Xu Hướng 5/2023 # “Chiêu Trò” Của Giới Buôn Chim Cảnh # Top 11 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # “Chiêu Trò” Của Giới Buôn Chim Cảnh # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết “Chiêu Trò” Của Giới Buôn Chim Cảnh được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Điện Biên TV – Đối với những người đam mê thì chim cảnh không có giá nhưng nhiều lúc lại vô tình thu lợi cả chục triệu đồng. Họ mua những chú chim hoang về chăm sóc và huấn luyện nhưng nếu ai mua được giá vẫn bán. Thị trường buôn “chim cảnh” ở Điện Biên không sôi động, song một con chim cảnh bán trao tay có thể chênh lệch từ vài trăm đến cả triệu đồng là chuyện thường, nếu có “chiêu trò” buôn bán…

Anh N.V.T, sống tại phường Tân Thanh, thành phố Điện Biên Phủ làm nghề lái xe, anh đặc biệt thích nuôi và có thú vui là sưu tập các loại chim cảnh. Anh gia nhập Hội sinh vật cảnh của Điện Biên từ những ngày đầu khi Hội mới thành lập vào năm 2009 với bộ sưu tập chim cảnh được nhiều người ao ước với số lượng chim lên tới 30 “thành viên”. Chủng loại thì đủ cả, từ chích choè, sáo, chào mào, khướu bạc má, sơn ca, hoạ mi, vành khuyên, yểng… Đặc biệt có một con chào mào trắng như anh nói có giá cả mấy chục triệu đồng.   Ngày còn độc thân thì không sao, nhưng từ năm 2011, khi anh lập gia đình, việc nuôi đến hơn 30 con chim cảnh quả là khó nhọc, từ cho chúng tắm nắng, tắm nước, rửa lồng thế nào để tránh lông chim bị hư hỏng và làm chim sợ hãi, mất giọng hót, hay che chắn khi thay lông, rồi đến việc cho ăn thôi cũng mất rất nhiều thời gian chưa kể anh thường xuyên “chạy” xe đường dài cũng chẳng có thời gian ở nhà nhiều. Có đợt anh đi chở hàng, đầu tuần vẫn thấy chim ăn, uống, hót  bình thường nhưng cuối tuần về đã thấy một vài con suy dần và cuối cùng chết. Xót chim, anh lại thêm tiếc của. Bởi giá của những con chim hót hay, lông mượt thì không hề rẻ. Thêm vào đó, với những người yêu thích chim, khi nghe chim hót quả là một thú vui, song vợ anh thì ko có sở thích giống anh nên khi nghe tiếng chim hót thường tỏ ra rất khó chịu, thậm chí đứa con nhỏ của anh lắm lúc ngủ không yên, hay giật mình trong khi đám chim cảnh vô tư nhảy nhót tanh tách, hót véo von trong lồng… Anh T. cho biết: “Ngày trước mình chăm lũ chim như chăm con mọn vậy, đi đâu về là phải “ngó” chúng trước rồi mới làm gì thì làm, nhưng giờ, thay vì chơi và sưu tập chim cảnh mình chuyển sang buôn chim cảnh rồi”. Từ lúc không thường xuyên chăm được lũ chim, không đành nhìn chúng chờ chết, anh T. đem rao bán lại cho các hội viên trong Hội sinh vật cảnh và người thân quen nhưng số lượng bán được không đáng kể vì giá cả tương đối cao, bán rẻ anh lại tiếc. Rồi tình cờ một lần chở hàng vào xã Tà Lèng, phường Noong Bua, Tp. Điện Biên Phủ anh gặp một người phụ nữ tên S., người phụ nữ này quê ở Lạng Sơn, cả gia đình lên Điện Biên đã được hơn năm nhưng không nghề nghiệp gì, bà S. chỉ đi bán chim hộ cho một gia đình ở phường Mường Thanh, thấy hay nên anh cũng ngỏ ý muốn bà S. đem bán số chim cảnh hộ và chỉ giữ lại một vài con chim quý. Anh T. cho biết mỗi đợt đi xe liên tỉnh, dọc nhiều tuyến lộ khi gặp người dân bán chim dọc đường anh lại ngã giá, thuận mua vừa bán, nhưng đôi khi cũng mua phải chim lỗi như: giọng hư, khàn, lạc giọng, ít hót hoặc giọng không hay… Thậm chí, năm ngoái đi đến Thuận Châu anh gặp mấy người bán chim dạo, xuống xe xem, thấy chim hót véo von anh mua 2 con chào mào về, song mang về nuôi thì không thấy chim hót. Với những con bị lỗi, a T. đưa bà S. đem bán vẫn được giá, bởi người mua chim cảnh thường tin tưởng những người đồng bào dân tộc mang chim đi bán dọc đường. “Ngày trước mình thường mua chim lại của mấy người phụ nữ dân tộc đi bán dọc đường, nhưng mua bán nhiều dần dần rồi cũng có những nguồn cung cấp đặc biệt, tùy vào mối quan hệ quen biết và việc mối lái riêng. Nên nếu cần vẫn có chim “xịn”, loại này bán lãi lắm vì giá cả không biết đâu mà lần. Nói chung chỉ chim hoang mới bắt được là có mức giá khá ổn định, còn chim đã qua thuần dưỡng và huấn luyện thì giá cả có sự dao động nhiều. Một con chim bán trao tay có thể chênh lệch từ vài trăm đến cả triệu đồng là chuyện thường”- anh T. cho biết thêm.

