Xu Hướng 6/2023 # Cách Thuần Dưỡng &Amp; Chăm Sóc Chòe Than # Top 12 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Cách Thuần Dưỡng &Amp; Chăm Sóc Chòe Than # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Cách Thuần Dưỡng &Amp; Chăm Sóc Chòe Than được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

1. Lồng Nuôi

– Đối với chim Mộc ( bổi )

Nên chọn lồng tròn ( vuông ) size 33-34 ( ko to ko nhỏ ko cao ko thấp – NÊN SUER DỤNG NÓC VUÔNG , NẾU LÔNG VAI TRÒN NÊN DÙNG VAI NAN KÉP TRÁNH CHIM RÚC MỎ )

Áo lồng mỏng vừa phải để chim ổn định và có thể nhìn thấy vị trí ăn uống khi chim mới bứt đầu cho vào lồng ( Nếu dùng áo quá dầy tối với chim bổi mới dùng áo kín quá chim ko quen dễ ngợp )

– Đối với mộc dở và thuần : Nên chọn lồng từ size 38-42- 45 chim lên dáng đẹp . ( KHÔNG NÊN NUÔI LỒNG NHỎ VÀ QUÁ CAO GÁC CẦU PHỤ CHIM DỄ SINH NẾT NHẢY XẤU )

2. Chọn chim

2.1 . Chim hót : Bộ thon nhỏ, đuôi linh hoạt, mỏ mỏng, mũi thông, mắt lanh lẹ, siêng chè, già rừng, cánh sệ, lông mỏng, nhảy khôn, đuôi đánh cao, bản đuôi dày, nói chung thân mình cân đối toàn bộ sẽ tốt hơn…

2.2 . Chim đá : Bộ to, mặt dữ, mỏ to, già rừng…

KL : Nên lựa chọn Chim khỏe, sắc màu cánh tránh to đen rõ ràng, chim béo, ngực nở, già rừng…

Ưu điểm chọn nuôi chim non & chim già

Chim non : nhanh thuần, dễ hót, luyện đấu nhanh, dễ thành khách, có thể đấu giàn tự tin, dễ xù cá ngựa, phải luyện hót học giọng, ít giọng hay, phải tập luyện giọng nhiều….

Bánh tẻ ( Chuyền ) : Nhanh thuần hơn chim già, ít lỗi, dễ chọn dáng đẹp, dễ chọn chim có tố chất vì đã ra dáng,, dễ có giọng hay như chim rừng , ít phải luyện giọng,

Chim già : khó thần, lâu hót, giọng hay, giọng rừng, thái độ tốt, ít xù…

3. Thuần chim bổi ( mộc )

– Từ 1 đến 3 ngày đầu nên để máng ăn dưới sàn lồng và để sâu tươi , mồi… để chim quen ăn lấy lại sức tránh suy chim và ổn định tâm lý, che áo lồng đặt nơi yên tĩnh .

– Các bạn có thể dùng dây nịt ( chun nhỏ ) buộc 2 đầu cánh dài nhất của chim lại để chim đỡ nhảy hơn rất nhiều.

– Máng ăn và máng uống nước cài 2 bên cầu cố định không thay đổi

– Ngày 3-4 bắt đầu cắt sâu dế hoặc 1 số ae sd giun đất hoặc trứng kiến… trộn lẫn cám gà con hoặc cám trứng dã nhỏ … đến những ngày sau cắt nhỏ dần dần cho quen.

– Quan sát phân chim nếu thấy khuôn đã ăn cám thì tốt và vẫn duy trì sâu mồi.

– Khoảng ngày 10 bắt đầu cho chim tắm : che áo lên nóc lồng tắm, làm ướt áo dạng phun mưa nhỏ giọt để tập cho chim tắm mỗi ngày, tắm vào lúc có nắng, không tắm khi trời rét quá, có thể dùng bình xịt phun sương xịt nhẹ ướt lông cho chim quen mỗi ngày.

– Nếu có thời gian để cho chim tắm 30p trog lồng để cho chim đói và ướt , sau đó cho chim sang lồng nuôi, khi chim còn đang ướt và đói sẽ ít nhảy, chủ nuôi dùng kẹp sâu thả sâu vào lồng 1-2 nhử chim dần dần cho quen chủ. Mỗi ngày đều như vậy với cách ăn vừa phải và bỏ đói 1-2h đồng hồ để chim nhanh thuần hơn.

Nếu không có thời gian nhiều có thể cho ăn mồi 2 lần ( sáng sớm hoặc chiều tối ) – ko cho ăn quá muộn chim ko tiêu hóa mồi hết.

4. NUÔI DƯỠNG MỘC – BỔI LỠ – THUẦN

– ĂN :

+ Lưu ý : Về cơ bản vực chim để chim ăn cám đều ổn định với chim thuần lửa sẽ đều hơn ổn định hơn nhiều ( ko nên lạm dụng mồi tươi quá nhiều )

+ Bắt đầu trộn cám tốt và cám trứng cho chim ăn dần . Xem Clip thực tế : https://youtu.be/fvVoSXWsqBw

+ Bổ sung mồi tươi ( Sâu, dế , giun, cá con, côn trùng … ), thay đổi đa dạng mồi tươi

+ Dùng gắp sâu thả mồi để chim quen chủ ( các bạn có thể mua gắp sâu dế ở tiệm bán dụng cụ y tế là cái kẹp inox rất tiện lợi nó dài tầm 30cm )

TẮM :

+ Tắm khi trời nắng ấm ( Có thể dùng bình xịt nhẹ tập cho chim tắm )

+ Không tắm sớm quá ( nên chọn giờ trưa hoặc chiều ) để hạn chế chim tắm khan – khô ( hạn chế việc mồi bỏ chơi hoặc chim thi bỏ hót tắm ).

