Xu Hướng 12/2023 # Chi Phí Đầu Tư Nuôi Chim Yến Là Bao Nhiêu? # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chi Phí Đầu Tư Nuôi Chim Yến Là Bao Nhiêu? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tùy từng người có điều kiện kinh tế khác nhau, tùy từng vùng miền có điều kiện khí hậu khác nhau, ta có thể xây dựng những căn nhà nuôi yến khác nhau vừa phù hợp với điều kiện khu vực đó, vừa phù hợp với túi tiền của mình, mà vẫn bảo đảm được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật( nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm…..) Xây dựng nhà yến đúng kỹ thuật chắc chắn trên 95% sẽ thành công. Ngược lại xây dựng không đúng kỹ thuật chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn.

– Tùy từng người có điều kiện kinh tế khác nhau, tùy từng vùng miền có điều kiện khí hậu khác nhau, ta có thể xây dựng những căn nhà yến khác nhau vừa phù hợp với điều kiện khu vực đó, vừa phù hợp với túi tiền của mình, mà vẫn bảo đảm được đầy đủ các yếu tố kỹ thuật( nhiệt độ , âm thanh, ánh sáng, độ ẩm…..) Xây dựng nhà yến đúng kỹ thuật chắc chắn trên 95% sẽ thành công. Ngược lại xây dựng không đúng kỹ thuật chắc chắn sẽ thất bại hoàn toàn.

Các bước để tiến hành xây dựng một căn nhà nuôi chim yến.

– Khảo sát: Khảo sát tính khả thi tại địa điểm bạn dự định xây nhà yến. Tư vấn hướng xây dựng tối ưu nhất ( về chi phí nhà yến, diện tích nhà yến, độ cao nhà yến, vật tư nhà yến,…) – Lên bản vẽ – thiết kế nhà nuôi yến ( 80.000đ/m2), ký hợp đồng xây dựng phần thô. Nếu các bạn tự xây dựng, đơn vị xây dựng sẽ hướng dẫn và giám sát kỹ thuật xây nhà yến với chi phí là 130.000đ/m2. – Xây nhà nuôi chim yến theo tiêu chuẩn hiện nay và công nghệ Malaysia. Và kết hợp thiết bị nuôi yến sẵn có tại Việt Nam. Điều này nhằm giảm giá thành khi xây dựng nhà yến mà vẫn đảm bảo cho nhà yến thành công.

Về vấn đề nuôi yến ở các tỉnh thành từ Huế, Đà Nẵng trở vào miền Nam và một số tỉnh Duyên Hải Miền Trung, Miền Đông Nam Bộ và miền Tây là rất tiềm năng vì có điều kiện khí hậu trong lành cùng nhiều ao hồ, đồng ruộng, cây cao cây thấp cùng với bờ biển dài là điều kiện phù hợp phát triển nghề nuôi chim yến về lâu dài.

Tại các khu vực trên muốn xây nhà nuôi yến là rất khả thi và là khu vực có nhiều chim sinh sống. Đó là điều kiện cần để làm nhà nuôi yến. Tuy nhiên mô hình nuôi chim yến không như những mô hình nuôi các con vật khác, càng về sau cần phải cải tiến về mọi mặt cho nhà yến như:kỹ thuật xây thô, thiết kế phòng phù hợp theo từng thời kỳ, cải tiến công nghệ cũng như tối ưu các hệ thống thiết bị trong nhà yến. Tạo môi trường an toàn, lành mạnh trong nhà yến. Tạo cảm giác tin tưởng cho chim yến định cư-làm tổ-tăng bầy đàn. Các nhà đầu tư nên thận trọng khi quyết định chọn nhà cung cấp kỹ thuật công nghệ nuôi chim yến. Không nên vì giá rẻ mà chọn lựa. Và càng không nên chọn những kỹ thuật có một vài nhà yến thành công rồi ” ra nghề” làm kỹ thuật. Kỹ thuật cần phải biết tiếp thu cái hay cái mới.

Chi phí xây dựng nhà yến là bao nhiêu?

