Xu Hướng 3/2023 # Căng Lửa 214 (10Ml) # Top 3 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Căng Lửa 214 (10Ml) # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Căng Lửa 214 (10Ml) được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chim chích choè lửa

1. DUNG TÍCH: 10ml/ lọ

2. THÀNH PHẦN: Căng lửa 214 được sản xuất với các thành phần thiết yếu cho chim như Vitamin B12 và các tá dược đặc biệt.

Căng cửa 214 chứa các thành phần đặc biệt có lợi cho sự phát triển thể lực của chim

3. CÔNG DỤNG

Căng cửa 214 chứa các thành phần đặc biệt có lợi cho sự phát triển thể lực của chim. Quan trọng nhất là Vitamin B12 có tác dụng kích thích sinh trưởng và tăng hiệu quả tiêu tốn thức ăn. Việc thiếu vitamin B12 trong cơ thể có thể dẫn đến các biểu hiện như chim chậm lớn, ăn ít, lông xù, lông mọc không đều, teo cơ. 

 

Vitamin B12 tồn tại trong tự nhiên dưới sự tổng hợp của các vi khuẩn. Bạn có thể bổ sung vitamin B12 cho chim bằng các loại thức ăn thường ngày.  Nhưng để chim có đủ khả năng thi đấu thì chim cần bổ sung thêm chất từ các thuốc chuyên dụng. Điển hình như thuốc Căng lửa 214 với các tác dụng chính sau:

– Duy trì thể lực tốt cho chim trong suốt quá trình thì hót, thi đá

– Kích thích ăn, mau căng lửa, tăng tính hiếu chiến cho chim

– Cung cấp Oxy đến các cơ tăng kích thích thần kinh cũng  cho chim hót, chim đá. 

– Căng lửa 214 còn có thể giúp chim nhanh chóng phục hồi sau khi thi đấu, nhiễm ký sinh trùng, hay bị các bệnh truyền nhiễm

– Chống stress do thay đổi môi trường nuôi, vận chuyển đường xa

 

4. HƯỚNG DÃN SỬ DỤNG: Hòa vào nước uống của chim theo tỉ lệ: 1-2 giọt/ cóng nước uống hoặc 1ml/lít nước uống. Dùng liên tục mỗi ngày trong chế độ nuôi lực hoặc 3 ngày/ tuần trong chế độ nuôi lửa

5. BẢO QUẢN:  Căng lửa 214 cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Tránh xa tầm tay trẻ em.

 

Từ những phân tích trên, chúng ta có thể thấy, sản phẩm Căng lửa 214 mang lại những hiệu quả tuyệt vời cho chim hót, chim đá. Không những giúp chim tăng sức khi thi đấu, sản phẩm này cũng được dùng như chất bổ sung dưỡng chất, giúp chim nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau bệnh hay thi đấu.

 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc không rõ nguồn gốc, hiệu quả kém, xấu nhất có thể gây hậu quả về tinh thần lẫn kinh tế cho người sử dụng. Chính vì thế, lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín chính là ưu tiên hàng đầu, bên cạnh chất lượng sản phẩm.

Công ty Gấu Vàng Việt Nam với đội ngũ chuyên viên giàu kinh nghiệm, luôn mang đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng hàng đầu, hiệu quả sử dụng vượt trội. Các bạn có thể đặt mua hàng trực tiếp trên trang web của Công ty để nhận được sự tư vấn nhiệt tình nhất.

CÔNG TY TNHH TM-SX THUỐC THÚ Y GẤU VÀNG 

Địa chỉ: 44 Tự Cường, Phường 4, Quận Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh

Cách Nuôi Chích Chòe Lửa Căng Lửa

Bản chất chích chòe lửa đã có giọng hót hay rồi nên trong quá trình chăm nuôi bạn không cần phải mất quá nhiều công sức để luyện tập cho chúng có giọng hót hay nữa. Cốt làm sao trong quá trình nuôi chim của bạn được khỏe mạnh là đươc.

1. Hướng dẫn nuôi chim chòe lửa nhanh lên

Thức ăn của chích chòe lửa không khác so với thức ăn của chính chòe đất hay chính chòe than. Ngoài thức ăn là cám đậu phộng thì bạn cũng nên bổ sung thêm đồ ăn tươi cho chúng.

Tuy nhiên, cám một số anh em chưa rõ lắm thì nhân đây mình cũng hướng dẫn luôn. Các anh em lấy bột đậu phộng trộn với trứng theo tỷ lệ 30% và 50%. Cách làm cám này đơn giản nhưng đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho chích chòe lửa đấy!

