Xu Hướng 12/2023 # Chích Chòe Than – Du Học Trung Quốc 2023 # Top 18 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chích Chòe Than – Du Học Trung Quốc 2023 được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chích chòe than ( danh pháp hai phần : Copsychus saularis ) là một loài chim dạng sẻ nhỏ trước đây là phân loại như là một thành viên của họ Hoét , nhưng nay được xem là thuộc họ Đớp ruồi cựu thế giới. Nó là loài chim đặc biệt màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn trên mặt đất. Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chúng đặc biệt nổi tiếng với những giọng hót hay đã từng phổ biến như các loài chim nuôi.

 

Con non ở Sri Lanka

Chích chòe than có chiều dài khoảng 19 cm (7,5 in), bao gồm cả các đuôi dài thường hay dựng thẳng̣. Một tổ chích chòe than có thể có nhiều nhất là bảy con. Nó tương tự như loài chích chòe châu Âu nhỏ hơn, nhưng có đuôi dài hơn. Chim trống trên lưng, đầu và cổ họng là màu đen, ngoài một mảng trắng trên vai. Các phần dưới và các bên của đuôi dài màu trắng. Chim mái có màu xám đen ở trên và màu xám trắng ở dưới. Chim non có màu nâu xếp như vảy trên lưng và đầu. Phân loài nguyên chủng được tìm thấy trên tiểu lục địa Ấn Độ và các con mái của phân loài này có màu nhợt nhất. Các con mái của phân loài Andamans andamanensis có màu tối hơn, bụng nặng hơn và đuôi ngắn hơn. Một số cá thể thuộc phân loài Sri Lanka ceylonensis (trước đây là bao gồm các quần thể bán đảo Ấn Độ ở phía Nam sông Kaveri[2]) và các cá thể nguyên chủng miền Nam thì chim mái gần giống với những con trống về sắc thái. Một số phân loài phía đông (Bhutan và Bangladesh) có nhiều màu đen trên đuôi và được đặt tên trước đây là erimelas.[3]. Quần thể tại Myanma và xa hơn về phía nam là phân loài musicus.[4] Một số phân loài khác được đặt tên gồm prosthopellus (Hong Kong), nesiotes, zacnecus, nesiarchus, masculus, pagiensis, javensis, problematicus, amoenus, adamsi, pluto, deuteronymus và mindanensis.[5]. Tuy nhiên nhiều tên trong số này không rõ rệt và một số tên gây tranh cãi.[6] Có sự biến thể địa lý trong bộ lông của con cái hơn so với những con đực.[7] Chích chòe than chủ yếu là thấy gần mặt đất, tìm kiếm thức ăn trong rác xả trên mặt đất với đuôi dựng đứng̣. Chim trống hót to từ trên ngọn cây trong mùa sinh sản.

Họ Yến – Du Học Trung Quốc 2023

Đối với các định nghĩa khác, xem Yến

Họ Yến hay họ Vũ yến (danh pháp khoa học: Apodidae) là một họ chim có bề ngoài rất giống với các loài én (họ Hirundinidae) nhưng thực ra chúng không có quan hệ họ hàng gần với những loài chim dạng sẻ này. Các loài yến tạo thành một phần của bộ Yến (Apodiformes), cùng với các họ như họ Chim ruồi (Trochilidae) và họ Yến mào (Hemiprocnidae). Các loài yến mào có quan hệ họ hàng gần nhất với các loài vũ yến này.

Sự tương tự giữa yến và én là do tiến hóa hội tụ, phản ánh kiểu sinh sống tương tự dựa trên việc bắt các côn trùng làm thức ăn trong khi đang bay.

Tên gọi khoa học của họ này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ đại απους, apous, nghĩa là “không có chân”, do yến có các chân rất ngắn và không bao giờ đậu trên mặt đất mà chỉ bám vào các bề mặt thẳng đứng. Truyền thống mô tả yến không có chân còn tiếp tục tới tận thời kỳ Trung cổ, như được thấy ở dạng martlet (chim trên huy hiệu ở Tây Âu thời Trung cổ).

Yến là những loài chim ở trên không nhiều nhất và một số, như yến thông thường, thậm chí ngủ và giao phối khi bay. Các loài lớn, như yến đuôi nhọn họng trắng (Hirundapus caudacutus), là một trong những loài bay nhanh nhất trong giới động vật. Một nhóm, yến hang (tông Collocalini) đã phát triển một dạng định vị bằng tiếng vang để dò tìm đường bay trong các hệ thống hang động tối tăm nơi chúng đậu để ngủ. Một loài, Aerodramus papuensis gần đây được phát hiện là có sử dụng kiểu định vị này vào thời gian ban đêm ở bên ngoài hang nơi nó đậu ngủ. Các loài yến phân bố rộng khắp thế giới trong khu vực nhiệt đới và ôn đới, nhưng giống như các loài én, các loài yến vùng ôn đới là những loài chim di trú và mùa đông chúng bay về vùng nhiệt đới.

Nhiều loài yến có hình dáng đặc trưng, với đuôi ngắn và chẻ, các cánh dài cụp về phía sau, trông tương tự như trăng lưỡi liềm hay boomerang. Kiểu bay của một số loài được đặc trưng bằng hành động “vụt” đặc biệt rất khác với kiểu bay ở én. Kích thước các loài yến dao động từ nhỏ như ở yến lùn (Collocalia troglodytes), chỉ cân nặng 5,4 g và dài 9 cm (3,7 inch) tới yến đuôi nhọn tía (Hirundapus celebensis), cân nặng 184 g (6,5 oz) và dài 25 cm (10 inch).

