Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Công Thức Làm Cám Chào Mào được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Chơi chào mào là thú vui thư giãn của tôi sau những giờ làm việc vất vả., tôi có đến gần cả chục năm chơi chào mào dạng nghiệp dư , nuôi chim hót là chính, không đi cội, không đi bẫy chủ yếu là chim hót ở nhà.
Ở nhà tôi nuôi đến 5 con , có con tôi nuôi đến 7-8 mùa , đa số là chim chào mào Huế do bạn tôi chuyển vào. Chừng ấy thời gian thế mà tôi vẫn loay hoay trong việc tìm kiếm thức ăn ổn định cho mấy chú chim. Thức ăn cho chào mào hay nói cách khác là cám chào mào tôi làm , mua đủ kiểu kể cả cứ 3 tháng bạn tôi ở Huế lại gửi cho một ít, tuy nhiên tôi vẫn không hài lòng bởi chim ăn vào vẫn không thấy tác dụng thật sự.
Tôi tìm đến trang chúng tôi và có một số công thức cám chào mào tự làm mà anh em trên đó chia sẻ đã được cộng đồng chơi chào mào đánh giá khá ổn nhất là khoản tiêu hóa và giúp thay lông nhanh , giữ phong độ tốt. Tôi quyết định thử làm theo một trong những công thức trên đó là cám chào mào Bà nà – Đà Nẵng với tác dụng sinh công và giữa sức bền cho chim do bạn có nick cmtgiac post.,nay mạn phép chia sẻ lại công thức đó và quá trình làm cám của tôi.
1 . Nguyên liệu làm cám chào màoTrên là bảng nguyên liệu cần có tính theo trọng lượng gr và ml đối với mật ong. Riêng nguyên liệu bột bắp bạn không nên mua loại bột tinh chế biến sẵn , thay vào đó bạn có thể mua dạng bắp thô nguyên hạt , hoặc mua trái bắp về và tách hạt ra
2. Cách chuẩn bị làm cám chào màoa. Đậu xanh , Đậu nành, Đậu phộng và gạo trắng bạn cho lên chảo và rang từng thứ như sau :
– Rang Đậu xanh nguyên vỏ cho đến khi vỏ cháy 2/3 hạt và bốc mùi thơm là được
– Rang đậu nành cho đến khi tách đôi vỏ lụa
– Rang đậu phộng cho đến khi dùng tay xoa nhẹ hạ đậu thì vỡ làm đôi và vỏ tự tách ra
– Gạo rang cho đến khi chuyển sang màu trắng đục, không nhất thiết phải rang vàng
Trộn tất cả 4 loại trên và cho vào máy xay sinh tố đề xay nát. Lưu ý không cần xay nhuyễn , trong quá trình xay sẽ có một số hạt lớn không được máy đánh nát ra, do đó bạn cần đến lưới nhỏ để lọc lấy và cho lại vào máy xay một lần nữa
b. Cà rốt, khoai lang , bột bắp , tôm và trứng gà
– Cà rốt và khoai lang xắt hạt lựu vừa , thả vào nước sôi khoảng 5 phút là vớt ra để ráo nước. Lưu ý không cần phải chín. Nếu bạn luộc chín quá sẽ tạo ra lượng nước nhiều hơn hỗn hợp bột đã thực hiện phần a , dẫn đến việc bột bị nhão khi trộn rất mất thời gian sấy khô trước khi tạo thành hạt.
– Bắp nguyên hạt để nguyên
– Tôm luộc chín , bóc vỏ , bỏ đầu và đuôi
– Trứng gà bỏ lòng trắng chỉ lấy lòng đỏ và tiến hành đánh trứng
– Trộn Cà rốt, khoai lang, bắp và tôm bạn có thể cho vào máy xay nhuyễn. Lưu ý: Dùng máy xay sinh tố rất mất thời gian do đó bạn nên đầu tư hẳn một máy xay thịt bằng nhôm quay tay được bán rất nhiều tại chợ Kim Biên và mua thêm mặt bích với lỗ cỡ 1,5ly với công dụng cho ra cám dạng hạt tổng hợp như các nhà sản xuất thức ăn cho chim thường làm ( Tôi mua máy cỡ với đường kính 12 và thêm mặt bích với giá :370k). Bạn dùng máy xay trên để xay hỗn hợp này rất nhanh chưa đầy 5 phút .
3. Cách làm cám chào màoSau khi đã thực hiện các bước 1 và 2 , bạn tiến hành trộn chung hỗn hợp đã thực hiện ở bước a và b lại và dùng tay bóp đều , tiếp đến bạn cho lòng đỏ trứng gà vào và tiếp tục trộn thật đều sẽ cho ra hỗn hợp như sau:
Khi lòng đỏ trứng gà cho vào , sẽ kết dính lại thành một cục bột, bạn trộn xong và để khoảng 20 -30 phút.
Tiếp đến bạn cho 50 ml mật ong vào hỗn hợp trên và tiến hành trộn bột bằng tay một lần nữa cho đều để mật ong có thể thấm hết lên toàn bộ bột.
4. Sấy khô nguyên liệuNếu nhà bạn có lò vi sóng bạn có thể cán dẹp cục bột trên vào cho vào lo hấp để rút nước hoặc phơi nắng, hoặc quạt gió. Nói chung bạn có thể làm mọi cách để làm sao rút dược lượng nước trong hỗn hợp trên trước khi tiến hành đùn cám thông qua máy xay thịt.
Do lần đầu chưa có kinh nghiệm tôi đã tiến hành đùn cám ngay , cám ra rất đẹp từng sợi từng sợi nhưng hơi ướt và lại bị kết dính lại dẫn đến chúng trở thành cục bột trở lại vì tôi đảo , bóp nhiều lần. Do đó tôi quyết dịnh bóp tơi cám ra và hấp cách thủy thêm một lần nữa trên bếp ga.
5. Đùn cám chào mào bằng máy xay thịtTrong quá trình hấp cách thủy với mục đích rút nước hỗn hợp cám trên cho đến khi tôi kiểm tra cám vẫn còn hơi ẩm nhẹ , vẫn có thể tạo thành cục bột khi vón lại và cũng có thể rã vụn khi bóp bằng tay. Tôi tiến hành bước tiếp theo
Kết quả là cám khi rút bớt nước , vẫn còn ẩm nhẹ sẽ cho ra những sợi cám rất đẹp và đặc biệt hơn là không bị kết dính như trước khi chưa rút nước.
