Xu Hướng 3/2023 # Chim Cảnh Đẹp Đà Nẵng # Top 8 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chim Cảnh Đẹp Đà Nẵng # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Chim Cảnh Đẹp Đà Nẵng được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chào anh em

Chơi chim chào mào thì có nhiều kiểu chơi.Có người thì nghe giọng hót,có người thì chơi tướng,chọn những chú chim tướng to,mào lân,họng bò,yếm khít…Nhưng kiểu chơi chim đi thi thường chiếm đa số hơn. Chọn chào mào đi thi cần các yếu tố như : chơi bền,chơi tỉnh chim,giọng hót to v

+Về tướng chim : Nên chọn những chú chim tướng nhỏ,dài đòn,mặt dữ.Thường những chú chim này chơi rất lâu.Chim tướng nhỏ con khi nhảy,chuyền cầu nhiều hơn những chú chim to con.Vì chim to con di chuyển chậm và nhanh đuối sức.Thường những chú chim thi đoạt giải đa số là chim nhỏ.Lúc mình mới chơi chim cũng hay chọn những chim to và thấy nó di chuyển khó khăn và chơi không bền.Ở miền Bắc đa số chim tướng to con,anh em xem chọn con nhỏ hơn những con đó,tướng dài,lông ôm gọn.

+Về cách chơi : Chọn những con tính lăng xăng,siêng chuyền cầu,nhảy cầu.Những con này thường không chơi cũng nhảy cầu,chuyền cầu.Cái này cũng tránh trường hợp khi đi thi bị đánh rớt do chim đứng 1 chỗ không chơi.Chọn chim chớp cánh nhẹ chứ đừng bung hết cánh,chim bung cánh chơi thời gian dài sẽ nhanh mệt và dừng chơi.

+Tính cách con chim : Chọn những con chơi bình tĩnh,chơi từ từ.Những chú chim chơi vậy thường chơi nước hậu.Ví dụ như chim người ta ché,nạt nộ,bu lồng.Chim mình vẫn cứ chơi bình thường,chuyền cầu,xổ bọng chứ không phải bu lồng theo.Nếu không tin bạn thử mang chim đi thi,để ý những chú chim mới treo lên giàn,hoặc mới mang vào cội ché ầm ầm,nạt nộ,bu lông.Rất chi là láo,nhưng mấy em này thì vào được tới vòng 4 , 5 là hết chơi và bị loại rồi.

+Tật lỗi : Cái này hay mắc phải,nhớ xem kỹ chim có lộn mèo,ngoái cổ,bu lồng không.Chim lộn mèo thường chơi sẽ bị mất sức và bị loại sớm.Những con thường chơi khoảng 30 phút,khi không chơi lại thường lộn mèo,bám nóc lồng,bu lông ( bu lồng có trường hợp do chim chưa căng lửa).Nên cần chú ý vấn đề này,cứ cho chim chơi 30 phút xem sao.

+Giọng hót và ché : giọng hót thì chọn con nào xổ bọng to,rát.Giọng ché thì dài và to.Những giọng vậy sẽ đè được những chú chim khác.

+Gốc chú chim : Nên chọn chim gốc bổi hoặc bổi già.Những con này do thời gian sống ngoài rừng lâu,và phải đấu tranh với những con khác nên tính rất lì và không biết sợ con nào đồng thời chúng có giọng hót rất hay và gắt.Ngược lại chim má trắng hay má lở tuy nuôi nhanh thuần và nhanh chơi nhưng lại hay sợ chim khác và chơi thất thường,thích thì chơi,không thích thì thôi.Tuy nhiên có những chú chim má trắng được huấn luyện tốt,và thường xuyên đi cội thì cũng không thua gì chim bổi già.Mình có viết bài cách chọn chim bổi già anh em vào đây tham khảo : Chào mào bổi già .

Đây là video chú chim chào mào chơi cội trên 3h tính rất lăng xăng và chơi nhanh như điện.

Đó là 1 số kinh nghiệm của mình khi chọn chào mào đi thi.Nếu anh em mua chim mà ra cội test tận mắt cách chơi của chim thì khỏi phải nói rồi.Cứ chọn con nào chơi lăng xăng,chơi lâu,thường chơi khoảng 2 – 3 tiếng là lấy ngay.Đối với bản thân mình,khi mua con chim giá từ 4 – 5 triệu thì mình thường ra cội xem và ít nhất 3 lần mới tuyển em nó.Chứ nhiều em bữa nay chơi vậy,bữa sau không chơi.