Những người phụ nữ dân tộc thường tạo được lòng tin với người mua về những chú chim mà họ rao bán.

Theo lịch, mỗi buổi sáng, bà S. thường đến nhà anh T. nhận chim cảnh, khi thì một lồng cũng có hôm 2-3 lồng, và chiều quay trở lại nhận tiền công. Nếu bán được một lồng anh T. chia cho bà S. từ 100 – 160 nghìn đồng tùy thuộc giá chim bán được. Có ngày bán được nhiều bà S. nhận được 450 nghìn tiền công. Nếu không bán được anh vẫn cho bà S. từ 50 – 70 nghìn đồng. Do vậy, hai bên không cần phải ràng buộc hay đặt cọc gì cả mà chỉ dựa vào sự tin tưởng lẫn nhau. Không chỉ bán chim cho gia đình anh T., bà S. còn có vài mối buôn khác trong cùng dãy phố. Sau khi nhận chim từ các mối, bà S. thường đi dọc thành phố để rao bán  hoặc ngồi ở khu vực bờ hồ (đối diện Bưu điện tỉnh) hay ngồi ở đoạn cầu Mường Thanh cũ. Trong vai người đi mua chim, tôi đến khu vực bờ hồ (đối diện Bưu điện tỉnh), bà S. cất tiếng ngọng ngịu: “Mua chim đi, yên tâm, chim rừng đấy, hót hay lắm”. Ban đầu bà S. nói giá rất cao, rồi trả xuống thấp dần, được giá thì bán. Giá cả thì vô cùng, có loài chỉ vài trăm ngàn nhưng cũng có những con lên đến cả triệu đồng như: Vành khuyên 100- 200 nghìn đồng/con; họa mi hót hay, sáo, yểng nói được, nếu bán rẻ cũng được 1,5 – 2 triệu đồng/con…

