Bạn đang xem bài viết Chào Mào Mơ Là Chim Gì, Giá Bao Nhiêu, Hót Hay Không? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
I. Chào mào mơ là giống chim gì?Chào mào mơ hay còn có tên gọi khác là chào mào bông. Loài chào mào này có tên khoa học là Pycnonotus Cafer. Đây là một loài chim thuộc giống chào mào cảnh, phân bố chủ yếu ở các nước Châu Á.
Hình dạng bên ngoài của chào mào mơ có bộ lông nổi bật. Không chỉ ở bộ lông, mà mi mắt, chân hay đuôi của chúng đều có màu khác so với các giống chào mào thông thường.
Chim chào mào mơ hiện nay sinh sống ở vùng nhiệt đới. Môi trường sống yêu thích của loài chim này là những nơi khô ráo, thoáng mát. Mùa sinh sản của chào mào mơ là từ tháng 6 đến tháng 9. Chúng sẽ đẻ từ 2 tới 3 quả trứng/1 lứa và không giới hạn số lượng đẻ. Tổ của loài chim này khác với các loài chim khác, hầu hết tổ đều có hình nửa quả cầu. Chim chào mào mơ non khi ra đời sẽ nhận được sự chăm sóc nhiệt tình của chim bố và mẹ.
Chào mào mơ là giống chim được yêu thích với bộ lông đặc biệt II. Chào mào mơ có hót không? Giá bán bao nhiêu?Chào mào mơ cũng giống như nhiều loài chim khác chúng cũng hót hay và hót nhiều. Tuy nhiên điều đặc biệt hơn là chúng có thể hót ở trong nhiều hoàn cảnh, ví dụ như hót khi ngủ, khi chào đón người khác và khi cần cảnh báo.
Chào mào mơ giá bao nhiêu hiện đang là câu hỏi băn khoăn của khá nhiều người. Cụ thể hiện nay, giá bán chào mào mơ khá trung bình là khoảng 1.500.00 VNĐ đến 2.000.000 VNĐ. Với những con chào mào mơ đẹp, giống tốt to khỏe, đã trải qua hai mùa thay lông sẽ có giá bán khá cao từ 5.000.000 VNĐ đến 15.000.000 VNĐ.
Giá bán chào mào mơ đắt hơn khá nhiều so với những chú chào mào thông thường III. Cách nuôi và luyện hót chào mào mơChào mào bông có thể ăn các loại cám, các loại thức ăn hoa quả mềm như chuối, bơ, cà rốt, côn trùng hay các loài bò sát. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho chào mào bông ăn các loại bột có sẵn phòng những khi bạn bận, tiết kiệm thời gian.
Ngoài thức ăn, bạn cũng phải thường xuyên cho chào mào mơ uống nước sạch mỗi ngày. Nếu thiếu nước chào mào mơ có thể sẽ chết.
Bạn có thể tùy thích nuôi chào mào mơ ở những loại lồng khác nhau, tùy thuộc sở thích của mình. Tốt nhất vẫn là ưu tiên những chiếc lồng chim rộng rãi, thoáng mát để chúng có thể vận động dễ dàng.
Lồng nuôi cho chào mào mơ phải sạch sẽ, rộng rãi và đặt nơi thoáng mátChào mào mơ rất thích tắm, do vậy bạn có thể tắm cho chúng thường xuyên. Vào những hôm trời nắng bạn có thể tắm khoảng 2 đến 3 hôm một lần. Vào mùa đông bạn có thể tắm vào những hôm nắng ấm. Lưu ý, đối với chim non, khi tắm bạn nên đặt lồng ở những nơi ít người qua lại, lúc tắm phải thật nhẹ nhàng để chúng tập làm quen dần.
Việc luyện hót cho chào mào mơ là việc vô cùng quan trọng. Điều này ảnh hưởng tới việc chào mào mơ có hót căng lửa hay không. Cách đơn giản nhất để dạy chào mào bông là thu những đoạn hót của những chú chào mào đã hót căng lửa, sau đó cho chào mào bông học theo mỗi ngày.