Dế: Loại thức ăn này có tính mát nên anh em cho chích chòe ăn trong thời kỳ thay lông. Nếu chim bị căng lửa quá thì anh em cho chích chòe lửa ăn dế để điều chỉnh. Mỗi lần ăn từ 5 tới 10 con.

Giun đất: Nguồn thực ăn vo cùng dinh dưỡng cho chích chòe lửa của bạn. Loại thức ăn này nên cho chim ăn trong thời kỳ thay lông. Thỉnh thoảng cho ăn từ 1 đến 2 con để bổ sung dinh dưỡng. Giun chỉ cần lấy sạch đất bên ngoài là có thể cho chim ăn được rồi. Không cần rửa sạch.

Sâu quy: Hay còn được gọi với cái tên khác là sâu gạo. Loại thức ăn này rất dồi dào và được cái có thể tụ nuôi được. Đây là loại thức ăn giúp chim lên lửa và giữ lửa tốt. Và thức ăn này không cho chim ăn trong thời kỳ thay lông. Mỗi lần cho ăn thì bạn lấy 1 tới 2 cóng nhỏ là được.

Cào cào, châu chấu: Thức ăn này rất thông dụng cho chim chích chòe lửa cũng như các loại chim khác. Các bạn có thể cho chim ăn vào bất cứ thời kỳ nào mà không lo chim bị tác dụng phụ. Cào cào non chưa mọc cánh là thức ăn bổ nhất dành cho chim đấy!

Khi tắm cho chim các anh em để chim ở nơi ít người qua lại và có cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Bên lồng tăm thì ban đầu anh em chưa đổ nước vào vội mà cho vào đấy mấy cơn sâu thì chim sẽ bay sang ăn.

Dần dần anh em mới cho ước vào. Như vậy chim sẽ tắm sa 1 vài ngày.

Tắm nước xong xuôi thì các anh em cho chim ra tắm nắng chừng 25 tới 30p cho khô lông rồi mới mang vào nơi thoáng mát.

Muốn giọng hót của chích chòe lửa hay thì em em phải tìm cho nó được thằng thấy tốt và cho nó học theo giọng thắng thầy ấy! Ưu điểm của em nó là học rất nhanh và chỉ học theo giọng thầy. Tuy nhiên nhược điểm là bạn phải kiếm được cho nó người thầy tốt.

Anh em mang chim đến khi dợt chim. Cách này sẽ khiến chim của bạn học được nhiều giọng và tiện thể có sát luôn với những con chích chòe lửa khác.

Hoặc các anh em cũng có thể cho chim của mình học theo giọng hót của chim chích chòe lửa trên mạng. Cách này hiện nay được nhiều anh em áp dụng. Bởi nó rất đơn giản và chi phí gần như l à 0 đồng.

Đương nhiên trong vòng 1 năm đầu thì bạn khó lòng tìm được 1 con chim chích chòe có giọng hót tốt. Thường thì giọng hót của chim đạt đến độ chín là khi chúng từ 2 đến 4 tuổi. Và khi thi đấu giọng hót của con nào hay thường rất khó nổi bật ở môi trường ồn ào.

Như vậy thì những con có thể bắt chước giọng của loài khác hay có tông giọng cao và tự do ngay cả trong môi trường ồn ào thì được đánh giá cao hơn nhiều.

2. Cách chọn chim chích chòe lửa hót hay

– Khi chọn chim chích chòe thì cần chọn em có mỏ thẳng, dài và không có dị tật ở mỏ. Anh em thấy con nào có mỏ dưới càng mỏng thì càng tốt.

– Họng chim phải có màu đen. Nếu em nào có họng trắng ngà thì nhưng em này đang bị mất lửa rừng, mua về vực lại giọng rất khó.

– Chim chích chòe tốt là những con có mắt méo dài và lõm sâu vào bên trong. Còn con nào mắt lồi ra thì anh em có thể bỏ qua.

– Chim cần là những con ngực to. Có như vậy mới khi thế, khi hót mới mạnh mẽ và có lực.

– Chân chim thì anh em bắt chim bật ngửa ra để xem chim có bị dị tật gì không? Nhiều con rất hay bị dị tật ẩn ở chân và khi đi thì nó bóp chân lại. Hơn nữa cách làm này còn giúp anh em kiểm tra được xem chân chim có khỏe hay không, phản ứng của chim có nhanh hay không. Cứ con nào khỏe và bấu víu mạnh thì chọn.