Sau khi tiến hành ép cám thành sợi , bạn dùng một cái chảo và cho từng mẻ vào rang với lửa nhẹ, nhớ trộn đều tay với mục đích chín đều và các sợi sẽ tự động chia thành những mẫu thức ăn vừa cho chim
Thành quả cuối cùng đó chính là bạn sẽ có cám chào mào với hình dạng vừa cho chim ăn , đặc biệt rất thơm mùi đậu phộng, đậu nành.
Lưu ý :
– Trước khi đóng hộp bạn nên phơi nắng hoặc sấy khô nhiều lần nhằm tránh ẩm mốc khi bảo quản.
– Công thức trên áp dụng với đàn chim chào mào khoảng chục con , do đó nếu bạn có 3-4 con bạn nên làm ít lại ( khoảng 1/2 nguyên liệu mỗi loại) .
Thời gian thực hiện : khoảng 3h đồng hồ
Cám ơn bạn cmtegiac từ diễn đàn chúng tôi
Công Thức Làm Cám Chim Chào Mào
Khi phong trào đi lên cũng là lúc người chơi mỗi lúc 1 đông lên bao gồm già có , trẻ có , người mới chơi có , người nghỉ chơi chim bao năm rồi quay lại chăm chim cũng có . Sự đam mê tiếng hót 1 trong 3 chú chim được liệt vào sách đỏ chim đồng quê Việt Nam cần được bảo tồn này đã nối con người lại gần nhau hơn , không phân biệt giai cấp , địa vị , nghành nghề , hèn sang để các buổi sang cuối tuần tựu chung lại 1 điểm . Với mong muốn được giao lưu , nâng cao trình độ nghề chơi với những người cùng sở thích . Nâng cao khả năng cọ sát và áp lực của những chiến binh nhốt lồng .
Song song với đó là những câu chuyện về chim ở vùng nào , cách chăm chim ra sao , chim ăn uống ngủ nghỉ như thế nào và dinh dưỡng hàng ngày là cái gì cần cho sang , trưa , chiều tối . Tắm nắng , tắm nước đã đủ và đúng cách hay chưa . Hàng ngày chim dung cám nào , Xuân – Hạ – Thu – Đông thay đổi thành phần ra sao để giúp chim thật tốt khi phải thích nghi với cuộc sống nuôi nhốt trong lồng . Trong đó cám là thức ăn chủ yếu để nâng cao thể chất cho chim không chỉ sống mà phải sống khỏe . Không phải hót mà phải hót to và nhiều . Không những đấu mà phải đấu hay , đấu đẹp và đấu bền . Cung không đủ cầu khiến nhiều chủ nhân nuôi chim tìm tòi , học hỏi và cho ra đời thập cẩm các loại thức ăn cho chào mào . Chính vì lẽ đó mà những người mới nuôi chim lầm tưởng rằng cứ cho ăn cám tốt là chim sẽ đẹp , cứ cho ăn cám chất là chim sẽ hay . Dẫn tới những trường hợp chẳng hiểu gì về chim vùng miền và thời tiết cũng sản xuất cám . Ớm ờ còn có kẻ chưa nuôi chim thay lông lần nào cũng làm cám bán ra cho anh chị em . Khổ nỗi nhìn những chú chim sau khi ăn loại thực phẩm đó vào đi ỉa chảy lõng bõng là nước , phân lên mùi hôi nồng nặc . Qua vài ngày chim bắt đầu xù lông và bỏ đấu dẫn tới tình trạng chim vào mùa hè đang căng lửa để chơi thì lại đứng ị ra thành 1 khối lù lù . .
Thường thì những người nuôi chim lâu năm có thể nhìn nhiều điểm để nhận dạng rằng chú chim đó đang khỏe mạnh hay đau ốm , đang căng lửa hay chẳng có tí lửa nào . Mà yếu tố đầu tiên đó là nhìn phân của chú chim mình nuôi . Nhìn phân chim để đoán bệnh tật , nhìn phân chim để biết thức ăn có thích nghi được với nó hay không và đặc biệt hơn cả là nhìn phân chim để biết được thời tiết trong ngày và ngày tiếp đó . Nói vậy để biết cái thời khó khăn nhưng CÁC CỤ nuôi chim nhà ta cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm dân gian mà chỉ có qua thời gian mới vỡ ra và có được . Nói vậy để ace biết được rằng lòng dạ của những chú chim nhỏ khá nhạy cảm so với thể trạng và trọng lượng của chúng . Ở khu vực Hà Nội và các tỉnh miền bắc chăm nuôi chim nhốt lồng có nhiều cực nhọc hơn so với các tỉnh khu vực miền trung trở vào phía Nam . Giữ được phong độ và điểm rơi thể trạng lại càng khó khăn hơn nữa .
Tại sao mình nói vậy . ?
Bởi khu vực miền bắc nói chung không có được thời tiết thiên phú như các tỉnh của 2 miền Trung và Nam . Quanh năm có Nắng , Gió , đây chính là yếu tố cơ bản để những chiến binh nhốt lồng dễ dàng thích nghi hơn . Độ ẩm cao hơn chính là yếu tố quyết định tới hình thể , dáng bộ cũng như thể lực của chim khi ráp lồng . ACE có thể để ý và thấy rõ 1 điều . đó là những ngày có độ ẩm cao hơn bình thường thì chim sẽ thường xuyên bù lông đứng lắc qua lắc lại mặc cho thời tiết có ổn định và nắng nóng đến mức nào .
Chế độ dinh dưỡng chưa hợp lý khiến những chú chim được liệt vào danh sách các chú chim chất lượng , hung dữ , có tuổi lồng vẫn không bứt lên được . Nước chơi (đấu) vật vờ , thất thường là điều rất dễ nhận ra . Lúc thì như điên loạn , lúc lại cụp mào mà chủ nhân của chúng chẳng hiểu lý do vì sao . .
Xin nêu lên 1 số biểu hiện thường gặp khi nuôi chim Chào Mào tại khu vực Hà Nội và các tỉnh phía bắc để các cụ lâu nắm cũng như ace mới chơi chiêm nghiệm và tìm cách khắc phục :
– Chim thường xuyên có hành động tự nhổ lông ( mặc cho đó là lông máu và lông mới nhú )
– Chim thường ăn tất tần tật các loại vỏ hoa quả ( Chuối – Cam ……)
– Chim thường mổ vào tai cóng , áo lồng và đặc biệt là xuống đáy lồng xé ăn giấy báo ( giấy lót phân ) . Thậm chí ăn cả phân của chúng đi ra .
