Xu Hướng 5/2023 # Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Chim Yến Hót # Top 14 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 5/2023 # Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Chim Yến Hót # Top 14 View

Bạn đang xem bài viết Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Chim Yến Hót được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chim cảnh hay bất kỳ vật nuôi nào cũng cần sự quan tâm chăm sóc thì mới đạt được thành quả . Yến hót cũng ko nằm ngoại lệ , bạn hiểu nó , quan tâm chăm sóc nó đúng cách thì bạn sẽ sớm có con chim ưng ý : Chim yến thể trạng yếu hơn so với các loại chim rừng khác , do thời gian được con người thuần hóa khá lâu và quen với môi trường sinh sản trong nhà thế nên mất dần bản năng sinh tồn , bị xổng ra thì tỷ lệ sống là rất thấp . Chính vì thế ta cần chăm sóc cẩn thận hơn so với các loại chim rừng khác .

Để nuôi tốt và sinh sản thành công thì điều đầu tiên ta phải cách ly được chúng với các loài thiên địch của nó . Đó là Kiến , Muỗi , Mèo , Chuột , Thạch thùng . Với mèo và chuột thì ta ko phải bàn nhiều nữa vì ai đã từng nuôi bất kỳ loài chim gì thì ko bao giờ hết cảnh giác với 2 loài này . Do thức ăn của Yến có trứng ( ở cám trứng , và trứng tươi bổ xung hàng ngày ) thế nên chúng là nơi thu hút rất nhiều kiến tới kiếm ăn dẫn đến chim bị cắn oan è tử vong . Muỗi đốt thì Yến ko chết ngay , khi bị đốt vào chân thì dễ dẫn đến hỏng móng , chân sưng to , chân chim co lên , đau đớn , đực ko hót mái ko đẻ è lâu ngày ko được chữa trị chim suy ( Yến Suy thì chưa có cao nhân nào cao tay trị được ) Thạch thùng : loại này là a e hay chủ quan ko để ý đến , vì với chim rừng thì bọn này mà bén mảng đến thì bị xơi tái ngay , nhưng Yến hiền hòa , nên đây là cơ hội cho thạch thùng nằm đáy lồng , đứng cạnh lồng ăn các con bọ , chim yến sơ ý mà lại gần bị thạch thùng đớp thì dẫn đến hiện tượng chim đau , bỏ ăn , xù lông , yếu , nếu bị cắn vào chân thì chỉ có phẫu thuật thì con chim mới trở lại bình thường đc .

Nếu chim quen ăn ngon mà ta giảm độ ngon xuống thì khả năng chim xuống cũng khá cao . Thế nên a e lưu ý : Đủ và đều . Chim mới tách ổ hay chim thay lông thì a e lưu ý chúng 1 chút , tăng lượng đạm cho con chim có sức đề kháng tốt = cách tăng lượng trứng vào bữa ăn hàng ngày , hoặc cho ăn theo nhu cầu , để con chim có thể đủ lực .

Giai đoạn chim thay lông cũng là giai đoạn quyết định đến yếu tố hay dở , mầu sắc của con chim . Nếu chăm tốt thì lực con chim mạnh , chim đực nhanh căng , hót dài , mái đẻ sai . Còn về mầu sắc đối với các loài cần carotein như Hồng , agate … thì đây là khoảng thời gian thích hợp để tăng cường các loại rau ( cà rốt , cải chip ) , Cám ( sử dụng gấc ,tăng lượng trứng trong cám để cám thơm quyến rũ chim ăn nhiều )

Lồng trại vệ sinh sạch sẽ , Cái này cũng ko phải bàn nhiều vì đơn giản khỏe như Trâu mà vệ sinh chuồng trại ko sạch sẽ thì cũng sớm đi vào lò mổ .

Đối với yến vệ sinh chuồng trại sạch sẽ giúp chân con chim tránh được về bệnh sưng chân , viêm chân , tránh bị ăn phải thức ăn bẩn dưới đáy lồng chim sẽ hạn chế bị tiêu chảy , lông chim ko bị dính phân bẩn bẩn làm mất đi vẻ đẹp kiêu sa của loài yến .

Chia Sẻ Cách Nuôi Chim Chích Chòe Lửa Khỏe Mạnh Hót Hay

Cách nuôi chim chích chòe lửa

Cách nuôi chim chích chòe lửa bổi

Nuôi chim chích chòe lửa thích ăn cào cào, châu chấu, trùn dế, sâu gạo và đậu phộng trộn trứng. Trường hợp chim không biết ăn bột đậu phộng ta trộn chung bột và sâu cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.

