Bạn đang xem bài viết Chim Chào Mào Ăn Gì? Cách Nuôi Chim Chào Mào. Thức Ăn Cho Chào Mào được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Tập cho chim quen với môi trường mới
Nếu là chào mào bổi (chào mào mới bắt về từ tự nhiên): Trong 3 tháng đầu mới bắt về, bạn nên che lồng kín, chỉ để khe hở thật nhỏ, hạn chế việc di chuyển lồng, hạn chế tiếp xúc với chim, để nó tự thích nghi và mở áo lồng từ từ mỗi ngày. Khi cho chim ăn, bạn cho một lượng thức ăn ít, hết thức ăn thì mới cho thêm vào. Mục đích của việc này là để chim quen với bạn, nhận ra bạn không phải mối nguy hiểm của nó.
Nếu là chào mào đã quen lồng, bạn có thể bỏ qua giai đoạn che kín áo lồng này. Bạn chỉ cần gần gũi chim nhiều hơn, thường xuyên cho ăn, tắm chim… thì chim sẽ dạn.
2. Tắm cho chim chào mào
Mỗi lần tắm, ta nên sang chim qua một lồng tắm. Trong khi chim tắm, bạn tranh thủ làm vệ sinh lồng nuôi cho thật sạch sẽ, để khi tắm chim xong bạn có thể sang chim trở lại lồng. Tắm nước một tuần ít nhất là 2 lần hoặc 3 lần và chia đều ngày ra để tắm. Nếu tắm nhiều quá làm chim lâu lên lửa, tắm ít quá làm chim ngứa lông. Chim tắm xong cho phơi nắng khoảng 5 phút cho khô lông rồi mang vào.
Ngoài việc tắm nước ra, mỗi ngày còn phải cho chim tắm nắng. Treo lồng chim ra chỗ có ánh nắng buổi sớm, mỗi ngày độ nửa giờ để chim hấp thụ vitamin D, nhờ đó bộ xương chim mới cứng cáp, tinh thần chim hưng phấn, và làm ung trứng rận mạt trong lớp lông vũ… Chim không được tắm nắng mỗi ngày sẽ còi cọc, suy yếu, biếng hót.
3. Tập dợt cho chim
Tuần 1 -2 lần, bạn mang chim đến các câu lạc bộ nuôi chim, để chim giao lưu học hỏi từ những chim chào mào khác. Việc này giúp chào mào nhanh lên lửa hơn, chim siêng hót hơn và hót hay hơn.
1. Cám: bạn có thể mua cám bán sẵn trên thị trường hoặc tự làm cám cho chim.
2. Trái cây: những trái cây chín, có vị ngọt như chuối, cam, táo, dưa hấu, nho… trái cây giúp cung cấp vitamin, tốt cho hệ tiêu hóa và tăng sức đề kháng cho chim.
3. Các loại củ luộc lên như khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc…
4. Côn trùng: Cào cào non, sâu tươi, trứng kiến… Đây là nguồn cung cấp protein rất tốt cho chào mào.
Bạn cần cho chào mào ăn thức ăn phù hợp theo từng độ tuổi.
Đối với chào mào non, tốt nhất là trộn cám chung với nước cho vừa nhão rồi đút cho chim ăn, cũng có thể cho chim ăn cơm, bơ, đu đủ… Có thể cho ăn cào cào non đã cắt chân và đầu để chim dễ nuốt.
Đối với chào mào đang giai đoạn thay lông: nên dùng loại cám dành riêng cho chào mào thay lông, cám này có chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Trái cây nên chọn những loại có tính mát và tạo sắc tố như đu đủ, cà chua, chuối, gấc, cà rốt luộc… bổ sung thêm mồi tươi như cào cào non, trứng kiến. Giai đoạn này không nên cho ăn sâu tươi vì làm lông bị xoắn, hỏng lông.