Theo anh T., để một con chim hoang dã trở thành chim nhà, quen mồi và dạn người cũng phải mất ít nhất 6 tháng. Còn loài sáo, yểng để huấn luyện nói được thì có khi kéo dài 2 – 3 năm. Chào mào và chích chòe dễ nuôi, dễ huấn luyện hơn và cũng dễ bán vì giá cả phải chăng. Với những con chưa hót anh T. mua vào thường rẻ hơn: Chích chòe mua vào từ 200 – 300 nghìn/con nhưng có thể bán được từ 500 – 800 nghìn/con, chào mào có con mua vào chỉ khoảng 30 – 50 nghìn/con, bán được từ 200 – 250 nghìn/con, có loại chào mào quý như chào mào lân giá lại dao động từ 2 – 5 triệu/con… Chỉ riêng năm ngoái, qua việc buôn bán chim cảnh, anh dễ dàng thu về vài chục triệu đồng. Chim cảnh chỉ có con trống biết hót, trừ một số loài như chào mào thì cả con đực và con cái đều biết hót nhưng chim cái hót được rất ít giọng và ít tiếng và giọng chim mái thường nghe yếu và yểu điệu như chim non, chim trống thì hót nhiều giọng, và giọng dài nhưng cũng tùy chất từng con. Tuy nhiên, khi gặp chim cái anh T. vẫn mua rồi về “nói” với khách là chim đực. Bình thường người mua chim rất khó phân biệt chim trống, mái, thường thì với loài chim con trống thường sặc sỡ, bắt mắt nhưng với họa mi thì khác: chim trống và mái giống nhau như hai giọt nước, người mua thường chỉ dựa quan sát nhưng như vậy thì rất khó, vì dễ bị hoa mắt nếu nhốt trong lồng vài con, chúng nhảy loạn lên thì thật khó phân biệt. Chiêu trò buôn chim cảnh kiểu này cũng giống như việc thay “nhãn mác” cho hàng hóa khiến người mua cảm thấy yên tâm, tin tưởng ngã giá và đem về. Chất lượng dĩ nhiên phụ thuộc vào những con mắt tinh tường hay đôi khi chỉ là sự may mắn vô hình của người mua.  

Trung Kha

Top Những Cửa Hàng Chim Cảnh Uy Tín Tại Buôn Ma Thuột

Tại đây shop có cung cấp đầy đủ các vật dụng cần thiết để có thể nuôi chim cảnh như lồng, máng, thức ăn từ cám hay sâu, bọ… Cung cấp giống chim lạ, cách chăm sóc và huấn luyện chim cảnh khác

Nếu còn thiếu kinh nghiệm trong việc chơi chim cảnh thì anh chủ ở đây là một người sành chơi chim, hiểu và rất rõ các vấn đề trong thú chơi chim nên anh em có thiện chí có thể ghé trao đổi.

Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 202 trần phú bmt, daklak

2. Cửa hàng chim cảnh Tuấn Anh

Cửa hàng chuyên mua bán trao đổi các loại chim cảnh như chích chòe lửa, chào mào, cu… Ngoài ra còn buôn bán các loại lồng chim lớn nhỏ, cám, thức ăn cho chim và thuốc phòng dành cho chim cảnh…

Bạn còn có thể thuê chim hoặc nhờ đào tạo, nuôi chim bằng dịch vụ tại cửa hàng khi có việc gấp phải đi xa.

Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 425 lê duẩn chúng tôi

Là nơi trao đổi và buôn bán các loại chích chòe lửa có giá tùy theo đội dài đuôi. Nếu bạn nào có nhu cầu đổi chim hoặc cần bán, mua các loại lồng, cám cần để chăm sóc cho chim thì đến ngay shop để được tư vấn.

Có bán các loại bọc lồng chim, thanh gài, thanh đứng, lọ đựng nước, thức ăn hay các loại bẫy chim…

Thông tin liên hệ:

4. Chim Cảnh Tuấn Phát II

Một cơ sở khác của Tuấn Phát chuyên trao đổi buôn bán chim và phụ kiện nuôi chim các loại. Các loại lồng sắt, lồng tre, lồng bẫy… đủ loại kích thước cũng đều được shop cập nhật đầy đủ và liên tục trên fanpage và cửa hàng.

Các loại chim quý hay được ưa chuộng như cu, chích chòe lửa, vẹt, chào mào đít đỏ, chào mào lửa… Cũng đều được cập nhật đầy đủ tại Shop

Thông tin liên hệ:

Tại đây chuyên cung cấp và trao đổi các giống chim mới, chim lạ, chim đã qua huấn luyện hoặc mới bẫy về như chào mào, cu, chích chòe lửa…

Ngoài ra, cửa hàng có bán và cung cấp các loại phụ kiện lồng chim, nuôi chim, thức ăn, phòng, dụng cụ bẫy chim…

Thông tin liên hệ:

Nếu bạn đang tìm một địa chỉ trao đổi, mua bán các loại chim quý đã qua huấn luyện như có thể hót, tự tắm thì Chim Cảnh Hoàng Gold là sự lựa chọn tối ưu. Với tay nghề chuẩn của chủ cửa hàng luôn chọn lựa được những con chim tốt nhất, khỏe và hót tốt nhất.

