 1 con chim chào mào khi dính phải dịch cúm thì ngoài những triệu chứng trên ra thì rất dễ nhận biết, ví dụ như: Chim đậu cầu không nổi hoặc đang đậu trên cầu tự động rớt xuống bố lồng, chim không di chuyển sau khi rớt xuống bố lồng, mắt lim dim lừ đừ. Anh em nhìn là sẻ biết ngay. Và 1 điều đáng buồn là hiện nay chưa có bất kỳ 1 loại thuốc nào để chữa bệnh cúm chào mào cả. Cho nên phương pháp phòng ngừa luôn đặt lên hàng đầu.
2: Phòng bệnh cúm cho chim trước khi xảy ra dịch Có rất nhiều anh em đã hỏi rằng lằm thế nào để biết mà phòng bệnh cho chim chào mào hiệu quả? Như anh em đã biết thì loại dịch cúm này phát triển và lây lan rất nhanh trong điều kiện thời tiết lạnh. Cho nên đối với những ngày tiết trời mùa đông anh em cần phải giữ ấm cho chim, cung cấp thật đầy đủ dưỡng chất cho chim nhằm giúp chim chống chọi lại với bệnh tật.
Nên dọn vệ sinh lồng nuôi chào mào, các cóng thức ăn, cóng nước, rọ cào cào thật sạch sẻ, tránh các loại rận, rệp, mọt ký sinh. Theo cá nhân của mình thì cách phòng bệnh cho chim chào mào trước khi xảy ra dịch là rất khó. Chỉ duy nhất là các bạn phải nuôi chim thật khỏe, thật sung sức, chỉ có như vậy cơ thể nó mới đủ sức để chống lại dịch cúm được.
3: Phòng bệnh cúm cho chào mào khi trong vùng khi xảy ra dịch
Không nên mang chim ra khỏi nhà và đem chim chào mào chơi trường bất kỳ.
Không mua bất kỳ 1 con chim mới nào gia nhập vào đội hình chim nhà.
Nếu chim có dấu hiệu bị bệnh phải cách ly để khỏi lây sang các con khác.
Bổ sung hoa quả trái cây cho chào mào cũng như các loại vitamin khoáng chất cho chim đầy đủ
Vệ sinh lồng cóng sạch sẻ, sát trùng lông nuoi để tiêu diệt bọ ký sinh
Hạn chế tắm cho chim trong thời gian dịch, nếu tắm thì nên chọn thời gian ấm nhất trong ngày
Các bạn nào trong vùng nhiễm bệnh thì ngoài những cái mình nếu trên thì có thể chạy ra tiệm thú y gần nhất nhờ người ta tư vấn thêm và có thể mua BIO-VITAMIN C 10% về cho chim uống để tăng cường sức đề kháng nhằm giúp chim chống chọi lại với dịch này. BIO-VITAMIN C 10% là dạng thuốc bột có thể hòa tan trong nước hoặc trộn vào trong thức ăn.
ông dụng của BIO-VITAMIN C 10%: Điều trị suy nhược cơ thể, chảy máu cam, hoại huyết, sốt cao, các bệnh nhiễm khuẩn. Nâng cao sức đề kháng trong các bệnh do virus, các trường hợp stress do vận chuyển, thay đổi thời tiết, ghép bầy, thay đổi thức ăn, ngộ độc hoặc bồi dưỡng sau khi khỏi bệnh.
4: Chữa bệnh cúm gia cầm theo phương pháp dân gian Bài thuốc này được các hộ chăn nuôi gia sức gia cầm đã áp dụng và cho kết quả rất tuyệt vời và hiệu quả. Các hộ nông dân này chăn nuôi hàng trăm con gà, vịt và chính bản thân họ đã kiểm nghiệm thực tế và chia sẻ đến với tất cả mọi hộ chăn nuôi khác trên toàn quốc nên mình chia sẻ lại với những anh em nào chưa biết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Chào Mào Thường Gặp Các Bệnh Gì? Cách Phòng Trị Bệnh Cho Chào Mào trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!