– Khảo sát: Đơn vị xây dựng nhà yến sẽ khảo sát tính khả thi tại địa điểm bạn dự định xây dựng nhà yến. Tư vấn hướng xây dựng tối ưu nhất ( về chi phí nhà yến, diện tích nhà yến, độ cao nhà yến, vật tư nhà yến,…) – Lên bản vẽ – thiết kế nhà nuôi yến ( 80.000đ/m2), ký hợp đồng xây dựng phần thô. Nếu các bạn tự xây dựng, đơn vị sẽ hướng dẫn và giám sát kỹ thuật xây nhà yến với chi phí là 130.000đ/m2. – Xây nhà nuôi chim yến theo tiêu chuẩn hiện nay và công nghệ Malaysia. Và kết hợp thiết bị nuôi yến sẵn có tại Việt Nam. Điều này nhằm giảm giá thành khi xây dựng nhà yến mà vẫn đảm bảo cho nhà yến thành công. – Lắp đặt các hệ thống và trang thiết bị bên trong nhà yến theo tiêu chuẩn công nghệ Malaysia kết hợp tình hình điệu kiện khí hâu, môi trường tại Việt Nam,với giá như sau: 1.000.000đ/m2 và thanh làm tổ là gỗ bạch tùng của Việt Nam. 1.200.000đ/m2 với thanh làm tổ là gỗ Meranti của Malaysia. 1.400.000 -1.600.000 đ/m2 đối với các tỉnh Miền Bắc và Bắc Trung Bộ 1.600.000đ/m2 với thanh làm tổ là đá Grannit.

Thông thường với người xây nhà yến chúng ta cần sử dụng các dịch vụ có chi phí như sau:

1.THỬ CHIM YẾN – khảo sát tính khả thi trước khi đầu tư: giá 2.000.000 vnđ/ 1 ngày ( phí này sẽ hoàn lại nếu sau này ký kết hợp đồng hợp tác)

Chi phí xây thô = (Đơn giá/m2 sàn) x diện tích sàn

Chi phí kỹ thuật = (Đơn giá/m2) x diện tích nhà

Chi phí trọn gói A – Z = (Đơn giá/m2) x diện tích nhà

Trong đó:

Trọn gói xây thô 2.500.000 – 2.700.000/m2 sàn.

Trọn gói kỹ thuật 1.000.000 – 1.200.000/m2.

Trọn gói A – Z: 3.800.000 – 4.000.000 /m2.

Lưu ý: Dưới 100m2 vẫn tính là 100m2.

3.TƯ VẤN, THIẾT KẾ, THI CÔNG NHÀ YẾN ( Không trọn gói) Giá 20.000.000 vnđ/ 100m2 ( Trên 500m2 giá 180.000 đồng/m2, trên 1.000m2 giá 160.000 đồng/m2)

Chi Phí Xây Dựng Nhà Cấp 4 Nuôi Chim Yến Giá Bao Nhiêu?

Trong khi đó, chim yến lại là loài chim thích làm tổ tại các hang động có diện tích lớn. Hơn nữa, chúng lại thích bay lượn. Do đó, mô hình nhà yến cấp 4 này cần phải được xây dựng trên một diện tích rộng lớn, tối thiểu phải đạt 100 m 2 . Đồng thời, chúng không gặp rào cản về các công trình xây dựng có độ cao hay vướng nhiều cây xanh. Ngoài ra, nhà phải đảm bảo đặc điểm thoáng khí, không lọt sáng cũng như mùa nắng không nóng, còn mùa mưa không ồn. Việc phân chia, ngăn phòng, bố trí thanh làm tổ phải hợp lý, khoa học.

Và ở Việt Nam hiện nay, mô hình nhà yến cấp 4 được xây dựng chủ yếu bằng gạch, bê tông cốt thép. Các vật liệu này phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu của nước ta. Hơn nữa, độ bền của mô hình này lại lớn, tuổi thọ cao, đảm bảo được các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm trong nhà nuôi yến.

Chi phí xây nhà yến cấp 4 Chi phí xây dựng phần thô nhà yến

Chi phí xây dựng nhà nuôi yến phần thô sẽ tính dựa trên kích thước diện tích mà bạn muốn xây dựng. Và chắc chắn, diện tích càng lớn thì chi phí xây dựng sẽ càng cao.

Phần xây dựng này, bạn có thể tự thuê nhân công hoặc thuê trọn gói cho đơn vị cụ thể. Tùy từng địa phương cũng như sở thích, yêu cầu của chủ nhà mà mức giá đưa ra sẽ khác nhau.