Nếu có điều kiện bạn có thể bạn có thể nuôi thêm một chú chào mào bông trưởng thành và hót căng lửa. Mỗi ngày chú chào mào bông non của bạn sẽ học theo, cứ như vậy mấy chú chào mào bông non của bạn sẽ trưởng thành và hót hay.
Bên cạnh việc luyện tập ở nhà, bạn cũng nên cho chim đi cọ xát với nhiều những chú chim khác ở các câu lạc bộ nuôi chim. Việc làm này sẽ giúp chú chim chào mào của bạn sẽ luyện giọng rất nhanh.
Chào Mào Núi Giá Bao Nhiêu, Ăn Gì, Hót Hay Không?
1. Tìm hiểu về giống chào mào núi
Chào mào núi có tên khoa học là Pycnonotus Jocosus, là một loài chim thuộc họ chào mào, còn có tên gọi khác là Chào mào Bông, phân bố chủ yếu ở vùng núi Châu Á.
Giống chim chào mào núi có khá nhiều ở Việt NamChào mào núi có một cái mào khá dễ nhận biết, hai má trắng và phía trên mảng trắng là màu đỏ, cũng bởi vậy chúng có tên tiếng Anh là râu đỏ. Tại Việt Nam, tùy từng vùng miền mà chào mào núi có các tên gọi địa phương khác nhau như: Chóp mào, Chóp mũ đỏ, Hoành hoạch mồng… Nhưng tên thông dụng nhất vẫn là chào mào núi.
Ở loài này có một đặc điểm là không có mào, chỉ có chỏm lông đuôi có màu đỏ dễ phân biệt. Đầu chào mào núi là núi bằng, má đen má trắng, nên giúp chúng dễ phân biệt được với các giống chào mào khác.
2. Chào mào núi giá bao nhiêu?Giá bán chào mào núi khá vừa tiền, trung bình chỉ từ 200.000VNĐ/con. Với một số con đẹp, trưởng thành hót hay thì giá bán có thể cao hơn, khoảng 300.000 – 4000.000 VNĐ. Chào mào núi tìm thấy khá nhiều ở vùng rừng cao ở Tuyên Quang, Yên Bái… Đây cũng là giống chim khá thuần, nếu biết cách chăm sóc và nuôi dưỡng thì chào mào rừng sẽ sinh trưởng và phát triển tốt.
Giá bán một chú chim chào mào núi hiện nay khá trung bình, vừa tiền 3. Cách chăm sóc chào mào núiChào mào núi có thể ăn được nhiều thức ăn khác nhau. Nhưng khi nuôi chào mào non mới đầu bạn chỉ nên cho ăn cám. Hiện nay có nhiều loại cám cho chim, bạn có thể mua về để quá trình chăm sóc được dễ dàng.
Ngoài ra, cần phải bổ sung thêm cho chào mào nhiều loại hoa quả rừng, đặc biệt là quả ớt rừng, chuối và các loại dế. Cùng với cám tổng hợp, việc cho chim ăn thêm các thức ăn tự nhiên sẽ giúp chào mào có tiếng hót thanh và lảnh lót hơn.
Ngoài thức ăn, chế độ nước uống cho chào mào cũng cần phải chú trọng. Bạn cần thay nước uống cho chúng mỗi ngày, nước uống phải là nước sạch và tinh khiết, có như vậy mới không làm ảnh hưởng tới đường ruột, giúp chào mào không bị tấn công bởi các vi khuẩn.
Chim chào mào núi có thể ăn cám tổng hợp và nhiều loại thức ăn khác nhauChào mào rừng rất thích tắm nắng và tắm nước. Tắm nắng sẽ giúp cho những chiếc lông sắp mọc của chào mào có thể mọc nhanh và đẹp hơn. Tuy nhiên, tắm nắng không có nghĩa là cho chào mào tắm dưới trời nắng gay gắt, bạn chỉ cho chúng tắm vào sáng sớm để chúng hấp thu được các loại vitamin.