Hơn nữa theo kinh ngiệm của các anh em nghệ nhân thì nên chọn chim màu trắng và không nên chọn chim có chân màu đen.

3. Kỹ thuật thuần hóa chích chòe lửa bổi

Thuần hóa chim chích chòe bổi cũng khác cách thuần hóa những con chim chính chòe khác. Khi mới mang chim chích chòe bổi về thì chúng sẽ lạ nước lạ cái, không quen môi trường và thức ăn. Do đó anh em cần cho chúng học cách làm quen với môi trường và cám cho chúng ăn hằng ngày.

Vào cám cho chím chích chòe bổi thì anh em để trong csong sâu gạo, cào cào và 1 ít cám. Cần chú ý là cho vào 1 ít và tăng từ từ. Mục đích là để khi chích chòe ăn sâu có dính càm và dần quen với mùi cám.

Khi đó chúng có thể ăn cám thừng xuyên. Mục đích của việc cho chim chích chòe lửa ăn cám là do không phải lúc nào cũng có mồi tươi để cho chim ăn. Còn cám thì lại sẵn có. Nhất là khi chích chòe than thay lông thì nhwuxng thức ăn tươi có tính nóng như sâu gạo hay cào cào thì không được.

Khi mới bẫy được chim chích chòe hay khi mới mua chúng về thì chúng sẽ không quen với môi trường xung quanh. Nhất là những con chích chòe bổi. Khi đó chúng thường sợ hãi và nhảy nhót lung tung. Do đó việc cho chúng làm quen với môi trường xung quanh là điều quan trọng và vô cùng cấn thiết.

Muốn chích chòe hay những loại chim khác là quen với môi trường xung quanh thì các anh em trùm kín lồng tron 2 ngày đầu. Và đương nhiên cần chuẩn bị đầy đủ đồ ăn và nước uống trong khoản thời gian đấy!

Được chừng 2,3 ngày thì bạn mở 1/4 áo lồng ra cho chim quen dần với xung quanh. Tầm khoảng 6, 7 ngày thì mới mở hết áo lồng. Rồi sau đó cho chúng đến nơi vắng người dần dần mới đến những nơi đông người cho quen.

Nếu bạn có 1 em mái dạn dĩ thì bạn cho chúng cặp với em bổi này là tuyệt nhất. Khi chim chích chòe lửa bổi có lửa cặp với 1 em chim mái kè thêm 1 em trống thuộc khác ra đấu thì nó sẽ quên hết mọi thứ xung quanh luôn đấy!

Đây là những kinh nghiệm nuôi chim chính chòe lửa mà mình và 1 số anh em nghệ nhân đã đúc kết được qua 1 thời gian nuôi. Thú vui này cần nhiều thời gian và nhiều công sức. Do đó nếu anh em nào mà đi theo con đường trở thành nghệ nhân thì cần phải tìm hiểu thật kỹ để tránh đến khi nuôi giữa chừng lại bỏ cuộc.

Hi vọng các anh em sẽ có niềm vui và động lực bên người bạn hay hót của mình.

Cập nhật 14/06/2020

Nuôi Chào Mào Căng Lửa

Phong trào chơi chim ngày nay càng thu hút được mọi tầng lớp tham gia, đặc biệt là chim chào mào được các bạn trẻ săn lùng. Vì là những tay chơi mới vào nghề nên kinh nghiệm còn non nớt nên sẽ có rất nhiều câu hỏi đặt ra như: Làm sao để nhận biết chào mào trống, chế độ ăn cho chào mào như thế nào? Và có câu hỏi mà rất nhiều bạn trẻ quan tâm là làm sao để chào mào có lửa và chơi bền?

Để chào mào nhanh có lửa thì trước nhất người hướng dẫn phải tạo cho chim một tinh thần thật thoải mái kết hợp với nhiều chế độ tập dợt và tập thể lực cho chim. Đôi khi cần một chút sự khéo léo trong cách nuôi chim nữa.

Tóm tắt nội dung bài viết

Chế độ dinh dưỡng

Thức ăn là yếu tố đầu tiên đê chim chào mào nhanh ra lửa, bạn cần phải cung cấp năng lượng cho chim để chim hoạt động thường ngày. Nếu lượng thức ăn bạn cung cấp cho chim chào mào chỉ vừa đủ đê chim bay nhảy thì chim rất kho ra căng lửa. Bạn cần phải bổ sung thật nhiều chất dinh dưỡng cho chim để chim có đủ dưỡng chất cần thiết để hoạt động và nhanh chóng ra căng lửa.

