Xu Hướng 3/2023 # Cách Trị Móng Chào Mào Bị Cong, Vẹo # Top 4 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Trị Móng Chào Mào Bị Cong, Vẹo # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Cách Trị Móng Chào Mào Bị Cong, Vẹo được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tình hình là hôm nay mới bắt em chào mào ngũ đoản,nhưng lông lá xấu quá. Và buồn hơn nữa là móng chào mào bị cong , mọc vẹo sang 1 bên nhìn rất xấu,thấy chim nhảy khó khăn và không được tự tin cho lắm.

Tiện thể có chim để chụp hình lên chia sẻ anh em cách phòng và trị bệnh móng chào mào bị cong ,bị vẹo,bị lệch,mọc không đều.

+Nguyên nhân : Do dùng cầu cho chim đứng quá to,cầu làm từ cành cây có nhiều mắt to và  không đều.Những chú chim khoảng 2-3 mùa đứng trên cầu đó làm cho móng mọc không đều,mọc bị vẹo bên này,bên kia.Nên chim bay nhảy khó khăn.

Đây là hình cầu chào mào to và nhiều mắt làm móng bị vẹo.

+Cách trị :Trước tiên cần cắt móng cho chào mào,vấn đề cắt móng,lột bốt chân mình  đã đề cập ở bài trước. Hướng dẫn cắt móng-lột vảy chân chào mào .Mình đã có hướng dẫn cắt 1/3 móng để tránh chim bị ra máu.Nhưng ở trường hợp này,móng nó cong tới gần ngón chân,nếu không cắt tới đó thì móng mọc lên vẫn bị vẹo như lúc đầu.

Đây là chào mào lúc chưa cắt móng nhìn rất xấu.

Anh em chú ý nhìn tận chỗ bắt đầu cong rồi cắt nha,chứ cắt ngoài quá lúc mọc lại nó cũng bị chúng tôi này mình chấp nhận cho chảy máu,vậy mà cắt hết 8 móng cũng không bị gì.Hên vãi !

Đây là hình sau khi cắt xong nè,nhìn đẹp hẳn ra.

Sau khi cắt xong thì nhìn thấy tốt hơn và chim nhảy dễ dàng hơn.

+Phòng bệnh : Anh em không nên dùng cầu cho chào mào loại lớn( loại trong lồng tắm là lớn rồi đó).Không dùng các loại cầu bằng cây có nhiều mắt,không đều.Chỉ nên xài loại cầu dành cho chào mào,đường kính khoảng 1 cm là được,cầu nhỏ quá thì làm cho móng chim nhanh dài.

chúng tôi

Cách Chăm Sóc Chim Chào Mào Bị Bệnh Và Cách Chữa Trị

Bệnh trúng gió ở chim chào mào:

– Triệu chứng: Lông bị xù, chim trông có vẻ đờ đẫn, không nhanh nhẹn, chân run.

– Nguyên nhân: Chim bị trúng gió, đang phơi nắng, tắm nắng thì gặp gió lạnh đột ngột.

– Cách chữa trị: Khi chim bị trúng gió, cần nặn phảo câu cho chim. Vì khi chim bị trúng gió, phao câu sẽ bị sưng tấy, có mủ. Người nuôi cần nặn hết mủ ở phảo câu đi sau đó sức vài giọt dầu gió vào phao câu tránh nhiễm trùng và tránh gió.

– Cách phòng tránh: Tránh những nơi gió lùa, khi tắm nắng cần cẩn thật không chọn ngày nắng gắt, dễ có gió độc thổi qua mà người nuôi không chú ý được.

Bệnh liệt ở chim chào mào:

– Triệu chứng: cánh, chân chim bị đơ, thậm chí toàn thân bị đơ, bị liệt.

– Nguyên nhân: Chế độ ăn uống thiếu chất, trúng gió, hoặc có thể bị chấn thương.

– Cách chữa trị: Một khi chim đã bị bại liệt thì rất khó chữa trị cho chim. Chỉ có thể phòng tránh để không bị lây lan sang bộ phận khác của chim. Đồng thời, bổ sung đầy đủ dưỡng chất choc him.

– Cách phòng tránh: Cần hiểu rõ đặc điểm của chim chào mào. Không đặt cầu, dồ uống nước quá cao, nuôi lồng không nên rộng quá tránh chim chạy nhảy nhiều dễ bị chấn thương. Thường xuyên bổ sung dưỡng chất cho chim.

Bệnh viêm phổi ở chim chào mào:

– Triệu chứng: Chim hoạt động chậm chạp, hay thở gấp, bị xù lông.

– Nguyên nhân: Chim bị suy nhược cơ thể hoặc do gặp lạnh đột ngột.

– Cách chữa trị: Bổ sung dưỡng chất, vitamin cho chim, để nơi kín gió. Cho chim uống thuốc phổi của gà.