Còn về tắm nước, mỗi tuần bạn có thể tắm cho chúng 2-3 lần vào mùa hè, còn mùa đông thì chỉ nên tắm vào những hôm trời ấm.
Chào mào núi rất thích tắm nên bạn hãy thường xuyên tắm mát cho chúngĐể giúp chào mào có được môi trường sống thoải mái và lý tưởng bạn cần chuẩn bị một chiếc lồng có kích thước thoải mái, đủ chỗ để cho chúng có thể bay nhảy tự do. Bạn nên ưu tiên chọn loại lồng cao, to hoặc loại lồng nhỡ có thiết kế mái bằng cũng thích hợp. Đừng nuôi chào mào trong chiếc lồng quá bé vì sẽ khiến chúng không có được không gian để nhảy nhót, dần dần chào mào sẽ kém hoạt bát và có thể chết.
Lưu ý, trong quá trình nuôi dưỡng bạn cần phải thường xuyên làm sạch lồng chim, dọn thức ăn thừa và phân của chúng. Có như vậy chim mới không dễ bị mắc các bệnh về tiêu chảy, đường ruột, hay sự xâm nhập của các loài vi khuẩn.
Khi chào mào núi đã thuần và sống quen tại nhà thì chúng sẽ đi ngủ rất đúng giờ. Việc đi ngủ điều độ đúng giờ thể hiện nếp sinh hoạt và thể trạng tốt của chào mào. Khi chào mào núi ngủ bạn nên đặt ở nơi yên tĩnh. Khoảng từ 6h tối là bạn đã có thể chùm vải kín lồng để cho chào mào có thể yên tâm ngủ.
Khi mới bắt về nuôi chào mào núi sẽ khá yếu ớt, không nhanh nhẹn và hoạt bát do vậy chúng sẽ không thể tập trung luyện hót. Do đó bạn không cần phải lo lắng là tại sao chưa thấy chúng hót. Sau một thời gian khi chào mào đã thích nghi dần bạn sẽ cho chúng luyện hót.
Có nhiều cách để luyện hót cho chào mào, bạn có thể cho chúng đến các câu lạc bộ chim để chúng học tiếng hót của các con chim cùng loài, hoặc bạn thu những tiếng hót của các con chào mào trưởng thành vào điện thoại rồi bật cho chúng nghe và học hót theo. Chỉ khoảng thời gian ngắn là chúng đã có thể hót hay và vang.
Chim Sơn Ca Là Chim Gì, Ăn Gì, Hót Hay Không, Giá Bao Nhiêu?
Chim sơn ca là loài chim có khá nhiều ở nước ta. Đây là loài chim quý, xuất hiện ở khá nhiều vùng miền. Đặc tính của loài chim này là sống theo bầy đàn, chủ yếu sinh sống ở vùng núi, ruộng rẫy.
Chim sơn ca có ngoại hình nhỏ, kích thước chỉ bằng chim sẻ. Mỏ của chim có hình chóp. Cánh dài và nhọn. Bộ lông có màu xỉn, thường là nâu, vàng nhạt, nâu hung. Đặc điểm này giúp cho chim có thể dễ dàng lẩn trốn trong đất khô. Sơn ca có chân nhỏ, cạnh sau tròn, các vuốt chân giúp cho chim thích nghi được với môi trường sống trên mặt đất.
Chim sơn ca thường chỉ đi chứ không nhảy, chúng sinh hoạt chủ yếu dưới mặt đất. Trong tự nhiên loài chim này thường hót vào chiều mát.
Sơn ca là loài chim khá phổ biến ở Việt Nam II. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc chim sơn caĐể có được một chú chim sơn ca khỏe mạnh cần phải có được kỹ thuật nuôi đúng. Nhìn chung cách nuôi sơn ca cũng không quá nhiều khác biệt so với nhiều loài chim khác, nhưng bạn cần phải đảm bảo được các yếu tố quan trọng.