Ngoài ra còn có bán lồng theo chim hay các loại thức ăn đầy đủ cho anh em mê chim lựa chọn.

Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 60/2 Đặng văn ngữ. Phường eatam TP BMT

Một địa chỉ uy tín cung cấp các giống chim cảnh quý và hiếm. Chuyên tổ chức các cuộc thi cũng như chương trình tặng chim đầy ưu đãi được nhiều bạn trẻ yêu chim săn đón.

Thông tin liên hệ: Địa chỉ: 623 Lê Duẩn, Buôn Ma Thuột, Đắc Lắk.

Chú ý: Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn website trên Internet! Vui lòng phản hồi cho chúng tôi, nếu Bạn thấy các thông tin trên chưa chính xác Hotline: 0964.134.517

Thế Giới Của Loài Vẹt.

Vẹt có cả thẩy 315 giống trên khắp thế giới, phần lớn ở vùng nhiệt đới và những miền ấm áp. Chúng có giống nhỏ nhất độ 7,6 cm chiều dài, cho đến loại thật lớn cỡ 91,44 cm. Tất cả đều có bộ lông thật đẹp, mầu sắc sáng tươi, lại có con điểm thêm cả bộ mào và lông đuôi dài duyên dáng. Đặc biệt là hầu hết giống vẹt đều có thể tập cho nói được tiếng người.

Vẹt đều có hình dáng và cách sống hao hao giống nhau, nên mỗi khi chúng ta gặp một loại vẹt, dù mầu sắc và hình dáng lớn nhỏ khác nhau thế nào chăng nữa, chúng ta đều biết ngay đó là giống vẹt. Chỉ có tại New Zealand có hai loại vẹt đặc biệt. Một là giống Vẹt Cú, Owl parrot, có mặt giống con cú, không biết bay, nhưng lủi rất nhanh. Hai là loại vẹt Kea, to con, mỏ sắc hay rình bắt những cừu non, mổ banh ruột để ăn lớp mỡ bao bọc thận của cừu. Miền Đông Nam Á Châu cũng có giống vẹt đặt biệt đó là giống Hanging parrot, khi ngủ chúng trúc đầu xuống như con dơi.

Chỉ trừ loại vẹt Kea ở New Zealand là ăn thịt, còn tất cả đều ăn hoa quả, trái cây, và các hột đậu để sinh sống. Vẹt thích sống hợp quần, nên có khi một bầy của chúng lên tới hơn một triệu con.

Người dân tại Úc làm việc ở men rừng thường giật mình bởi những tiếng kêu xào xạt, koét koét, rồi một bầy chim, như một đám mây xanh, mù mịt bay qua, rợp cả bóng nắng của mặt trời. Đó là bầy két uyên ương (Budgetigar) thay vùng đi kiếm ăn. Đi đâu cũng bay thành đoàn.

Chốc chốc, chúng dừng bay, xà xuống đậu trên một cây khô trụi lá. Cái cây bỗng dưng trở thành linh hoạt. Hàng ngàn con chim đậu xít nhau làm như những nụ hoa xanh mơn mởn, nhú lên từ thân cây khô cằn, lao xao như rung rinh trong gió. Những du khách may mắn thấy được cảnh này thì thấy nó đẹp vô ngần, chỉ phải nhớ giơ máy ảnh hay máy quay phim, để thu lại cái kỷ niệm khó quên này.

Giống két uyên ương này dài khoảng 17,78 cm, thân màu xanh lá cỏ, đầu điểm mầu vàng sáng, có những nét vằn mầu đen chạy suôi theo đuôi mắt và chiếc đuôi dài nhọn mầu xanh lam. Người dân bản xứ thường gọi chúng là betcherrygah có nghĩa là “Thức ăn ngon” vì họ thường bắt chúng để ăn thịt.