Thức Ăn Cho Chào Mào
Chào mào có nhiều nguồn thức ăn nên đối với cám ăn hàng ngày, chỉ cần đủ chất dinh dưỡng cơ bản. Cám chim thì có nhiều hãng sản xuất, đóng gói bán nhiều trên thị trường. Nếu có điều kiện, bạn nên chọn cho mình một công thức phù hợp với chim thì tự làm cám cho chim theo các thành phần đó là tốt nhất.
Đối với cám tự làm hay với cám bán sẵn, sau khi mở gói không nên để quá 1 tháng. Nhiều khi nhìn cám vẫn tươi nguyên, mùi vẫn thơm ngậy nhưng đã có một số chất khi tiếp xúc với không khí nó bị biến đổi gây rối loạn tiêu hoá. Khi đã xác định được công thức cám thích hợp rồi thì phải theo đuổi công thức này lâu bền, tuyệt đối không được đột ngột thay đổi các thành phần cơ bản của cám. Lý do là: cơ thể của chim đang thích nghi, đang phát triển bình thường với các thành phần cơ bản, việc trao đổi, hấp thụ chất đang được diễn ra bình thường, nhưng đột ngột bị ngắt đi, thay vào một chất khác, điều này làm chim không kịp thích nghi, cơ thể chim bị thiếu hụt các chất quen thuộc, nhẹ thì chim bị rối loạn tiêu hoá, suy nhược một thời gian, khi nào thích nghi với cám mới thì phát triển bình thường.
Nặng thì tiêu chảy dài ngày, xù lông, thay lông bất thưòng, suy dinh dưỡng, suy kiệt và có thể sẽ chết. Muốn đổi cám thì bắt buộc phải làm từ từ, bạn trộn hai loại cám vào với nhau rồi hàng ngày rút dần tỷ lệ cám cũ đi, tăng dần tỷ lệ cám mới lên.
Thức ăn chính của chào mào có thể là:
– Các loại cám dành cho gia cầm bán đóng gói sẵn (cám Ba Vì, cám Con cò…).
– Trứng vịt, trứng gà: nếu trộn 10 quả thì lấy 10 lòng đỏ + 3 lòng trắng. Nếu không có điều kiện phơi, sấy thì nên luộc chín rồi cà nhỏ ra để trộn sau đó phơi, sấy thật khô. Cám trộn trứng thì mỗi mẻ đủ để chim ăn trong vòng 15 – 20 ngày.
– Trứng vịt lộn, trứng cút lộn
– Tép khô
– Bột ngũ cốc hoa quả (bột dinh dưỡng dành cho trẻ em)
– Cơm nấu từ gạo nếp lứt: thứ này nóng, nếu chọn thì nên cho ít thôi.
Thức ăn bổ sung đối với chào mào là trái cây, côn trùng:
– Trái cây: Chào mào đặt biệt thích chuối. Có điều kiện thì cho ăn chuối tây là tốt nhất, không làm cho chim bị tiêu chảy. Ngoài ra chào mào cũng thích ăn nho, cà chua, hồng, cam quýt ngọt, dưa hấu. Về liều lượng thì trong một tuần có ít nhất 3 ngày chim được ăn trái cây.
– Chào mào cũng thích ăn khoai lang, khoai tây, khoai mỳ, cà rốt luộc.
– Côn trùng: Cào cào non là lựa chọn số 1 cho chào mào, nhưng có con thích ăn cào cào, có con không thích, không ăn, vì vậy phải tập cho chim ăn bằng cách cho nhịn đói rồi để mấy con cào cào vào cóng (bẻ chân cẳng cào cào đi). Có điều kiện cho ăn đều đặn hàng ngày thì quá tốt, nếu không thì vài ba ngày cho ăn một lần, mỗi lần chừng 5 – 7 con là vừa.
– Không nên cho chào mào ăn dế, dế hăng không hợp với chào mào. Bạn cũng không nên tập cho chào mào ăn thịt bò, thịt heo tươi sống, tôm tươi – không tốt cho hệ tiêu hoá của nó.