– Chim thường đứng co ro và chỉ đứng bằng 1 chân .
– Cuối cùng là lông chim rất khô và sơ xác .
Gặp những biểu hiện như trên nghĩa là chim chưa đạt yêu cầu về chế độ dinh dưỡng trong thức ăn hàng ngày và chế độ vệ sinh an toàn . Điều đó đồng nghĩa với việc chim không đạt được phong độ đỉnh cao như chúng ta mong muốn .
Ở phần trên của bài viết minhhp đã nhắc tới trường hợp thời tiết 4 mùa của miền bắc và các hiện tượng thường gặp phải của chim chào mào khi nuôi nhốt trong lồng để các cụ cùng toàn thể ace thấy được phần ảnh hưởng khá lớn do thời tiết tác động lên những chú chim . Qua đó cần bổ sung và cân bằng các chất cần thiết trong thành phần cám nuôi để giúp chim thích nghi được với thời tiết cũng như áp lực nhằm thúc đẩy và giúp chim luôn đạt phong độ đỉnh cao mà chủ nhân của chúng hằng mong muốn . Nguyên liệu chính thì từ trước tới nay người nuôi chim vẫn dựa chủ yếu vào các thành phần trong Ngũ Cốc Thực . Nhưng cái khó nhất chính là sự ết hợp hài hòa giữa các thành phần nhằm phát huy được công dụng của các chất có trong ngũ cốc . Ngoài ra chế biến cũng hết sức quan trọng giúp thành phẩm khi hoàn thành không bị biến chất và mất đi công hiệu của nó . Qua trải nghiệm thực tế nhiều năm minhhp xin gửi tới ace 2 công thức cám dành cho Chào Mào đang được nuôi dưỡng tại khu vực thời tiết 4 mùa như Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đang rất được ưu chuộng đã mang lại những bước đột phá về sự thành công và làm hài lòng các ông chủ khó tính nhất .
Công thức thứ nhất : (Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)
Thành phần nguyên liệu :
Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)
Cám dùng từ tháng 08 đến tháng 02 (dương lịch)
Công thức thứ 2 : (Xin lấy cách đong đo bằng cân để có được sự chính xác)
Cám dùng từ tháng 02 đến tháng 08 (dương lịch)
Cám dùng từ tháng 08 đến thàng 02 (dương lịch)
Với công thức thứ 2 này khá nặng nên tôi thấy chỉ nên áp dụng đối với chim có tuổi lồng từ 18 tháng trở lên .
Cách chế biến :
– Gạo lứt đỏ ta rang lửa to và đều tay đến khi gạo nổ hoa chanh là được . (Đối với gạo thường chúng ta rang đến khi hạt gạo trắng đều là được .)
– Đỗ tương ta rang tới khi vỏ đỗ nứt đều là OK .
– Đỗ xanh ta chỉ rang qua cho tới khi đỗ méo hạt là được .
– Vừng ta rang tới khi hết tiếng nổ lét đét là OK . Nếu là lạc thì chúng ta rang chín vàng .
– Tôm ta rửa sạch cho vào nồi rang tới khi tôm chín đỏ là OK .
– Thịt bò ta băm nhỏ hoặc xay ngay tại hàng thịt là OK .
– Cà rốt luộc chín mềm để nguội .
– Nghệ tươi cạo sạch vỏ rồi giã nhỏ .
Sau khi làm chín hoàn toàn các thực phẩm cần thiết các bạn chế như sau : Ta chộn : Gạo + Đỗ tương + Đỗ xanh + Vừng (Lạc) + Kỳ tử . Rồi cho vào xay nhuyễn (bột càng mịn càng tốt ) .
Cái này giúp chim tiêu hóa càng nhanh càng tốt . Vì như chúng ta đã biết hệ tiêu hóa của giống chim chào mào là rất nhanh , chúng chỉ có thể tiêu hóa và hấp thụ trong thời gian tối đa là 3 phút , do vậy nếu chúng ta xay bột chưa nhuyễn khiến chim ăn nhưng không hấp thụ được hết các thành phần dinh dưỡng thì cám có tốt cũng như không . và dẫn tới tình trạng : Sống Phân .
Tiếp theo ta chộn : Tôm + Lòng đỏ trứng + Mật ong + Cà rốt + Bột xương cá + Khoáng tổng hợp + Nghệ tươi (nếu có) thành hỗn hợp . Sau đó dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn thành thể lỏng . (Với các tỉ lệ các thành phần và cách chế biến như trên chúng ta không cần dùng đến nước . Nếu cần dùng đến nước các bạn có thể dùng nước luộc cà rốt để nguội chế thêm vào . Vì theo như quan điểm và cách làm của tôi thì tuyệt đối không nên dùng nước máy pha chế khi làm cám) . Ta chộn đều 2 loại trên vào với nhau sau đó dùng máy đùn ra dạng hạt .
Cách sấy khô : từ trước đến nay tôi đều thấy ace làm cám dùng rát nhiều cách để làm khô cám . Tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi thì từ khi chộn 2 loại hỗn hợp nêu trên vào với nhau tới khi sấy khô mà thời gian kéo dài 2 đến 6 giờ đồng hồ thì chất lượng cám không đảm bảo . Vì như chúng ta biết các loại thực phẩm ngũ cốc trên bị làm ướt trong thời gian quá lâu sẽ khiến chúng biến chất và không còn đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết mà chúng mang lại . (Các bạn hãy hình dung và thử nghiệm ngâm các loại ngũ cốc trên trong thời gian 2-6 tiếng thì sẽ biết mùi vị và hiểu tác hại của nó như thế nào )
. Mang lại nguồn dinh dưỡng có độ ổn định cao và khả năng giữ lửa rất tốt . Giúp chim duy trì thể lực để có khả năng ra giọng đều trên giàn đấu .
Xin đưa ra minh chứng một số chú chim mẫu mực tại các diễn đàn , cội dợt và hội thi đã trở thành biểu tượng trong lòng người nuôi chim mà minhhp đã từng phục vụ và được sử dụng dưới 2 công thức cám này .
– CHÍ PHÈO của anh ĐaiLinh .