– Cách phòng tránh: Không nên để lồng chim chỗ có gió lùa, chế độ ăn của chim cần đầy đủ dưỡng chất.

Bệnh đau bụng ở chim chào mào:

– Triệu chứng: Đi ỉa phân lỏng, cánh xù, chân run.

– Nguyên nhân: Do vi khuẩn, do ngộ độc hoặc do chim không hợp với cám, với thức ăn.

– Cách chữa trị: Trước hết phải tìm nguyên nhân cụ thể là do đâu để có cách điều trị cho hợp lý.

– Cách phòng tránh: Thức ăn cho chim chào mào hót cần đầy đủ dưỡng chất, quan sát xem chim có hợp với cám, với thức ăn hay không. Thường xuyên vệ sinh chuồng trại và tắm rửa choc him chào mào.

Cách Trị Bệnh Chào Mào Bị Sâu Lông, Xù Lông Rụt Cổ, Không Ôm Lông

Hướng dẫn cách trị bệnh chào mào bị sâu lông, xù lông rụt cổ, không ôm lông, không ra lông cánh đơn giản, hiệu quả nhất.

Để chăm sóc và nuôi dưỡng được một chú chào mào căng lửa, người chơi không những phải biết được đặc tính của chào mào, cách cho ăn, chế độ dinh dưỡng, cách thuần. Mà còn phải biết chủ động phòng ngừa và chữa trị những căn bệnh cho chúng. Một số bệnh thường gặp ở chào mào là: Chào mào bị sâu lông, bệnh bại chân, tiêu chảy… Trong chuyên mục bài viết hôm nay Yêu Chim chia sẻ tới bạn cách trị chào mào bị xù lông, sâu lông.

1. Biểu hiện bệnh sâu lông ở chim chào mào

Chào mào bị xù lông rụt cổ, rỉa cánh nhiều

Lông đuôi, lông cánh bị gãy, gấp, tua tủa, xoăn, xơ xác, gãy dễ rụng

Lông ngực, đầu, đầu rụng thành từng mảng, da tím tái, da bị đỏ

Chào mào không ra lông cánh trong thời gian dài

Khi có biểu hiện sâu lông ở chào mào bạn cần phải tìm cách chữa trị ngay

2. Nguyên nhân của bệnh sâu lông

Do chào mào ít được phơi nắng và tắm táp, trường hợp này là hay gặp nhất

Chim bị thiếu chất, chủ yếu là do thiếu canxi và vitamin. Hai chất này sẽ giúp cho bộ lông của chào mào phát triển khỏe mạnh và chắc khỏe. Bộ lông của chào mào có đẹp và chắc khỏe hay không là do cung cấp đủ hay thiếu vitamin C, D và E.

Hàm lượng gây nóng trong thức ăn lớn, nguyên nhân là do ăn quá nhiều kỳ tử, táo tàu, ớt và các chất kích lửa cho chim.

Cho chim ăn quá nhiều sâu quy cũng gây nên tình trạng lông bị xoắn, lông khô, hay chào mào không ôm lông …

Bệnh sâu lông ở chào mào có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

Có các loại ký sinh trùng sống dưới đáy lồng như mạt, rận… Bám vào thân chim khiến cho chúng ngứa ngáy, hay rỉa lông khiến lông bị xơ, gãy…

Lồng, thức ăn kém vệ sinh cũng gây nên tình trạng chào mào bị sâu lông… 3. Cách chữa trị chào mào bị sâu lông hiệu quả

Khi đã xác định chào mào bị sâu lông, khi mới chỉ bị ở đuôi bạn hãy hòa oxy già hòa với nước và tắm cho chào mào luôn. Liên tục cho chào mào ăn châu chấu và trái cây có nhiều vitamin C. Sau khi tắm xong bạn cho chào mào phơi nắng khoảng 30-60 phút. Nếu thời điểm chào mào bị sâu lông vào mùa hè bạn để chúng ngủ ngoài trời, treo lên cao để chúng có thể tắm sương vào buổi sáng.

Sau một thời gian nếu lông đuôi của chào mào lên được, lúc này bạn mới giăng màn che ngủ lên lồng, để chào mào ngủ không bị hoảng. Sau đó bạn dùng 1 cây kim đã tiệt trùng y tế tìm các lỗ chân lông của chào mào và chích vào. Nhớ là bước này bạn cần phải làm cẩn thận, không để chích quá sâu khiến cho chim bị chảy máu.

Thời gian chữa trị sẽ mất khoảng từ 1-2 mùa lông thì lông chim mới lên được, bên cạnh đó chế độ nuôi cũng cần được quan tâm. Bạn cần phải dành thời gian chăm chim thật tốt, cho ăn nhiều châu chấu vì lúc này sức khỏe của chim rất yếu.