Muốn chim hót căng, ta có thể nuôi thêm một con chim mái, nhưng tránh cho chúng nhìn thấy nhau. Chim trống chỉ cần nghe tiếng khẹt khẹt cạch cạch xuỳ của chim mái là nó sẽ hót ngay. Ngoài ra chế độ ăn uống của chim đúng tiêu chuẩn và đầy đủ cũng khiến chim sung căng lửa và siêng hót. Ngoài ra siêng cho chim nghe băng tiếng sáo, âm nhạc…để chim tập hót mỗi ngày, sẽ giúp cho chim học tập thêm nhiều giọng hót mới hay hơn.

Một con chim chích chòe lửa đẹp cần hội tụ 4 yếu tố “Dáng, Thanh, Sắc, Bộ”:

+ Thanh: Giọng hót to khỏe chim thường xuyên thay đổi giọng khi hót, để lựa đươc những em hót giọng to thì bạn nên chọn những em có khóe muỗi thông xuốt (ngồi bên này có thể nhìn xuyên qua khóe muỗi ở phía bên kia) …..

+ Sắc: Lông phải ôm sát, màu lông phải sắc và bóng mượt ….

+ Bộ (Đây là yếu tố quyết định chim bạn có tài hay không): Chim ngoài yếu tố siêng hót và đổi giọng liên tục thì cũng cần phải đánh đuôi và chạy cầu liên tục….

Chia Sẻ Cách Nuôi Chòe Than Hót Múa Cho Người Mới Tập Chơi Chim

Chích chòe than là giống chim có thân hình nhỏ nhắn, bộ lông mượt mà hai màu đen trắng cùng chiếc đuôi dài luôn thẳng đứng khi kiếm ăn. Giọng chòe than rất hay, vô cùng đặc trưng, không thể lẫn với những giống chim khác. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách nuôi chòe than hót múa.

Điểm đặc biệt của chòe than hót múa

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu cách nuôi chòe than hót múa thì bạn cũng cần phân biệt chòe than hót múa với những loại chòe than khác qua những điểm đặc biệt sau. Không phải cứ là hót múa thì chim không thể đá được.

Khi cho chòe than hót múa gặp đối thủ, chúng sẽ “trổ tài” vừa hót vừa múa của mình. Thông thường giống chòe than này có từ 2-3 mùa trở lên. Song, giống hót múa lại khó nuôi ở chỗ là chúng thường lạ cội mới.

Hướng dẫn cách nuôi chòe than hót múa

Chọn giống chòe than hót múa

Chòe than không như những giống chim khác, để tìm được một chú có giọng hát chắc khỏe lại còn biết nhảy múa thì khâu chọn giống vô cùng quan trọng. Nếu bạn là người vừa bắt đầu tập chơi chim thì cách nuôi chòe than hót múa dễ nhất khi chọn giống là chú ý vào những đặc điểm sau:

Đầu chim phải tròn, hay còn gọi là đầu bi;

Cổ thắt;

Chim dài đòn;

Chân cao;

Đuôi dài và bản đuôi to, có thể xòe hết cỡ.

Thêm vào đó, vào thời điểm chim bắt đầu ghép đôi thì chúng rất dễ tìm chim mái để bắt cặp. Có không ít người mua đã bị nhầm lẫn, vì chỉ cần thấy bóng dáng con mái thì chòe than sẽ phô bày khả năng hót múa điêu luyện của mình nhưng khi không còn bóng dáng con mái thì chúng lại không hót múa nữa. Vậy nên hãy kiểm tra trước khi mua, bằng cách mang chim đến gần những con khác, nếu chim không chụp, không xù và cũng không ra giữa cầu hót thì chứng tỏ con đó không biết hót múa.

Nên ưu tiên chọn chơi những con chim Chuyền và Con thay vì chọn mua chim Bổi thuần. Mặc dù Bổi có giọng rất hay nhưng khi xòe đuôi múa thù góc đuôi không rộng bằng chim Chuyền và Con. Khi đấu thì Bổi chỉ chớp đuôi chứ không xòe rộng bản, đây cũng là yếu điểm nếu chọn nuôi Bổi để thi đấu hát múa.

Thói quen tắm nắng mỗi ngày

Chích chòe than luôn cần được tắm nắng mỗi ngày với lượng thời gian vừa đủ. Nếu không cho chim tắm nắng hay tắm quá nhiều thì chim sẽ bị mệt, ủ rũ cả ngày. Mặt khác, sự thay đổi thời tiết quá đột ngột chẳng hạn như nhiệt độ quá cao hay mưa quá nhiều cũng làm cho chim yếu ớt, vì vậy người nuôi chim cần phải đặt lồng nơi thoáng mát, kịp thời treo áo lồng.

Bên cạnh tắm nắng thì chim cũng cần được tắm nước. Khi nào có thể tắm nước cho chòe than? Khi đã thấy chim non cứng cáp, có thể nhảy nhót và đã bắt đầu tập mổ khi thấy tay người. Khoảng thời gian lý tưởng cho chim tắm nước là 10 đến 12 giờ trưa, chim sẽ tự lấy dầu ở bầu phao để rỉa lông của mình để có một bộ lông mượt mà. Cứ cách ngày cho chim tắm nước một lần. Nhưng cũng không nên ép chim tắm vì sẽ làm cho chúng sợ nước.

