Xu Hướng 3/2023 # “Cao Thủ” Thuần Phục Sát Thủ Trên Không: Vất Vả Hơn Cả Nuôi Con # Top 8 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # “Cao Thủ” Thuần Phục Sát Thủ Trên Không: Vất Vả Hơn Cả Nuôi Con # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết “Cao Thủ” Thuần Phục Sát Thủ Trên Không: Vất Vả Hơn Cả Nuôi Con được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc thuần hóa, huấn luyện những loài “sát thủ trên không” tốn nhiều công sức và đòi hỏi sự kiên trì. Liệu thú chơi này có vi phạm pháp luật?

“Ma xó”

Lướt mạng xã hội Facebook, tôi tình cờ biết đến nhóm “Hải Dương Falconry Club” (Câu lạc bộ Nuôi chim ưng Hải Dương). Nhóm này có gần 1.900 thành viên với cùng sở thích chơi chim săn mồ (CSM).

Tôi gặp anh Nguyễn Văn Lịch (sinh năm 1990) quê ở TP Chí Linh nhưng đang ở thôn Tiền, thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng). Anh Lịch là quản trị viên của câu lạc bộ trên và được giới chơi CSM đặt cho biệt danh khá dị – “Ma xó”.

Nhà của anh Lịch nằm sâu trong một ngõ nhỏ của thôn Tiền. Vừa đến cổng, tôi đã nghe thấy tiếng chim đại bàng kêu í oét. Anh khoe là người đầu tiên ở miền Bắc huấn luyện được CSM. Không chỉ chơi, anh Lịch còn cung cấp giống, dụng cụ, huấn luyện CSM cho những ai có nhu cầu.

Năm 2013-2014, anh Lịch sang Quảng Đông (Trung Quốc) làm thuê. Ông chủ của anh là một tay chơi CSM nổi tiếng. Thấy anh tò mò, đam mê CSM nên ông này đã truyền lại kỹ năng, kinh nghiệm huấn luyện cho anh. Năm 2015, anh Lịch về quê, lần mò trên mạng và biết được ở miền Nam có nhiều câu lạc bộ, nhóm chơi CSM.

Anh bỏ ra 5 triệu đồng mua một con chim đại bàng ưng giống ở Sài Gòn về nhà huấn luyện với mục đích trải nghiệm. Với những kinh nghiệm học được từ ông chủ, không quá khó để anh huấn luyện thành công con chim này.

Anh Lịch có ý tưởng thành lập một câu lạc bộ chơi CSM tại Hải Dương với mục đích tập hợp những người có chung sở thích để chia sẻ kinh nghiệm, gây dựng và phát triển phong trào. “Hải Dương Falconry Club” ra đời từ đó, thu hút hội viên ở cả trong và ngoài tỉnh tham gia.

Năm 2017, anh Lịch giành giải nhất tại Hội thi nghệ thuật, huấn luyện CSM tổ chức tại TP Hà Nội. Danh tiếng của anh từ đó được nhiều người biết tới.

Chỉ tay vào 2 con đại bàng ưng đang trong giai đoạn huấn luyện, anh Lịch bảo đây là 2 trong số hàng chục loài CSM đang được dân chơi nuôi phổ biến.

CSM được chia làm 3 loại gồm dòng chim lớn, chim nhỏ và chim lượn. Dòng chim lớn có đại bàng ưng và đại bàng núi. Dòng chim nhỏ có chim ưng Ấn Độ, besa, sika. Dòng chim lượn là diều hâu đen và diều hâu lửa.

Ngoài ra, CSM còn có các giống nhập ngoại như Gos của Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc. Diều hâu Hary nhập từ Thái Lan, Campuchia, Lào… Tuy nhiên, đây là những dòng CSM không phổ biến, gần như rất hiếm người chơi.