Chúc anh em thành công và sớm có cờ.

nguồn: http://chimchaomao.org/chon-chao-mao-di-thi.html

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Tuyệt Đẹp Những Cánh Chim Câu Ở Công Viên Biển Đông, Đà Nẵng

Công viên biển Đông, Đà Nẵng là địa điểm khá lý tưởng cho du khách khi đến tham quan, du lịch Đà Nẵng. Tọa lạc tại một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh, công viên nằm cuối đường Phạm Văn Đồng, cạnh tượng mẹ Âu Cơ và vườn chim bồ câu trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp quận Sơn Trà Đà Nẵng.

Cái tên gọi xuất phát từ vị trí địa lý hướng thẳng tầm nhìn ra biển Đông và quần đảo Hoàng Sa, như một cách khẳng định chủ quyền của dân tộc. Đây là một địa điểm du lịch khá sinh động với nhiều hoạt động tham quan, thể thao, du lịch… được diễn ra hằng ngày. Ngoài cái tên “Công viên biển Đông” thường gọi, ít ai biết rằng nơi đây cũng được mệnh danh là “Công viên hòa bình”, “Công viên tình yêu” hay “Công viên của lễ hội”

Năm 2011, cùng với sự đóng góp của các doanh nghiệp, hộ dân kinh doanh du lịch Đà Nẵng, lần đầu tiên hơn 200 cánh chim bồ câu đã được thả hòa nhập vào đàn bồ câu đang được nuôi dưỡng tại vườn chim, toát lên một khát vọng hòa bình của nhân dân ta nói chung và người dân thành phố nói riêng. Đến nay, với sự đầu tư và chăm sóc chu đáo, đàn chim ở công viên đã lên đến con số hơn 1000 con. Chắc hẳn cả du khách du lịch cũng như người dân Đà Nẵng khi đến đây đều cảm nhận được không gian thiên nhiên tươi đẹp rợp bóng bồ câu, mang lại cảm giác bình yên trong tâm hồn.

Công viên tình yêu

Không biết từ bao giờ người dân phố biển Đà Nẵng bắt đầu gọi nơi đây là công viên tình yêu. Điều này cũng dễ hiểu bởi không ai có thể phủ nhận sức hút diệu kì của khung cảnh thiên nhiên nên thơ, với hai hàng dừa xanh rợp bóng tạo thành 1 lối đi đầy lãng mạn. Khung cảnh đất trời như hòa quyện với nhau, biển xanh cát vàng nhuộm màu nắng trải dài đến tận những bờ cỏ xanh mượt. Có lẽ chính bởi những yếu tố đó mà công viên đã trở thành tâm điểm cho những đôi trai gái yêu nhau, chiều chiều ra đây hóng gió biển, ngắm bồ câu. Những đôi uyên ương cũng hay chọn công viên biển Đông làm nơi ghi dấu cho hạnh phúc trăm năm của họ. Hình ảnh những cô dâu chú rể bên cạnh đàn bồ câu đang tung cánh thật khiến cho những ai bắt gặp đều cảm thấy hạnh phúc lây.

Tại Công viên Biển Đông (TP.Đà Nẵng), vào mỗi buổi sáng hay lúc chiều tà, hình ảnh đàn chim bồ câu hàng ngàn con chao lượn rồi sà xuống khoảng sân bên bở biển, đậu cả lên tay mỗi khi ai đó cho chúng ăn… tạo nên một hình ảnh đẹp đẽ, thanh bình giữa lòng thành phố.

Tham khảo Tour Free & Easy A La Carte Đà Nẵng 4 ngày 3 đêm

Ngẩn Ngơ Cà Phê… Chim Đà Nẵng

Trong không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng của các loài chim líu lo, trầm bổng. Những khuôn mặt có thể là bạn trẻ, trung niên hay những cụ già đều ngẩn ngơ theo tiếng chim hót…

Trong không gian yên tĩnh, chỉ có tiếng của các loài chim líu lo, trầm bổng. Những khuôn mặt có thể là bạn trẻ, trung niên hay những cụ già đều ngẩn ngơ theo tiếng chim hót…

Cà phê không cần nhạc

Khác với những quán cà phê ồn ào trong tiếng nhạc xập xình của những loại dance, nonstop, nhạc trẻ thịnh hành, ở Đà Nẵng bắt đầu xuất hiện những quán cà phê của người yêu chim, mê tiếng chim hót. Không cần bất cứ một thứ âm thanh nào ngoài tiếng chim để hút khách và cũng là điểm đến của người chơi chim, mê chim.