Cho chòe than hót múa ăn đủ chất

Những món khoái khẩu của chòe than là kiến, sâu bọ, trùng, châu chấu, sâu quy, cào cào… Với cách nuôi chòe than hót múa chính hiệu thì chỉ nên cho ăn cào cào. Thời gian biểu cho ăn như sau: sáng cho ăn từ 50-60 con cào cào, chiều ăn thêm trứng kiến rồi cho phơi nắng khoảng 1 giờ đồng hồ.

Bên cạnh thức ăn là côn trùng, sâu bọ thì bạn cũng nên bổ sung cho chòe than cám, như thế sẽ đảm bảo đủ dưỡng chất. Chòe than hót múa chỉ dùng loại cám Bình Dương. Và đặc biệt chế độ dinh dưỡng của chòe than hót múa sẽ không có sâu khô như khi nuôi những loại chòe than khác. Có thể cho chim ăn sâu tươi, mỗi tuần chỉ 1 cóng nhỏ.

Bạn cũng có thể tự tay trộn cám cho chòe than hót múa theo công thức sau:

Nguyên liệu gồm: 200gr đậu phộng tươi, 100gr tép trứng tươi (có thể thay bằng tôm), 10gr lòng đỏ trứng gà.

Rang đậu phộng bằng lửa nhỏ rồi bỏ lớp vỏ, xay nhuyễn. Sau đó lót giấy để rút dầu bớt khỏi lượng đậu vừa rang. Tép tươi rửa sạch để nguyên vỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, xay tép cùng với 5 lòng đỏ trứng gà. Sau khi tép được xay nhuyễn thì cho vào trộn với đậu đã được rút dầu, cho tiếp 5 lòng đỏ trứng còn lại, trộn hỗn hợp cho thật đều.

Chọn lồng và vệ sinh lồng

Khi nuôi chòe than thì vấn đề lồng nuôi cũng không cần quá cầu kỳ, chỉ cần chọn một chiếc lồng không quá rộng, đường kính đáy khoảng 30 phần. Thế nhưng lồng chim phải luôn được vệ sinh cho sạch sẽ. Như đã nói thì không được cho chim ăn thức ăn đã hỏng, ẩm mốc, vì vậy khi cho ăn chỉ nên đổ một lượng vừa phải, khi nào ăn thì mới trộn sâu với đậu phộng, trứng.

Phải tắm cho chim vài ngày một lần, chim được tắm đúng cách và đều đặn thì sẽ phòng ngừa được khả năng bị các loại bệnh. Đây cũng là cách nuôi chòe than hót múa thành công, chim được tắm sẽ hát hay hơn, siêng hát hơn và giọng cũng sẽ lảnh lót hơn rất nhiều.

Thời gian hợp lý để vệ sinh lồng chim là cách 1 ngày, mốc thời gian này cũng trùng với lịch tắm cho chim, bạn có thể thực hiện hai việc cùng lúc để không phải bỏ sót công đoạn nào. Khi vệ sinh, hãy dọn phân, rửa máng thức ăn và nước uống. Để giúp cho chim dạn hót và hót hay thì nên thường xuyên mang lồng đến những câu lạc bộ để giao lưu với chim của những người khác.

Chia Sẻ Cách Nuôi Chim Họa Mi Bổi

Chim họa mi bổi sống quen với môi trường hoang dã

Trước tiên, chim họa mi bổi là những chú chim mới được đưa từ rừng về, chúng đã có một thời gian dài sinh sống và trưởng thành với môi trường tự do của rừng núi. Chúng chưa bao giờ tiếp xúc với con người, vì vậy khi mới được đưa về, chim họa mi bổi rất hoảng sợ và nhút nhát. Bạn phải rất cẩn thận khi nuôi chim họa mi bổi.

Bước đầu sau khi đưa chim về bạn chuẩn bị chiếc lồng phù hợp để thuần hóa chim họa mi bổi. Chiếc lồng này chỉ nên nhỏ nhắn vừa để cho chim có thể xoay người, có thể sử dụng loại lồng thổ dân tộc hoặc mẫu lồng giả côn minh size 30 -32-34. Vì như đã nói ở trên, chim bổi rất hoảng loạn và sợ hãi, dùng lồng kích thước nhỏ để hạn chế chim nhảy loạn xạ, gây toác mỏ, gãy cánh hoặc có thể tử vong. Kinh nghiệm được chia sẻ là : ở giai đoạn đầu này, người nuôi nên phủ áo lồng và treo chim ở nơi yên tĩnh hạn chế tiếp xúc với con người. Tùy theo tính cách của từng con chim bạn có thể để hé lồng ít hay nhiều.