Cũng theo anh Lịch, mua các giống chim này hiện không khó khi hầu hết các tỉnh, thành phố đều có các câu lạc bộ chơi CSM. Họ mách mối hoặc trực tiếp trao đổi, mua bán với nhau. Giống CSM lớn có giá từ 3-10 triệu đồng/con, loại nhỏ 600.000 – 2 triệu đồng/con, dòng chim lượn 400.000 – 2,5 triệu đồng/con.

Tôi ngỏ ý muốn xem cách huấn luyện CSM, anh Lịch lập tức đeo găng tay, đứng ở hiên nhà rồi lắc quả chuông nhỏ gắn ở găng tay.

Ngay lập tức, con đại bàng ưng từ trong gian buồng vỗ cánh bay ra đậu trên tay chủ nhân. Mắt nó nhìn rất dữ dằn và dường như luôn sẵn sàng đợi lệnh của chủ. Anh tung cánh tay lên, con chim vỗ cánh bay lên không trung. Chủ nhân rung chuông, nó lập tức bay trở lại.

Phong trào nuôi CSM ở tỉnh ta tuy chưa bằng Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh hay một số tỉnh, thành phố trong miền Nam song ngày càng có nhiều người tham gia. Một số thành viên trong nhóm “Hải Dương Falconry Club” cho biết toàn tỉnh có hơn 100 người đang nuôi CSM.

Vất vả hơn cả nuôi con

Tôi gặp một người chơi CSM khác là anh Nguyễn Văn Tú ở xã Ngọc Kỳ (Tứ Kỳ). Anh Tú có sở thích chơi chim cảnh từ nhỏ nhưng CSM thì mới chơi từ cuối năm 2018. Anh đang nuôi 2 con đại bàng ưng tại nhà.

“Tôi đã bỏ cả chục triệu đồng ra mua chúng về chơi. Một trong hai con tôi nuôi từ khi còn chưa mọc lông. Mỗi ngày mất khá nhiều thời gian chăm chút cho chúng, từ lo ăn uống đến dọn vệ sinh, trông nom. Trước khi nuôi 2 con này tôi có một con đại bàng khác nhưng nó đã bay mất. Chẳng qua vì đam mê thôi chứ nuôi mấy con chim này còn vất vả hơn chăm con mình”, anh Tú nói.

Huấn luyện CSM rất kỳ công. Kể cả những người có kiến thức về lĩnh vực này nhưng nếu không khéo cũng khó thành công, thậm chí để chim bay mất.

Anh Lịch cho biết mỗi khóa đào tạo CSM kéo dài từ 20 – 45 ngày, tùy dòng. Hằng ngày, anh gần như dành phần lớn thời gian cho lũ chim. Mỗi con cần ít nhất 40 phút huấn luyện/ngày, gồm tập cho ăn trên găng tay, gọi từ tay này sang tay kia, tập thả đi gọi về, vào mồi sống (mua chim cút về tung lên trời cho CSM bay lên vồ) để tập phản xạ…

Vất vả nhất là khi khách mang trứng đến nhờ ấp và huấn luyện sau khi chim non nở. Anh Lịch phải mua máy ấp loại nhỏ về để ấp trứng. Chim non sau 20-25 ngày nở phải tiếp tục mang ra úm bằng bóng điện trong 20 ngày tiếp theo.

Anh tự làm ổ cho chim bằng cỏ khô, giấy vệ sinh xé nhỏ để vừa mềm mịn lại giữ ấm được cho chim. Hằng ngày, anh xé nhỏ thịt chim bồ câu, chim cút cho chim non ăn thành nhiều bữa. Chim non được 2-3 tuần tuổi thì bỏ ra nuôi như gà nhưng phải trông nom vì sợ mèo tấn công.

“Mỗi tháng tôi huấn luyện được 6-7 con. Năm 2018, một mình tôi huấn luyện được trên 100 con, kỷ lục đấy. Mỗi con tôi nhận tiền công 2-5 triệu, vất vả nhưng cũng có thu nhập ổn định”, anh Lịch khoe.