Lồng ở cho chim sơn ca phải là lồng cao, chắc chắn. Trung bình lồng cao 1.2m. Nếu chim đã trưởng thành, hót hay rồi thì nên chọn lồng cao hơn một chút. Trong lồng phải có đủ khay đựng nước và thức ăn cho chim. Khi mới bắt chim về bạn cần phải đậy chùm khăn vào buổi tối, để chim khi ngủ không bị hoảng loạn.
Để chim sơn ca có được môi trường sống tốt khi chọn lồng chim bạn phải hết sức lưu ýChế độ dinh dưỡng cho sơn ca vô cùng quan trọng. Ngoài tự nhiên, chim sơn ca thường ăn côn trùng như sâu bọ, gián, dế, các hạt cỏ, hạt thực động vật. Khi nuôi nhốt trong lồng chúng ta sẽ cho sơn ca ăn các thức ăn như cám cò, cám gà, cám trứng. Ngoài ra, bạn cũng bổ sung thêm thức ăn tươi như sâu bọ, gián, dế…Thi thoảng bạn cũng có thể cho chúng ăn rau củ quả tươi.
Trong thời gian chim non mới bắt về bạn cần phải ổn định thức ăn cho chim. Bạn nên tránh việc thiếu quan tâm bỏ mặc bữa ăn của chim. Số lượng ăn cũng vừa phải, bạn sẽ tăng số lượng dần dần.
Khi lựa chọn cám, bạn nên chọn cám có thành phần chất xơ, như vậy sẽ giúp cho sơn ca tiêu hóa dễ dàng hơn.
Ngoài thức ăn, nước uống cũng rất quan trọng đối với sơn ca. Bạn thay nước sạch cho chim mỗi ngày. Chú ý không nên cho chim uống nước thừa.
Bạn cần bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho sơn ca có như vậy chim mới khỏe mạnh, hót hay 3. Kỹ thuật chăm sóc sơn caĐể kỹ thuật nuôi sơn ca thành công, quá trình chăm sóc cực kỳ quan trọng. Đặc tính của chim sơn ca là sợ tối, do đó mỗi buổi sáng bạn nên cho chim tắm nắng khoảng 2 đến 3 tiếng rồi mới mang treo vào chỗ mát. Đến thời điểm chim thay lông vào buổi tối bạn cũng không cần phải trùm áo lồng. Trong 1 tuần bạn nên bắt chúng ra để rửa sạch chân bằng nước có pha thêm chút muối, dọn móng cho chúng nếu như quá dài.
Chim sơn ca khá hay bị đi ngoài. Nguyên nhân có nhiều lý do, có thể là do cám mốc, hoặc trong cám có quá nhiều chất đạm khiến cho chim không tiêu hóa hết. Do đó, chế độ dinh dưỡng của chim bạn phải thật chú ý, không để thức ăn bị tồn, chim ăn lại rất dễ bị tiêu chảy.
Để sơn ca hót hay cần phải trải qua một quá trình nuôi, chăm sóc và huấn luyện kỳ công. Những chú chim sơn ca hót hay phải trải qua một mùa thay lông, do đó có thể mất vài tháng chúng mới hót. Để chim nhanh bạo dạn, bạn sẽ đưa sơn ca đi đến các câu lạc bộ chim để chúng học tiếng hót của những con cùng loài. Ngoài ra, hằng ngày bạn cũng nên bật đĩa thu tiếng hót của chim để chim học và luyện theo.
Để chim hót hay bạn cần phải quan tâm đến quá trình chăm sóc mỗi ngàyMức giá bán chim sơn ca hiện nay khá đa dạng. Giá thành sẽ được đánh giá thông qua giọng hót của mỗi con. Thông thường trung bình giá bán của một chú chim sơn ca sẽ là khoảng 300.000 VNĐ. Ở miền Nam, giá bán có thể rẻ hơn khoảng 200.000 VNĐ.
Chào Mào Trắng Ăn Gì, Hót Hay Không, Giá Bao Nhiêu Tiền?