– BỒ BÀN của anh Longkucku (Giải Nhất Hà Đông mở rộng lần I)
– HUẾ LÙN + 172 của anh Tuấn Tít (Giải Nhất Hà Nội mở rộng lần III – Hà Đông lần II và các giải Nhì , Ba tại các tỉnh thành như Bắc Giang , Sơn Tây . . vv )
– HUẾ CON của anh Đức – Hưng Yên ( Giải Nhất Yên Viên mở rộng lần I – Nhất Hà Đông mở rộng lần III và các giải Nhì + Ba tại các tỉnh thành như Hà Nội , Quảng Ninh . . vv )
– Còn rất rất nhiều các giải thưởng Nhì – Ba và Top 10 ở các vòng trung kết của những chú chim khác tại các hội thi liên tỉnh và mở rộng tại các tình thành khu vực phía Bắc đã làm nức lòng người hâm mộ mà tôi không thể nêu hết lên đây đang tin dùng .
(Tuy nhiên còn 1 số nguyên liệu mang tính kích ứng cho những chú chim thay lông xong , chuyển vùng miền , qua mùa đông dẫn đến xù lông quá lâu , bỏ hót , bỏ đấu tôi xin không đưa vào đây vì sử dụng nó khá cầu kỳ và tác dụng như con dao 2 lưỡi )
Thú chơi nào cũng đòi hỏi người chơi kiên trì , tìm hiểu và bao quát tổng thể . Nhìn nhận 1 cách khách quan và tự chiêm nghiệm – suy ngẫm . . . Để rồi đúc rút được kinh nghiêm cho bản thân và nâng nhìn về nghề chơi mình đang hướng tới .
Công Thức Làm Cám Cho Chim Chào Mào
1. Công thức làm cám cho chim chào mào giai đoạn thay lông Chuẩn bị nguyên liệu Cách thực hiện
Bước 1: Ngâm đậu xanh với nước rồi đồ cho chín hãy đem đổ ra mâm để nguội.
Bước 2: Rang lạc chín rồi giã nhỏ, ép bớt dầu cho cám để được lâu hơn, không bị hôi.
Bước 3: Đem đậu tương ngâm qua đêm rồi sau đó xát vỏ và cho vào nồi cơm điện nấu cho chín
Bước 4: Cấp đông châu chấu cho chết rồi rửa sạch mang hấp đến khi nào thấy nó chuyển sang màu vàng nhạt là chín.
Bước 5: Luộc trứng cho chín rồi bóc lấy lòng đỏ.
Bước 6: Cà rốt cắt nhỏ, ép lấy nước. Tôm rửa sạch rồi rang cho chín đỏ.
Bước 7: 2 viên dầu gấc Vinaga
Hoàn thành các công đoạn sơ chế nguyên liệu hãy đem tất cả cho vào trong chậu lớn và trộn đều lên. Cuối cùng cho vào máy đùn cám chim để giúp nguyên liệu được hòa quyện với nhau trước khi cho chim ăn.
2. Công thức làm thức ăn cho chim chào mào căng lửa Chuẩn bị nguyên liệu Cách chế biếnBước 1: Ngũ cốc đem rang chín rồi nghiền thành bột.
Bước 2: Hấp chín các loại củ quả rồi cho kỷ tử vào xay bằng máy xay sinh tố cho đều cùng với hỗn hợp ngũ cốc.
Bước 3: Hấp chín tôm, trứng gà, trứng vịt rồi sau đó cho vào trong máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
Bước 4: Trộn hỗn hợp trứng, tôm cùng ngũ cốc, hoa quả sau đó để cho khô thời gian 30 phút.
Bước 5: Cho mật ong vào nguyên liệu trên rồi hãy nặn đều tay để mật ong ngấm vào toàn bộ nguyên liệu.
Bước 6: Phơi nắng hoặc để trước quạt, cho vào lò vi sóng hỗn hợp bột để giảm bớt nước.
Cuối cùng, sau khi đã sơ chế xong nguyên liệu thì hãy cho vào máy đùn cám để tạo thành các hạt cám nhỏ cho chim chào mào căng lửa ăn.
Công Thức Làm Cám Chào Mào Đơn Giản Nhất
Chim bổi cho ăn những loại cám này thường ra phân rất đẹp, không ướt không khô, không cần thích nghi, rất tự nhiên, rất dễ tiêu hóa.
Kể từ khi phong trào chơi chim Chào Mào ra đời cho đến nay, có không biết bao nhiêu là loại cám, là công thức khác nhau. Các thành phần trong cám cũng không ngừng nâng cao cả về số lượng và chất lượng. Chín người mười ý rất nhiều ý kiến trái chièu về vấn đề này. Chúng ta đã sai khi cho quá nhiều thành phần và công thức cám (và tôi cũng không ngoại lệ). Bởi khi cho quá nhiều thành phần xa rời tự nhiên, thì ta đã vô tình khiến chim khó tiêu hóa, buộc chim phải thích nghi với nhiều loại đạm mới,lạ ,nếu thể trạng yếu có thể dẫn đến tử vong (hiện tượng sốc cám), điều đó đã giải thích vấn đề mà ta vẫn gọi là tập chim “Vô cám”. Mỗi bài cám là mỗi lần thích nghi mệt nhọc nên việc đổi cám khi đổi chủ chuyển vùng , đồng nghĩa với việc ép chim phải thích nghi lại từ đầu, nên dẫn đến hiện tượng chim rớt lông hàng loạt, suy nhược, co ro ủ rũ vì rối loạn tiêu hóa. Gần đây có vài nghệ nhân cho biết họ chỉ nuôi chim đơn thuần bằng cám Ba Vì, Bifood hoặc Cám Trứng kết hợp ăn trái cây, mồi tươi là chim đã mượt lông căng lửa . Chắc chắn rằng khi nói đến 2 loại cám này ai trong chúng ta cũng nghĩ rằng đó là những loại cám cơ bản không phù hợp với chim thi hay chơi trường. Nghe đến đây tôi chợt nhớ đến bảng thành phẩn dinh dưỡng hết sức khoa học về tỉ lệ của 2 loại cám này. Chúng ta quên mất yếu tố tự nhiên và tiêu hóa. Theo tôi là cực kì quan trọng.
Cách 2:
Chuẩn bị:
Như các nghệ thuật nuôi dưỡng sinh vật mà mỗi cá nhân thích. Thì Chào Mào cũng nằm trong những giống chim mà khiến cho các fans mê không chi bằng, trong đó có tôi. Như diễn đàn ta đã hình thành, và fans mê Chào Mào lại được một forum riêng. Bạch Đề xin giới thiệu những cách thức căn bản nuôi chim Chào Mào. Từ việc lựa chọn chim bổi/mộc cho tới ngày thành một tay nuôi rành về giống Chào Mào này.