Ở đó hàng chục loại chim đua nhau nhả giọng. Có thể bắt gặp tiếng líu lo của chim khuyên, tiếng hót thánh thót của chích chòe, tiếng dìu dặt của loài khướu. Nhưng nhiều nhất và được chăm chút nhất vẫn là những chú chào mào (hay còn gọi là chim đầu rìu) bởi tiếng hót đa dạng và quan niệm đem lại may mắn của nó.

Có thể điểm qua những điểm cà phê nổi tiếng về chim như: cà phê chim đường Nguyễn Chí Thanh, Tràm Chim đường Điện Biên Phủ, cà phê Chào Mào… và chưa kể đến những điểm cà phê chim ở các tuyến đường nhỏ khác.

Chủ quán chơi chim, khách uống cà phê cũng xách lồng chim tới vừa nhâm nhi giọt cà phê thơm lừng vừa nhẩn nha theo từng tiếng hót trầm bổng. Khách vào quán tìm điểm treo lồng chim của mình, nhẹ nhàng tìm chỗ ngồi, nhẹ nhàng ngắm ngía từng chú chim… không gian chỉ có tiếng hót của những loài chim khác nhau.

Mọi khuôn mặt như giãn ra sau những giờ làm việc căng thẳng, hay đắm chìm trong kỉ niệm của tuổi thơ trong tiếng chim hót bên bờ sông quê mát lịm. Ở đó có thể bắt gặp mọi lứa tuổi, từ anh xích lô, sinh viên đến công chức hay cụ già đều chung một niềm đam mê… chơi chim.

Anh Thụy, chủ quán cà phê Tràm Chim trên đường Điện Biên Phủ cho hay: “Mình mở quán cà phê ra chủ yếu để phục vụ cho những người mê tiếng chim hót. Có lẽ từ hồi còn nhỏ tiếng chim vào những ngày hè đã ăn sâu vào tâm trí của mình nên giờ tiếng chim hót như một hình thức xả stress và cảm thấy bình yên hơn”.

Cũng vì niềm mê chơi chim, muốn mở một sân chơi cho những người mê chim, anh Thụy đã không ngại ngần xây dựng quán cà phê mang tên Tràm Chim. Mảnh đất trên đường Điện Biên Phủ của anh có người tính nếu cho thuê một tháng có vài chục triệu, thế nhưng anh chỉ mở quán cà phê cho người yêu chim đến chơi, nhâm nhi ly cà phê 6 – 7 nghìn đồng.

Rộ phong trào “chơi” chim chào mào

Đi trên đường phố Đà Nẵng có thể bắt gặp bất cứ đâu tiếng chim chào mào hót, những lồng chim treo ở trong nhà ra ngoài cửa hiệu. Dường như nó xuất hiện như một phong trào chơi chim của người Đà thành.

Loài chim chào mào với tiếng hót lảnh lót, dáng đẹp với hai bên má chấm đỏ, phía dưới đuôi cũng có nhúm lông đỏ, vì thế người chơi cũng quan niệm nó đem lại phần nào may mắn cho chủ nhân.

Bên cạnh đó, loài chào mào là loài chim dễ nuôi, dễ mến với con người và chủ yếu là loài chim đua nhau bằng tiếng hót. Mỗi vùng miền, tiếng hót của loài chim này lại khác nhau, nổi tiếng như “dòng” chim Bình Điền, Nam Đông ở Huế, “dòng” Sơn Trà, Hải Vân ở Đà Nẵng, Quảng Nam có chào mào Trung Mang, Sông Kôn, Tam Trà…

Tuy nhiên, để có một chú chào mào hoàn hảo phải có những nét đẹp khác nhau: từ giọng hót, thân hình… tiếng ché (như tiếng hót uy hiếp con chim khác), phong cách ché. Giọng hót đến phong cách hót cũng tạo nên những đặc điểm riêng cho loài chim này.

Trong đó, với dòng chim Trung Mang (Quảng Nam) luôn được giới chơi chim tìm mua bởi tiếng hót đặc trưng riêng của mình. Những con chim hay, chim quý chính vì vậy cũng trở nên một món hàng đắt giá, từ vài trăm đến vài triệu và thậm chí lên cả chục triệu đồng.