Nước uống: Nước uống cần sạch sẽ là đủ rồi, không cần phải đun sôi để nguội, nên lấy nước từ bể hay lu chứa để không còn hơi thuốc clorua trong nước máy. Cóng nước không để quá 3 ngày, không để rong bám, đặt biệt, nếu chim ỉa vào là phải đem ra thay ngay.
Chào Mào Ăn Ớt Có Tác Dụng Gì? Cho Chào Mào Ăn Gì Để Hót Hay?
Chim chào mào là một trong các loại chim dễ nuôi nhất hiện nay bởi vì thức ăn của nó rất đa dạng và phong phú, thức ăn của nó chủ yếu là trái cây : chuối, táo, đu đủ, mướp khía, cà chua, bơ,..đều là thức ăn của chim chào mào bởi nó cung cấp được vitamin và các khoáng chất cho chim.
Bởi vì thức ăn của chào mào ngoài thiên nhiên chủ yếu là trái cây nên những người nuôi chim chào mào thường thắc mắc là có nên cho chào mào ăn ớt hay không và chào mào ăn ớt thì có tác dụng gì?
Vì ớt có vị cay, nóng, có tác dụng trừ hàn, chỉ thống, tiêu thực và thường được dùng để chữa đau bụng, chữa đau khớp và tiêu hóa kém.Theo các nghiên cứu của y học hiện nay còn cho thấy, trong ớt còn có chứa hoạt chất như capsaicin và chất này khi bốc hơi ở nhiệt độ cao sẽ gây hắt hơi mạnh. Trong ớt có chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: vitamin E, B2, K, B1, beta-caroten, magie, phốt pho, kẽm, canxi, sắt, đồng… và lượng vitamin C, A trong ớt rất cao, thực chất là gấp 3 lần trái cam, giúp kích thích hệ tiêu hóa của chào mào và giúp chúng giảm đau khi bị thương, bảo đảm được sức khỏe chào mào.
Ớt còn có chứa những sắc tố làm cho bộ lông của chào mào càng thêm đẹp hơn và mượt mà. Việc cho chào mào ăn ớt sẽ làm cho cơ thể chào mào sẽ nóng lên ngay lúc đó và kích thích chim hót. Tuy nhiên do ớt có vị cay và nóng nên khi ăn có chào mào có thể sẽ bị ức chế và điên loạn. Qua hôm sau chim sẽ có tình trạng uống nhiều nước, ăn ít và xù lông. Chính vì vậy mà các bạn nên cẩn thận khi cho chào mào ăn ớt và tránh cho chúng ăn quá nhiều vì sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chào mào.
Cho chào mào ăn gì để hót hay?
Một số người sẽ sử dụng ớt để kích thích cho chào mào hót tuy nhiên như tác dụng của ớt đã nói ở trên thì việc cho chào mào ăn ớt để chào mào hót là không nên quá thường xuyên. Chính vì vậy mà nhiều người tìm đến một loại thức ăn khác là quả ráy.
Quả ráy mỗi năm sẽ ra 1 mùa vào mùa hè, có màu đỏ. Quả ráy thường hay mọc ra ở những chỗ có chất thải hay ven ruộng bờ. Nếu bạn muốn hái quả ráy thì nên mang găng tay vào vì nếu không đeo thì quả ráy sẽ gây ngứa nhiều ngày đấy, rất khó chịu đặc biệt là lúc ngủ, ảnh hưởng sức khỏe chào mào.
Tới mùa của quả ráy thì thường sẽ thu hút đàn chào mào sống ngoài thiên nhiên đến và con đầu đàn thường sẽ dẫn đường để những con còn lại có thể ăn. Cho chào mào ăn quả ráy sẽ giúp cho chào mào có lông mượt hơn và lông ở phần đuôi sẽ đỏ hơn. Ngoài ra việc ăn quả ráy sẽ làm cho chào mào ngứa họng và kích thích chào mào siêng hót. Đây cũng là một loại quả mà dùng để “trị” những em chào mào lười hót hoặc là không chịu hót.