Khi vào thú chơi gì đi nữa cũng phải cần sự đam mê và siêng năng, chớ chỉ thích theo phong trào thì không tài nào bền được và giỏi được. Khi mới vào thú nuôi Chào Mào, một ai đó tình cờ do có duyên, hay sở thích muốn nuôi chim gì đó mà cơ duyên đưa đến.
Giá chim dạo này giao động từ 20 nghìn cho tới bạc triệu, và loại: Gián Cánh, Bạch Đề, Bạch Tạng, Chào Mào bông, Mơ, là giống dị tướng bị đột biến, chim có màu trắng lạ thường, như có cánh trắng, lông đốm đốm trắng trên lưng, đầu, hoặc đuôi nguyên một hoặc vài cọng lông trắng, cánh trắng có một vài cọng lông trắng và cả móng trắng tùy vào con, có con toàn móng trắng hết. Đặc biệt giống Bạch Tang thì bị đột biết hết cả thân hình, toàn thân trắng tinh, đặc biệt hơn nữa là riêng cái lông dưới đít và cái tách của nó vẫn còn đỏ. Xin nhắc một ai đó muốn mua giống Bạch Tang thì phải để ý cặp mắt, bởi Bạch Tang như thế cặp mắt sẽ có màu đỏ, không còn đen nữa. Riêng giống chim CM bông thì phải tùy độ đột biến của nó nằm ở đâu. Nếu nguyên cái đầu trắng còn thân hình đen, thì chỗ bị đột biến là nơi đầu nên cặp mắt sẽ có màu đỏ, còn lại giống chỉ bông trên lưng thì cặp mắt vẫn bình thường. khác với chim Chào Mào bình thường, và giá cả có thể nói tới bạc triệu trở lên, tùy vào địa phương, nhu cầu và thể chất của con chim. Cho nên cũng có vài người ham tiền thiếu đạo đức đã nhuộm màu trắng trên lông chim và bán giá cao, sau khi chim thay lông hoặc tắm thời gian thì màu nhuộm trôi đi thì hổi ôi. Cho nên phải cẩn thận và phải quen biết người giới thiệu để mua, còn không phải có kinh nghiệm nhất định.
Khi mới vào việc mua một con chim để nuôi thật là khó, bởi ta không biết gì về chim rất chi là khó. Từ việc không biết thế nào là con chim hay, chim trống hay mái, xem tướng thế nào mới là một con chim chuẩn để nuôi.
Vâng, xin thưa quý bạn là Bạch Đề sẽ xin giới thiệu những gì mình trãi qua học hỏi tự mình và rất chi là nhiều người để giúp các bạn tìm chim và nuôi thành chim thuần hay.
Ta có thể tìm chim từ tiệm bán chim, hoặc từ các bạn đi bẫy về. Từ tiệm bán chim theo mình thì, thật là khó tìm bởi giá cao hơn người bẫy bán lại. Hai là chim đẹp hầu như hiếm lắm, nếu có chim đẹp bổi/mộc thì giá lại cao hơn chim thường 2-3 lần. Những chi tiết khi lựa chim trống đẹp hay: Chào mào trống và mái rất chi là giống nhau, cho nên ngay cả một tay nuôi lâu ngày đôi khi còn nhầm lẫn. Tuy nhiên ta có thể dựa vào vài chi tiết để chọn chim trống. Chim trống khác chim mái ở tướng to hơn cánh dài hơn, đầu to hơn, tách đỏ của nó to nhiều lông hơn chim mái. Mũ thường thì cao hơn chim mái, giọng hót được phong phú hơn tức là đi được từ 6-9 âm thanh dài, còn chim mái chi đi được 3-4 âm thanh lập đi lập lại hoài là: wit’ tu hìu. Muốn cho chắc ăn là chim tróng trong lưởi có chấm đen cở 3-4 chấm ở cuối lưởi là trống. Tuy nhiên đôi khi có vài cô chim mái tướng không thua chim trống cho nên rất dễ bị lộn (trường hợp này rất chi là hiếm, như 95/100 vậy). Khi chọn chim phải chọn con chim lanh lợi, lí lắc, nhìn thấy điệu bộ lanh lẹ. Cặp ức tức là hai viền lông đen bên ngực nó. Phải to khá dài cho tới dài gần đụng nhau thì quả thật là quý hiếm. Nói về mũ, mũ chim chỉ có hai loại thường được nuôi nhiều nhất là: mũ lân và mũ rơm. Tuy nhiên mũ chim rất chi là phong phú, thấp có, cao có, to và nhỏ. Tuy nhiên chỉ có hai loại là mũ rơm tức là to đều từ gốc tới đỉnh mũ cao chọc trời thẳng đứng khá cong, và mũ lân là cong y như sừng đầu lân vậy. Cặp chân phải to dài, tướng chim đòn dài, tức là thân hình nó dài. Nói về miệng chim, miệng chim ta chọn chú miệng mỏng ngắn thì siêng hót lắm. Riêng loại ngủ đoản là phải ngắn hết mới quý như thân hình ngắn, chân ngắn, miệng ngắn, mũ cong ngắn, đuôi đều ngắn thì mới quý mà ức phải dài.
