Bạn đang xem bài viết Chi Lăng: Nguy Cơ Tận Diệt Chim Rừng được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(LSO) – Trước đây, trên bàn huyện Chi Lăng, bẫy chim chỉ được coi là thú vui, chưa được gọi là “nghề”. Nhưng hiện nay, vì lợi nhuận từ những con chim rừng, nhiều người tranh thủ lúc nông nhàn đi bẫy chim. “Nghề” bẫy chim cung cấp ra thị trường món “hàng hóa” đặc thù và mang lại thu nhập tương đối. Và cũng từ đây, chim rừng trên địa bàn huyện Chi Lăng đứng trước nguy cơ bị tận diệt.Anh L.V.H, xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng, một trong những người bẫy chim có kinh nghiệm cho biết: Trước đây, tại những cánh rừng trên địa bàn xã hoặc các xã lân cận có nhiều loại chim, còn bây giờ do giá chim cao, nhiều người đi bẫy, cùng với nhiều loại bẫy như: lồng sập, bẫy dây thòng lọng, bẫy keo dính, ban đêm dùng lưới giăng rồi lùa cả đàn cho mắc lưới… nên các loại chim ngày càng ít đi. Đặc biệt, những loại chim người mua có nhu cầu cao như: khướu, họa mi, sáo, chích chòe lửa… rất hiếm gặp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, riêng trên địa bàn xã Gia Lộc đã có trên 20 người chuyên đi săn bẫy chim rừng. Tình trạng săn, bẫy chim không chỉ ở Gia Lộc mà ở nhiều xã khác trên địa bàn huyện. Việc rao bán cũng rất đơn giản, chỉ cần chụp ảnh đăng trên mạng xã hội như: facebook, zalo sẽ có khách hàng đặt mua hoặc có người đến tận nhà để mua theo số lượng lớn.
Anh Triệu Văn Hiến, một người buôn chim mới vào nghề tại xã Gia Lộc, huyện Chi Lăng cho biết: Nhận thấy nhu cầu nuôi chim của mọi người ngày càng tăng hơn một năm nay, tôi bắt đầu vào “nghề” buôn chim. Hằng ngày, tôi ngồi “lướt” mạng xã hội facebook, trên các fanpage, hội, nhóm chơi chim, thấy ai rao bán chim rừng thì tôi đặt mua. Mua về thuần được khoảng 5 – 10 ngày, tôi rao bán cho người khác để “ăn” tiền chênh lệch. Số lượng người đặt mua chim ngày càng nhiều.
Ông Nguyễn Bá Đoàn, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Chi Lăng cho biết: Tình trạng bẫy chim rừng với số lượng lớn sẽ gây ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh học và giảm số lượng về loài chim, nhất là các loài chim, thú rừng quý hiếm. Để bảo tồn và phát triển các loài chim cũng như động vật hoang dã, hằng năm, Hạt Kiểm lâm phối hợp với các cấp, ngành tổ chức tuyên truyền đến người dân, cụm dân cư về các văn bản luật, nghị định về bảo vệ và phát triển động vật hoang dã, thú rừng quý hiếm, trong đó có các loài chim rừng. Đồng thời, phối hợp với các cơ quan chức năng thường xuyên tuần tra, kiểm tra các hoạt động buôn bán chim, thú rừng trên địa bàn huyện. Tính trong 9 tháng đầu năm 2019, Hạt Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan chức năng bắt giữ và xử lý được 5 vụ về buôn, bán chim rừng.
So với thực tế, số vụ xử lý của cơ quan chức năng còn quá ít, và cứ với đà này, nguy cơ tận diệt chim rừng ngày càng cao.
Ngày 29/5/1996, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 359 về bảo vệ và phát triển động vật hoang dã. Chỉ thị khẳng định: Động vật hoang dã là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, góp phần quan trọng trong việc tạo nên sự cân bằng sinh thái, đảm bảo môi trường sống trong lành cho con người. Vì vậy, mỗi đất nước, mỗi dân tộc và mọi người dân đều phải có trách nhiệm bảo vệ động vật hoang dã, tạo môi trường sống cho các loài động vật này được bảo tồn và phát triển. Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương phối hợp với các ngành, các cấp chỉ đạo chặt chẽ việc kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc săn bắt trái phép động vật hoang dã, quý hiếm, các loại chim cảnh bắt từ tự nhiên, đặt biệt là loài đang có nguy cơ tuyệt chủng. Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm đều bị xử lý nghiêm theo pháp luật.
“Chim Tặc” Tận Diệt Chào Mào
Vùng đất Trung Mang (xã Ba, Đông Giang, Quảng Nam) có một loài chim chào mào được xem là “đắt nhất miền Trung” bởi dáng chim đẹp. Đặc biệt, chào mào ở đây là có tiếng “triu, woằu” cực hay, không giống bất cứ loài chào mào nào ở nơi khác.