Thông thường, mức giá trọn gói mà các nhà thầu đưa ra thường dao động trong khoảng 2.500.000 đồng/m 2 . Chi phí này đã bao gồm tiền công thợ, bạn sẽ có được một phần thô của ngôi nhà nuôi yến đúng như theo bản vẽ thiết kế kỹ thuật. Như vậy, với diện tích xây nhà yến thấp nhất là 100m 2 , chúng ta có thể dễ dàng tính toán được mức chi phí tối thiểu bạn cần chuẩn bị cho giai đoạn này khi thuê trọn gói là 250.000.000 đồng .

Còn nếu bạn chọn việc tự thuê thợ về làm thì bạn chắc chắn phải có sự am hiểu về xây dựng. Khi chọn phương án này, bạn cần tính toán và quản lý nhiều vấn đề hơn hẳn. Tiền nhân công ở các tỉnh khoảng 200.000 – 250.000 đồng/ngày, thợ phụ khoảng 180.000 – 200.000 đồng/ngày.

Các chi phí vật tư như xi măng, cát, thép,… sẽ tùy thuộc theo thị trường tại thời điểm bạn xây dựng. Nhưng nếu bạn biết tính toán, tự điều hành thì chi phí xây nhà yến cấp 4 sẽ giảm bớt đi phần nào so với việc thuê trọn gói.

Khi đã xây dựng xong phần thô nhà yến cấp 4, kế đến gia chủ sẽ tiến hành tới phần kỹ thuật yến. Đây là phần quan trọng, ảnh hưởng rất lớn tới việc nuôi yến và hiệu quả đầu tư. Do đó, nếu không phải dân trong nghề, rành về kỹ thuật thì bạn nên nhờ tới người kỹ thuật yến. Họ sẽ thay bạn lên bản vẽ cũng như giám sát quá trình xây dựng nhà nuôi yến, thi công cuối để đi vào hoạt động.

Thông thường, kỹ thuật yến này sẽ được tính dựa trên m 2 . Mức giá phổ biến hiện nay trên thị trường là 900.000 – 1.000.000 đồng/m 2 với thanh gỗ làm từ gỗ bạch tùng. Còn nếu làm từ gỗ Meranti thì mức giá sẽ là 1.200.000 đồng/m 2 .

Như vậy, dựa trên diện tích thực tế căn nhà của mình, bạn sẽ tính được chi phí cho khâu này sẽ mất:

Chọn gỗ bạch tùng: 900.000 – 1.000.000 x diện tích nhà.

Chọn gỗ Meranti: diện tích nhà x 1.200.000.

Như vậy, chi phí xây dựng nhà yến cấp 4 tuy thấp hơn khá nhiều so với nhà yến 2, 3, 5 tầng nhưng chúng cũng là một con số không hề nhỏ. Bạn cần chuẩn bị ít nhất khoảng 350.000.000 đồng trở lên.

Một nhà nuôi yến thành công là sự kết hợp nhiều yếu tố đúng với nhau. Làm đúng ngay từ đầu sẽ tạo tiền đề tốt cho sự thành công sau này. Nếu còn điều gì cần tư vấn, bạn hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0899 79 29 79 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Chi Phí Xây Nhà Yến 100M2 Hết Bao Nhiêu Tiền?

Thị trường hiện nay rất nhiều công ty xây dựng với kỹ thuật thi công tiên tiến khác nhau, mỗi bên đều có quy trình thi công cũng như vật liệu xây nhà yến khác nhau. Tùy theo nguồn vốn bạn có, hay vào vùng miền có khí hậu khác nhau thì những căn nhà yến sẽ được thiết kế khác nhau cho phù hợp với điều kiện kinh tế.

Xây nhà nuôi yến đúng kỹ thuật thì tỷ lệ chim yến sẽ vào ở là rất cao và chắc chắn các bạn sẽ thành công. Nếu biết đầu tư xây dựng năm đầu tiên nhà nuôi yến sẽ đạt từ 100 đến 200 con là thành công rực rỡ, số lượng thực tế còn tùy thuộc vào vị trí địa lý nơi đặt nhà, coi như chúng ta đã thành công bước đầu tiên, chuyển sang kỹ thuật tiếp theo để nhà chim phát triển bầy đàn số lượng lớn, thu hồi vốn nhanh và sinh lời.

1.Các bước tiến hành đầu tư xây dựng nhà nuôi yến

Loài chim yến ở nước ta hiện nay sinh sống hầu hết khắp khu vực miền trung đi vào các tỉnh miền đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ… những nơi này đều có mật độ chim yến cao, có thể xây dựng nhà nuôi yến đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trước khi bắt tay vào xây dựng nhà nuôi yến các bạn cần chú ý các bước sau cũng như tổng chi phí xây nhà yến là bao nhiêu để chuẩn bị ngân sách cho phù hợp.