Cách tập luyện chim bổi: có hai cách nuôi từ chim bổi: đó là từ chim đã đỏ tách ngoài trời, gọi là chim trời hoặc chim bổi già, gọi là già vì đã trưởng thành má đã đỏ. Chim chuyền là chim con còn chuyền cành, và chim tơ là các chú đã bay được to xác như chim đỏ tách bộ lông còn màu xám, có nơi gọi là chim má trắng. Đánh giá về hai giống này thì: chim đỏ tách nuôi lên thường thì hay hẵn sau một năm, như giọng hót chất lượng và cách đấu đá. Riêng chúng lâu dạn hơn chim chưa đỏ tách. Chim chưa đỏ tách chỉ có cái lợi là dạn lẹ mà thôi, và sau khi thay lông thì đẹp lắm do không bay nhảy vô độ. Tính độ hay của con tơ thì cở 30% là hay còn chim đã đỏ tách thì tới 80% sau mùa thay lông thì ta có thể chơi đã lắm rồi, và đặc biệt là chim đã đỏ tách với ta nuôi cở 4 tháng đổi lên thì đã thấy chúng chịu đấu với chim lạ sung tí rồi, vì nuôi ở nhà nếu có chim mồi thì nó sợ phần nào và quen với chim ở nhà, nếu các fans nuôi một cặp thì chúng cũng quen nhau từ giọng hót và quen mặt nên ít đấu nhau. Các fans mới vào nghề nuôi, như nuôi hai con bổi mới lên mình sẽ thấy ở nhà nó đấu đá và hót rất chi bình thường cho tới khi ta nhờ bạn bè mang tới một con khác. Ta sẽ nghe chúng hót như rút giọng, hót siêng nhiều hơn, có vẻ sung hơn. Đặc biệt khi treo cho hót cở nửa tiếng sau rồi kê lồng cho đấu sẽ thấy nó đấu khác lạ.Cách nuôi chim bổi thành chim thuần mồi:
bắt đầu nuôi thì nên nuôi hai con, thường bổi đã đỏ tách thì khá nhát, nên ta phải treo gần người, nếu độ bay tung lồng của nó còn nhiều quá thì che bớt nữa lồng rồi từ từ thời gian mà mở dần ra. Ta cũng có thể để vào lồng hạn chế không cho tung đầu như lồng che bằng lưới ruồi, khiến nó không chui đầu ra tróc đầu chảy máu. Nếu có lở tróc đầu chảy máu thì, qua mùa thay lông miếng vảy đó sẽ tróc đi và mọc lông lên lại. Cách tập cho dạn người bằng cách treo gần chỗ người qua lại treo thấp ngang nửa thân người, khi nó ghiền ăn một món gì đó, ta nên đút cho nó ăn hơn là bỏ vào hủ đồ ăn, việc này sẽ giúp nó dạn hơn với chủ nó. Trong thời gian nuôi cở 5 tháng đổi lên con chim phải khá dạn và hót siêng rồi. Lúc này ta nên để ý chăm nó tí, như siêng cho tắm hơn vì còn là bổi trời còn nhát lắm tuy nhiên các fans thấy cho tắm được từ ngày trước thì tốt lắm (cách cho tắm Bạch Đề sẽ xin viết sau). Ngoài việc để gần người, trong quá trình nuôi từ ngày mang về, ta nên treo nhiều chỗ, quanh nhà đặc biệt là trên cây, việc này giúp nó làm quen với chỗ lạ, mà sau này nó sẽ đấu bắt cứ nơi nào. Tránh cho đấu với chim mồi người ta nhiều(hoặc chim mồi của mình ở nhà nhiều) chỉ đôi khi kê tí mà thôi, bởi kê đấu nhiều lần như thế sẽ khiến nó sợ (bởi chim bổi chưa qua mùa thay lông không có độ sung nhất định, còn sợ người không đấu mạnh), cho dù ta nhìn nó vẫn đấu bình thường với chim mồi, nhưng không nên cho đấu lâu. Bởi rất chi là nhiều chim mồi hay mà đấu riết sau này hễ gặp đối thủ mạnh nó sẽ đấu tí là dừng đi, nên kê cho đấu với con ngang lứa với nó. Tôi nêu lên như thế vì cái này giúp cho độ sung của nó về sau này chớ không phải nhất thời thấy nó sung mà ta kê cho đấu đá vô độ.
Trong thời gian nuôi, nếu nó là chim dùng để bẫy sau này thì. Hầu hết ai cũng biết là đi bẫy phải cần cây sào lồng. Mà hơn phần nửa số Chào Mào nuôi qua mùa thay lông mà ta không dùng sào tập treo lồng thì nó sẽ sợ sào, bởi ta cầm cây sao đưa tới lồng. Bản năng của nó nghĩ mình sẽ dùng xua đuổi nó. Cách tốt nhất là gác cây sào vào chỗ chắc rồi treo lồng lên theo thế như ta đang cầm sào treo lồng vậy. Treo vài lần nó sẽ quen cây sào và không sợ nữa. Rồi cứ như thế nuôi qua một mùa thay lông thì nó sẽ đẹp và hay lên, muốn biết độ sung của nó thế nào thì nhờ một người bạn mang chim mồi lạ tới treo cho hót xem nó phản ứng thế nào. Chào Mào mà nghe giọng chim là nó hót đối lại sung lắm, và chim hay thì sẽ rút như vít vít vít liên hồi đó là thế kêu chim về lại lồng, mà ngoài rừng khi đi bẫy, chim trời tới lồng rồi bay thì nó sẽ rút như thế. Khi kê cho đấu thấy độ sung của nó đấu mạnh cách nhấp liên hồi, trận đấu kéo dài thì đã thành công rồi, còn nếu nó chưa sung lắm thấy đấu tí rồi ngừng thì đem ra khuất ngay. Treo cho hót qua lại và tiếp tục thử lại vài lần với thời gian cũng phải hơn 2 tuần. Các fans vẫn có thể mang đi thử, theo tôi thì nếu nuôi đúng một năm thì có thể cho đi tập trận rồi, tức là mang tới chỗ dợt treo cho hót, nhưng phải khuất không cho nhìn thấy chim khác. Cách tôi hay dùng là nuôi qua năm(một mùa thay lông) là mang đi bẫy tập trận cho nó vào mùa chim tơ. Ra rừng mới đầu thì chưa sung chớ đi vài lần nó sẽ sung hẵn lên, hay lên thấy rõ. Và rồi trong thời gian trôi qua, ta chợt thấy chú chim ta chăm đã gọn đẹp lông lá mướt, đấu đá và hót hay, thì lúc đã ta tự thưởng có chính mình một cái gật đầu mãn nguyện. Cho nên nhiều dân nuôi rành chim vẫn thích tìm lùng chim bổi nuôi lên, vì có nhiều lý do, như nó có nhiều kỷ niệm với ta, công sức ta chăm nó, có thử thách, và tràng đầy nghệ thuật khi nuôi một con chim bổi thành mồi.