Tổ của nhiều loài được kết dính trên các bề mặt dốc đứng bằng nước bọt, và các loài chi Aerodramus chỉ sử dụng nước bọt để làm tổ, và đây là cơ sở của món yến sào.

Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than Khoa Học Nhất

Chích Chòe than (tên khoa học là COPSYCHUS SAULARIS) là con chim rừng có giọng hót trầm bổng réo rắt nhiều âm điệu cực hay, nên ai cũng thích nuôi. Đây là giống chim cảnh có xuất xứ từ Nam Dương quần đảo, nhưng nay thì chúng đã có mặt khắp vùng Đông Nam Á. Tại nước ta, từ Bắc Nam gần như tỉnh thành nào cũng có mặt, mà lại có rất nhiều giống chim hót quí hóa này.

Tại Nam Bộ, khí hậu thích hợp với Chích Chòe than hơn, nên quanh năm đều có. Còn ở vùng lạnh như Miền Bắc, Chích Chòe than chỉ sinh sống trong những tháng ấm áp, vào mùa đông giá lạnh thì chim đã khôn ngoan bay về phương Nam để trú đông.

Chích Chòe than là con chim hiền lành, ăn sâu bọ giúp ích cho nhà nông, lại hót hay, nuôi mau dạn, có thể nuôi thả (nếu bắt nuôi từ lúc nhỏ) trong nhà, nên từ xưa đến nay không ai nỡ bắt chúng để làm thức ăn cả.

Hơn nữa thân mình con chim cũng không lớn lao gì, nó chỉ có tí thịt bằng ngón chân cái mà thôi.

Thân mình Chích Chòe than được phủ bằng hai sắc lông đen trắng: trọn phần đầu kề cả mắt mỏ, cổ, lưng và lớp lông trên của chiếc đuôi dài là lông đen, phần còn lại như bụng, mặt dưới đuôi và hai rìa cánh đều phủ lông trắng. Hai sắc lông này tương phản nhau rõ nét, lông đen thì đen tuyền, còn lông trắng thì trắng như bông bưởi. Hai mảng màu sắc đó lại dàn trải hài hòa nên trông con chim có nét đẹp riêng dễ mến.

Hầu hết Chích Chòe than đều mang trên mình sắc lông trắng và đen như vậy. Nhưng, thỉnh thoảng bạn cũng thấy xuất hiện những con Chích Chòe có bộ lông màu trắng, hoặc đen tuyền, cùng có con bông lốm đốm, nhưng số chim này rất hiếm thấy. Nó chỉ lạ ở màu sắc, chứ giọng hót chưa chắc đã vượt trội hơn giống bình thường vừa kể trên.

Do Chích Chòe than là giống chim không những có tài hót hay mà còn đá giỏi nữa nên thời nào cũng đuợc nhiều người chọn nuôi cả. Hình như hầu hết mọi người bước vào nghề nuôi chim hót, bước đầu đều thích nuôi Chích Chòe than hơn những giống chim cảnh khác. Họ nuôi chán chê Chích Chòe than một thời gian rồi mới quay sang nuôi Chích Chòe lửa và các giống chim khác. Tại sao lại có hiện tượng đó? Chúng tôi nghĩ rằng có lẽ đo con chim nổi tiếng có giọng hót hay, màu sắc lại dễ nhìn, trông chim lại linh hoạt nên mọi người mới ao ước chọn nuôi như vậy (?).

Mùa sinh sản của chim chích chòe than:

Cũng như các giống chim khác, sang xuân khí trời ấm áp là mùa sinh sản của Chích Chòe than. Thường thì qua tháng ba, tháng tư âm lịch chim đã bắt đầu mùa sinh sản của chúng. Lúc này chim đã mập mạnh, bộ lông mướt mát, trống mái gì trông cũng đẹp mã cả. Chúng rủ nhau tìm nơi im vắng để làm tổ rồi đẻ vài lứa con trong mùa này.

Mùa sinh sản của chim kéo dài từ tháng ba cho đến tháng chín, tháng mười âm lịch mói chấm dứt. Nghĩa là chim nào đẻ sớm thì ngưng sớm, chim nào đẻ muộn thì dứt mùa sinh sản muộn, vì vậy nhiều nơi mãi đến tháng mười ta vẫn còn thấy xuất hiện bóng dáng Chích Chòe than còn ở các chợ chim…

Chắc bạn cũng đã biết giống Chích Chòe sau mùa sinh sản là vợ chồng con cái đều tản mác mỗi con một nơi, ai lo phận nấy? Sau mùa sinh sản là mùa thay lông, chúng vẫn sống cực kì đơn độc. Mãi đến khi mùa giá lạnh trôi qua, vào dịp cuối năm âm lịch, chim trống và chim mái mới rạo rực tìm bạn tình để kết đôi với nhau.

Những tháng đầu xuân, khí trời ấm áp ta mới thấy Chích Choe than bay có đôi có cặp với nhau: có khi chị bay trước, anh “nối gót” bay sau, hay ngược lại. Cuộc tình duyên này kéo dài độ vài ba tháng, chờ đến khi bầu trứng của chim mái rượng lên là cả đôi mới lo lùng sục khắp vườn cây trái quanh nhà để tìm một bóng cây nào đó làm tổ đẻ.

Mỗi lứa Chích Chòe than đẻ được từ ba đến năm sáu trứng, nhưng số con nở ra không được nhiều, chỉ độ vài ba con mỗi tổ mà thôi.