Giống vẹt này, người Anh đã đem về xứ họ để gây giống từ năm 1840 và đến nay đã sinh sản được khá nhiều. Mặt khác, cũng như nuôi cá vàng, chọn lựa thức ăn khác biệt cũng đưa lại kết quả là thay đổi được cả mầu sắc của giống vật muôi, vì vậy hiện nay giống vẹt Uyên Ương có những bộ lông, mầu sắc khác hẳn với giống chim rừng. Hơn nữa vì sống với người quá lâu, từ thế hệ này đến thế hệ khác, giống uyên ương này có thể tập nói tiếng người một cách dễ dàng.

Vấn đề sinh nở của giống vẹt

Sở dĩ người ta đặt cho giống vẹt Úc châu là vẹt Uyên Ương vì bao giờ chúng cũng bay cặp đôi hai con, luôn luôn bên nhau. Cặp trống mái một khi đã thành vợ chồng là chúng không bao giờ xa nhau. Chúng gù gù những câu tâm tình như chim bồ câu. Giọng của chúng lúc đó âm sắc khác biệt như đang rủ rỉ nói với nhau những lời yêu đương nồng thắm. Trong mùa sinh nở, giọng thủ thỉ của chúng vẫn thế nhưng trâm trầm hơn và hầu như có sức mạnh khích thích đến sự tăng nở buồng trứng của con cái rất nhiều.

Hồi đầu thí nghiệm, trong mùa sinh đẻ nguời ta để một cặp vẹt vào trong một lồng, con trống cũng đạp mái, nhưng con mái không bao giờ đẻ trứng. Người ta thất bại trong việc chăn nuôi để sản xuất.

Sau đó, nghiên cứu lại chiếc tổ của vẹt rừng, người ta thấy hai vợ chồng vẹt thường đào ngang sâu vào thân cây khoảng 15,24 cm, với bề rộng 5,08 cm. Sau đó lại đào sâu thẳng xuống lòng thân cây khoảng 30,48cm nữa. Nơi sâu đó ánh sáng chỉ lờ mờ nếu không nói là tối thui. Tại đó vẹt mái đẻ trứng và ấp.

Biết được thêm như vậy, các nhà chăn nuôi đặt chim mái vào chỗ tối cho nó đẻ, nhưng vẫn không đạt được kết quả. Sau cùng người ta tìm được yếu tố quan trong để cho vẹt mái đẻ trứng, đó là tiếng thủ thỉ trầm trầm của vẹt trống.

Quả vậy, khi con mái đẻ trứng con vẹt đực luôn luôn đứng bên cạnh tổ gù gù, như một giọng hát đặc biệt của loài vẹt. Giọng hát này khích động con mái tăng trưởng buồng trứng và làm cho sự sinh nở dễ dàng. Ngày nay với một cái hộp kín và một băng cassette thu lại tiếng gù gù nhạc điệu trầm của chim trống là người ta có thể gây được cả bầy vẹt nhỏ. Do đó nước Anh ngày nay sản xuất được khá nhiều vẹt, để bán cho mọi người nuôi làm thú vật trong nhà. Trẻ con rất thích chơi với vẹt và dậy vẹt nói.