Nguồn : https://phunulaphaidep.org
Chim Chào Mào Ăn Trái Cây Gì Để Hót Hay? Cách Nuôi Chim Chào Mào
Chào mào là loại dễ nuôi,ăn thức ăn đa dạng. Các loại trái cây đứng đầu danh sách cho chào mào Chuối, táo, mướp khía, cà chua, đu đủ, bơ, xoài, cam…Những loại trái cây trên cần luân phiên thay đổi cho chim, mỗi loại chứa vitamin và hàm lượng khoáng chất khác nhau. Giúp cho chim luôn khỏe mạnh, phòng chống bệnh tật và chim luôn đạt đỉnh điểm là hót rất hay.
Chúng ta sẽ bắt đầu từ bước đầu tiên khi nuôi chim. Sau khi mất hơn 3 tháng để “trấn an”, tập cho ăn cám, rồi sau đó cho chúng làm quen với việc nhốt chim vào lồng. Giai đoạn này thì rất cực và bực, phải trùm áo lồng thường xuyên chỉ để hé 1 khe nhỏ thôi, hạn chế tối đa việc tiếp xúc với nó, hạn chế việc di chuyển , cứ để nó tự thích nghi, rồi hé dần áo lồng ra. Sau thời gian là 3 tháng nó đã bắt đầu hót dần , nhưng còn rất nhát nhưng như thế là bạn đã thành công 50% rồi.
Sau khoảng thời gian là 3 tháng bị nhốt quen trong lồng chim, lúc này nó phải làm quen với môi trường mới, chế độ ăn uống mới, bạn phải tiếp xúc với nó nhiều hơn, cho tắm nhiều hơn, treo lồng nhiều chỗ … Đặc biệt là trong thời gian này, mỗi lần cho ăn bạn cho ăn ít thôi, để hết sạch mới cho thêm thức ăn vào. Về thức ăn, khẩu phần ăn của chim chào mào các bạn cần lưu ý. Chim chào mào là loài chim ăn trái cây, đặc biệt là các loại chính đó là : chuối – đu đủ – cà rốt hấp – dâu tây – xoài.
Cho chim chào mào ăn chuối để hót hay
Chuối là một trong những loại trái cây khá quen thuộc đối với con người và chào mào. Hiện nay hầu như bất kỳ nơi đâu cũng có loại trái cây này. Chào mào nuôi nhốt trong lồng thì hầu như rất nhiều anh em cho chim ăn chuối và dường như đây là món trái cây chủ lực vì nó có giá thành khá rẻ và cũng rất dễ mua.
Đa số thì anh em cho chào mào ăn chuối mốc vừa chín tới vì nó đi phân đẹp, khô, và không bị hôi. Nhưng bản thân mình thì chỉ cho ăn chuối tiêu. Thỉnh thoảng mới cho ăn chuối mốc. Chuối chứa các loại vitamin A, B, C … Giúp cho chim tiêu hóa tốt, diệt khuẩn đường ruột.
Cho chim chào mào ăn củ khoai ráy để hót hay
Còn gọi là cây ráy dại, dã vu.Tên khoa học Alocasia odora (Roxb) C, Koch. Thuộc họ Ráy Araceae. Ráy là một loại cây mềm cao 0.3-1.4m, có thể dài tới 5m nhưng phía dưới bò, trên đứng, dưới đất có thân rễ hình cầu sau phát triển dần thành củ dài, có nhiều đốt ngắn, trên đốt có vảy màu nâu. Lá to hình tim dài 10-50cm, rộng 8-45cm, cuống mẫm dài 15-120cm. Bông mo mang hoa cái ở phía gốc, hoa đực ở phía trên và tận cùng bằng một đoạn bất thụ. Phần dưới của mo tồn tại xung quanh các quả mọng, hình trứng màu đỏ.
Đối với chào mào thì ráy cũng là một trong những loại trái cây mà chào mào ưa thích, mà không riêng gì ráy cả, những loại trái cây có màu sắc sặc sở, có vị ngọt thì chào mào đều thích ăn cả. Vào những thời kỳ thay lông trái mùa thì quả ráy cũng là một lựa chọn tốt nhất để bộ lông tách và đít của chào mào thêm đỏ.