Chim mẹ đẻ từ trứng thử hai đã “siêng” ấp, và chim ấp mười sáu ngày thì trứng nở. Thời gian tuần đầu, chim mẹ nằm lì trong tổ để ủ con, chỉ có chim trống là tần tảo khắp chốn bên ngoài để cố tìm côn trùng, con dế, cào cào để về tiếp tế cho chim vợ chim con. Chim trống trún mồi qua cho chim mái, và sau đó chim mái ợ mồi ra để trún lại cho chim con…

Khi chim con được tuần tuổi, lông ống đã tượng hình ở cánh thì chúng có thể tự sưởi ấm cho nhau. Và lúc này chim con đã bắt đầu háu ăn, nên chim mẹ cũng bay đi tìm mồi mới hy vong nuôi con no đủ được.

Nếu được tận mắt quan sát cảnh chim cha chim mẹ đi tìm mồi nuôi con, bạn mới cảm nhận được một cách sâu sắc đến tình thương yêu con cái của loài muôn thú nồng nàn sâu đậm đến mức nào! Chim cha chim mẹ từ sáng tinh mơ đến tối mịt cứ liệng qua liệng lại, bay đi bay về không biết bao nhiêu lượt để tha mồi về nuôi con! Lũ chim con thì cơ hồ lúc nào mỏ cũng há choạc ra đòi ăn như bị đói khát từ mấy ngày rồi, khiến chim cha chim mẹ lo chạy ăn cho con đến quên cả việc ngơi nghỉ…

Lứa chim con khoảng 25 ngày tuổi đã chực ra ràng, vì lúc này chú chim nào cũng đủ lông đủ cánh. Chim cha mẹ tập cho bầy con hay chuyền cành độ vài ba ngày cho thành thạo, rồi chim mẹ lại trở về tổ để sửa soạn cho ra đời lứa trứng kế tiếp…

Mỗi mùa sinh sản trong năm như vậy, một cặp chim để khoảng từ hai đến bốn lứa con.

Trong khi chim mẹ nằm ổ lứa sau thì chim cha thỉnh thoảng vẫn bay kè bên bầy con lứa trước độ mười ngày… Và khi con đã thực sự đủ lông đủ cánh, đã thực sự khôn ngoan tự biết kiếm sống một mình no đủ thì mạnh con nào con nấy tách bầy…

Mùa chích chòe than thay lông:

Sau mùa sinh sản là mùa thay lông của chim. Đẻ và nuôi con liên tiếp đến ba bốn lứa, chim cha chim mẹ đều rã rời thân xác. Nghỉ ngơi đã không có mà mồi kiếm được bao nhiêu cũng dành hết nuôi con, nên chim cha mẹ trở nên sức tàn lực kiệt. Khi chim đã suy yếu thì tất phải thay lông.

Như vậy là mùa thay lông của chim hoang dã bắt đầu từ tháng sáu trở đi cho đến cuối năm.

Chim nuôi tại nhà mỗi năm cũng thay lông một lần, rầm rộ nhất là vào mùa mưa, nhưng cũng có những chim thay trước hoặc trễ hơn, thời gian đó.

Chim thay lông đúng mùa là việc tự nhiên, bạn không nên lo lắng gì cả. Đây là dịp chim rủ bỏ lớp lông cũ để mọc ra lớp lông mới. Và khi lớp lông mới hoàn tất thì chúng lại lo chuẩn bị cho mùa sinh sản năm sau…

Tùy theo sức khỏe của mỗi con chim mà mùa thay lông của chúng đến sớm hay trễ. Thường thì chim có sức khỏe yếu thì thay lông sớm, nhưng nếu sức khỏe quá yếu thì lại thay lông trễ hơn, có con còn “nín” thay lông nữa…

Cũng có chim rót lông rất nhanh, trước sau chừng năm ba ngày trên mình nó lông là xác xơ trụi lủi. Những chim thay lớp lông cũ nhanh như vậy, nếu ta kịp thời trùm kín áo lồng nuôi dưỡng kỹ một thời gian ngắn thì toàn bộ lông mới sẽ ra rất nhanh. Nhưng thường thì đa số chim đều thay lông chậm, từ lúc bắt đầu lai rai rụng dần lông cũ cho đến ngày thay lông mới hoàn chỉnh, phải mất một thời gian khoảng vài ba tháng, có khi hơn.

Chim thay lông chậm thì mỗi ngày chỉ rớt một nhúm lông nhỏ, trước hết là phần đầu, sau đó là phần thân, rồi đến đuôi, cánh. Hễ chỗ lông cũ nào rụng trước thì nơi đó lông mới sẽ bắn ra trướcc…

Khi chim thay lông, bạn nên dành cho chúng cách chăm sóc đặc biệt:

Trùm áo lồng để chim sống trong cảnh nửa tôi nửa sáng và treo lồng vào nơi yên tĩnh nhất trong nhà đề chim được nghỉ ngơi tĩnh dưỡng.

Tăng khẩu phần dinh dưỡng cho chim như sâu tươi, cào cào hoặc trứng kiến

Thỉnh thoảng năm ba ngày mới cho chim sưởi nắng hay tắm nước một lần mà thôi.

Tóm lại, bạn càng chăm lo cho chim kỹ chừng nào thì thời gian thay lông của chim sẽ rút ngắn lại chừng nấy.