Vi phạm sẽ bị phạt nặng

CSM, đặc biệt là dòng chim lớn, chim lượn được ví như “sát thủ trên không”. Chúng có thể tiêu diệt những loài chim tự nhiên khác hoặc thậm chí có thể bắt cả mèo, gà, rắn, con mồi to gấp vài lần trọng lượng của chúng.

Nhiều người nghĩ chúng dùng mỏ để giết con mồi nhưng không phải vậy. Đôi chân với những móng vuốt khỏe, sắc nhọn mới là vũ khí bóp nghẹt và khiến con mồi chết rất nhanh.

– Hình như CSM nào cũng rất dữ thì phải? – tôi hỏi.

– Đúng vậy, chỉ cần thấy con vật khác chuyển động là chúng lao tới vồ ngay, thậm chí chúng còn tấn công nhau – anh Lịch đáp.

– Vậy thì mèo, gà, ngan, vịt, chim bồ câu của người dân chúng cũng vồ à?

– Chính xác. Nhưng chúng tôi không để như vậy. Câu lạc bộ thống nhất khi cho chim đi tập săn phải cho ra xa khu dân cư và vùng chăn nuôi của người dân.

Tôi thắc mắc về nguồn gốc những giống CSM và việc nuôi chúng có vi phạm pháp luật không, anh Lịch đáp: “Hiện nay ở Việt Nam chưa có trại nào nuôi và cung ứng được giống CSM. Tất cả chim giống đều mua từ các thợ săn bắt được ở rừng. Pháp luật chỉ cấm nuôi những dòng chim có trong Sách đỏ như diều hoa Miến Điện hay cắt nhỏ họng trắng… còn những dòng trên vẫn được phép”.

Một số người chơi CSM khi được hỏi đều cho biết họ không nắm được các quy định của pháp luật khi chơi CSM. Họ bảo chưa ai chơi CSM được cấp phép cả. Tất cả đều hoạt động tự phát.

Ông Vương Văn Cường, Phó Trưởng Phòng Thanh tra – Pháp chế (Chi cục Kiểm lâm tỉnh) cho biết chưa nắm được cụ thể phong trào chơi CSM trong tỉnh diễn ra như thế nào, người dân đang nuôi những dòng chim gì.

Với những loài chim như anh Lịch đang huấn luyện và kể tên phải nhìn trực tiếp mới có thể nhận dạng đặc điểm, mới biết tên khoa học, sau đó tra cứu thì sẽ rõ chúng có bị cấm nuôi nhốt, kinh doanh hay không. Bởi cùng một loài chim nhưng mỗi vùng miền lại gọi với cái tên khác nhau.

Tuy nhiên, qua xem ảnh do tôi cung cấp và nghe tên những loài chim trên, ông Cường cho biết có khả năng chúng nằm trong nhóm 1B, 2B theo quy định tại Nghị định 06/2019/NĐ-CP ngày 22.1.2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

“Thời gian tới chúng tôi sẽ kiểm tra, rà soát, thu thập thông tin, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử lý theo quy định”, ông Cường khẳng định.

Ông Cường cho biết việc đăng ký nuôi nhốt động vật hoang dã nói chung, CSM nói riêng phải tuân thủ quy định.

Đối với cơ sở nuôi nhốt không vì mục đích thương mại phải có dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phương án chăn nuôi, bảo đảm vệ sinh môi trường, đặc biệt là nguồn giống hợp pháp…

Đối với cơ sở nuôi nhốt vì mục đích thương mại thì phải bảo đảm nguồn giống hợp pháp, chuồng trại chăn nuôi phù hợp đặc tính sinh trưởng của vật nuôi, có phương án nuôi theo các mẫu số ban hành của Nghị định 06/2019/NĐ-CP.

Tùy thuộc vào độ quý, hiếm của các dòng CSM mà cơ quan cấp giấy phép có thể là Chi cục Kiểm lâm tỉnh hoặc do Tổ chức thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES) tại Việt Nam cấp. Các tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm có thể bị phạt theo nhiều mức, từ 5 – 300 triệu đồng.