1. Kỹ thuật nuôi chào mào trắng
Không giống như những chú chim chào mào khác, chào mào đầu trắng khi nuôi đòi hỏi nhiều kỹ thuật hơn. Để có một chú chim khỏe mạnh và hot hay bạn cần phải chọn được một chú chim non có giống tốt. Một chú chim chào mào trắng non tốt sẽ phải có một thân hình dài đòn cân đối, đầu phải to tròn, lông gọn gàng không có biểu hiện của sự xác xơ.
Để có được chú chim chào mào trắng khỏe mạnh hót hay việc chọn giống tốt rất quan trọngTrong quá trình chăm sóc chào mào trắng non bạn cần phải chú ý đến lồng nuôi, hãy chuẩn bị một chiếc lồng có kích thước vừa vặn để chúng có thể dễ dàng di chuyển và nhảy nhót. Vì bắt đầu nuôi từ những chú chim non nên bạn cần phải đặt chúng ở những nơi gần gũi với thiên nhiên, không gần các loài động vật có khả năng gây hại. Sau khoảng thời gian nuôi từ 1 -2 tháng là chúng đã có thể thích nghi với môi trường sống của con người.
Chế độ dinh dưỡng của những chú chào mào trắng cũng rất quan trọng. Ban đầu chào mào đầu trắng sẽ chưa quen ăn nhiều loại thức ăn khác nhau, nên ban đầu bạn chỉ cho chúng ăn chuối cùng với cám cho chim. Dần dần sau khi chúng đã thích nghi với môi trường sống thì bạn có thể giảm dần số lượng cám và bổ sung thêm nhiều thực phẩm khác cho chúng.
Bạn bổ sung rau củ quả tươi để cung cấp nhiều dinh dưỡng phong phú khác cho chào mào. Chúng đặc biệt rất thích các loại hoa quả như: Quả si, quả đu đủ, mít, quả xoan, quả chân chim… Hoặc bạn cũng có thể cho chúng ăn xoài, cà rốt hấp đặc biệt là chuối, chuối là loại quả mà chào mào vô cùng yêu thích, loại quả này không những tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất như vitamin A, B, chúng tôi chào mào lớn và trưởng thành sẽ có thể ăn được nhiều thức ăn khác nhau.
Trong quá trình nuôi chim chào mào bạn cần phải đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡngNgoài thức ăn, bạn cũng cần quan tâm tới chế độ nước uống của chim. Nước uống hằng ngày phải sạch, tinh khiết, không cho chào mào uống nước cũ uống thừa qua nhiều ngày.
Ngoài ra, để cho chào mào có được môi trường sống thoải mái, bạn cũng cần thường xuyên tắm mát cho chúng. Trung bình vào mùa hè bạn nên tắm 1-2 ngày một lần, vào mùa đông thì chỉ nên tắm vào những hôm trời ấm.
Giọng hót của chim là do thiên bẩm, nhưng những chú chim chào mào má trắng có hót hay, căng lửa hay không sẽ phụ thuộc nhiều vào các nuôi dưỡng và huấn luyện của bạn.
Đối với chú chim chào mào trắng non, kỹ thuật luyện hót vô cùng tỉ mỉ đòi hỏi phải có thời gian để chăm sóc và huấn luyện thì mới có thể hót vang, lực hót khỏe và mạnh. Khoảng ở 1 tháng tuổi, chào mào đã có thể tự ăn và bay được thì đây sẽ là giai đoạn chim học và tiếp thu tiếng hót rất tốt. Nếu có điều kiện bạn hãy mua một chú chim trưởng thành về để gần chim non. Thông qua chú chim trưởng thành này, chim non sẽ có thể bắt chước tiếng hót.
Để luyện chào mào hót hay cần phải có một quá trình rèn luyện kỹ năngTuy nhiên, nếu không có điều kiện để mua một chú chim trưởng thành khác, bạn có thể thu âm tiếng hót của chim vào điện thoại sau đó phát lại cho chim non nghe. Bật thường xuyên chim non sẽ học và tiếp thu theo.