Chỉ khi nào chim thật sự thay lông xong, tiếng trong nghề gọi là “cứng lông” thì mới thúc cho chim căng lứa để hót hay đá. Nếu bạn ép chim trong việc này trước thời hạn, chim có thể bị thay lông trở lại…

Kinh nghiệm, cách nuôi chim chích chòe than khoa học:

Chích Chòe than nuôi để hót hay để đá đều chọn chim trống. Mỗi chim trống được nuôi trong một chiếc lồng từ 48 đến 52 nan là vừa. Lồng chim bạn có thể đặt làm ở những nơi chuyên làm lồng như Xóm Mói, Cầu Tre, Biên Hòa… giá cả tuy đắt nhưng lồng vừa bền vùa đẹp, kiểu dáng hấp dẫn. Hoặc bạn có thể mua lồng ở chợ chim, hay các tiệm bán chim. Loại lồng chợ thì có giá bình dân, không đẹp và không bền bằng lồng đặt.

Trong lồng bạn máng một cóng nước và cóng đựng thức ăn, và lót tấm bố lồng ở đáy.

Thức ăn chính của Chích Chòe than là bột đậu phộng trộn trứng, và thức ăn phụ gồm có cào cào, sâu tươi, trứng kiến… Mỗi ngày có thể cho ăn một trong ba thứ vừa kể cũng được, nhưng món ăn thích khẩu nhất đối với Chích Chòe than là cào cào non (hoặc tơ). Hằng ngày một con chim Chích Chòe than có thể ăn đến năm sáu chục con cào cào Cho chim ăn cào cào tuy tốn tiền thật nhưng chim rất sung, hót hay đá dữ hơn.

Bột đậu phộng trộn trứng bạn có thể mua ở những nơi buôn bán chim, hoặc do bạn tự chế biến cũng đuợc. Thường thì những người nuôi chim không mua bột ở chợ chim mà họ tự pha chế lấy, hy vọng rằng chất bổ dưỡng sẽ nhiều hơn.

Cứ nửa kí đậu phộng, bạn dùng sáu lòng đỏ trứng gà hay trứung vịt là vừa. Trước hết, bạn bắc chảo lên bếp nhỏ lửa để rang vàng đậu phộng, khi đậu vừa chín thì đem ra đâm hay cán thành bột. Tất cả trứng gà đem luộc chín, chỉ lấy tròng đỏ bóp nhuyễn với bột đậu phộng. Trộn vào hỗn hợp Này là một muỗng cà phê đường cát và vài muỗng bột xương, bột sò (hay vỏ trứng gà tán nhuyễn cũng được). Sau đó bạn dàn trải ra trên mâm rồi đem ra nắng phơi thật khô.

Nếu gặp nắng to, bạn chỉ cần phơi vài nắng là được. Bột đậu phộng trộn trứng này nên đựng trong hộp thiếc hay chai keo đậy kín nắp, để dành cho chim ăn dần.

Thức ăn bột này bạn nên đổ vào cóng cho chim ăn tự do, trong ngày hễ đói lúc nào là chim ăn lúc nấy. Tốt hơn hết là nên cung cấp thức ăn cho chim ăn vừa đủ trong ngày thức ăn còn thừa nên đổ bỏ. Hoặc bạn có thể chim ăn hai ngày một lần cũng được.

Nước uống thì nên dùng nước trong và sạch. Trong trường hợp nghi ngờ nước uống không được tinh khiết thì phải đun sôi rồi để nguội cho chim uống.

Cách nuôi chim chích chòe than bổi:

Thường ở các chợ chim (hay các tiệm chim) lúc nào cũng có nhiều Chích Chòe than bổi bày bán. Họ nhốt chim bổi tập thể trong chiếc lồng lớn, và hễ khách hàng chọn lựa con nào thì chủ hàng bắt con chim đó ra bán. Giá cả của chim bổi thường rất hạ, khoảng trên dưới mười ngàn mỗi con mà thôi.

Bạn nên lựa những con chim bay nhảy mạnh khỏe, tất nhiên chim đó phải có vóc dáng đẹp đẽ, bộ lông mướt mát, lông đuôi còn đầy đủ. Hơn thế nữa, nên chọn những con có vòm miệng đen như mực (chim còn thời kỳ căng lửa), và loại bỏ những chim có vòm miệng trắng nhợt. Đó là mới lựa bước đầu.

Sau đó, bạn bắt chim cầm trên tay, xem kỹ lại tất cả mọi bộ phận trên mình chim xem có bị thương tật gì không, tốt xấu thế nào rồi mói quyết định mua hay không.

Con chim bổi vốn nhát nên trước khi thả vào lồng nuôi bạn phải chuẩn bị sẵn áo lồng vì thức ăn nước uống đầy đủ rồi mới thả chim vào.

Nên nhớ phần nhiều chim bổi là chim rừng mới bắt về nên chúng chưa biết ăn bột đậu phộng trộn trúng. Do đó, để chim khỏi chết đói, bạn nên đặt sẵn vào lồng nửa cóng sâu tươi hoặc vài chục con cào cào (đã ngắt hết cẳng), hay cóng trứng kiến. Con chim chịu ăn sâu hay cào cào là con chim “chịu ăn có thể nuôi sống đuọc. Cào cào hay sâu tươi, bạn nên chịu khó cung cấp cho chim bổi ăn trong năm bảy ngay đầu, sau đó trong cóng sâu, bạn nên trộn ít muỗng bột đậu phộng trộn trứng dễ tập cho chim bổi làm quen với thức ăn mới. Con chim có ăn bột hay không, ăn nhiều hay ít, hôm sau bạn chỉ cần nhìn vào cóng là biết rõ điều đó.

Việc tập cho chim quen dần với thức ăn bột phải đòi hỏi nhiều thời gian, chứ không phải năm ngày mười bữa mà được. Trừ trường hợp những con dễ tính nết, hay phàm ăn thì lại khác.