Thêm vào đó là thức ăn cho chim, với cách nuôi họa mi bổi, bạn nên cho chim ăn những thức ăn tự nhiên vốn quen thuộc mà chúng hay ăn khi sống trong tự nhiên hoang dã như côn trùng, dế, sâu, cào cào.. bởi vì họa mi là giống ương ngạnh, chúng thà chịu đói chịu khát rồi chết chứ không chịu tới cóng để ăn tấm rang trộn trứng. Dần dần sau một thời gian người nuôi nên tập cho chim họa mi ăn cám, gạo hay trứng gà; Chỉ nên hé lồng nhỏ xíu đủ cho chim ăn và tập cho chúng quen với chủ, và thói quen khi chủ tới là chúng có thức ăn. Kiên trì khoảng 6 tháng tới 1 năm thì chim họa mi bổi sẽ dạn hơn.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng một con chim họa mi mái đã được thuần để “ấp” chim đực hoặc ngược lại, để cho chim bổi bớt hoảng sợ trong giai đoạn đầu. Cách “ốp đực” rất đơn giản, bạn chỉ cần treo chim mái đã được thuần cạnh chim đực hay ngược lại, mở hé lồng chim để chúng nhìn thấy nhau. Theo độ hấp dẫn và thu hút của loài giống, sẽ khiến cho chim họa mi bổi quên hoảng sợ, nhanh được thuần và nhanh quen với cuộc sống trong lồng hơn. Tuy nhiên, bạn tuyệt đối không nên dùng chim họa mi đực đã được thuần với chim họa mi đực bổi bởi vì chim họa mi là loài có tính hiếu thắng, ganh đua và cạnh tranh nhau, phân chia địa bàn trong tự nhiên, vì thế dùng chim họa mi đực thuần bởi đực bổi sẽ bị phản tác dụng.

Nếu như ở giai đoạn ban đầu, người chủ nuôi chỉ tiếp nước và thức ăn cho chim trong lồng nhỏ thì ở giai đoạn kế tiếp , khoảng từ 2 tới 3 tháng sau, bạn phải tập cho chim những thói quen và phản xạ khi chúng sống ở trong lồng lớn hơn. Chăm sóc chim họa mi bổi nên có lịch trình đều dặn hàng ngày, từ việc thay nước, cho ăn, mở áo lồng… sau một thời gian được chăm sóc như vậy sẽ tạo cho chim họa mi bổi những phản xạ có điều kiện phù hợp với môi trường sống mới trong lồng.

Chuẩn bị một chiếc lồng nhỏ xinh khi thuần chim họa mi

Ngoài việc cung cấp thức ăn đủ chất dinh dưỡng và tạo không gian yên tĩnh, người nuôi cũng nên chú ý cho chim tắm nắng và tắm nước. Tắm nắng để cung cấp vitamin D và tạo bộ lông mượt mà ấp áp. Tắm nước là thói quen của chim họa mi trong tự nhiên, chúng rất cẩn thận và thử nước trước khi tắm, tuy nhiên chim họa mi tắm rất nhanh, chỉ với vài phút. Càng được tắm nhiều, bộ lông chim càng được mướt mát, tươi tắn, và sức khỏe của chim cũng khá hơn.

Trong quá trình chăm sóc chim họa mi bổi, bạn nên hành động nhẹ nhàng, tỉ mỉ và kiên nhẫn. Có thể bạn sẽ thất bại trong những lần đầu thuần chim họa mi bổi nhưng qua một quá trình tự bản thân người nuôi sẽ rút ra được những kinh nghiệm về cách nuôi họa mi bổi.

Trong thời gian sau khi chim đã dạn, người nuôi vẫn nên trùm lồng kín cho chim vào ban đêm. Dù chim họa mi là loại có sức khỏe và đề kháng tốt nhưng chúng vẫn dễ trúng gió lạnh dẫn tới tử vong.

Tóm lại, việc chăm sóc và thuần một chú chim họa mi bổi rất vất vả và người nuôi mất rất nhiều thời gian theo đó là sự tỉ mỉ và kiên trì. Nếu bạn là một người thật tâm huyết với chú chim của mình, nhất định khi trải qua một thời gian chăn sóc thì chú họa mi sẽ cất cao tiếng hót mỗi ngày. Tuy sẽ mất thời gian dài từ 6 – 8 tháng, cũng có thể là một năm tùy từng con chim, nhưng cuối cùng bạn sẽ thực sự cảm nhận được sự thú vị trong quá trình thuần hóa chim họa mi và hạnh phúc khi được thưởng thức tiếng chim hót mỗi ngày.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chia Sẻ Cách Chăm Sóc Chim Yến Hót trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!