Chào mào là loài chim rất thích ăn hoa quả, nên khi bạn nuôi chim chào mào bạn phải thường xuyên cho chào mào ăn hoa quả. Tuy nhiên, bạn cần phải thay đổi loại trái cây để tránh tình trạng chán ăn ở chim. Các bạn có thể cho chim các loại trái cây như: Chuối, đu đủ, dâu tây, xoài và táo, lê,…

Ngoài ra thì các bạn cũng nên bổ sung nhưng thức ăn có sẵn như Cám, lưu ý các bạn có thể cho chim ăn các loại cám có đầy đủ khoáng chất và dinh dưỡng. Giá các loại cám này dao động từ 40 đến 70 ngàn. Bạn cũng có thể tự làm cám ở nhà nếu có thời gian cũng như tiết kiệm chi phí nếu nuôi nhiều chú chim.

Chế độ tắm táp cho chào mào

Việc tắm cho chim cũng rất quan trọng, các dân chơi chim thường cho chim tắm nắng và tắm nước. Việc tắm nước và sẽ cho chim sạch sẽ và lông óng mượt, các vi khuẩn trên lông chim sẽ bị tiêu diệt không có cơ hội gây bệnh cho chim. Việc tăm nắng cho chim còn giúp chim hấp thu vitamin D một cách triệt để. Chim sẽ nhanh lên căng lửa.

Đối với tắm nắng thì các bạn nên cho chim tắm vào khoảng thời gian từ 7h đến 10h sáng. Thời gian tắm không nhiều hơn 1 giờ. Không được để ánh nắng chiếu trực tiếp vào chim sẽ ảnh hưởng không tốt tới chim. Tắm nắng thì ngày nào cũng nên cho chim tắm và nên nhớ không cho chim thấy mặt nhau sẽ giúp chim nhanh ra căng lửa. Tắm nước thì 1 tuần cho chim chào mào tắm khoảng 3 lần, nên tắm vào một thời gian nhất định, theo các dân chơi chim chuyên nghiệp thì nên tắm cho chim vào 12 giờ trưa.

Chế độ ngủ nghỉ dưỡng

Khoảng 5 giờ chiều thì các bạn nên treo chim vào chỗ yên tình và tối để chim ngủ, chú ý mèo và chuột, lúc chim ngủ không nên đụng vào lồng khiến chim giật mình, ảnh hưởng đến giấc ngủ của chim. Vào sáng hôm sau thì đem chim ra ngoài để chim đón nhận những ánh nắng ban mai.

Chế độ dợt dãi chào mào

Một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp chim nhanh ra căng lửa là hãy mang chim ra ngoài quan Cà phê chim, nơi có rất nhiều chim, tập cho chim thói quen và học hỏi kinh nghiệm từ những chim khác.

Chế độ tập lực cho chào mào

Với những yếu tố chăm sóc như trên thì chim chào mào sẽ nhanh căng lửa nhưng rất dễ bị đuối sức. Để tập thể lực cho chim bạn hãy nhốt chim vào lồng 1mét 2 hoặc 1mét 6 để thức ăn ở 2 bên bắt buộc chim phải nhảy qua nhay lại.Điều này giúp chim tăng cường thể lực rất tốt.

Kỹ Thuật Nuôi Khướu Căng Lửa

Chúng ta cần phải hiểu rõ như vậy để chọn lựa con chim hội đủ cả ba tiêu chuẩn trên, đạt hạng xuất sắc mới có thể tranh tài với những chim khác được.

Vóc dáng thì không thể sửa đổi vì đó là do bẩm sinh. Tài nghệ của chủ nuôi chỉ có thể giúp chim có được một bộ lông mượt mà do tạo được chế độ ăn uống hợp lý. Vì vậy, nếu chim có vóc dáng đẹp thì ta mới chọn cho dự thi.

Nhưng, con Khướu có vóc dáng đẹp cũng chưa đủ, nó còn phải có điệu bộ tốt.

Điệu bộ tốt cũng do tính bẩm sinh của Khướu. Vì không nghệ nhân nào có đủ tài để tập cho Khướu biết múa đuôi múa cánh được. Khướu mà không có tài múa đuôi múa cánh thì tốt hơn hết đừng cho nó dự thi, vì trong điệu hộ, Khướu chỉ tranh điểm với nhau ở phần này: không biết múa, hoặc múa tồi là thua điểm người ta, thì làm sao hy vọng đạt được hạng cao?

