Xu Hướng 3/2023 # Chào Mào Huế, Khe Sanh Giá Tốt Nhất Hà Nội # Top 12 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Chào Mào Huế, Khe Sanh Giá Tốt Nhất Hà Nội # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Chào Mào Huế, Khe Sanh Giá Tốt Nhất Hà Nội được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chào Mào Huế

Chào Mào Huế

Em mua bán tại nhà Chuyên Chào mào Huế, Chào Mào Khe Xanh Quảng trị. nhằm đáp ứng nhu cầu anh em toàn Hà Nội. Các bác có thể đến tận nhà ngồi nghe chim hót và giao lưu ai thích con nào thì bắt ạ. các bác mang cả chim mồi đến check cho ok hơn ạ.

Về Các Phân Biết

Chào Mào Huế

Cách phân biệt Chào mào Huế

Về đặc điểm đặc trưng:

Chim Huế thường nhỏ và vừa chim, ít chim to, yếm không đen đậm kéo sâu xuống cổ.  Mào chim chủ yếu là đinh, mào rơm (mào cui), mào lân rất ít. Dáng chim không được dài lắm, chim căng lửa mới có con đuôi xếp 1 cọng, lưng tôm, dáng đứng cao, nói chung dáng chim Huế không dài đẹp bằng chim Qui Nhơn, Bình Định, Đà Nẵng.

Về chất giọng chào mào Huế có cái đặc biệt là chất giọng đặc trưng và được chia làm 2 giọng chính là giọng thổ (trầm) và giọng chuông (thanh). nếu ai may mắn sở hữu được chú có giọng thổ (trầm) thì nghe rất đã, giọng khi sổ ra có uy lực, quát, đanh. thường thì chào mào Huế cũng chỉ sổ khoảng 6 âm, khi nào căng quá hay gặp đối thủ thì sổ giọng đôi, giọng ba từ 8 âm đến 10 âm (rất ít). giọng chuông thì phổ biến hơn, nói giọng chuông chứ không hoàn toàn thanh như chào mào Bàu Công hay Thủ Đức (Bình Dương) mà còn có pha lẩn 1 chút trầm nhẹ. nghe âm điệu trầm bổng xen kẽ. Nước đấu, ra giọng đều, ít chơi cánh, hay bu bám lồng đòi đá hay dọa nẹt các con khác. Chim Huế đi chơi đấu trường tương đối tốt.

Đặc điểm đặc trưng của Chào mào Huế

Đặc điểm riêng chim Chào mào Huế của các vùng như sau:

Phía Bắc của tỉnh Thừa thiên Huế, Phong Sơn là một xã thuộc Huyện Phong Điền xã này nằm ở Khu du lịch suối nước nóng Thanh Tân nổi tiếng chắc ai cũng biết, đi theo hướng này lên phía Bắc có xã Phong Mỹ (Chiến khu Hòa Mỹ) vùng này chim rất hay nhưng giờ rất hiếm chim, phải vào tận rừng sâu mới thấy được vài con. Đặc điểm của chim Phong Sơn ra giọng dài hay luyến láy đảo giọng, dáng chim nhỏ, dữ chim, đấu đá tốt.

Dòng chim Kim Phụng là chim nổi tiếng nhất của Huế hầu như là anh em Huế đã chơi chào mào đều thừa nhận là “giọng chim hay nhất của Huế”. Hiện nay chim Kim Phụng rất hiếm, không còn nũa, gần như bị tiệt chủng 100%, giờ chỉ còn chim di cư, rất ít chim gốc.

Vùng Diên Hòa có giống chim Khe Vàng có chất giọng láy luyến tốt, thu hút lòng người, đặc điểm của dòng chim này khó nuôi rất lâu nổi.

Ngoại ô thành phố Huế, có giống chim Chằm, dòng chim này rất dữ, giọng hay, nhưng hiện nay dòng chim này khá hiếm, hầu như không còn nữa.