Củ khoai ráy giúp cho chim ngứa họng và hót suốt ngày. Giọng hót to và vang rất xa. củ này thường để dành cho những con chào mào lười hót, cho ăn khoảng 3 tuần đến 1 tháng thì em nó hót ầm trời. Đặc biệt là không nên cho chim ăn quá nhiều.
Cho chim chào mào ăn cam để hót hay
Cam là loại quả có nhiều vitamain C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, nó còn trị ho cho chào mào rất tốt. Cho chào mào ăn cam giúp giải nhiệt, thay lông nhanh, giúp cho tỉ lệ nở của trứng cao hơn.
Cam từ lâu là một loại trái cây khá quen thuộc đối với con người, nhưng đối với chào mào thì ngoài thiên nhiên gần như chúng không ăn được loại trái cây này vì cam có lớp vỏ khá dày. Bản thân của chào mào không phải là một loài chim khỏe, móng và mỏ của chào mào không thể xuyên thủng quả cam được.
Cho chào mào ăn cam vào những ngày nắng nóng sẻ giúp cơ thể chim thanh nhiệt và giúp chim mau phục hồi sức khỏe.
Cho chim chào mào ăn táo để hót hay
Táo có chứa hợp chất hydro cacbon, keo táo, và lượng canxi lớn giúp trung hòa muối dư trong cơ thể chim, chất xơ trong táo giúp trị tiêu chảy và chất keo giúp đào thải chất độc hại trong cơ thể chim.
Táo giúp cho chim căng lửa nhanh.
Cho chim chào mào ăn quả cam để hót hay
Cam là một trong những loại trái cây có chứa tinh dầu mang mùi thơm và chứa nhiều vitamin C, rất mát và bổ dưỡng cho cơ thể. Cam có tác dụng bổ sung chất dinh dưỡng, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp nhanh phục hồi sức khỏe, nhanh lành vết thương. Ngoài ra Cam cũng chứa vitamin A, canxi và chất xơ rất tốt cho tiêu hóa.
Cam từ lâu là một loại trái cây khá quen thuộc đối với con người, nhưng đối với chào mào thì ngoài thiên nhiên gần như chúng không ăn được loại trái cây này vì cam có lớp vỏ khá dày. Bản thân của chào mào không phải là một loài chim khỏe, móng và mỏ của chào mào không thể xuyên thủng quả cam được. Cho chào mào ăn cam vào những ngày nắng nóng sẻ giúp cơ thể chim thanh nhiệt và giúp chim mau phục hồi sức khỏe.
Cho chim chào mào ăn quả chuối để hót hay
Chuối là một trong những loại trái cây khá quen thuộc đối với con người và chào mào. Hiện nay hầu như bất kỳ nơi đâu cũng có loại trái cây này. Chào mào nuôi nhốt trong lồng thì hầu như rất nhiều anh em cho chim ăn chuối và dường như đây là món trái cây chủ lực vì nó có giá thành khá rẻ và cũng rất dễ mua. Đa số thì anh em cho chào mào ăn chuối mốc vừa chín tới vì nó đi phân đẹp, khô, và không bị hôi. Nhưng bản thân mình thì chỉ cho ăn chuối tiêu. Thỉnh thoảng mới cho ăn chuối mốc.
Có nhiều bài viết trong lĩnh vực chim chào mào nói rằng chuối có tác dụng diệt khuẩn đường ruột và kích dục chim trống nhưng thực chất là không phải như vậy. Các bạn cần phải hiểu cho nó rỏ ràng. Chuối là một loại thức ăn chứa rất nhiều tinh bột, ăn chuối có tác dụng nhuận trường vì chuối rất dễ tiêu hóa. Ngoài ra trong chuối có 1 lượng kali rất lớn, giúp cung cấp trở lại các chất điện phân cơ thể đang cần. Mà kali là gì? Kali là một loại kim loại kiếm mềm, kali tích tụ trong các tế bào thực vật, và do đó các trái cây tươi và rau là những nguồn cung cấp lượng kali tốt cho cơ thể.