Đối với những chú chim bẫy từ rừng về, bạn có thể mang chim đến những câu lạc bộ chim để chúng có dịp học hỏi những âm thanh khác nhau. Thông qua đó, chú chim chào mào trắng sẽ có thể tự trau dồi giọng hót trầm bổng của mình.
Chim Họa Mi Là Chim Gì, Ăn Gì, Giá Bao Nhiêu, Hót Hay Không?
Chia sẻ chim họa mi ăn gì, giá bao nhiêu tiền và những cách chăm sóc chim họa mi đúng kỹ thuật.
Nuôi chim cảnh hiện nay đang là thú vui của rất nhiều người. Trong số các loài chim phổ biến hiện nay, chim họa mi hiện đang là loài chim được yêu thích và nuôi khá phổ biến. Loài chim này không chỉ có giọng hót hay mà còn rất tinh nghịch, cũng bởi thế, nhiều người yêu thích.
Chim Họa mi là giống chim có nguồn gốc từ Trung Quốc, chúng sinh sống chủ yếu ở những khu rừng xanh. Tại Việt Nam, loài chim họa mi này tập trung chủ yếu số ở các vùng Lai Châu, Sơn La hay các tỉnh Lạng Sơn. Đặc tính của chim họa mi là yêu thích sống ở những vùng có khí hậu mát mẻ, trong lành.
Chim họa mi có kích thước nhỏ, lông của chúng có màu nâu sẫm. Tại phần ngực là bụng có màu vàng xen lẫn với vài lông nâu. Mỏ và chân chim họa mi thường có màu nâu hoặc nâu nhạt. Mắt của những chú chim họa mi có một dải trắng nhỏ bao quanh. Dải trắng này sẽ kéo dài ra sau hơn 1cm. Nhìn chung, bề ngoài của chim không quá xuất sắc nhưng đổi lại giọng hót của chúng rất hay, chim họa mi kêu lảnh lót, vang trời nên rất vui tai. Cũng bởi lẽ đó, nhiều người đã chọn nuôi chim họa mi chứ không phải là loài khác.
Họa mi hiện đang là giống chim được nuôi rất nhiều 2. Chim họa mi giá bao nhiêu?Hiện nay, giá bán những chú chim họa mi non sẽ có giá động từ 150 – 250.000 VNĐ/con. Với những chú họa mi mái đã qua 2 mùa thay lông, bộ lông đẹp, có độ quyến rũ cao thì mức giá sẽ cao hơn, ở khoảng 1 đến 1,5 triệu. Còn đối với những chú chim trống, dáng to, đã mọc đủ lông, ăn được tấm trộn thì giá sẽ khoảng từ 350 – 400 nghìn/con.
3. Kỹ thuật nuôi chim họa mi chuẩn nhấtViệc mua lồng chim khá quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của chim. Cụ thể lồng chim nên có khoảng tầm 60 nan là hợp lý. Trong quá trình nuôi dưỡng bạn nên nhớ vệ sinh lồng thường xuyên để chim có được môi trường sống tốt, đảm bảo sức khỏe.
Đặc điểm của chim họa mi là loài ưa khí hậu mát mẻ, nên bạn không cần phải cho chúng phơi nắng nhiều. Tuy nhiên cũng không nên cho chúng ra gió, tốt nhất khi đi ngủ bạn nên đậy kín áo lồng lại.
Chim họa mi ăn gì tốt nhất? Loại thức ăn thông thường phù hợp với chim họa mi là cám trộn trứng hoặc ngô với trứng. Bạn có thể kết hợp cho chim ăn cám và lòng đỏ trứng gà theo tỷ lệ 3 – 4. Trong giai đoạn thay lông cho chim bạn phải hết sức chú ý, vì chim cần năng lượng để duy trì sự sống nên bạn bổ sung thêm mồi tươi cho chúng. Một số loại mồi tươi mà chim thích ăn như: Châu chấu, dế…
Chế độ dinh dưỡng cho họa mi phải thật cân bằng và hợp lýVới những chú họa mi không biết ăn mồi tươi, bạn nên tập cho chúng ăn. Bởi trong mồi tươi có rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho chim. Lưu ý đối với loài chim họa mi này bạn không cho ăn sâu quy bởi lông của chim sẽ bị quăn và xoắn.