Phía Nam, có vùng A Lưới, xã Hồng Vân, Hồng Thuỷ…… chim A lưới dáng to đẹp ít có chim trời già, ra giọng lắt rắt không rõ ràng, dòng chim này được nhiều anh em Huế đi bẫy, vì dễ đi và dễ bẫy. Đây cũng là nguồn chim bổi lớn nhất của A lưới được cung cấp chuyển ra cho các Tỉnh phía Bắc và cả nước.

Dòng chim Bình Điền, Bình Thành rất hay tiếng thổ to, vang, tướng dữ chim, dáng to đẹp, đấu đá chơi trường rất bền chim.

Vùng Nam Đông không rộng nhưng có nhiều xã nhỏ như: Hương Sơn, Hương Hòa, Thượng Nhật, Phú Mậu, Thượng Long, Thượng Quảng,… Chim Nam Đông mỗi vùng có một chất riêng biệt, có vùng hay và dở. Hay và dở chỉ mang tính tương đối. Vùng hay thì 10 con có 7 hay 3 dở, và vùng dở thì ngược lạị.

Hương Sơn: chim có giọng rõ ràng, thánh thót, đặc biệt rất trong, nhưng bộ yếm đa số không kín cho lắm.

 Hương giang: là vùng chim có chất giọng không được rõ ràng, luyến láy và đảo giọng ít.

Thương Long, Thượng Quảng là vùng chim rất hay hót dài, tiếng đanh, luyến láy hay đảo giọng nhiều. Dòng chim này chơi giọng thì hay nhưng đấu đá không bền chim.

Hương Lộc: chim khá to, giọng cũng to, ướm có những con rất đậm và kín. Chim ít dữ.

Chim vùng đồi Năm heo (thuộc thác trời): chim đẹp, giọng lai Hương Sơn nên rất hay, chim dữ, dễ huấn luyện thành mồi.

Phú Mậu: giọng nhanh, chim yếm ngắn là nhiều, đặc biệt chim vùng này dữ nhưng ở ngoài trời lâu bắt được. Có con đi đánh mất gần 3 tiếng, nó chi đấu giọng với mồi, sau đó mới đá.

Ngoài chim Huế các vùng miền trên còn có chim các vùng như: Đèo A co, chim vườn quốc gia Bạch Mã, chim Tà Lương…. đều là những dòng chim có giọng đặc trưng riêng của vùng miền, các vùng chim đi đấu đều rất tốt.

Chào Mào Huế

https://www.youtube.com/watch?v=ZGaTjNMdTQk

Em chuyên cung cấp Chào Mào Huế Và Chào Mào Khe Xanh Ạ

Chào Mào Huế

Chào Mào Huế

Giá Chim Chào Mào. Địa Chỉ Bán Chim Chào Mào Ở Hà Nội &Amp; Tphcm

Chơi chim chào mào là thú vui tao nhã, phù hợp với với mọi thành phần xã hội. Giá chim chào mào hiện nay có nhiều mức, tùy thuộc vào từng giống, từng đặc điểm. Do đó, bất kỳ ai cũng có thể “tậu” được một chú ứng ý hợp túi tiền. Bài viết này, Thú kiểng sẽ giới thiệu đến các bạn giá của các loại chim chào mào phổ biến nhất hiện nay, và các địa chỉ bán chim chào mào uy tín trên cả nước.

Giá chim chào mào các loại

Giá chim chào mào ở mỗi vùng mỗi khác tùy vào nhu cầu, ngoại hình, giọng hót, “kinh nghiệm chiến trường”… Những chú chào mào mộc đã qua tuyển lựa kỹ càng thường có giá cao.

Khu vực Hà Nội, giá chào mào mộc dao động từ 300.000 – 400.000 đồng/con. Còn ở khu vực TP. HCM giá có nhỉnh hơn chút, khoảng từ 400.000 – 800.000 đồng/con. Riêng khu vực miền Trung, giá chào mào cao hơn hẳn, từ 800.000 – 1.500.000 đồng/con. Với những chú “chiến” giỏi, đạt nhiều giải thưởng giá có thể lên đến 5.000.000 – 10.000.000 đồng/con thậm chí vài chục triệu hay đến vài trăm triệu không phải làm hiếm.