Những người nuôi CSM cần đến cơ quan chức năng để được hướng dẫn cụ thể, tránh vì đam mê mà vi phạm pháp luật.

Nguồn. Dân Việt

Tiện ích thông tin

Nguồn tin

Dân Việt

QR Code

Chúng tôi trên Mạng Xã hội

Fanpage Facebook

Cổng tin tức Thành phố Hải Phòng

QR Code Fanpage

Tin khác

Hướng Dẫn Cách Nuôi Chào Mào Ché Từ Những Cao Thủ Lão Làng

Chào mào chế là một trong những thuật ngữ mà những người chơi chào mào lâu năm để miêu tả về một giọng vô cùng đặc biệt của những chú chào mào này. Không phải chú chim chào mào nào cũng có thể cất lên được tiếng ché. Khi một chú chim chào mào cất lên những tiếng ché là dấu hiệu chứng tỏ chú chào mào đó đang rất sung. Chính vì vậy nếu bạn đang sở hữu một chú chào mào có giọng ché cực độc thì đây chính là một trong những điều tuyệt vời nhất. Bạn có biết tại sao những chú chào mào yêu quý của bạn lại có thể cất lên tiếng ché hay không? Ý nghĩa của những tiếng ché đó là gì? Và phải là sao để cho những chú chim chào mào của bạn ché được. Tất cả sẽ được chúng tôi mang tới cho bạn ở phần sau của bài viết.

Như đã nói ở trên thì một chú chim chào mào ché chỉ khi chúng được nuôi dưỡng khỏe mạnh và căng lửa. Ở trong một trạng thái vui vẻ phấn chấn nhất chúng sẽ cất lên thứ âm thành này. Việc nuôi dưỡng những chú chim chào mào ché sẽ phụ thuộc vào yếu tốt tập dượt cũng như dinh dưỡng. Và đây cũng chính là 2 tiêu chí chúng ta sẽ cùng nhắc tới

Trước tiên để sở hữu được một chú chim chào mào có thể cất được tiến ché thì khâu tuyển chọn cũng là một trong những khâu vô cùng quan trọng mà bạn bắt buộc phải quan tâm vì đây được coi là một trong những yếu tố quyết định. Như vậy chúng ta mới chọn lọc ra được những chú chim xuất sắc nhất có tố chất để chuẩn bị phục vụ cho việc nuôi dưỡng sau này cũng như có khả năng cao trong việc cho ra đời được những tiếng ché uy dũng.

Ngoài ra trong việc lựa chọn một chú chim chào mào thì một yếu tố cũng quan trọng nhất đó là ở bộ phận mào.Bạn nên lựa chọn những chú chim nào có gốc mào càng to càng tốt.Mào của chúng lúc nào cũng phải dựng lên và nếu như những chú chim nào sở hữu bộ yếm màu đen cùng với màu mào thì được đánh giá vô cùng cao. Cặp cánh phải xếp thẳng hàng không bị bắt chéo hay đan xen vào nhau. Lông cũng phải mượt mà không bị xù và nuôi những chú chim chào mào này phải xếp gọi thành từng cọng.

Chỉ khi nào những chú chim chào mào cảm thấy trong người mình đạt được một sự ổn định về sức khỏe sung và căng lửa nhất thì lúc nào chúng mới cất lên những tiếng ché. Chính vì vậy mà chế độ dinh dưỡng là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà bạn cần phải quan tâm tiếp

Tuy nhiên theo như đánh giá và những kinh nghiệm của những người nuôi chim lâu năm chia sẻ lại rằng. Những loại hoa quả để cho chúng ổn định nhất thì thường ưu tiên chuối, cam, dưa hấu… các loại quả có sắc tốt màu màu ổn định để vừa giúp cho chúng đầy đủ chất dinh dưỡng nhất lại vừa bổ sung thêm những sắc tố màu tự nhiên để cho bộ lông của chúng được mượt mà và đẹp nhất.