Thường những chim dự thi là những chim thuộc vào hạng xuất sắc về điệu bộ. Khướu có điệu bộ lầm thường không ai dám đăng ký dự thi.

Nếu mình tin là có thể vượt qua được thiên hạ cả hai phần vóc dáng và điệu bộ thì có nhiều hy vọng được thắng giải.

Vấn đề còn lại là phần giọng hót của chim.

Giọng hót của chim cũng do bẩm sinh mà có. Vì đâu phải trời sinh con Khướu nào cũng biết hót hay. Chỉ cần trong tay có con Khướu siêng hót, còn giọng không hay chưa phải là chuyện đáng lo. Vì ta có thể tập luyện được.

Con Khướu siêng hót là con Khướu “mau mồm mau miệng”, nó vốn là con chim khôn, chim này mà được tập dượt đúng phương pháp dễ trở thành con chim có giọng hót thật hay.

Phương pháp nuôi thi hót của Khướu thì mỗi người có một cách, không ai giống ai, nhưng thưòng thì mỗi người đều tự hào về bí quyết của mình, và ít ai chịu hé răng ra cho người khác biết!

Những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm phối hợp những cách sau đây để tập luyện cho Khướu hót hay:

Cách nuôi dưỡng: Muốn cho Khướu hót hay, điều cần là giúp cho Khướu được căng lửa. Chim căng lửa là chim trong thời kỳ sung sức nhất, nó không thể thu mình một chỗ để sống cách thục động, mà lúc nào cũng tỏ ra xăng xái, hết cắn bố lồng lại tên cầu đứng hót, cơ hồ như không hề biết mệt mỏi. Khướu mà nuôi chưa đủ lửa thì không thể đêm ra thi thố tài năng với ai được, vì nó sẽ nhút nhát, chưa mở miệng đã bị chim khác đè cho hết hồn vía rồi!

Muốn chim được sung thì trưức hết phải cho ăn đầy đủ chất bổ dưỡng, hằng ngày không thể thiếu cào cào, sâu tươi. Mặi khác phải chăm sóc chim theo một thời dụng biểu đã nghiên cứu sẵn: giờ nào phơi nắng, giờ nào tắm nước, giờ nào cho chim đi dượt, giờ nào cho chim ngủ…

Con Khướu mà được sống trong sự chăm nom cẩn thận như thế không thể nào sa sút sức khỏe được! Nhưng chuyện nuôi dưỡng này cũng đòi hỏi phải có đủ thời gian cần thiết chứ không phải chỉ trong tuần trước tuần sau là thu đạt được kết quả như ý được!

Cho Khướu mái thúc: Khướu trống nuôi trong lồng lâu ngày, nhất là trong thời kỳ căng lửa, chắc quí vị cũng thừa biết nó đang khao khát đến điều gì? Chỉ cần loáng thoáng nghe được giọng Khướu mái hót từ xa, Khướu trống đã rạo rực bồn chồn, cất cao tiếng hót như điên như dại. Tiếng mái thúc đủ sức làm cho chim trống hăng lên, và khi hăng thì nó hót liên tục, gần như không ngừng nghỉ.

Tuy vậy, cũng không nên lạm dụng sự hiện diện, dù là chỉ giọng hót của chim mái quá mức, vì có thể đem lại sự phản tác dụng. Một là trống sẽ lờn tiếng mái mà không sung lên nữa, hai là do hót quá mức nên trống bị kiệt sức. Dù hai chim Khướu trống Khướu mái không hề được chủ nuôi cho thấy mặt nhau (chỉ treo khuất để cho nghe giọng của nhau mà thôi), nhưng câu “Tốt mái hại trống” vẫn đúng trong trường hợp này. Vì hễ Khướu mái cất tiếng kêu ro ro là Khướu trống cảm thấy như được mời gọi nên to tiếng hót trả lại cả hơi dài… Nếu Khướu mái ro ro như vậy từ giờ này sang giờ khác, từ ngày này sang ngày khác, thì liệu sức lực nào còn ở chim trống nữa?

Vậy, tốt hơn hết, cách ba bốn ngày một làn, và mỗi lần chừng mười lăm phút, ta treo lồng chim Khướu mái gần (mà khuất) Khướu trống để chúng có dịp “tâm sự” với nhau trong khoảnh khắc, rồi đem chim mái đến một nơi khác thật xa để chúng không còn nghe tiếng của nhau nữa.