Bởi thế nên cả năm nay tuy bị cấm nhưng những người bẫy chim vẫn lén lút đến đây mong sở hữu được một chú chim chào mào Trung Mang.
Cuối thu, đầu đông là lúc chào mào tơ đã trưởng thành đua nhau chuyền cành, khoe mã và cất lên những tiếng hót rộn rã cả một góc vườn. Theo anh Hưng, người nuôi chim chào mào có thâm niên ở Trung Mang, kể: “Chào mào ở đây nhiều vô kể. Những năm trước, mỗi lần rảnh rỗi, lại xách lồng chim mồi đi một buổi cũng được 6, 7 con, chọn vài con. Còn chừ thì hiếm rồi, phần thì chim chào mào quen bẫy nên có khi đi cả ngày chưa chắc đã được một con…”.
Anh kể tiếp : “Những năm trước, giới chơi chim chỉ ưa loài chào mào Huế, to con, lông mượt, giọng hót líu lo. Thế rồi, họ phát hiện chào mào nơi đây là loài chim quý. Cái quý đầu tiên có lẽ là do có cái bộng họng to nên giọng hót trầm trầm pha lẫn những tiếng “woău, trìu” rất lạ, cộng thêm giọng “đổ” tròn lắp 2, 3 hồi mới dứt.
Tuy nhỏ con thôi nhưng thon dài hơn chào mào nơi khác, có cái mũ không khuyết vút cao, bụng trắng ngà, vòng cổ màu đen rõ rệt gần chạm nhau dưới ức. Đặc biệt là rất “hung” nếu chọn làm chim “đấu giọng” thì số 1. Chính vì thế, mà chào mào nơi đây rất đắt!
Giá một con chỉ mới bẫy về, bán tại chỗ đã là 5 đến 7 “xị” (5 – 7 trăm ngàn đồng). Nuôi vài ba tháng khi đứng lồng, biết ăn bột, bắt đầu cất tiếng hót thì giá không dưới 2 “chai”(2 triệu đồng)”. Tuy vậy, khi trao đổi với chúng tôi, anh Hưng ra bề tiếc nuối : “Kiểu ni, vài ba năm nữa chào mào Trung Mang không còn một bóng, chớ chẳng phải chơi!”.
Theo chân người săn chào mào
Buổi sáng, Trung Mang mát lạ mát lùng. Sương mù cuộn tròn chân núi còn chưa tan hết đã thấy những người mồi chim chào mào từ dưới xuôi lên, tập kết tại Trung Mang, chuẩn bị chia vùng đặt bẫy. Lân la hỏi chuyện, chúng tôi làm quen với anh T, người (Đà Nẵng) và xin được tận mắt chứng kiến thú chơi “tao nhã” này.
Mặt trời bắt đầu ló dạng, thoang thoảng trong không gian cái mùi ổi chín, xa xa, đâu đó đã có vài tiếng ‘woău, trìu” . Chúng tôi bắt đầu lên đường nhằm hướng có tiếng chim thẳng tiến. Anh T giới thiệu với chúng tôi về đồ nghề dùng để săn chim: “Con chim chào mào Trung Mang trong lồng kia, anh mua lại của một người bẫy chim với giá 2 chai 8 (2,8 triệu), cùng với cái lồng bẫy đặt thợ làm 4 xị (4 trăm nghìn), đi kèm là cây sào 3 xị. Vậy là đã tạm đủ để đi “chơi”.
Chúng tôi vào khu vườn của một người Cơtu, chọn “thế” để treo lồng. Mồi chào mào khác với mồi cu đất, không cần phải treo thật cao, cũng không cần chọn cây “mồ côi”. Nhưng nhất thiết phải có nhành cây nằm cạnh lồng cho chim ngoài vào đậu. Sau khi kiểm tra kĩ lưỡng “cái thế”, “cái thần”, “cái cần” “cái chốt” anh T bắt đầu treo chim. Chúng tôi tìm một chỗ nấp và quan sát chim về. Trong chốc lát, tiếng hót con mồi đã lúc trầm lúc bổng, nhảy qua nhảy lại như thách đố chim ngoài. Xa xa, đã có vài tiếng “oău, trìu” của chim ngoài đáp trả.
Lát sau, đã có một cặp chim bay đến. Con chim mồi hạ thấp người, xòe cánh, “quách chào quyu” liên tục. Chúng tôi im bặt đợi chờ, 5 phút, 10 phút … Hình như, chim ngoài “ranh” quá và sợ lồng bẫy nên giỡn chơi một chặp rồi vỗ cánh bay đi. Lại phải chờ, rồi tiếc nuối ngẩn ngơ ! Chim ngoài lại đến, anh Trực kéo áo tôi bảo cúi xuống. Con chào mào còn tơ sà ngay đến. Sập bẫy! Tiếng kêu thảm thiết, bất lực!