Tuy nhiên vẹt làm nhiều người thích, thì cũng làm nhiều người buồn. Năm 1992, Tòa án Oxford nước Anh vừa xử một vụ kiện về vẹt. Nguyên ông Paddy Williams có nuôi được một con vẹt từ 4 năm qua và ông đã dậy cho nó nói được tên người. Và… trong một lúc vui vui ông còn dậy cho nó nói được cả tên ông hàng xóm là Mark Leach 43 tuổi. Hồi đó lân bang láng giềng còn thù tạc đi lại chơi với nhau vui vẻ, thì tiếng vẹt sao mà dễ thương, dễ làm cho người cười thích thú. Nhưng rồi, việc đời đâu có êm đềm mãi thế, nên có lần, vì một duyên cớ riêng tư, hai nhà cãi cọ nhau kịch liệt và đi đến độ thề không thèm nhìn lại mặt nhau. Tuy nhiên, phần con vẹt thì đâu có thế, nó vẫn thản nhiên vô tư lự, vẫn nặng tình cảm mến ông Leach, nên cả ngày cứ tên ông Leach mà gọi, có cả đến 100 lần. Tiếng gọi oen oét của con vẹt văng vẳng từ bên kia hàng rào làm hai vợ chồng ông Leach bực bội thật sự. Giờ đây, tiếng con chim này sao đáng ghét đến thế, âm thanh nó chói tai, giọng nó gọi tên xách mé, nghe như đang chửi rủa. Nên một hôm đó, cầm lòng không được, hai vợ chồng ông Leach đạp đổ hàng rào xông sang nhà ông Williams, túm lấy cổ con vẹt và quật thật mạnh vào một cây cột, làm nó chết tươi không kịp ngấp ngoải, rẫy rụa.

Chuyện này được đưa ra kiện tại Tòa và tòa án Oxford đã phạt ông Leach 1.015 Anh kim và bắt phải đền cho ông Williams 590 đồng. Ông Williams được tiền đền, lại đi mua con vẹt khác, nhưng chắc chắn ông không còn dậy nó gọi tên Leach nữa.

Yêu động vật (Sưu tầm)

Share this:

Facebook

Twitter

Pinterest

LinkedIn

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Thú Chơi Chim Lạ Đắt Tiền Của Giới Nhà Giàu Việt

“Nữ hoàng chào mào” bất ngờ xuất hiện tại một cuộc thi chim tại hồ Đền Lừ ngày 1.4.2012. Ngay lập tức nó gây được sự chú ý đặc biệt từ tất cả mọi người. “Nữ hoàng” chào mào từng được hỏi mua giá 300 triệu đồng nhưng chủ nhân không bán.

Điều đặc biệt của “nữ hoàng” chính là nó sở hữu 1 bộ lông có khoảng trắng từ đầu đến yếm. Đồng thời, mắt nó được trang điểm thêm 1 khoảnh đỏ tạo điểm nhấn vô cùng ấn tượng.

Giới chơi chim đánh giá, săn chim đột biến gien trắng toát đã rất khó, săn được một chú như “nữ hoàng” này thì phải có duyên lắm. Thông thường, nếu bị đột biến gien dạng này (bạch tạng), toàn bộ lông của chim sẽ trắng hết. Nhưng chỉ trắng từ đầu cho đến yếm thì mới là hàng “kịch độc”.

Đại bàng Mông Cổ giá 200 triệu gây sốt

Hai con đại bàng Mông Cổ vừa được một thanh niên “nhập khẩu” đưa về Hà Nội, trưng bày trên phố Hàng Rươi (quận Hoàn Kiếm) thu hút rất nhiều người tới chiêm ngưỡng. Theo nguồn tin trên báo Dân trí, chủ nhân của hai chú chim đại bàng này là anh Nguyễn Văn Hà và hai con đại bàng này có tên là Golden Eagle.

Anh Hà cho biết, để đưa được hai chú chim này về Việt Nam phải trải rất nhiều thủ tục và được cơ quan quản lý về kiểm dịch, kiểm lâm ở cả nước ngoài lẫn Việt Nam thẩm tra, cấp giấy chứng nhận. Vì vậy, giá của mỗi chú chim này ở Việt Nam khoảng 10.000 USD/con (hơn 200 triệu đồng).

Theo một số thành viên “Hội những người chơi chim đại bàng”, việc chăm sóc được một con đại bàng không hề đơn giản. Thức ăn cho chim non là thịt chuột, bò, heo, cá,… ăn ngày 2-3 cữ. Chim lớn thì cho ăn thịt thỏ, sẻ, chuột đồng. Có điều kiện thì cho ăn thịt bò và thịt lợn.

Chơi chim biến đổi gen giá ngàn đô

Anh Lý Hùng Tú (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là chủ sở hữu của 13 chú chim cảnh bao gồm 6 con chim khuyên và 7 chú chim chào mào, trị giá đến 1 tỷ đồng. Tuy mới chơi chim vài năm trở lại đây nhưng số tiền mà anh Tú bỏ ra để đầu tư chơi chim là không hề nhỏ.