Chim chào mào non giá từ 100.000 – 250.000 đồng/conChim chào mào bổi Huế giá giao động từ 200.000 – 500.000 đồng/conChim chào mào mồi cứng giá từ 500.000 – 1.000.000 đồng/conChim chào mào Trung Mang có nguồn gốc Quảng Nam có giá giao động từ 350.000 – 800.000 đồng/con tùy vào thân hình dài hay ngắn, đẹp đạt chuẩn hay vừa tầm …Chim chào mào dòng yếm khít (đã qua hai mùa) giá từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng/conChim chào mào lân họng bò có giá từ 900.000 – 2.500.000 đồng/con tùy vào “thâm niên” thi đấu của chúng.Chim chào mào lân tê giác (2 mùa) giá khoảng từ 700.000 – 1.000.000 đồng/con.Chim chào mào (từ 2 mùa) gốc Bình Định có giá giao động từ 1.000.000 – 4.000.000 đồng/con

Địa chỉ bán chim chào mào trên cả nước

Nơi bán chim chào mào khu vực Hà Nội

1. Bạn có thể đến chợ chim cảnh ở đường Hoàng Hoa Thám, Hồ Tây. Khu mua bán, trao đổi chim cảnh rất nhộn nhịp những ngày họp chợ. Chu kỳ họp chợ là cách 5 ngày (tránh ngày chợ phiên), có 6 lần họp bắt đầu từ ngày mùng 4 (tính theo lịch âm). Sản phẩm cực kỳ phong phú, giá cả đa dạng.

2. Vua chào mào – Mai Đình, Sóc Sơn. Chuyên chào mào bổi, chích chòe, chim cu, bạch biến … Cung cấp sỉ và lẻ cho khách ở khu vực miền Bắc.

Cửa hàng chim chào mào tại TP. HCM

1. Các bạn ở khu vực miền Nam có thể đến các khu chợ sau, chủng loài rất da dạng và giá cả cũng hợp lý: Chợ chim cảnh Lê Hồng Phong, Chợ chim cảnh Tao Đàn, Chợ chim cảnh Thuận Kiều Plaza, Chợ chim cảnh Trường Chinh.

2. Chim cảnh Việt Nam – Phạm Văn Đồng, Gò Vấp. Chuyên mua bán chào mào bẫy đấu, cung cấp lồng chim, thức ăn cho chim và các phụ kiện khác. Sản phẩm của điểm bán này được đánh giá rất cao về mặt chất lượng.

3. Chim cảnh Minh Châu – Tân Kỳ Tân Quý, Tân Phú (có chi nhánh 2 tại Bình Dương). Chuyên cung cấp các loài chim cảnh quý hiếm sỉ và lẻ, chất lượng đảm bảo. Ngoài ra, Minh Châu còn cung cấp các kiểu lồng cho chim đa dạng về kiểu dáng và giá cả.

Tại Đà Nẵng

Trang trại chim chào mào Đà Nẵng – Hoàng Văn Thái, quận Liên Chiểu. Điểm cung cấp chim chào mào giống, chào mào đánh lồng các loại, thức ăn cho chim, ngoài ra còn tổ chức các cuộc thi chim cảnh hàng năm. Được đánh giá là điểm cung cấp uy tín, dịch vụ chuyên nghiệp.

Nơi trao đổi, mua bán chim chào mào online

Ngoài các địa chỉ trên, bạn có thể vào các fanpage trao đổi, mua bán chim chào mào trên cả nước để tham khảo như: Hiệp hội chào mào Việt Nam, Hội chào mào, Hội mua bán chim chào mào Hà Nội, Chào mào Bình Định, Mua bán chào mào TPHCM, Hội chào mào Bình Dương, Chợ chim cảnh Sài Gòn…

Hội Thi Chim Chào Mào Lần Hai Tại Hà Nội

Bao năm nay vẫn đều đặn như vậy, cứ đến sáng chủ nhật hàng tuần là Đảo quán Hoàng Cầu lại trở thành nơi tụ hội của nhóm chơi chim chào mào thuộc Hội Sinh vật cảnh Hà Nội. Phần đông người vào quán đều xách theo một lồng chim có phủ vải điều để che nắng mưa cho những chú chim cưng của mình.