Trong những ngày đầu, áo lồng chỉ mở hé một chút để giúp chim bớt sợ hãi khi phải tiếp xúc với quang cảnh khác lạ bên ngoài. Sau đó, cứ vài ba ngày, bạn nên hé áo lồng rộng ra, để tầm nhìn của chim được trải rộng ra… Việc này không nên gấp gáp, vì dục tốc sẽ bất đạt đấy! Chỉ khi nào con chim bổi thật sự dạn dĩ thì chiếc áo lồng mói được vén hẳn lên…

Nuôi chim bổi rất khó và cũng nhiều tốn kém trong khâu mua thức ăn phụ trong thòi gian đầu. Việc chăm sóc mà chểnh mảng cũng không được, thường số tử vong khá cao, với những ai thiếu kinh nghiệm.

Cách nuôi chim chích chòe than con:

Trong năm, vào mùa sinh sản của chim là mùa Chích Chòe than con xuất hiện. Ở nông thôn, nhà nào có vườn cây trái thì muôn nuôi Chích Chòe than con, cứ tìm tổ nó mà bắt về nuôi.

Chích Chòe than thường làm tổ trong các bọng cây trong vườn. Nhiều người còn dùng những chiếc hũ sành vừa phải đem gác lên cháng cây bưởi, cây cam trong vườn, để dụ Chích Chòe than kéo đến làm tổ… để rồi họ rình đến ngày chim non sắp ra ràng là trèo lên “hốt ổ” một cách đễ dàng.

Kinh nghiệm cho thấy nuôi chim con càng ít ngày tuổi càng “khôn” hơn, tức là dễ thuần dường đề chim dạn đĩ vối người hơn. Còn chim sắp ra ràng là chim đã có trí khôn, biết sợ nguời, bản tính “rùng” đã manh nha trong bản năng của nó nên dù nuôi dạn thời gian đầu, sau này lại trở nên nhát.

Thế nhưng nuôi chim con mà quá non lại rất khó nuôi. Trước hết, bạn phải tìm cách ủ ấm chim bằng tổ nhân tạo có lót rơm rác hoặc giẻ khô cho thật ấm áp. Gặp thời tiết lạnh giá bạn còn phải đốt bóng điện để sưởi ấm thì chim mới sống nổi! Chỉ khi nào đủ lông đủ cánh thì việc suởi ấm cho chim mới được dẹp bỏ.

Mặt khác, chim con rất háu ăn, chúng đòi ăn liền. Hễ đói là há mỏ ra đòi ăn cho bằng được, và khi no bụng mới chịu ngủ yên. Chim con càng nhỏ thì bạn càng phải đút mồi nhiều bữa trong ngày, đút mồi từ lúc mờ sáng cho đến bảy tám giờ đêm. Chúng tiêu hóa thức ăn rất nhanh, cho nên dù đút mổi thật no nê, cũng phải mỗi giờ cho ăn một bữa mới đủ sức!

Càng đến ngày sắp ra ràng, nghĩa là gần tháng tuổi, chim ăn bớt lại. Khoảng năm tuần tuổi trở đi, thì chim con đã tự biết tìm đến cóng thức ăn mà ăn một mình. Thế nhưng nếu bạn tiếp tục đút mồi thì nó vẫn há mỏ đòi ăn cho đến… bốn năm tháng sau mới bỏ “tật xấu” ấy…

Mồi đút cho chim con có thể là cào cào non (nhúng vào nưởc trước khi cho ăn để chim đỡ bị khát), là thịt vụn (nên nhúng tí bột) … Khi chim đã lớn độ ba tuần tuổi thì nhồi bột đậu phộng trứng vào nuớc cho sền sệt, rồi viên lại từng cục nhỏ đe đút cho chúng ăn.

Được ăn no, được ngủ ấm, chim con sẽ mau lớn, mau khôn, và mạnh khỏe. Nếu chăm sóc không kỹ, cho ăn kém bổ béo thì không những chim chậm lớn mà còn dễ bị bệnh hoạn, khó chữa trị.

Cách nuôi chích chòe than chuyền:

Chim chuyền là chim mơi tập bay nên chưa cất cánh bay cao bay xa được, khả năng của nó là chuyền từ cành này sang cành khác. Chim ở tuổi này đã khôn rồi, biết sợ người rồi, và tự nó biết tìm mồi để sống rồi.

Những người nuôi chim chuyền là người chưa có kinh nghiêm để nuôi chim con, nên họ nuôi chim chuyền “chắc sống” hơn. Quả thật vậy, nuôi chim chuyền thì đâu phải ú ấm, đâu phải cực nhọc đút mồi, mà nuôi mười con có thể sống đủ cả mười, do đó ngưòi ta mói chọn nuôi. Hạng ngiròi thứ hai, dù nuôi chim có kinh nghiêm, nhưng họ vẫn chọn chim chuyền mà nuôi, khi… mùa chim con đã hết!

Mùa chim con hết mà trong nhà đang thiếu chim, thì họ đành phải nuôi chim chuyền cho “đỡ ghiền” vậy.

Thật ra, nuôi chim chuyền rất khỏe, bạn chỉ nhốt chim vào lồng, cho ăn uống no đủ là chim sẽ sống mạnh. Nuôi như vậy thì khỏe hon nuôi chim bổi và chim con rất nhiều. Có điều chim chuyền hơi nhát, nhưng tập luyện nó cũng dễ. Nếu chim dạn người thì nên treo chim vào nơi có đông người qua lại để tập cho chim dạn dĩ với người hơn. Nếu gặp chim quá nhát, thì bạn nên trùm áo lồng, nuôi như cách nuôi chim bổi, nhưng với chim chuyền thì chúng mau thuần thuộc hơn.