Một số lưu ý bạn nên biết trong quá trình cho chim họa mi ăn là:
Không đột ngột thay đổi thức ăn của chúng, làm như thế chim sẽ bị dị ứng, sẽ bỏ ăn. Điều này làm gián đoạn quá trình sinh trưởng và phát triển của chim.
Thức ăn phải tuyệt đối sạch sẽ, không nấm mốc
Nước uống cho chim phải lấy từ nguồn sạch sẽ, không bị nhiễm bẩn. Không cho chim dùng nước thừa từ hôm trước.
Chim họa mi không hợp với thức ăn mặn
Khi cho ăn nên thêm các loại côn trùng tươi sống.
Với những chú chim họa mi mới bắt về nuôi, bạn không nên tắm ngay vì như thế chim sẽ rất hoảng loạn. Lúc nào chim đã quen giọng nói của bạn thì mới bắt đầu tắm cho chim, ban đầu nên tắm ở những nơi hạn chế người qua lại, như vậy họa mi sẽ cảm thấy tự nhiên nhất.
Họa mi cũng rất thích tắm, nên bạn có thể thường xuyên tắm cho chúngMuốn cho họa mi có giọng hót căng lửa thì bạn phải cho chúng đi dượt. Khi được va chạm nhiều chim sẽ hót hay lên, hót được nhiều loại giọng. Với những chú chim mới nuôi, bạn nên tìm đến những chú chim có giọng hót hay để chúng bắt chước. Trường hợp bạn không có nhiều thời gian cho chúng đi được thì có thể cho chúng nghe bằng tiếng chim được thu lại.
Nếu bạn muốn giọng hót của họa mi được cao, thánh thót thì bạn sẽ sẽ chim làm quen với việc lồng không có áo. Sau khi treo lên cao, thoáng và yên tĩnh thì giọng hót của họa mi sẽ rất vang. Khi nuôi chim họa mi nếu bạn không chịu tập tành thì chim sẽ không thể hót hay được.
Chào Mào Bạch Tạng Giá Bao Nhiêu, Ăn Gì, Hót Có Hay Không?
I. Tìm hiểu về loài Chào mào bạch tạng
Chào mào bạch tạng là loài chim đột biến gen có lông màu trắng như tuyết ở toàn bộ thân, chân hồng, mỏ hồng và mắt hồng. Đây được coi là một giống chim vô cùng hiếm trong thiên nhiên nên có rất nhiều người săn tìm. Đặt biệt giá bán của chúng khá đắt, không phải ai cũng có thể dễ dàng sở hữu một chú chào mào bạch tạng để làm thú cưng.
Mặc dù cũng là giống chào mào, nhưng chào mào bạch tạng có cách nuôi và thuần khá khó khăn, kỹ thuật nuôi phức tạp, đặc biệt là những chú chào mào đang trong thời kỳ sinh sản lại càng khó.
II. Chào mào bạch tạng giá bao nhiêu?Giá bán của những chú chào mào bạch tạng hiện nay rất đắt đỏ bởi đây là giống chim đột biến, có rất ít trong tự nhiên, không phải ai cũng có may mắn sở hữu. Để mua được chú chim quý này, người mua phải bỏ ra một cái giá khá đắt, ít nhất phải khoảng 100 triệu đồng, với những con đẹp, lông bóng mượt chắc khỏe có thể lên tới 200-300 triệu đồng.
Chào mào bạch tạng có giá bán vô cùng đắt đỏ III. Kỹ thuật nuôi chào mào bạch tạng chuẩn nhất 1. Thời gian sinh sản và cách phối giốngChào mào bạch tạng mái thường bắt cặp và sinh sản từ tháng 11 tới tháng 6 dương lịch năm sau, tuy nhiên cũng có nhiều con đẻ vào thời gian khác. Để phối giống cho chào mào bạch tạng trước tiên bạn nên cho con trống vào, sau đó cho chào mào bạch tạng mái vào, nếu thấy 2 con ve vãn nhau, con đực múa xè thì coi như đã bắt cặp xong.