Điều kiện nuôi Chào Mào thật đơn giản lắm không có gì khó. Ngoài bột/cám (tôi sẽ lấy bài cám/bột ở topic đã có viết và bàn tiếp) cào cào/côn trùng, đặc biệt là trái cây. Ta có thể cho chúng ăn đủ loại trái cây mềm đặc biệt là trái có màu đỏ như: cà chua, ớt Tây/ởt Đà Lạt loại to to, chuối, cam. Theo vào tài liệu tôi đọc thì, cà rốt rất chi là tốt. Được gọi là vua của rau quả. Vì nó cứng quá cho nên ta có thể hấp mềm cho chúng ăn. Bởi vì tôi tin là những loại rau có sắc màu đỏ này giúp chim Chào Mào giữ cái đít màu đỏ còn tốt cho dù nuôi lâu năm. Có ý kiến cho là ta nuôi theo môi trường tự nhiên của nó như cây xanh hoa hòe màu đỏ, lại ảnh hưởng tới nó. Như thời kỳ thay lông ta dùng áo trùm lồng màu sắc xanh, đỏ hoa hòe. Nếu được ta có thể thử hết những gì nêu ra. Bởi vì, đây là những kinh nghiệm của tôi và tôi cộng lại những kinh nghiệm của các cao thủ lâu năm trong nghề.
Phụ kiện lồng chim: Lồng cho Chào Mào thì không cầu kỳ quá, bởi chỉ cần đơn giản rộng rãi cho chim nhảy để cặp chân được khỏe là tốt. Vì ta nuôi lồng hẹp quá chim không được vận động tốt, khiến cặp chân yếu đi, đặc biệt nuôi từ chim con. Lồng nhỏ gọn trừ khi là để ép chim bổi để cho chúng dạn lẹ mà thôi. Khi đã khá dạn ta nên cho vào lồng rộng. Nói về chim con nuôi từ lúc mớm mồi thì cũng vậy. Khi chúng tự nhảy được thì loại này đã dạn. Ta không nên dùng lồng nhỏ mà nuôi vì tuổi chim con đang phát triển, không được độ dinh dưỡng tốt và điệu kiện hoạt động thì chim sẽ yếu đi mà thôi. Cầu cho chim: hồi giờ tôi chỉ dùng loại to vừa đủ để chân chim bám vào, không quá to, lại không nhỏ, bởi vì nhỏ quá chim đậu lâu ngày móng sẽ mọc dài ra lẹ. Chân không được bám vững. Thời này có vài fans dùng cầu thế như cong, uốn lượng. Theo vài ý kiến là: việc cong uốn như thế khiến con chim đứng đậu không cân bằng thân hình, sẽ gây ra bị tật cho chân chim.
Vấn đề bệnh tật của Chào Mào: Theo các fans thì tiêu chảy thì do thay đổi cám/bột, nuôi vệ sinh không tốt, chim gần thay lông v.v.v. chim đi phân chảy hoặc bị đi dính chảy khiến con chim yếu và xù lông. Tôi để ý nhất là vấn đề vệ sinh! Như hủ nước uống và hủ bột để lâu không thay, chim ăn bột rồi rơi cám vào đấy, khiến nước uống hôi chua, cám bột để bị ẩm ướt, bột mua bị hư. Đặc biệt là ta nuôi loại lồng đấy chỉ có miếng váng và lót báo ở trên. Loại này khiến ta phải thay báo hâu như 2 ngày một lần, bởi Chào Mào ăn hay vứt đồ ăn ra. Đặc biệt là ngày ta cho chúng ăn trái cây như chuối, cà chua. Mà ta cho nhiều quá khiến nó ăn không hết. Trái cây rơi xuống dưới rồi nó lở đi phân dính và và trái cây để lâu hư, và rồi vô tình nó xuống ăn thì bị đường ruột mà thôi. Cách trị như: ta có thể dọn sạch lồng, vệ sinh hủ bột/nước. Cho cám ăn mới sạch. Không nên cho ăn mồi tươi và trái cây vào giai đoạn này. Qua vài ngày nó sẽ khỏi. Vài cách khác của các fans là: dùng nước trà đậm hoặc là dùng thuốc đau bụng của người uống là Berberin thì phải, pha tí vào nước cho chim uống.
Công Thức Làm Cám Cho Chim Chào Mào Thay Lông
Chim chào mào thay lông cần có chế độ dinh dưỡng đặc biệt để quá trình này diễn ra nhanh hơn. Hãy tham khảo công thức làm cám cho chim chào mào sau đây. Sau một thời gian rất dài loay hoay với các loại cám để tìm loại phù hợp nhất với những chú chim chào mào ở nhà mà kết quả không như mong đợi, loại cám mát, nhiều đạm tốt cho lông thì chim chậm lên lửa, có lửa rồi thì lại chơi phập phù bữa hay bữa dở, làm cám nóng cho chim chào mào nhanh căng, chơi nhiệt nhưng đến mùa thay lông thì khổ sở vì quá nóng mà chim thay lâu, rụng điểm vài sợi, lông thay ra thì khô xơ và rất xấu và hiện tượng đang đấu quay ra gãi cành cạch do quá bức và vẫn còn lẫn nhưng sợi lông cũ, lông sâu .
Nên tôi quyết định tự mày mò, học hỏi công thức của các bác nhiều kinh nghiệm để tự làm cám cho dàn chim ở nhà ăn, sau một thời gian hiện công thức làm cám đến nay tôi thấy đã ổn: Chim nhanh vào lửa, màu lông lưng nâu sậm, đít, tách đỏ tươi như chim trời,chim thay lông rất nhanh chỉ trong 1 đến 2 tháng là hoàn thanh xong hoàn toàn bộ lông. Chim thay lông vẫn chơi đều, ko mất lửa, dù phần lớn trong số chim là thay trút rất nhiều lông trong 1 thời gian rất ngắn. Phân ra đẹp,khuôn, ko khô quá (chim bị táo, cám khó tiêu), cũng ko ướt quá (chim bị đi ngoài). Khắc phục đc tình trạng hóc lông, sâu lông chỉ sau 1 mùa thay lông.
Những chim đc chăm sóc tương đối tốt khi đến mùa thay lông vào cám theo công thức này thì chỉ 5 đến 7 hôm thì sẽ bắt đầu rụng lông, những chim chăm kém sau khi vào cám thì sẽ mất từ 10 đến 20 hôm để tích trữ dinh dưỡng và năng lượng cho việc thay lông, sau đó sẽ bắt đầu thay.