Tóm lại, nuôi chim bổi thì bản tính quá nhát nên rất khó nuôi trong thời gian đầu. Vói chim bổi dù nuôi đến độ gọi là thuần cũng mất vài năm, nhưng nó vẫn không thuần hẳn, chim thấy người lại gần cũng nhảy lồng tứ tung. Việc cho chim ăn, uống nếu không làm nhanh gọn, thì chim có thể bị lỗ đầu sứt trán trông xấu xí làm sao. Trừ những chim khôn ngoan, tuy nhảy lồng loạn xạ nhưng biết né lồng, bảo vệ phần đầu không bị thương tật, nhưng những chim này ít có.

Nuôi chim bổi tuy khó, nhung nhiều người vẫn thích nuôi, vì lẽ khi chim đã chịu hót thì giọng hót của nó rất hay. Đó là giọng rừng, giàu âm điệu, chim con, chim chuyền không có con nào theo kịp.

Chim bổi khi nuôi thuần thuộc đã chịu mỏ miệng hót thì nó vẫn siêng hót, có con hót cả ngày cơ hồ không biết mỏi mệt. Có thời giá con chim bổi hót hay này giá cả còn cao hơn những chim con đã nuôi được ba bốn mùa…

Còn nuôi chim con có điều lợi là sau này chim dạn dĩ khi đứng lồng, chủ nuôi có thế vuốt ve tùy thích, hoặc tập cho chim đá hay cũng thú vị, mặc dầu chim đã được vài ba năm tuổi. Thế nhưng, nuôi chim con thì không thể thưởng thức ngay được giọng hót của nó. Tuy chim vài ba tháng tuổi đã bắt đầu “mở miệng” nhưng giọng hót của nó chỉ nhỏ nhẹ, đơn điệu chẳng khác gì giọng con trẻ tập nói bí bô, nên chẳng hấp dẫn được ai.

Chim con nuôi lên phải vài ba năm trở đi mới có giọng hót hay được, nhưng kết quả đó phần lớn là do chủ nuôi phải siêng năng đem chim đến các tụ điểm chơi chim tập dượt nhiều lần để chim có dịp học hỏi các giọng hay, lạ của các chim đồng loại với nó.

Còn nuôi chim chuyền thì đỡ công chăm sóc trong thời gian đầu, nhưng khi chim tập hót thì giọng điệu của nó cũng là giọng chim con! Mà người nuôi Chích Chòe than đâu phải nuôi chim để làm cảnh mà là nuôi để thưởng thức giọng hót véo von tài tình của nó!

Như vậy, nuôi chim bổi và chim con (cả chim chuyền) hễ lợi được mặt này thì bất lợi mặt kia, do đó việc nuôi thứ chim nào là do ý thích và sự tính toán hơn thiệt của mỗi người nữa!

Cách Nuôi Chích Chòe Than

– Nên lựa chim trống là chim có đốm lông t I. Kỹ thuật nuôi chích chòe than 1. Cách chọn chim Rắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này. Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.

– Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.

2. Cho ăn – Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.

– Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.

– Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn. Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.

– Tuần thứ ba có thể cho chim ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.

Nói gió là chim “ba 3. Chim nói gió Hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.

4. Tập tắm – Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.

– Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.

– Cầu lồng tắm nên đặt Ngan g với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.

5. Dợt chim – Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.

– Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.

– Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới…

– Chích chòe đất được nuôi trong lồng cao 32cm, đường kính đáy 23 – 25cm là phù hợp, hiện nay chỉ cần ra tiệm chim nói mua lồng chòe đất là ta sẽ có được rất nhiều lựa chọn cho con chim cưng của mình

II. Kỹ thuật nuôi chích chòe lửa 1. Kỹ thuật nuôi – Chích Choè Lửa là một loại chim vừa hót hay vừa là loại chim đá rất hăng.

– Thức ăn và chăm sóc: Chích Chòe Lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.

– Lồng nuôi chim chọn lồng 72 nan tới 90 nan tùy theo đuôi của chim dài hay ngắn .cao 60 – 80cm cho chim dễ xoay xở và tránh đuôi của chim bị chạm trúng lồng sẽ bị tưa và xấu vì đuôi Chích Chòe Lửa khá dài và đẹp.

– Chích Chòe Lửa là loại chim có giọng hót vang dội, bắt chước rất hay các giọng hót của các loài chim khác. Giọng hót của chúng thành thót, du dương, trầm bổng chưa có loại chim nào sánh nổi. Có những con được huấn luyện, chăm sóc kỹ lưỡng có giọng hót cực kỳ quyến rũ và phong phú. Khi chim múa đuôi, chim làm điệu rất duyên dáng.

– Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.

2. Tiêu chuẩn chọn chim lửa đẹp – Dáng: Đầu xà, cổ thắt, mỏ thon nhỏ (mép mỏ dưới càng mỏng thì chim càng siêng hót), mình thon dài, lông đuôi thì tùy người (Người thích đuôi dài, người thích đuôi ngắn) nhưng nếu bạn chỉ nuôi hót thì chỉ cần chọn những con có lông đuôi cân đối với hình dáng của con chim là được, móng trắng …

– Thanh: Giọng hót to khỏe chim thường xuyên thay đổi giọng khi hót, để lựa đươc những em hót giọng to thì bạn nên chọn những em có khóe muỗi thông xuốt (ngồi bên này có thể nhìn xuyên qua khóe muỗi ở phía bên kia) …..