Để có được không gian nuôi chào mào bạch tạng lý tưởng nhất, bạn nên chọn kích thước lồng rộng khoảng 1m, cao 1,5m, dài 2m. Trong lồng nên bố trí nhiều cây xanh, cầu cho chim nhảy, dưới nền để đất, phía trên cần che mưa và nắng.
Nên đặt lồng hướng về phía Đông để chào mào bạch tạng đón được ánh sáng ban mai và được tắm nắng mỗi ngày. Nên đặt lồng ở những nơi yên tĩnh, ít người qua lại, ngoài thiên nhiên, có như vậy tỷ lệ sinh sản của chào mào mới cao.
Để chào mào bạch tạng có môi trường sống lý tưởng bạn nên chọn chiếc lồng có kích thước rộng rãi, thoải máiChế độ dinh dưỡng của chào mào bạch tạng rất cần được quan tâm. Bên cạnh thường xuyên cho ăn cám tổng hợp, bạn cũng cần phải bổ sung thêm trái cây, cào cào, trứng kiến, sâu tươi… luân phiên đều đặn mỗi ngày. Nhớ rằng, trong các loại hoa quả, bạn không nên cho chào mào bạch tạng ăn đu đủ vì chúng sẽ làm tỷ lệ trứng nở thấp, nên bổ sung cam bởi chúng sẽ giúp cho tỷ lệ nở ra chim con được cao hơn.
Chào mào bạch tạng cũng giống như các giống chào mào thông thường khác, chúng rất thích được tắm. Bạn cần thường xuyên cho chúng tắm mát, điều này sẽ giúp chào mào bạch tạng có được cảm giác thư giãn, thoải mái. Ngoài tắm mát, tắm nắng cũng giúp cho chào mào thêm khỏe mạnh, hấp thụ vitamin D.
5. Chế độ chăm sóc chào mào bạch tạng sinh sảnKhi bạn thấy chào mào bạch tạng tha rác để làm tổ thì là lúc chúng chuẩn bị sinh sản. Thời gian này bạn cần phải chuẩn bị cho quá trình đẻ trứng của chúng. Nếu cung cấp thức ăn không đủ và tốt, môi trường sống thuận lợi thì chim sẽ không sinh sản. Bạn cần chuẩn bị tổ đẻ cho chúng, đảm bảo đủ ấm, đủ an toàn để chúng ấp như rơm, rạ, giấy báo cắt nhỏ, cành cây khô…
Thường một con chào mào bạch tạng sẽ có thể sinh sản được 3 quả trứng, cũng có khi 5 quả. Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho chào mào bạn nên bổ sung nhiều mồi tươi, vitamin C, chất đạm để chim được khỏe mạnh.
Đến khi chào mào trống và mái thay nhau ấp thì cần luôn giữ nhiệt độ để cho trứng nở, thời gian nở sẽ là khoảng 2 tuần, tùy vào thời tiết có thể nhanh hay hoặc chậm 1-2 ngày. Sau khoảng 14 ngày ấp trứng thì chú chim non sẽ ra đời.
Tuy là một loài ăn hoa quả là chủ yếu, nhưng khi chào mào bạch tạng còn non chúng sẽ chỉ ăn côn trùng và sâu bọ. Khi chim non đã có đủ lông cơ bản đã có thể theo mẹ, bạn cũng không nên bắt chim con trong giai đoạn này, vì như thế xương sẽ bị yếu. Tốt nhất bạn nên để cho chào mào bố mẹ dạy cách học bay. Nhớ rằng trong quá trình chăm sóc chim non bạn không nên rình xem tổ quá lâu, như vậy sẽ khiến chào mào bạch tạng cảm thấy khó chịu và có thể thả rơi chim non.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chào Mào Mơ Là Chim Gì, Giá Bao Nhiêu, Hót Hay Không? trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!