Anh T chạy đến đưa sào lên, lấy chim xuống. Anh cười: “Con chim ni ranh lắm, ngồi đây ba buổi rồi nay mới được”… Con chim anh nắm trên tay là con chim chào mào đã hai ba mùa “Chim già có giọng trời chuẩn tuy khó thuần một tý nhưng được chuộng hơn chim tơ” nếu bán cũng được 1 “chai”. Bỏ con chim vào cái túi “chuyên dụng” anh đưa chúng tôi đi tiếp…
Mai này còn tiếng “woău, trìu”?
Cả năm nay, UBND xã Ba đã ra quyết định cấm săn bắt chim chào mào Trung Mang. Thế nhưng bằng mọi cách những “tay” săn chim vẫn có mặt tại nơi đây mỗi ngày. Chỉ đếm lướt qua những tay mồi chim có mặt trong quán cà phê đã 4, 5 người. Họ là những tay “chim tặc” có tiếng. Chỉ tính sơ sơ, nếu hai người chỉ bắt được một con chào mào thì mỗi ngày có bao nhiêu con chào mào quý nơi đây bị bắt ?! Không chỉ dùng chim mồi để bắt chim mà những “chim tặc” này còn dùng keo dính, lưới để tận diệt chào mào Trung Mang.
Và rồi “mai kia mốt nọ” liệu dưới những tán cây trong vườn, hay trên những đồi chè xanh, có còn tiếng “quách chào quyu” và tiếng “oău, trìu” quen thuộc ? Mỗi khi “nhớ nghề” những người coi mồi chim là cái thú, có còn chỗ mô có tiếng chim chào mào để mà treo không ? Lời anh Hưng sao nghe buồn bã : “Thú mồi chim giờ cũng mô còn!”.
Bài Đọc Tham Khảo Chim Vành Khuyên Và Cây Bằng Lăng
Bài đọc: tham khảo Chim vành khuyên và cây bằng lăng Lời giải chi tiết
Đàn chim vành khuyên bay trong mưa bụi.
Thoạt tiên chỉ nghe tiếng hót thoảng qua, anh ánh trong mưa.
Rồi đàn chim vụt đậu xuống hàng cây bằng lăng non. Những con chim mỏi cánh xuống nghỉ chân ? Tiếng chim lích chích trên cành. Không, không, chúng em đi làm, năm sớm chúng em đi làm đây, không phải nghỉ chân đâu.
Mưa bụi cho cây nảy mầm. Nhưng mưa bụi cũng dễ khiến cây sinh bệnh. Con sâu nghe mùa xuân tới vội vã đi kiếm cái ăn. Mùa lá nở, nhiều lá non lắm. Con sâu đo tìm đục thân, con sâu mỡ làm tổ ăn lá.
Những con chim ríu rít chuyền lên chuyền xuống. Mỗi lần móc được con sâu lại há mỏ lên rồi nhún chân hót. Như báo tin bắt được rồi… bắt được rồi… Như hỏi cây: đỡ đau chưa ? Khỏi đau chưa ? Có gì đâu, chứng em giúp cho cây khỏi ghẻ rồi chóng lớn, chóng có bóng lá, che cho chúng em bay xa có chỗ nghỉ chân, tránh nắng. Ta giúp đỡ nhau đấy thôi. Hạt nước trên cành bằng lăng rơi lã chã. Cây bằng lăng khóc vì cảm động…
Tiếng chim lích rích, lích rích trên cành bằng lăng… Đàn vành khuyên đương tìm sâu ở cành, ở lộc cây, ở những chiếc lá… Rõ ràng nghe được tiếng chim. Vành khuyên trò chuyện, vành khuyên reo mừng, vành khuyên thủ thỉ. Vành khuyên hát cho cây bằng lăng nghe.
Lúc sau, đàn vành khuyên bay lên. Như bác sĩ khám bệnh, cho thuốc tiêm, thuốc uống rồi..
Chỉ trông thấy làn mưa bụi phơi phới. Nhưng vẫn nghe tiếng vành khuyên ríu rít:
Đầu mùa hạ năm ấy, cây bằng lăng trổ hoa. Hoa bằng lăng tím ngan ngát, như từng lẵng hoa tím buông xuống.