– Sắc: Lông phải ôm sát, màu lông phải sắc và bóng mượt …

– Bộ (Đây là yếu tố quyết định chim bạn có tài hay không): Chim ngoài yếu tố siêng hót và đổi giọng liên tục thì cũng cần phải đánh đuôi và chạy cầu liên tục…

Cách Mua Chim Chích Chòe Than Tốt . Nuôi Chích Chòe Than Nhanh Lên Lửa

Không phải ai cũng mát tay chăm được chú chích chòe Than oai vệ, khỏe mạnh và luôn luôn căng lửa, hãy bắt đầu từ bước đầu tiên trong cuộc hành trình chăm sóc chim của bạn.

Mua chim chích chòe Than

Yếu tố đầu tiên không thể bỏ qua khi mua chim chích chòe Than chính là chọn giống tốt. Bạn nhớ chú ý đến mặt, cánh, mỏ, chân không bị tật, các ngón chân của chim vẫn còn đầy đủ móng. Quan sát kỹ màu sắc của lông, màu sắc các phần đen trắng rõ ràng thì sau này lớn chim mới đẹp được.

Sau khi đã mua chim chích chòe Than giống tốt thì công việc bây giờ là chăm nó được căng lửa

Khẩu phần ăn cho chim chích chòe Than

Thức ăn của chim chích chòe Than rất đa dạng, bạn có thể cho chúng ăn kiến, cào cào,châu chấu, sâu bọ, ngoài ra chúng còn ăn những hoa quả chín như chuối, ngô hoặc đồ tanh như tôm.

1 điểm lưu ý khi nuôi chim chích chòe Than chính là phải thường xuyên cho nó uống nước, có nước chim mới lớn nhanh, nếu không thì nó sẽ phát triển không bình thường.

Chúng ăn rất nhiều, trung bình 1 con chích chòe Than mỗi ngày có thể ăn tới 60 con cào cào, con nào khỏe mạnh cũng tầm 80 con rồi đấy ạ. Mà thiếu thức ăn này chim sẽ ốm, ốm thì khó vực chim lại được.

Còn đối với những chú chim nuôi để đá giao hữu thì ngày ăn đế 2 lần, ít ra cũng tầm 80 đến 100 con cào cào.

Thức ăn tươi sẽ giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn cho chích chòe Than nhưng đó không phải tất cả bạn nha, bạn nhớ bổ sung thêm cám, hoặc sâu khô mua về xay thành bột, trộn chung với bột đậu phộng thêm trứng đúng tỉ lệ 35 đến 55%.

Được biết hiện nay có nhiều cửa hàng bán thức ăn cho chim chích chòe Than hoặc lúc mua chim chích chòe Than bạn có thể hỏi người bán chim, họ sẽ cho bạn địa chỉ hoặc cách mua cám cho chim.

Chim chích chòe Than để phát triển tốt cần có chế độ tắm nước và tắm nắng hợp lý.

Việc tắm nắng cho chim giúp hấp thụ được vitamin A, tốt cho bộ lông, diệt các bọ nhỏ trên lông chim.

Bạn đang băn khoăn không biết lúc nào mới tắm nước cho chim chích chòe Than được đúng không? Khi nào chú chim của bạn đủ lông, mổ được tay người, nhảy nhót linh hoạt thì đấy chính là thời điểm thích hợp để bạn cho nó đùa nghịch với nước rồi đấy.

Vì là những chú chim có thân hình nhỏ nhắn xinh xắn nên bạn không cần chọn lồng quá khổ. Đường kính của lồng bạn cần tầm 30cm là đẹp, không gian này đủ để chim bay nhảy trong đó.

Đã có ý định “kết thân” với chích chòe Than thì bạn phải xác định rằng phải thật chăm chỉ thì mới nuôi được chúng.

Thức ăn của chim cũng chỉ nên để ở mức độ vừa phải, không được để thừa thãi vì chúng rất dễ lên men, sinh vi khuẩn, nấm mốc, rất dễ gây bệnh cho chim.

Bí kíp giúp chú chim chích chòe than của bạn căng lửa, hót nhiều

Đây chắc chắn là phần bạn tò mò và muốn đọc nhất phải không. Hãy đọc kỹ nha!

Chích chòe Than lúc bắt đầu nói gió đã là dấu hiệu báo bạn biết rằng chú chim này có lửa. Đến lúc bạn nghe càng ngày càng rõ những tiếng đó rõ hơn thì chính là chú chim của bạn có thể hót được rồi. Chính thời điểm này bạn tập trung bồi dưỡng cho nó, cho nó ăn thêm cám và sâu để căng lửa hơn.

Chim Chích chòe Than càng ăn nhiều sâu bọ càng căng lửa, và đây là lúc chúng mạnh mẽ, hiếu chiến nhất, có xu hướng đấu đá. Người nuôi chim cảnh đều thích thú nhất chính là khoảnh khắc đưa tay vào cho chim mổ và đậu vào tay.

Nhưng nếu bạn muốn chúng tập trung vào việc trận chiến thì chúng sẽ rất ít hót. Nếu bạn muốn chúng vừa giữa lửa, vừa có thể hót thì nên giảm lượng sâu khô để giữ chú chim của bạn ở mức cân bằng, chúng sẽ vừa sung vừa hót cho bạn nghe được cả ngày nha!