Ngoài ra nếu như muốn những chú chim chào mào của bạn được căng lửa vào ổn định nhất lúc này bạn sẽ cần phải bổ sung thêm với trứng các loại mồi tươi. Các loại mồi tươi là một trong những yếu tố không thể thiếu được trong việc nuôi chim chào mào. Hãy sử dụng các loại sâu khô hay là những loại cào cào châu chấu để cho chúng ăn bổ sung một tuần khoảng từ 3 đến 4 lần mỗi lần thứ 3 cho đến năm con lúc này chính sách ổn định và khỏe mạnh nhất.

Việc cho những chú chim chào mào của bạn ăn cũng cần phải được tính toán một cách khoa học chỉ nên cho chúng ăn một lượng thức ăn vừa đủ để tiêu hóa trong một ngày dành cho chúng ăn thừa thãi cũng đường cho các loại thức ăn không lành tính

Một chú chim chào mào ché là khi chúng nhìn thấy đối thủ và đưa ra những tiếng dọa nạy chính vì điều đó mà tập dượt cho những chú chim chào mào của bạn trở lại lúc này và cũng cần phải cho chúng tương tác với các chú chim khác. Có thể bạn lựa chọn những chú chim được nuôi nhốt ở trong nhóm hoặc là lựa chọn tập dượt chúng với những chú chim ở ngoài thiên nhiên nhưng theo cách thứ hai là một trong những cách được đánh giá cao nhất về sự hiệu quả.

Nếu bạn có nhiều thời gian thì nên cho chúng đi thường xuyên bởi điều này sẽ khiến cho tần suất ché của chúng ngày càng nhiều. Một thời gian khi chúng đã có thói quen. Khi nuôi nhốt ở nhà 1 mình chúng cũng sẽ cất lên những tiếng ché đây là những cách có rất nhiều người đã từng áp dụng và họ đã rất thành công.

Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc huấn luyện cho chim ché chính là bạn nên để ý tới bộ móng chân của chúng. Nếu dài quá thì nên cắt bớt đi để chim di chuyển được linh hoạt nhất. Khi đó chim sẽ tự tin và cất tiếng ché. Đây là kinh nghiệ quy báu mà bạn cần phải tham khảo bởi cho dù là yếu tố nhỏ nhất cũng phải được quan tâm nếu không sẽ khiến cho công sức của bạn sẽ giảm bớt đi sự hiệu quả

Cách Tập Chào Mào Ché Bí Kíp Đến Từ Cao Thủ Lão Làng

Chào mào ché giọng là gì

Chào mào ché giọng là chào mào mà nó đang rất sung và cất lên tiếng ché. Tiếng ché nghe đanh thép như kiểu thị uy với những con khác. Các bạn cứ để ý những con đang hót mà không phải hót, đó chính là ché.

Không phải con chào mào nào cũng có thể ché. Chính vì thế bạn đang sở hữu một con chào mào ché thì vô cùng tuyệt vời. Mà gặp con nào có giọng ché độc nữa thì giá trị của nó cực kì lớn.

Muốn có được 1 con chào mào ché giọng thì đầu tiên nó phải có tố chất. Ngoài ra thì nó còn một thời gian rèn luyện thì mới có thể phát ra tiếng ché được. Không phải con nào cũng có thể ché và nhiều con ché cũng không có hay đâu. Nên nếu thấy chào mào của mình không ché thì cũng đùng có buồn, nhiều con không ché nhưng nó lại có chất giọng chào mào hót rất hay.

Cách tập chào mào ché giọng

Như đã nói thì không phải con chào mào nào cũng có thể ché. Việc đầu tiên mọi người cần làm đó là xem chào mào của mình có thể ché hay không. Nếu chào mào có những yếu tố nhanh nhẹn, cặp mắt nhanh nhẹn, chân to thân hình dài vừa phải, ngực nở nang, gốc mào to thì nó có thể ché.