Thứ nhất: Khảo sát địa điểm, vị trí chuẩn bị xây nhà nuôi yến xem nơi đây có nhiều hay ít chim yến sinh sống, có đáng để đầu tư không. Đây là bước rất quan trọng, là tiền đề để bước tiếp những bước tiếp theo, nếu vị trí bạn xây dựng mà không có hay quá ít chim yến thì việc bạn thu hút nhiều chim yến về nhà rất khó thực hiện được, đầu tư sẽ thành công cốc.

Thứ hai: Khảo sát thực tế các nhà nuôi yến trước đó của công ty mình lựa chọn xây dựng để xem xét đánh giá hiệu quả của những nhà yến đã được xây dựng trước đó hiệu quả như thế nào, nghe trực tiếp ý kiến khách quan về chất lượng và hiệu quả đầu tư của các chủ đầu tư trước đó. Từ đó chúng ta mới có được cái nhìn tổng quan, đánh giá được năng lực của công ty đó.

Thứ tư: Thi công và giám sát thi công.

Thứ năm : Lắp đặt kỹ thuật, chạy thử nhà nuôi yến.

Thứ sáu: Đưa công trình vào sử dụng, bảo hành, bảo trì công trình định kỳ.

Lưu ý hiện nay rất nhiều nhà nuôi yến sau vài năm hoạt động không đạt hiệu quả, do lỗi kỹ thuật dẫn đến thất bại trầm trọng chủ yếu do chủ đầu tư tự đi mua vật tư thiết bị về làm, kỹ thuật xây dựng và lắp đặt sao chép từ những nhà yến tương tự, kỹ thuật về cả âm thanh, mùi bầy đàn,… hầu như đều không ổn. Việc sửa chửa đi sửa chữa lại như này rất tốn kém tiền bạc và mất rất nhiều công sức so với việc thuê tư vấn, kỹ sư chuyên nghiệp thiết kế chuẩn cho ngôi nhà ngay từ đầu. Có thể một căn nhà nuôi yến bạn tự làm sẽ giảm được vài chục triệu tiền thuê tư vấn trước mắt nhưng cái vô hình sau này bạn mất đi bạn không thể lường trước được về cơ hội niềm tin và gánh nặng chi phí tiền bạc do hỏng hóc, sửa chữa, sai về kỹ thuật căn bản.

2.Các gói chi phí xây nhà nuôi yến tùy theo nhu cầu

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều công ty báo giá chi phí xây nhà nuôi yến với các gói giá khác nhau, thông thường có 3 gói dịch vụ thiết kế thi công nhà yến trọn gói tùy theo khu vực, vùng miền khác nhau sẽ có báo giá khác nhau như sau:

Gói 1: Thi công xây dựng nhà nuôi yến trọn gói từ 3.000.000 đồng/m2 đến 3.350.000 đồng/m2.

Gói 2: Thi công trọn gói thiết bị nhà nuôi chim yến từ 900.000 đồng/m2 đến 1.200.000 đồng/m2.

Gói 3: Thi công lắp đặt thiết bị nhà yến (với thiết bị gia chủ tự mua): 25.000.000 đồng/sàn 100m2 (dưới 100m2 vẫn tính là 100m2).

3.Chi phí gia cố móng nhà nuôi yến

Hiện nay những nhà nuôi yến thường được xây dựng tại nơi đất nông nghiệp mềm, chúng ta cần gia cố móng để nhà kiên cố chắc chắn, ngăn chặn nguy cơ bị sạt lún, nứt tường nhà, gây giảm tuổi thọ của nhà. Thường có 3 phương pháp gia cố được sử dụng.

Đóng cọc cừ tràm: Một số khu vực đất tốt có thể sử dụng giải pháp móng đơn hay móng băng. Giá cừ tràm không thấp, khoảng 18.000 đồng 1 cây 5m, nhưng phải đào sâu đến 1,8 – 2,2m dễ ảnh hưởng đến công trình lân cận.

Cọc nhồi: Quy trình thi công là khoan tạo lỗ sau đó đặt lồng thép rồi đổ bê tông trực tiếp vào. Cọc thường có đường kính từ 30 – 40 cm, giá khoảng 300.000 đồng trên 1 mét dài.