Chú chim Chích chòe Than rất tăng động và tiếng hót thì không lẫn vào đâu được, sẽ giúp bạn hãy tận hưởng cuộc sống thêm thoải mái hơn đấy!

Giờ thì bạn đã tự tin tậu ngay cho mình một chú chích chòe Than chưa nào???

Chỉ cần nắm vững những kiến thức này bạn sẽ sở hữu một chú chim cực kỳ năng động, thông minh và đầy nhiệt huyết.

Mua chim chích chòe Than ở đâu?

Thông Tin Về Chích Chòe Than

1. Tổng quan – Tên Tiếng anh: Oriental Magpie Robin

– Danh Pháp Khoa Học: Copsychus saularis

– Chim Chích Chòe Than Oriental Magpie Robin (Copsychus saularis) là một loài chim dạng sẻ nhỏ trước đây là phân loại như là một thành viên của họ hoét (Turdidae ), nhưng bây giờ được xem là Đớp ruồi cựu thế giới (Old World) nó là các loài chim đặc biệt màu đen và trắng với một cái đuôi dài được giữ thẳng đứng khi kiếm thức ăn trên mặt đất. Phân bố ở nhiều vùng nhiệt đới Nam và Đông Nam Á, chúng là các loài chim phổ biến trong các vườn đô thị cũng như rừng. Chúng đặc biệt nổi tiếng với những giọng hót hay đã từng phổ biến như cagebirds.

– Một số loài được tìm thấy trên các Tiểu lục địa Ấn Độ chim mái có màu tối hơn, lớn hơn và đuôi ngắn hơn. Một số loài Sri Lanka ceylonensis (trước đây là bao gồm các quần thể bán đảo Ấn Độ ở phía Nam sông Kaveri) và miền Nam xem như chim mái gần giống với những con trống. Một số loài ở (Bhutan và Bangladesh) có nhiều màu đen trên đuôi và được đặt tên trước đây là erimelas ,loài tại Miến Điện chim trống được đặt tên như musicus. Một số loài khác đã được đặt tên trên phạm vi bao gồm cả prosthopellus (Hong Kong), nesiotes, zacnecus, nesiarchus, masculus, pagiensis, javensis, problematicus, amoenus, adamsi, Sao Diêm Vương, deuteronymus và mindanensis. Tuy nhiên, nhiều loài trong số này cũng không được đánh dấu và trạng thái của một số là tranh chấp… Trong các bộ lông của con mái thay đổi tùy theo địa lý khí hậu so với chim trống.

2. Nguồn gốc, phân bố và môi trường sống – Tên Ấn Độ dhyal hoặc dhayal đã dẫn đến nhiều nhầm lẫn. Lần đầu tiên được sử dụng bởi Eleazar Albin (“dialbird”) trong năm 1737 (Suppl. NH Chim, ip 17, pls xvii.. xviii.), và Levaillant (Ois. d’AFR. iii trang 50.) nghĩ rằng nó được gọi quay số mặt trời và ông gọi đó là Cadran. Thomas C. Jerdon viết (B. Ấn Độ, ii. p. 1L6) mà Linnaeus, suy nghĩ nó đã có một số kết nối với một dial-mặt trời, gọi nó là solaris, bởi pennae điều lầm lở, saularis. Tuy nhiên, sau này đã được xác định bởi Edward Blyth như là một giải thích không chính xác và rằng đó là một Latinization của saulary từ Tiếng Hin-ddi. Một con chim trống được đề nghị với tên Tiếng Hin-ddi từ Madras của bác sĩ Edward Buckley cho James Petiver, người đầu tiên mô tả các loài (Ray, Synops Meth. avium,. p. 197).

– Loài chim này được tìm thấy trong rừng thưa, các khu vực canh tác thường gần các vườn tược gần con người.

3. Tập tính và hình dạng ngoài – Chích Chòe Than chủ yếu sinh sản từ tháng 3 đến tháng 7 ở Ấn Độ và tháng một đến tháng sáu ở Đông Nam Á. Chúng làm tổ trong hốc cây hoặc trong hốc trong tường xây dựng.chim mái tham gia vào việc xây tổ điều đó xảy ra khoảng một tuần trước khi chúng đẻ. Chim đẻ khoảng 4 – 5 quả trứng hình bầu dục và thường nhạt màu xanh lá cây màu xanh với đốm nâu. Chim mái ấp khoảng 14 ngày.

– Con mái nuôi con nhiều hơn chim trống, chim trống tích cực trong mùa sinh sản để bảo vệ lãnh thổ. Các nghiên cứu về các phương ngữ hiển thị tiếng hót của chim với những loài khác nhau trong tiếng hót của nó.

– Các nghiên cứu về các phương ngữ hiển thị tiếng hót của nó cùng loài với những các giọng hót khác nhau của nó, các cuộc gọi của nhiều loài khác có thể được bắt chước như một phần giọng hót của nó. Điều này có thể chỉ ra rằng các loài chim phân tán nó xuất hiện để sử dụng các yếu tố của các tiếng hót của các loài chim khác trong giọng hót của riêng mình… Chim mái có thể hót một thời gian ngắn với sự có mặt chim trống. Ngoài các giọng hót của nó ,nó sử dụng một loạt các giọng hót bao gồm cả các giọng hót để bảo vệ lãnh thổ và đe dọa những con khác xâm chiếm với những tiếng gọi điển hình.

– Thức ăn của Chích Chòe Than chủ yếu là côn trùng và loài không xương sống khác, đôi khi chúng còn bắt cả tắc kè, đỉa, rết và thậm chí cả cá.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chích Chòe Than – Du Học Trung Quốc 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!