Chia sẻ: chúng tôi
Cách Chọn Họa Mi Già Rừng, Hót Giọng Rừng Chuẩn Nhất
1. Chim họa mi rừng là giống chim gì?
Họa mi rừng là loài chim có nguồn gốc từ thiên nhiên hoang dã, hình dáng khá nhỏ nhắn, tính cách nhút nhát. Chúng sinh sống chủ yếu ở những vùng rậm rạp, nơi có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ thấp trung bình. Loài chim họa mi ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các vùng núi Tây Bắc.
Họa mi rừng là giống chim được nuôi khá phổ biến hiện nay2. Đặc điểm hình dạng của chim họa mi rừng
Họa mi rừng là loài chim có đôi mắt rất đẹp, mắt của chúng tròn, đen nhánh, nhìn sáng long lanh và đen nháy. Mắt của chúng có nhiều màu, tuy nhiên chủ yếu là có màu viền xám, ánh như được vẽ.
Lông của họa mi có nhiều màu sắc khác nhau. Tùy theo từng vùng miền mà chúng sẽ có sự khác biệt về màu lông. Nếu là những chú chim họa mi ở miền Nam thì sẽ có màu nâu đất, xỉn. Còn họa mi ở Lạng Sơn sẽ có màu hung đỏ, màu đất như vùng núi này.
Họa mi thường thay lông vào khoảng từ tháng 7 đến cuối năm âm lịch. Những chú họa mi thuần được nuôi dưỡng sẽ thay lông sớm hơn và ổn định hơn họa mi ngoài hoang dã.
3. Cách chọn họa mi già rừng chuẩn
Đầu chim: Bạn cần phải chọn những con chim họa mi có “đầu rắn”. Nghĩa là khi chọn chim bạn cần chú ý quan sát đầu của chúng sao cho mỏ ở trên cùng so với đỉnh đầu, nhìn ngang giống một đường thẳng thì đó là chú chim họa mi tốt giống.
Mắt chim: Để có được chú chim già rừng chuẩn, bạn cần quan sát mắt chim, nhưng con có đồng tử nhỏ, các tia trong mắt càng to, càng nhiều thì càng tốt. Thấy mắt có thần khí, nhanh nhạy, màu sắc phải tươi.
Da mắt phải mỏng, quan sát nhãn cầu xung quanh con ngươi sẽ có nhiều màu sắc khác nhau như trắng, xám, xanh, lam, hồng, vàng… Khi đi mua chim bạn sẽ trỏ ngón tay trước mắt chim, vẽ các hình tròn, hình chữ thập để xem phản ứng của chúng thế nào. Với những chú chim họa mi già rừng, khi vẽ mắt của chúng sẽ đứng im, và mắt sẽ đảo theo chiều ngón tay của mình. Điều đó chứng tỏ chứng đã dày dặn, có cá tính và phản xạ nhạy bén. Những con non, thiếu tự tin sẽ hoảng sợ và nhảy lung tung trong lồng.
Để chọn được chú họa mi già rừng cần phải dựa theo những tiêu chí nhất địnhChân: Chọn những chú họa mi có viền vảy chân tối màu, trông rắn chắc, khỏe mạnh, ngón chân không cần quá dài, bộ vuốt đẹp và cong như vuốt mèo.
Ngực: Ngực chim cần phải lớn và bằng phẳng
Lưng: Quan sát những chú chim họa mi rừng già sẽ có 2 vòm gồ lên, khi nhìn ngang hay chính diện đều sẽ thấy.
Lông: Chọn những con chim có lông tơi, xốp và mềm. Lông được sắp xếp theo trật tự. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh dài, lông đuôi dài trung bình. Đặc biệt với những chú chim lông ngực rẽ sang hai bên sẽ rất tốt.
4. Cách luyện họa mi hót giọng rừng
Để có được một chú chim hót giọng rừng bạn phải cho chim đi tập dượt, với những chú chim có tuổi lồng, già rừng thì thường sẽ có giọng nói rất trong và hay. Tiếng hót có hồn, giọng có tiếng suối. Chúng rất thông minh nên có thể học hót được nhiều loại giọng khác nhau như tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, giọng chích chòe…
Để chim họa mi hót hay, giọng cao bạn cho chúng đi tập dượt nhiềuNếu bạn không có thời gian để cho chúng đi tập dượt thì bạn sẽ mua đĩa thu tiếng họa mi trống hót để chúng luyện nghe và tập theo. Muốn cho chim hót khỏe và hay cần phải bỏ hết áo lồng của chim, treo lên trên cao, yên tĩnh như thế chim sẽ hót rất hay và hót được nhiều loại giọng khác nhau.
Những chú chim họa mi rừng nếu không chịu đi tập dượt thì sẽ hót rất dở. Bên cạnh đó để chim hót hay và khỏe mạnh bạn cũng cần phải cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, môi trường sinh hoạt khoa học.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chi Lăng: Nguy Cơ Tận Diệt Chim Rừng trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!