Con chim có giá trị cao nhất trong bộ sưu tập của anh Tú là hoàng khuyên. Đó là chú khuyên xanh bị biến đổi gen, toàn thân có màu mơ, vàng như chim yến. Anh Tú cho biết, anh đã bỏ ra 9.000 USD để mua chú chim này. Gần đây, một người chơi chim sẵn sàng trả tới 10.300 USD để sở hữu chú khuyên xanh này nhưng anh Tú không bán.

Trong bộ sưu tập chim của anh Tú, ngoài hoàng khuyên còn có rất nhiều chim quý hiếm như: chào mào bạch tạng, chào mào đầu trắng, chào mào lông màu tro… có giá lên đến hàng trăm triệu đồng.

Chim vành khuyên “vô địch thiên hạ”

Anh Phạm Sĩ Hà (phố Lê Lai, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng) là chủ nhân của những chú chim có giá “khủng”, thi đâu thắng đấy. Nhiều người đam mê loài chim vành khuyên đã tìm đến nhà anh để đề nghị mua với giá hàng chục triệu.

Trong số những con chim quý của anh Hà, đáng chú ý là chú vành khuyên có giá hơn 110 triệu đồng. Anh Hà cho biết trên báo Thanh Niên: “Con chim này có bộ lông màu xanh rêu là chủ yếu. Nó nổi tiếng trong giới chơi chim vành khuyên ở Hà Nội vì thi trận nào cũng thắng. Tôi phải đi lại nhiều lần người ta mới bán cho”.

Một chú chim khác được anh Hà mua ở chúng tôi với giá 800 USD. Con này có bộ lông hoa mơ rất hiếm, chưa từng bị ốm lần nào cả.

Đại gia Đà thành với thú chơi chim “độc”

Ở Đà Nẵng hiện có hàng trăm người chơi chim. Không dừng lại ở việc nuôi và luyện những chú chim cảnh như một thú chơi tao nhã, gần đây, nhiều người nuôi chim cảnh ở Đà Nẵng còn bổ sung vào bộ sưu tập của mình những chú chim “độc”, lạ với giá trị mỗi loại lên đến hàng trăm triệu đồng.

Anh Võ Anh Tuấn được biết đến là một cao thủ chơi chim “có số má” ở Đà Nẵng. Hiện anh đang sở hữu một dàn chim đủ loại trị giá hơn 1 tỷ đồng. Chú vẹt Úc lông trắng, mào vàng độc nhất vô nhị ở Đà Nẵng của anh giá hơn 2.000 đô la Mỹ.

Nói về thú chơi chim cảnh, không thể không kể tới bộ sưu tập độc đáo gồm những dàn chim chào mào từ bông, đốm, màu sôcôla đến hoàng, bạch, hay chỉ trắng phần đầu…có giá đến hàng trăm triệu đồng của anh H và bộ sưu tập Khuyên hoàng (khuyên có lông màu vàng), Sơn ca trắng của anh M; bộ sưu tập Cu gáy bông của anh Kh; hay dàn lửa bông của anh T. tạo ra một thú chơi chim cảnh “độc”, “không đụng hàng” ở Đà Nẵng,…

Nhưng độc nhất là bộ sưu tập mới nhất của anh Võ Anh Tuấn. Những loại chim mới được anh dày công tìm hiểu và “tậu” về từ nước ngoài, giá mỗi con lên tới hàng ngàn đô la Mỹ. Đó là cặp vẹt đuôi dài Nam Mỹ, có tên Blue-Gold mới được anh bỏ ra gần 200 triệu đồng để làm thủ tục nhập khẩu trực tiếp từ Brazil; một chú vẹt Úc màu trắng mào vàng với giá hơn 2.000 đô la Mỹ và cặp vẹt xám châu Phi nhập từ Thái Lan về có giá gần 100 triệu đồng/con.

Cập nhật thông tin chi tiết về “Chiêu Trò” Của Giới Buôn Chim Cảnh trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!