Chào mào ché khi nó nhìn thấy đối thủ của chúng. Khi đó nó sẽ phát ra tiếng ché để thể hiện chủ quyền không gian của mình. Do đó cần phải cho chim thường xuyên tiếp xúc với đối thủ của chúng để chúng có thể rèn luyện.

Nếu không gian anh em sống rộng rãi thì có thể treo chim ở nơi có chim trời. Khi đó nó sẽ phát ra tiếng ché để ra dấu hiệu chỗ này của bố, đừng có thằng nào nhảy vào. Thời gian đầu cho chim tập ngắn và dần dần anh em tăng thời gian lên là được.

Ngoài ra nếu không gian chỗ anh em nhỏ thì anh em có thể mượn chào mào của ai đó để luyện tập cho chúng. Hoặc có thể download những tiếng ché trên youtube để cho chim nghe và tập dần.

Chăm sóc chào mào ché

Để chăm sóc chào mào ché thì anh em bổ xung những loại quả có sắc tố đỏ như chuối, cam, dưa hấu… Giúp chúng bổ xung sắc tố đỏ và dinh dưỡng. Ngoài ra thì mồi tươi trong thời gian này cũng rất quan trong đối với chào mào. Anh em bổ xung cào cào cho chào mào khoảng 1 tuần, trái cây liên tục kết hợp với cám giúp chào mào căng lửa là chim sẽ ché ngay thôi.

Sau khi đã làm hết các bước trên mà con chào mào nhà bạn vẫn không ché thì rất tiếc, chào mào nhà bạn chỉ có thể hót mà thôi, nó không ché được đâu.

<!-

Tuân Thủ Những Cách Chăm Sóc Họa Mi Căng Lửa

Việc nuôi dưỡng và chăm sóc chim họa mi luôn giữ được phong độ là một điều tuy đơn giản nhưng không phải ai cũng có thể làm được vì đây là công việc nhẹ nhàng nhưng cần sự tỉ mỉ và kiên trì cao. Bài viết này xin bổ xung những cách chăm sóc chim họa mi căng lửa để bạn đọc tham khảo và áp dụng.

Chim họa mi khi căng lửa hót nhiều

Với những người nuôi chim họa mi, gặp phải trường hợp chim lên lửa, xuống lửa thất thường, ngày thì nghe hót rất nhiều, ngày thì không nghe thấy chim hót lần nào… đó là việc hết sức bình thường khi người nuôi chim họa mi không có các kĩ năng và chưa đủ kinh nghiệm giữ lửa cho họa mi. Những điều ảnh hưởng lớn nhất tới tạo lửa và giữ lửa cho chim mà bạn cần lưu ý như : môi trường sống, chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc..

Chăm sóc họa mi căng lửa theo chế độ tự nhiên

Đầu tiên khi mới mang chim họa mi về, nó thường lạ người, lạ môi trường sống, thức ăn và thói quen được chăm sóc nên bao giờ cũng sợ hãi và xuống lửa; dù cho là chim mộc hay chim đã thuần hóa, chúng sẽ thường bỏ hót sau một vài ngày được nuôi dưỡng. Vì thế, bạn cũng không nên sớm bỏ cuộc mà hãy áp dụng những cách nuôi chim họa mi căng lửa sau :

Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và ổn định cho chim : nên tập cho chim họa mi những chế độ ăn dinh dưỡng theo những công thức nhất định và tránh thay đổi thức ăn cho chim quá đột ngột. Công thức thường được áp dụng cho chim họa mi là : gạo và trứng gà ngon. Nhất thiết phải làm khoáng hoặc mua khoáng chất cho chim ăn để chim có đủ nguyên tố vi lượng trong quá trình sống và hoạt động, chống bênh tật.. Tất nhiên, tùy từng giai đoạn phát triển của chim họa mi mà người nuôi cho ăn những thức ăn phù hợp. Thêm nữa, trong từng giai đoạn và thời điểm, bạn phải biết chim thiếu chất gì (vitamin và khoáng chất) và thừa gì để điều chỉnh và bổ sung cho kịp thời, hợp lý. Điều đặc biệt để nuôi chim họa mi căng lửa là bạn nên bổ sung hàng ngày thức ăn như : cào cào, sâu tươi cho chim, có thể là trứng kiến, cá con, tôm tép, thịt bò vụn…