Cọc ép: Cọc vuông bê tông cốt thép đúc sẵn, kích thước trung bình 25x25cm, dài khoảng 11m, giá khoảng 160.000 đồng trên 1 mét cọc.

4.Chi phí xây nhà nuôi yến 2 tầng diện tích 100m2

Công thức tính = Đơn giá (m2/sàn) x Diện tích sàn. Chi phí xây dựng nhà yến 2 tầng diện tích 100m2/sàn (5x20m) sẽ có mức chi phí đầu tư là:

Tiền khảo sát địa điểm: 2.000.000 đồng/ngày ( Phần chi phí này sẽ được hoàn lại 100% khi bạn ký hợp đồng thi công với công ty).

Tham quan nhà yến của công ty: Không mất phí.

Tiền thi công trọn gói nhà nuôi yến sử dụng móng đơn: 3.350.000 x (30 + 100 + 90 + 50 + 10 ) = 938.000.000 đồng

Tiền thi công trọn gói nhà nuôi yến sử dụng móng cọc: 3.350.000 x (50 + 100 + 90 + 50 + 10 ) = 1.005.000.000 đồng. Chi phí này chưa bao gồm phần cọc ép.

Chi phí xây dựng trên chỉ mang tính chất tham khảo vì giá cả sẽ thay đổi tùy vào khu vực, vị trí nhà yến xây dựng cụ thể, bản vẽ thiết kế nhà nuôi yến như thế nào sẽ có mức giá chi tiết thi công khác nhau.

Đầu Tư Nuôi Chim Yến Nên Bắt Đầu Từ Đâu?

Bản chất chim yến là một loại chim hoang dã và chỉ có thể bắt côn trùng khi đang bay chứ không thể nuôi cho ăn giống như gà công nghiệp. Người nuôi yến muốn nuôi được yến cần phải đầu tư kỹ thuật xây dựng và thiết kế để dẫn dụ chim yến vào nhà làm tổ.

Nuôi chim yến là một ngành nông nghiệp tương đối ổn định, mang lại thu nhập cao. Một kg tổ yến thô hiện nay trên thị trường có giá bán lẻ dao động từ 25 đến 35 triệu đồng. Một nhà yến thành công, sau 8 đến 10 năm, có thể mang đến nguồn thu nhập thụ động trên 500 triệu đồng mỗi tháng. Tổng thu nhập từ một nhà yến thành công trong một chu kỳ 20 năm có thể lên đến trên hàng trăm tỷ đồng.

Vậy để đầu tư nuôi yến chúng ta bắt đầu tư đâu?

Để đầu tư nuôi chim yến, chúng ta luôn cần phải chuẩn bị 1 khoản chi phí cho xây dựng và cơ sở hạ tầng kỹ thuật dẫn dụ chim yến.

1/ Chi phí về đất đai:

mua đất, chuyển mục đích sử dụng đất, xin GPXD,…

Để mang lại hiệu quả thì diện tích đất để xây dựng nhà yến tối thiểu là 100m2, kích thước các nhà yến hiện nay được xây dựng ở Việt Nam mang lại sản lượng cao là 5×20 m, 6x21m, 7x15m đến 10x20m, ngoài ra cũng có những nhà yến được đầu tư quy mô lớn như 20x30m hoặc lớn hơn.

Ngoài ra, đặc tính của chim yến thường bay lượn xung quanh nhà yến nên khi xây dựng nhà yến tốt nhất cách xa khu dân cư hoặc nếu không cần có khoảng trống xung quanh cách 10m (không có vật cản) để chim yến bay.

2/ Chi phí xây dựng phần thô công trình:

thường dao động từ 2.000.000 đến 2.500.000 / m2, chưa kể phần móng cọc. Đây cũng là thành phần lớn nhất trong cơ cấu chi phí.

Như đã đề cập ở trên, để đáp ứng kỹ thuật và mang lại hiệu quả nuôi yến tốt nhất. Riêng nhà yến: diện tích sàn tối thiểu là 100m2, chiều rộng tối thiểu là 5m, chiều dài tối thiểu là 20m, chiều cao tối thiểu là 10m (tương đương nhà 1 trệt, 2 lầu và 1 chuồng cu).

Hình thức xây dựng là nhà đúc kiên cố để đảm bảo điều kiện môi trường bên trong cũng như tuổi thọ công trình, đảm bảo nguồn thu nhập bền vững cho nhà đầu tư.