Thường xuyên dùng thuốc bột Solamid 10g pha với nước theo chỉ dẫn để tắm cho chào mào, bổ sung thức ăn nhóm B cho chim. Sau mỗi lần tắm xong, bạn phun lên lông chim một lớp vodka. Có thể sử dụng bình xịt hoặc phun bằng miệng, yên tâm là rượu không có tác dụng phụ với chim. Khoảng một tuần bạn sẽ thấy hiệu quả.

Áp dụng hiệu quả cách điều trị thì bệnh sâu lông ở chào mào sẽ cải thiện đáng kể

3. Chế độ dinh dưỡng cho chim

Trong quá trình chữa trị chào mào thay lông, bạn cần phải đặc biệt quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của chim. Loại thức ăn rất tốt cho chim lúc này là cào cào khô xay nhỏ. Bạn có thể trộn thêm vào các loại cám ăn hằng ngày của chim, như vậy sẽ giúp chim có thêm sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Ngoài ra, bổ sung thêm nhiều vitamin từ hoa quả tươi, rau xanh.

Chào mào bị sâu lông cơ thể rất yếu nên bạn cần quan tâm tới chế độ dinh dưỡng của chim

Chế độ tắm nắng và tắm mát cho chim cũng cần phải được quan tâm. Bạn nên thường xuyên cho chào mào tắm nắng để bổ sung vitamin D, giúp cho xương chắc khỏe. Tắm mát thì mùa hè khoảng 2,3 lần 1 tuần, còn mùa đông thì sẽ tắm vào những hôm trời ấm.

Chào Mào Lộn Mèo – Cách Trị Thành Công

Nói đến lộn mèo ( lộn cầu) ở chim thì dường như ai cũng sợ. Và dường như nó đã là bệnh “nan y” khó chữa. Có nhiều người phải chấp nhận ” sống chung với lũ” hoặc thả em nó về với thiên nhiên. Cũng có người tự hỏi : Tại sao không chơi chào mào lộn mèo?

Xin trả lời là : Chơi chim chào mào để hót và đi chơi giàn, chim lộn mèo trước hết là thấy rất ngứa mắt. Thứ 2 làm chim mất sức và nếu đang cho chào mào đi thi, chim người ta hót, ché. Chim mình bên cạnh cứ lộn như làm xiếc, chắc chắn 1 điều là chim sẽ bị loại.

Trị chào mào lộn mèo thì tỉ lệ thành công khoảng 80%. Nếu phát hiện sớm thì tỉ lệ thành công càng cao hơn. Và các bạn cần phải kiên trì có thể mất 3 tháng đến 1 năm mới trị được. Chia sẻ các bạn 1 số cách trị chào mào lộn mèo sau :

Cách 1 : Nếu chim đang ở lồng tròn thì chuyển sang lồng vuông và bố trí lại cầu như sau : Hạ cầu chính ( cầu ngang) xuống sát với đáy lồng, cho 4 cầu bán nguyệt nhỏ ở 4 góc phía trên gần nóc lồng. Bố trí thức ăn ở dưới và nước ở trên để chim bay lại ăn uống. Và độ cao như vậy chim sẽ chỉ dám nhảy lên thôi chứ không dám lộn nữa và khoảng 3 tháng là em nó sẽ hết ngay. Cách này tỉ lệ thành công cao nhất.

Cách 2 : Cho chim vào lồng tròn 60 nan loại cao. Rồi bố trí cầu bán nguyệt như sau : Dùng 2 cầu bán nguyệt loại lớn. Cầu số 1 để sát đáy lồng và nằm trực diện với cửa lồng, cầu số 2 để ở giữa lồng và nằm bên trái, cầu số 3 để sát trên nóc lồng sao cho chim rướn đầu là đụng nóc và nằm bên phải. Mục đích là 3 cầu sole nhau làm cho chim không thể nhảy được. Cách này thành công khoảng 90%.

Cách 3 : Cho chim vào lồng nhỏ nuôi cu gáy, lồng bẫy, hoặc thả vào aviary. Cách này thì xác định chỉ nghe chim hót, mang đi bẫy hoặc làm cảnh. Vì phải nhốt đến 1 năm mới hết được.

Ngoài ra còn có cách bố trí 2 cầu ngang sole nhau ngang bằng với chiều cao của chim để khi chim ngước lên đụng cầu mà không dám nhảy. Cách này không hiệu quả vì làm chim sợ và tháo cầu ra chim lại lộn. Hi vọng các bạn sẽ thành công trong việc trị chào mào lộn mèo, nếu có cách nào hay hơn, xin vui lòng chia sẻ dưới bài viết để mọi người cùng học hỏi nha.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Trị Móng Chào Mào Bị Cong, Vẹo trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!