Tuy nhiên, anh Dũng, Hội trưởng Hội chim chào mào thành phố Đà Nẵng cho biết: “Từ một thú chơi tao nhã mà đẩy thành mua bán sẽ mất giá trị ngay, tiếng chim hót sẽ sặc mùi tiền trong đó, vì vậy thú chơi này chỉ thực sự tồn tại lâu với ai biết quý trọng và cảm được từng tiếng chim thôi”.

Cũng từ đây, xuất hiện hàng ngày trên địa bàn thành phố Đà Nẵng những chiếc xe chở từng lồng chim đi bán. Với mánh khóe của mình, những người bán chim nhuộm những chú chim chào mào thành màu trắng hoặc lốm đốm trắng bán cho người đi đường. Nhiều người đã phải “ngậm đắng nuốt cay” khi con chim mua giá 300 – 400 nghìn dần phai màu theo thời gian nuôi.

Trong khi những chú chim chào mào thực sự mang đặc điểm riêng biệt (còn gọi là chào mào bông, bạch tạng) đã có giá vài triệu đồng khi mới bắt về…

Mỗi buổi sáng, vào quán cà phê tràn ngập tiếng chim hay thức dậy cùng với tiếng chim lảnh lót trở thành cái thú của mỗi người. Một phong trào nuôi chim cũng lan rộng, tiếng chim giờ tràn ngập thành phố, thế nhưng ở rừng sâu liệu còn sót lại bao nhiêu tiếng chim gọi bầy?

Theo Dân trí

Giáo Điểm Trung Mang, Giáo Phận Đà Nẵng.

Giáo Điểm Trung Mang, Giáo Phận Đà Nẵng.

Trung Mang là địa danh của xã Ba, thuộc huyện Đông Giang tỉnh Quảng Nam. Từ Đà Nẵng lên Trung Mang, du khách phải vượt qua khoảng 60 cây số trên đường tỉnh lộ 14G. Người ta có thể đi theo xa lộ Hoàng Văn Thái khi đến gần Bà Nà thì rẻ trái để vào con đường 14G, tiến lên khu du lịch sinh thái Thần Tài, rồi Suối Hoa…và Lái Thiêu. Hoặc đi theo con đường Túy Loan lên. Sau khi vượt qua con dốc Kiền, quí vị đã bắt đầu đi vào địa giới xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Qua khỏi dốc Kiền chừng 4 cây số là chúng ta đến Giáo Điểm Truyền giáo Trung Mang, thuộc xã Ba, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam. Bên cạnh cung đường miền núi này, du khách sẽ say mê thỏa thích nhìn ngắm những đồi chè Trung Mang thoai thoải, trải dài đến ngút ngàn, giữa núi rừng nguyên sơ, như một bức tranh thiên nhiên thơ mộng và sinh động. Đồi chè Trung Mang thuộc nông trường Quyết Thắng (xã Ba, huyện miền núi Đông Giang). Nơi đây là điểm dừng chân lý tưởng cho du khách để phóng tầm nhìn ngút ngàn tươi mát và say mê săn tìm những bức hình kỷ niệm đầy thơ mộng. Du khách mê du lịch miền núi ngang qua đây không thể bỏ qua những đồi chè Trung Mang xinh tươi này. Nếu du khách qua đây vào đúng dịp những búp chè non vừa nhô lên, hoặc đúng lúc những đóa hoa chè trắng tinh nở rộ, thì chắc chắn đồi chè Trung Mang sẽ làm ngây ngất và say đắm lòng người. Có nhiều bạn trẻ thích chọn nơi này để chụp những bức hình cưới thật lãng mạng và độc đáo, theo phong cách Hàn quốc.

Trung Mang còn nỗi danh về loại chim cảnh “Chào mào Trung Mang”.Chào mào Trung Mang có chất giọng độc đáo mà không có nơi nào sánh kịp.