3/ Chi phí kỹ thuật:

bao gồm toàn bộ vật tư, thiết bị, hóa chất trang bị cho nhà yến, phí tư vấn, phí nhân công lắp đặt,…

Thông thường, chi phí này vào khoảng 700.000/m2 đến 1.500.000/m2, tùy vào diện tích lắp đặt, chất lượng vật tư – thiết bị, mô hình kỹ thuật, đơn vị thi công… Việc chọn đúng mô hình kỹ thuật, đơn vị tư vấn – thi công quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của nhà yến.

Chi phí giá sàn trên thị thường có giá là 1.200.000 đồng/ m2 cho mô hình nhà yến từ 300 m2. Diện tích lắp đặt càng lớn thì chi phí kỹ thuật càng giảm và ngược lại.

4/ Chi phí vận hành:

bao gồm điện, nước, internet, nhân công… phục vụ cho nhà yến.

Đặc thù, mô hình nuôi chim yến là một mô hình đã được tự động hóa hoàn toàn, sử dụng ít nhân công, chủ yếu làm công tác kiểm tra định kỳ, thu hoạch và bảo vệ an ninh bên ngoài. Các chi phí này gần như không đáng kể so với tổng chi phí đầu tư cũng như hiệu quả kinh tế mà mô hình này mang lại.

Trong 4 khoản chi phí nêu trên, các khoản 1, 2, 3 là các chi phí cố định, chỉ cần đầu tư một lần từ ban đầu. Như vậy, tổng chi phí đầu tư ban đầu cho một nhà yến khoảng 300m2 sàn nuôi bao gồm:

1/ Chi phí đất đai: 300.000.000 20.55%

2/ Chi phí xây dựng: 800.000.000 54.79%

3/ Chi phí kỹ thuật: 360.000.000 24.66%

Tổng cộng: 1.460.000.000 100.00%

Như vậy là chúng ta đã bước đầu chuẩn bị xong chi phí để xây dựng nhà yến. Tuy nhiên, để nuôi chim yến thành công thì chúng ta cần phải nắm vững kiến thức kỹ thuật nuôi yến.

Những kỹ thuật nuôi chim yến sẽ được chúng tôi đề cập ở những bài viết tiếp theo.

Nuôi Chim Yến Phụng: Chi Phí Thấp, Hiệu Quả Tức Thì

(QNg)- Được một người quen ở Phan Rang giới thiệu về mô hình nuôi chim Yến Phụng, anh Nguyễn Tuấn Cường ở thôn Hiệp Phổ Trung, xã Hành Trung (Nghĩa Hành) đã lặn lội vào tận nơi để học hỏi kinh nghiệm và mua con giống về nuôi. So với một số loài chim khác thì chim Yến Phụng thuộc loại dễ nuôi, ít tốn thời gian, chi phí thấp nhưng hiệu quả kinh tế lại cao.

Vốn là một cán bộ huyện, không có nhiều thời gian nhưng lại thích chăn nuôi, trồng trọt nên khi biết chim Yến Phụng là loài dễ nuôi, ít tốn thời gian, anh Cường liền chọn loài chim này vừa để làm cảnh, lại vừa mang lại hiệu quả kinh tế.

“Tuy chỉ mới bắt đầu nuôi chim Yến Phụng từ đầu năm 2012 nhưng hiệu quả ban đầu từ loài chim này mang lại thật không nhỏ chút nào”, anh Cường cho hay. Chỉ từ 30 cặp chim giống mang từ Phan Rang về đến nay anh Cường đã có được 60 cặp chim giống đủ các màu sắc (xanh, tím, vàng, trắng…). Mỗi tháng 60 cặp chim giống sẽ cho ra đời 120 cặp chim con. Hiện nay giá tại nhà của 1 cặp Yến Phụng từ 120-130 ngàn đồng. Như vậy, mỗi tháng anh Cường thu về trên chục triệu đồng.

Anh Nguyễn Tuấn Cường đang cho chim ăn.

“Yến Phụng là loài chim sinh sản nhanh nên rất dễ nhân giống. Cứ 1 tháng mỗi cặp Yến Phụng bố mẹ cho ra 2 cặp yến con. Sau hơn 1 tháng là có thể tách chim con khỏi chim bố mẹ. Khoảng 3 tháng thì chim con trưởng thành và có thể sinh sản được. Tuy nhiên, chỉ có những con được sinh ra ở đời thứ 2 trở đi mới được chọn làm giống, như thế chim giống mới đảm bảo chất lượng và cho sinh sản tốt”, anh Cường chia sẻ.