Cho chim chào mào ăn đu đủ để hót hay
Đu đủ chín chứa khoảng 70% nước, 13% đường, không có tinh bột, có nhiều carotenoit, axit hữu cơ, vitamin A, B, C, Protit, 0,9% chất béo, xenlulôzơ (0,5%), canxi, photpho, magiê, sắt, thiamin, riboflavin…Lượng beta caroten trong đu đủ có nhiều hơn trong các rau quả khác. Beta caroten là một tiền chất của vitamin A, vào cơ thể sẽ được chuyển hoá thành vitamin A.
Ngoài ra trong đu đủ còn chứa nhiều vitamin. Đu đủ có thể cung cấp cho cơ thể các loại vitamin thiết yếu như vitamin A và vitamin C, trong 100g đu đủ có 74-80 mg vitamin C. Ngoài thiên nhiên thì đu đủ là một loại thức ăn rất khoái khẩu của chim chào mào.
Cho chim chào mào ăn cà chua để hót hay
Đây là 1 loại quả rất quen thuộc và dường như bất kỳ nơi đâu chúng ta cũng thấy, trong cà chua có chứa các chất khoáng vi lượng có trong cà chua như canxi, sắt, kali, photpho, magnesium, lưu huỳnh, nickel, cobalt, iôt, các axit hữu cơ dưới dạng muối citrat và tuỳ theo môi trường trồng, trong cà chua có thể có cả đồng, molibden. Chính nhờ các yếu tố này, cà chua được coi là một thức ăn giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, tăng cường sức đề kháng.
Cà chua có vị chua ngọt chứa nhiều nước giúp thanh nhiệt, giải độc,bổ sung vitamin A, B, C cho chim và giúp cho chim thay lông nhanh. Trái này thích hợp cho chim ăn vào lúc thay lông và ngày nắng nóng, không nên cho ăn nhiều làm chim xuống lửa và đi phân loãng.
Dường như đa số các anh em nghệ nhân thường chỉ cho chim ăn cà chua trong thời kỳ thay lông. Còn khi lông là xong rồi thì hầu như rất ít cho ăn vì khi chim ăn cà chua thì đi phân nước rất nhiều. Có một số bộ phận anh em còn nói với nhau là cho chim ăn cà chua hay những loại trái cây đi phân ướt thì bị tụt lửa. Mình thấy điều này rất buồn cười nhưng không phản bác lại. Khái niệm về lửa củi của chào mào có rất rất nhiều anh em bị hiểu sai lầm. Có dịp mình sẻ viết một bài về vấn đề này để giải đáp những thắc mắc những lầm tưởng bấy lâu nay của anh em.
Cách nuôi chim chào mào giúp chào mào hót hay
Nên treo lồng chim cạnh cửa ra vào nơi có nhiều ánh sáng để nó mạnh dạn, tiếp xúc với những người xung quanh nhiều hơn, tranh đặt lồng chim nơi thiếu ánh sáng.
Lồng cho Chim Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con.
Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi.
Chế độ chăm sóc và tập dợt chào mào hàng ngày
Thay đổi thức ăn, tắm nắng, tắm nước, tập dợt, ta nên đem chim đến các câu lạc bộ nuôi chim hót, hoặc có các tụ điểm nuôi chim do một số nghệ nhân tổ chức… để chim được dịp “học hỏi” những âm điệu của chim khác mà làm giàu cho giọng hót trầm bổng của mình. chim sẽ hăng say đấu giọng hàng giờ, khiến chim sung sức lên, về nhà hót mãi…
Việc quan trọng khi đưa chim chào mào đi cội mà chim còn nhát là: bạn phải trùm áo lồng loại áo thật khít với lồng vì thời gian đầu chở đi chim sẽ hoảng và bay loạn xạ, soi lồng, nếu không trùm áo lồng loại khít chim rất dễ bị toét đầu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Chào Mào Ăn Gì? Cách Nuôi Chim Chào Mào. Thức Ăn Cho Chào Mào trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!