Công thức và cách làm cám cho chim chào mào thay lông1. Công thức
– Cám gà con 28A hoặc 38A : 1kg ( rất giàu khoáng chất và vitamin, giúp phân chim ko hôi, ko bị đi ngoài)
Châu chấu cánh tươi: 1kg ( là loại đạm thiên nhiên gần gũi nhất với Chào Mào, giúp chim thay lông nhanh, và có bộ lông nâu đen như ngoài thiên nhiên)
– Đậu xanh: 500g – Đậu tương : 500g – Lạc: 500g – Trứng gà: 20 quả – Mật ong: 1 cốc nhỏ – Phấn hoa: 1 cốc nhỏ – Tôm đồng tươi loại càng nhỏ càng tốt : 500g – Cà Rốt : 200g – Vỏ trứng: 10 vỏ – Khoáng Classica dành cho yến, chào mào: 1 gói
2. Cách thức chế biến
– Đậu xanh ngâm nước đồ chín đổ ra mâm để nguội. – Lạc rang chín, giã nhỏ, ép bớt dầu để cám để đc lâu và ko bị hôi. – Đậu tương ngâm qua đêm, xát vỏ, cho vào nồi cơm điện nấu chín. – Châu Chấu cấp đông cho chết, rồi rửa sạch, hấp để châu chấu chuyển màu vàng nhạt là chín. – Trứng luộc chín bóc lấy lòng đỏ. – Cà rốt cắt nhỏ, ép lấy nước. – Tôm rửa sạch, rang cho chín đỏ là đc. – 2 viên dầu gấc Vinaga.
Cám Chào Mào @Cadn Chất Lượng Tốt, Công Thức Làm Tại Nhà
Sau một thời gian chơi chim,đã đổi qua rất nhiều loại cám như cám Ba Vì , Vương Việt Anh, cám Công Minh, cám Tuấn Cóng, Thắng Mẹo Đà Nẵng…Nhưng bản thân mình thấy cám @CADN đối với mình là rất tốt. Chia sẻ anh em những cảm nhận của mình về cám @CADN để anh em mới có thêm sự lựa chọn cám cho chim chào mào.
Cám @CADN của anh Võ NGọc Sơn Đà Nẵng, người có niềm đam mê chơi chào mào và được anh đúc kết nhiều năm để được cám @CADN như ngày nay.
Lúc mới tìm hiểu về cám này thấy anh em khen nhiều nên cho chim ăn thử. Và mình thấy kết quả rất tốt. Chim chơi rất bền và ổn định. Phân ra cục đẹp, đặc biệt chim ăn vào thay lông rất mượt, đẹp. Bộ lông lưng sẫm màu, màu đỏ ở hậu môn và tách chim được cải thiện rõ rệt. Cám này thấy chim ăn nhiều và luôn khỏe mạnh. Nếu anh em đang phân vân nên dùng cám nào thì @CADN là lựa chọn tốt.
Những lưu ý khi dùng cám @CADN
Chim trước đây nếu ăn cám ít hàm lượng đạm ( tôm, trứng). Khi ăn cám này thì khoảng 20 ngày là vào lửa. Nhiều chú chim khi ăn vào khoảng 1 tháng thì rớt 1/3 lông. Lông này là lông sót lại của đợt thay lông trước,nhưng chim vẫn đều lửa. Nếu chim trước đây đã dùng cám có nhiều đạm thì sẽ vào lửa nhanh hơn và việc rớt lông cũng hạn chế.
Đối với phân chim : Chim thuần tùy con mà phân có thể khác nhau. Thường mới ăn thì phân hơi ướt, nhưng khoảng 5-7 ngày thì phân sẽ khô và có màu trắng giống như vôi.
Đối với chim bổi : Do chim hơi nhát nên nhảy nhiều và uống nước nhiều nên đi phân hơi nát. Điều này là bình thường chứ không phải chim bị tiêu chảy.
Cám @CADN hiện tại được phân phối khắp nơi miền bắc, miền nam, miền trung, tây nguyên. Anh em có thể mua được dù ở bất cứ đâu tại Việt Nam.
Ngoài ra anh Sơn CADN còn cho công thức cám @CADN cho anh em có thời gian làm cám chào mào tại nhà, công thức cám được rất nhiều anh em cho ý kiến phản hồi rất tốt.
Thành phần : Được tính bằng lon sữa ông Thọ, ở quê hay dùng để đong gạo nha. Vì anh Sơn chuyên đi đong gạo? 1 lon tương đương 250 gram.
1,5 lon gạo trắng ( cũng có người dùng gạo lức nhưng do có màu đen chim ít ăn)
1,5 lon đậu xanh
1 lon đậu nành
1/2 lon đậu phộng
100 – 150 gram đường vàng ( đường này là đường cát vàng,hay dùng kho cá để có màu ).Đường vàng giúp chim lên lửa nhanh hơn.
20 lòng đỏ trứng gà + 4 lòng trắng đánh nhuyễn ( có trừng gà ta thì càng tốt).
300 gram tôm sú nước ngọt,chọn những con nhỏ bằng đầu ngón tay thôi,chứ tôm to nuôi có thuốc không tốt
Tất cả các loại trên (trừ lòng đỏ trứng gà và tôm) cho lên bếp vừa chín tới (tránh đề cháy làm mất chất). Sau đó trộn tất cả hỗn hợp trên rồi cho vào cối sinh tố để xay.
Riêng tôm thì hấp cách thủy cho vừa chín, sau đó cho vào cối sinh tố xay nhuyễn và trộn tất cả hỗn hợp + trứng + tôm lại với nhau để khoảng 30 phút hoặc phơi nắng 15 phút để nguyên liệu thấm vào nhau.
Cách làm : Nếu có máy đùn cám thì dùng máy đùn để tạo hạt, nếu không có thì để dạng bột cũng được (nhưng ăn bột hơi dơ).
Cách sấy thì có thể sấy trên bếp, dùng lò vi ba, phơi nắng. Hoặc hấp cách thủy (tức là cho cám vào 1 nồi nhỏ, nồi nhỏ đỏ lại bỏ trong nồi lớn đựng nước) và hấp cho đến chi cám khô là xong. Nên chú ý châm nước vào nồi lớn không là hết nước, và siêng đảo cám cho nhanh khô. Khi hoàn thành thì để cám cho nguội rồi cho vào hộp để dành cho chim ăn dần (chú ý cho cám khô tránh bị mốc khi bảo quản).
Hỗn hợp trên sẽ ra thành phần khoảng 2kg. Nếu chim nha ít thì chia lại tỉ lệ ít thôi. Và lưu ý quan trọng là không thêm bớt thành phần nào nữa. Cám này dùng đa số ở miền trung Đà Nẵng, nếu các vùng thời tiết lạnh có thể thêm trứng và tôm. Riêng bản thân mình thì mua cho chim ăn, làm thấy rắc rồi và nhiều khi không đều tay ảnh hưởng đến chim.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Công Thức Làm Cám Chào Mào trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!