Nuôi chim Yến Phụng không cần tốn nhiều thời gian. Mỗi ngày anh Cường chỉ cần bỏ ra 20 phút để quét dọn chuồng trại. Còn thức ăn thì một tuần thay một lần, nước uống cho chim được đựng trong những chai nước khoáng nhỏ, chỉ cần đục một lỗ thật nhỏ dưới nắp chai để chúc xuống là chim có thể tự dùng mỏ để uống. Với cách làm này vừa đảm bảo vệ sinh nước uống cho chim lại vừa đỡ tốn thời gian thay nước.

Theo anh Cường, Yến Phụng rất dễ nuôi, sống hòa thuận, không bao giờ cắn nhau nên việc tổn thất là rất hiếm. Có thể cho chúng ăn gạo, bắp, hạt kê và rau muống, xà lách. Tuy nhiên, thức ăn yêu thích của loài chim này vẫn là hạt kê. Một cặp chim Yến Phụng mỗi tháng chỉ ăn hết 6 lạng hạt kê (giá chỉ 20 ngàn đồng). So với chăn nuôi gia súc, gia cầm thì mô hình nuôi chim Yến Phụng quả là hữu hiệu trong mô hình kinh tế hộ gia đình, anh Cường phấn khởi.

Không tốn nhiều thức ăn, chuồng trại cũng dễ làm, chỉ cần một chuồng dài 1,2m là có thể ngăn thành 3 chuồng (40 x 40 cm) là nuôi được 3 cặp chim. Tổ để cho chim sinh sản cũng chỉ cần làm một hộp gỗ khoảng 15 x 15 cm. Trước khi chuẩn bị cho lần sinh sản tiếp theo loài chim này tự gắp những vỏ trứng của lần sinh sản trước ra khỏi tổ, dọn vệ sinh tổ sạch sẽ nên người nuôi không cần phải tốn thời gian cho công việc này. Ngoài ra, Yến Phụng là loài chim sống theo cặp nên sau khi tách khỏi bố mẹ chim sẽ tự chọn cặp riêng và người nuôi chỉ có việc tách cặp và đưa vào chuồng riêng.

Nói về bí quyết nuôi chim Yến Phụng, anh Cường chia sẻ: “Tuy việc nuôi Yến Phụng đơn giản và ai cũng có thể nuôi được vì đây là loại chim dễ nuôi lại ít bệnh tật nhưng trong quá trình chim đẻ cần phải chú ý một số yếu tố như: Khi chim đẻ thì có trứng được đẻ trước, có trứng được đẻ sau nên cũng sẽ có chim con nở trước, nở sau. Những lúc đó phải ghép chúng theo lứa để nhờ nuôi, tránh tình trạng con lớn nhanh, con còi cọc. Đặc biệt muốn cho chim sinh sản được thì phải cho ăn hạt kê. Nếu cho chim ăn bắp, gạo thì nó vẫn sống khỏe nhưng không sinh sản được”.

Hiện nay thị trường tiêu thụ chim Yến Phụng rất được ưa chuộng, nhiều người mua về làm cảnh vì màu sắc của chúng rất đa dạng, đẹp mắt lại có giọng hót hay. Đặc biệt nếu nuôi chim đẻ thì chúng lại mang lại hiệu quả kinh tế cao.

http://baoquangngai.com.vn/channel/2025/201210/Nuoi-chim-yen-Phung-Chi-phi-thap-hieu-qua-tuc-thi-2191022/

Thanh Niên Đầu Tư Xây Dựng Mô Hình Nuôi Chim Yến Đầu Tiên Tại Hà Tĩnh

Chim yến vốn chỉ có thói quen sinh sống, làm tổ trên những vách đá cao ngoài hải đảo hoặc những hang, động ven biển. Thế nhưng, ở Hà Tĩnh, một thanh niên đã mạnh dạn đầu tư gần 1,5 tỷ đồng làm nhà nuôi chim yến trên núi và đang dụ thành công hàng nghìn con chim yến về sinh sống.

Đó là mô hình nuôi chim yến tại xã Nam Hương (Thạch Hà) của anh Nguyễn Văn Đồng (SN 1986). Tận mắt chứng kiến ngôi nhà 2 tầng với quy mô sàn hơn 300m 2 được xây dựng giữa đồng, với những bức tường 2 lớp, cửa ra vào bịt kín. Trên mái nhà, từng đàn yến chao lượn, vào, ra.