Khi đến trụ sở UBND xã Ba, chúng ta rẻ vào con hẻm ở bên trái, chừng 50m, là chúng ta đến Giáo điểm truyền giáo Trung Mang. Đây là vùng rừng núi bạt ngàn với khí hậu rất dễ chịu. Những đêm hè nóng bức ở thành phố, nhưng ở Trung Mang người ta phải đắp mền vì lạnh. Giáo điểm truyền giáo Trung Mang do linh mục Giuse Đỗ Xuân Hướng đã kỳ công tạo dựng. Trung Mang là khu sinh sống của đồng bào Cà Tu, nơi đây chưa bao giờ có bóng dáng người Công Giáo, cũng như chưa bao giờ có hình ảnh của ngôi nhà nguyện hay thánh đường. Thế rồi Chúa đã muốn bóng dáng Thánh giá của Ngài phải được vươn cao nơi đây, nên có một số di dân từ các tỉnh phía bắc như Ninh Bình, Nam Định, vào vùng đất này để sinh cơ lập nghiệp như khai thác vàng ( Sông Vàng ), trồng rừng, chăn nuôi…trong số đó có nhiều người Công Giáo. Ban đầu họ tìm đến Giáo xứ Đông Vinh để tham dự thánh lễ các ngày Chúa Nhật và lễ trọng. Từ Trung Mang về Đông Vinh khoảng chừng 20 cây số.

Đông Vinh cách TP Đà Nẵng gần 40km về phía tây. Đông Vinh thuộc thôn Hòa Thọ, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, giáp ranh với huyện Đông Giang, của Quảng Nam. Đông Vinh đã có từ rất xa xưa, do một số giáo dân, trốn tránh bách hại, lên trú ẩn nơi thâm sâu cùng cốc này. Trong thời kỳ chiến tranh Việt – Pháp, nhà thờ đã bị phá hủy, giáo dân phải ly tán khắp nơi để tránh bom đạn. Sau khi đất nước hòa bình, giáo dân Đông Vinh mới lần hồi quay về quê Cha đất Tổ là ăn sinh sống, và họ cũng đã góp công góp sức xây dựng lại một ngôi nhà nguyện bé nhỏ, tạm bợ, để có nơi sớm tối đọc kinh cầu nguyện với nhau. Thời trước giáo dân Đông Vinh phải xuống tận Giáo xứ Lệ Sơn để dự lễ Chúa Nhật, lễ trọng. Sau này khi có Giáo xứ Thạch Nham thì Đông Vinh trở thành một Giáo họ của Thạch Nham.

Đầu tháng 9 năm 2010, ĐGM Giáo phận Đà Nẵng, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri, đã bổ nhiệm Linh mục Jos.M. Đỗ Xuân Hướng, phó xứ Thạch Nham, về làm quản nhiệm ( chuẩn Cha sở ) tiên khởi Giáo họ Đông Vinh. Đến lễ Giáng Sinh năm 2010, Đức Cha Giuse Châu Ngọc Tri đã chính thức trao thẩm quyền quản nhiệm Giáo họ biệp lập Đông Vinh, được tách ra từ giáo xứ Thạch Nham, cho Cha Giuse Đỗ Xuân Hướng. Đông Vinh là một Giáo họ miền núi rừng, xa xôi, hẻo lánh, nghèo nàn, không có bất cứ một cơ sở vật chất nào, nhà thờ tạm bợ bé nhỏ, không nhà xứ, không nơi sinh hoạt … giáo dân lại quá khó nghèo, cuộc sống nương rẫy, trồng trọt, chăn nuôi, cũng chỉ đắp đỗi qua ngày. Tuy nhiên Giáo họ Đông Vinh là một Giáo họ đầy hứa hẹn, vì cánh đồng truyền giáo rất bao la, hai huyện giáp ranh là Đông Giang và Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam là vùng toàn lương dân, và dân tộc Cà Tu.

Đến năm 2013, kỷ niệm 50 năm thành lập Giáo phận Đà Nẵng, Đức cha Châu Ngọc Tri, Giám mục Giáo phận Đà Nẵng đã nâng những giáo họ biệt lập lên thành giáo xứ để cho giáo phận có đủ 50 giáo xứ, nên giáo họ biệt lập Đông Vinh cũng được nâng thành giáo xứ Đông Vinh, và cha quản nhiệm Giuse Đỗ Xuân Hướng cũng được nâng lên là quản xứ tiên khởi của giáo xứ Đông Vinh.

Kể từ đó Cha Giuse Đỗ Xuân Hướng tìm mọi cách để mở rộng nước Chúa.

Giáo điểm Trung Mang ngày mồng 8 tết Kỷ Hợi – 2019

Duy Trà Phạm Cảnh Đáng

.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chim Cảnh Đẹp Đà Nẵng trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!