Chú ý vệ sinh lồng chim thường xuyên : dọn rửa lồng chuồng thật sạch, tuyệt đối không để phân chim, giấy lót lưu cữu trong lồng ngày nọ qua ngày kia rất mất vệ sinh cho cả chim và người. Tuyệt đối không làm cách gọi là “ủ chim” vì động tác này rất mất vệ sinh và phản lại tập tính sinh hoạt của loài chim, về mùa nắng nóng có thể làm chết chim vì ngột ngạt.

Thường xuyên tắm nước và tắm nắng cho chim theo lịch trình đều đặn để loại bỏ kí sinh trùng và làm ấm bộ lông chim : người nuôi có thể áp dụng chế độ tắm nước cho chim họa mi mỗi ngày một lần và vào lúc nhiệt độ môi trường cao nhất trong ngày, thường thì là từ 13h tới 15h hàng ngày. Vào những ngày trời lạnh với nhiệt độ từ 10 độ C bạn vẫn có thể cho chim tắm bình thường, tuy nhiên việc tắm chim phải được tiến hành ở nơi khuất gió pha nước hơi âm ấm cho chim tắm. Những lúc có nắng phải tranh thủ cho chim tắm nắng 30 đến 45 phút trong mùa đông là vừa. Sáng mùa hè tắm nắng cho chim khoảng 20 phút vào lúc 8h00 hoặc 8h30 là tốt nhất.

Bạn nên chọn nơi treo lồng chim là những nơi khuất, yên tĩnh và vắng bóng người qua lại, tuyệt đối không nên để những nơi mèo, chó có thể để ý tới hay tránh những người lớn cầm que gậy, chổi lau nhà, trẻ em.. để gây ồn ào và làm cho chim họa mi sợ hãi, hoảng loạn và xuống lửa. Sau một thời gian khi chim họa mi đã quen dần với môi trường , bạn có thể áp dụng cách thay đổi nơi treo lồng chim, để tập cho chim dạn hơn.

Ngoài ra, khi di chuyển lồng chim, bạn nhất thiết phải có áo trùm lồng, khăn vải trùm lồng.

Thêm vào đó, để chăm sóc cho họa mi căng lửa, người nuôi nên nuôi kèm với chim mái, đặc biệt với chim họa mi, điều này có tác dụng rất lớn. Những chuyên gia nuôi chim họa mi thường dùng chim mái để thúc chim trống căng lửa theo từng thời điểm thích hợp.

Khi chim họa mi giã lồng, bạn có thể mồi cho chim hót bằng các CD thu âm chim trống hoặc chim mái đầu đàn, cách chăm sóc họa mi căng lửa này thường xuyên được sử dụng và mang lại hiệu quả cao.

Chim họa mi căng lửa bộ lông đẹp

Một vài điều về những thay đổi theo mùa của chim họa mi bạn nên chú ý như : vào đầu mùa thu chim họa mi thường thay lông nên chúng bị xuống lửa và giảm sút thể lực . Người nuôi thấy họa mi của mình có những dấu hiệu trên khi vào mùa : rụng lông, ít hót .. thì nên bổ xung khoáng chất và dinh dưỡng trong thức ăn của chim. Quá trình thay lông của chim thường kéo dài từ 50 tới 60 ngày vào mùa thu và thêm khoảng 30 ngày vào mùa hè.

Đây là quá trình rất bình thường nên bạn cũng không cần quá bận tâm mà chỉ cần chú ý bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho chúng. Sau khi trải qua quá trình thay lông và chăm sóc kỹ lưỡng, chim họa mi sẽ lên lửa và hót nhiều hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về “Cao Thủ” Thuần Phục Sát Thủ Trên Không: Vất Vả Hơn Cả Nuôi Con trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!