Anh Kiên (hiện đang công tác tại Báo Pháp luật Việt Nam), một hội viên đến quán cùng hai chú chim chào mào, cho biết: “Có nhiều hội chơi các loại chim cảnh ở Hà Nội nhưng chơi chim chào mào thì mới có vài năm nay”.

Hình ảnh tại Hội thi chim chào mào lần thứ nhất

Gọi cho mình một ly cà phê sáng, tôi cũng hòa mình vào sinh hoạt của các hội viên chơi chim chào mào. Những người có mặt trong quán đều không rời mắt khỏi các chú chim đang nhún nhảy trong những chiếc lồng treo dọc thành một hàng phía trên đầu. Các lồng chim cũng được treo xen giữa các dãy bàn để khách tiện nhìn và trao đổi. Những câu chuyện trong quán thật rôm rả và đều xoay quanh đề tài chim chào mào, chuyện lồng chim, bí quyết giữ lửa cho chim, chuyện cuộc thi chim lần thứ hai sắp diễn ra… Chốc chốc lại có một chú chào mào “nổ” một tràng lảnh lót khiến mọi người phải trầm trồ…

Anh Dũng, một người chơi chim chào mào và là khách thường xuyên của Đảo quán Hoàng Cầu vui vẻ nói: “Hiện hội viên của hội chơi chim chào mào có hơn 20 người, có ban cố vấn, ban cán sự hội để cùng nhau tạo nên một nơi sinh hoạt cho anh em mỗi khi rảnh rỗi”.

Được biết, nhóm chơi chim chào mào thuộc Hội Sinh vật cảnh Hà Nội cũng thường xuyên tổ chức đi dã ngoại để bẫy những chú chim hay hoặc để mua những chiếc lồng đẹp. Hiện nay, có bốn dòng chim chào mào chính phân theo vùng ở miền Bắc, miền Nam, Huế và miền Trung.

Đa số các anh thường bẫy chim đã lớn ở nhiều nơi, sau đó về nuôi sẽ nhanh chóng đạt ý muốn hơn là nuôi chim từ lúc chúng còn non.

Bên cạnh những hoạt động đó, hàng năm Hội Sinh vật cảnh còn đứng ra tổ chức một cuộc thi chim chào mào. Năm ngoái, tại cuộc thi lần thứ nhất, ngôi vị quán quân thuộc về chú chim chào mào Yếm Lam. Đây là chú chào mào có bộ lông trước ngực mang màu sắc rất đặc biệt, giống như một dải yếm màu lam. Đặc biệt hơn, chú chim này còn sở hữu một giọng hót dài, khả năng đổi giọng cũng như giữ được lửa trong suốt cuộc thi. Hiện nay, Yếm Lam được chăm sóc bởi một nghệ nhân ở Hội An, tuy chất lửa đã không còn như trước nhưng vẫn được biết đến như là một chú chim chào mào quý hiếm trong giới sinh vật cảnh cả nước.

Sắp tới, ngày 22-8-2010, Hội thi Chim chào mào sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ hai sẽ được tổ chức tại Khuôn viên sân sau của Khách sạn Tây Hồ. Dự tính của Ban tổ chức sẽ khống chế tối đa khoảng 150 lồng chim tham gia giải. Ban tổ chức đã phát đi thiếp mời tới các Hội sinh vật cảnh trong cả nước. Cuộc thi dành cho mọi đối tượng từ những người đã nghỉ hưu và những bạn học sinh đam mê nuôi chim chào mào.

Thông Tin Giá Vàng 9999 Ở Hà Nội Mới Nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Chào Mào Huế, Khe Sanh Giá Tốt Nhất Hà Nội trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!