Cái cách “nhử mái” như vậy sẽ giúp trống “yêu đời” hơn, sung sức hơn, và hót hay hơn.

Ra trường dự thi với một con chim sung sức thì hy vọng giật giải vẫn có cơ thực hiện được.

Năng dượt chim: Có nhiều con chim “khôn nhà dại chợ”: ở nhà thì hót rất căng, nhưng khi đến nơi có nhiều chim đông đúc thì khép nép sự sệt, đã không chịu hót mà có khi còn kêu ro ro nho nhỏ như… Khướu mái khiến chủ nuôi phải buồn lòng!

Con chim nhút nhát như vậy cũng chưa hẳn là chim tồi, có thể do nó chưa quen “trận mạc” mà thôi. Với những con chim này, ta nên cho nó đi tập dượt thường xuyên ở các tụ điểm chơi chim để nó tập quen dần với không khí náo động ồn ào trước cả rừng chim đủ loại.

Những ngày đầu tiên treo lồng cách xa những chim khác để nó tập làm quen với quang cảnh khác lạ chung quanh. Sau đó, treo lồng nhích gần lại những chim cùng giống nhưng đang yếu lửa hơn nó, mục đích là làm tăng hào khí của nó lên. Chỉ chừng nào thấy con Khướu của mình lấy được sự tự tin, bình tĩnh cất cao giọng hót giữa “chốn ba quân”, thì lúc đó ta mới treo nó gần lồng những chim sừng sỏ, vừa hót vừa múa để thi tài với nhau. Tuy vậy, đừng thấy tự nhiên chim hăng lên mà vội mừng vì có những con chỏ mỏ hót căng lên được một chặp, rồi cũng tự nhiên câm như hến, thái độ lơ lơ láo láo như kẻ mất hồn! Đó là do nó chưa đủ “trình độ” để thi đấu hót tay đôi với những chim dữ. Vì vậy, khi treo chim để dượt, ta phải lưu tâm theo dõi mọi động tĩnh của chim ra sao, để nếu gặp trường hợp xấu như vừa kể thì mang chim đi “lánh nạn” kịp thời, vì để tình trạng sợ hãi đó kéo dài chim sẽ bị rót! Nếu chim bị rót thì chỉ còn cách tập luyện lại từ đầu, phải hao tốn nhiều tiền của, công sức và thời gian…

Sự tập dượt thường xuyên sẽ làm cho chim dạn dĩ, có kinh nghiệm trong đấu hót. Người nuôi chim cần phải theo dõi trực tiếp và thường xuyên để tìm hiểu năng lực của con Khướu mình tiến triển ra sao. Khi biết con chim đã đạt được trình độ cao, thì tìm cách treo nó gần những chim thực sự hung dữ nhất để chim hót tự tin hơn…

Việc tập dượt cần phải thường xuyên, có thể cách nhật, hay vài ba ngày một lần, nhưng điều cần là phải liên tục, chứ không nên kéo dài khoảng cách tập dượt quá xa. Mặt khác, mỗi lần tập dượt phải có giờ giấc hợp lý, cũng như không nên chủ quan tùy hứng, vì con chim thi hót, cũng như ca sĩ đang hát, nêu phải hát bốn năm bài liên tiếp thì hơi sức nào còn, lại rát cổ bỏng họng chứ đâu phải chơi!

Dù trong thời kỳ tập luyện, con Khướu dự thi cũng phải có thời gian để ngơi nghỉ lấy sức. Nhất là tối phải trùm kín áo lồng treo vài nơi yên tĩnh để ngủ sớm. Con chim tối ngủ sớm thì sáng dậy hót sớm. Con chim mà ngủ trễ (do chủ nhà tối chong đòn thức đến khuya thì chim cũng phải thức theo đến khuya thì hôm sau thân xác nó cũng rũ rượi, trí óc cũng bần thần. Chim như vậy thì làm sao hót căng được?

Nếu việc chăm sóc không hợp ]ý, không đúng phép vệ sinh, thì Khướu dễ bị suy; mà con chim bị suy thì làm sao dám dự thi?

Tóm lại, muốn thúc cho con Khướu căng lửa, việc làm đó tuy khó mà dễ. Nhưng muốn giữ độ sung của con Khướu bền vững lại là chuyện khó khăn. Nhử Khướu mái chưa đủ, mà còn phải nhờ vào sự nuôi dưỡng và huấn luyện đúng phương pháp của chủ nuôi nữa…

Cập nhật thông tin chi tiết về Căng Lửa 214 (10Ml) trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!