Anh Đồng chia sẻ: “Năm 2009, anh tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp TP. HCM và trở về quê hương lập nghiệp. Sau những năm đầu công việc không thuận lợi, anh nghĩ đến việc khởi nghiệp từ nông nghiệp, vận dụng những kiến thức được học để làm giàu. Đi khảo sát, học hỏi nhiều nơi, anh thấy mô hình nuôi chim yến ở các địa phương khác phát triển, cho thu nhập lớn nên nảy sinh ý tưởng nuôi chim yến tại Hà Tĩnh.

“Năm 2023, sau khi đi xem mô hình ở các tỉnh phía nam, tôi thuê chuyên gia về khảo sát vùng yến tại khu vực vùng núi huyện Thạch Hà, kết quả cho thấy chim yến xuất hiện khá nhiều nên mạnh dạn đầu tư kinh phí làm nhà dẫn dụ yến về ở. Để cách âm, cách nhiệt tốt, nhà phải xây dựng 2 lớp tường, ngoài ra là chi phí công nghệ, thanh gỗ làm tổ, công nghệ dẫn dụ … May rằng, mô hình được Trung tâm chuyển giao KHKT&BVCTVN huyện Thạch Hà hỗ trợ về công nghệ và kỹ thuật nuôi.” Anh Đồng nhớ lại.

Anh kể tiếp, mặc dù trước đây, chim yến thường chỉ sinh sống ở các đảo hoặc vùng ven biển nhưng thực tế yến đi kiếm ăn trên địa bàn khá rộng. “Đất lành chim đậu”, Nam Hương là địa phương có nhiều đồi núi và khe suối nên có hệ sinh thái phong phú, trong lành, thu hút nhiều yến về kiếm ăn. Theo một số kinh nghiệm cho thấy, vùng núi cũng có nhiều loại côn trùng – là thức ăn cho chim – nhiều và tốt hơn vùng biển. Đây có thể cũng là nguyên nhân khiến chim yến về đây sinh sống nhiều.

Đến nay, sau hơn 8 tháng hoàn thành xây dựng, đã có khoảng hơn 1.000 con chim yến về đây làm tổ, sinh sản.

“Tuy nhiên, ở năm đầu, tôi chưa thu hoạch mà tạo không gian tự nhiên tiếp tục dẫn dụ chim yến. Bởi với 300m 2 sàn, nhà nuôi hiện tại có thể làm chỗ cho 10.000 con yến sinh sống. Đến khoảng giữa năm 2023, tôi mới bắt đầu thu hoạch, dự kiến mỗi tháng cho sản lượng từ 3 – 5 kg, giá thành tổ yến thô hiện nay khoảng 25 triệu đồng/kg. Nếu thuận lợi, doanh thu hàng tháng sẽ có thể lên đến gần trăm triệu đồng – anh Đồng tính toán.

Anh Đồng cũng cho biết thêm: “Nghề nuôi yến cũng gặp không ít khó khăn, dù không phải chăm sóc nhưng để chim sinh sản, làm tổ đòi hỏi những quy trình nghiêm ngặt, đặc biệt trong việc khử mùi, tạo độ ẩm trong nhà. Mỗi lần người vào thu hoạch hay thăm nom đều phải xử lý, bởi phát hiện có mùi lạ chim yến sẽ bỏ đi. Nghề nuôi yến cũng cần phải có kiến thức, hiểu tập tính của giống yến cũng như cách phòng thiên địch, bảo vệ đàn yến…

Song, nuôi yến dù chi phí đầu tư ban đầu cao nhưng bù lại không tốn tiền mua con giống hay thức ăn; môi trường tự nhiên trong lành nên dễ phát triển. Mặt khác, các địa phương lân cận như Nghệ An, Thanh Hóa hay Hải Phòng… đã có những mô hình đạt hiệu quả cao nên là cơ sở để tôi quyết tâm đầu tư. Trong khi đó, Hà Tĩnh chưa có mô hình khác nên dễ thu hút chim về làm tổ. Do vậy, hiện tại tôi đang có kế hoạch xây dựng thêm một nhà nuôi yến khác với diện tích, quy mô lớn hơn.”

Dương Chiến – Anh Tấn (báo Hà Tĩnh)

Cập nhật thông tin chi tiết về Chi Phí Đầu Tư Nuôi Chim Yến Là Bao Nhiêu? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!