3. TẬP LỰC : + Tập lực khi đã xong lông

+ Lồng tập lực ( 1,2mx50x60 hoặc dài hơn 1,5m ) có cát , đất, đá, cầu…

+ Tập buổi sáng có nắng ( chim khỏe, lông đẹp, tránh giậnmạt… )

+ 1 tuần tập 3-4 lần

+ Tập lực khi chim đã đứng lồng , thuần lồng và ôm lông

4. NUÔI DƯỠNG LÊN LỬA ( Với chim thuần ) + Luôn đảm bảo chim ăn cám tốt ( ko bỏ cám ) , ko lạm dụng quá nhiều mồi tươi. Thực tế chim điều bằng cám ổn định lửa sẽ đều hơn.

+ Nên nuôi tách riêng và xa các con chim căng lửa tránh hót đè

+ Nên nuôi mái thuần dụ tốt để thỉnh thoảng ốp ( 1 tuần 2-3 lần, mỗi lần 3-5 phút, rồi tách xa, dần dần chim căng sẽ dãn dần mái ra )

+ Thay đổi vị trí treo chim tại nhà để chim hứng khởi và quen với các vị trí

+ Chim đạt lửa có thể đi dượt ( 5 ngày 1 lần, thay đổi vị trí dượt, giàn dượt, vị trí các con treo… ), tập treo xa và treo gần các con khác để làm quen môi trường giàn….

+ thỉnh thoảng tìm chỗ treo ra vườn, không gian thoáng đãng nếu có chim khác bay lượn bên ngoài thúc thì giúp kích lửa chim trong lồng rất tốt.

+ Mồi tươi : Sâu , cào cào, thằn lằn, thạch sùng, giun, cá con, tép… thay đổi mồi tươi đều ( ko nên lạm dụng mồi tươi quá nhiều làm chim bỏ cám )

+ Tắm vào buổi chiều, vệ sinh lồng trại sạch sẽ tránh giận mạt cắn chim gây ngứa, hỏng lông, gầy chim suy chim…

+ Trong quá trình thay lông nên chùm áo lồng và dùng áo sáng màu

KL : Tùy tố chất chim , không gian, cách nuôi của chủ mà con chim lên nhanh hoặc chậm .

NGUYÊN NHÂN CƠ BẢN CHIM VỀ NHÀ MỚI KHÔNG HÓT NHƯ Ý

+ D0 vận chuyển

+ khác vùng miền khí hậu

+ Nguồn thức ăn

+ Môi trường nuôi

+ Tâm lý cá biệt từng con chim

GIẢI PHÁP : XEM PHẦN 4 ( Hỏi chủ cũ về chế độ nuôi, chế độ tắm, ăn uống, cách treo, vị trí treo, … có thể mới về nên che lại áo lồng để nơi yên tĩnh, rồi hôm sau kè mái và treo ra chỗ thật cao thoáng để chim hót chiếm thung, và đồng thời kiên trì nuôi thời gian để chim thích nghi…

XEM THÊM CLIP THỰC TẾ TẠI LINKS NÀY : https://youtu.be/fvVoSXWsqBw

Viết bởi : CÁM CHIM ĐẤT VIỆT – ” Kết nối đam mê – Sẵn sàng chia sẻ ” – DĐ : 0908070555 / 0944114410 – Định Công – Hoàng Mai – Hà Nội.

Cách Thuần Dưỡng Chim Khướu

Muốn thuần dưỡng chim khướu có hiệu quả phải mất rất nhiều thời gian và phải có lòng kiên nhẫn.

Cách thả khướu ra khỏi lồng mà khướu không bay

“Chim lồng cá chậu”, nếu cá thả ra sông, hồ thì nó sẽ bơi đi, chim trong lồng cũng thế, thả thì sẽ bay về rừng. Khướu thì khác. Khướu nuôi lâu năm sẽ giống như chim con nuôi lên vậy, có nhiều con khướu nuôi lâu khi thấy chủ đi đến gần là vẫy vẫy đôi cánh, miệng kêu nhỏ như chim con đòi ăn. Có nhiều con khác thì nhảy bám vào lồng. Những con như vậy nuôi thả thì tỉ lệ thành công là rất cao. Muốn nuôi chim thả thì đầu tiên bạn phải thử “lòng trung thành” của khướu. Bạn có thể đóng hết tất cả các cửa sổ và cửa chính. Nói chung là tất cả các đường chim có thể bay ra ngoài trời, sau đó kéo cửa lồng, có thể thả ở ngoài vài con cào cào để dụ nó bay ra khỏi lồng. Và khoảng 80% khướu nuôi lâu không muốn bay ra khỏi lồng, vì thế phải nhờ đến sự can thiệp của chủ. Khi chim đã bay ra khỏi lồng rồi thì không nên chạy theo hay rượt đuổi chim, nhốt chó hay mèo lại, có thể do lần đầu nó mới ra khỏi lồng nên bay còn yếu, hoặc lười bay. Khướu sẽ tìm những nơi nào thuận tiện cho nó để đậu. Bạn có thể để cửa lồng mở, treo lồng lên. Khi đói hay khát nước thì chim sẽ bay vào lồng ăn. Cho chim bay nhảy một lúc, bạn cầm lồng tiến lại gần, để cửa lồng trước mặt chim xem chim có bay vào hay không, nếu chim bay vào là ổn. Có thể thả chim từ 2 – 3 lần trong 1 tuần, khi thả khướu thì bạn có thể cho khướu ăn cào cào, đưa tay lại gần để gãi cổ cho khướu, cho khướu ăn thêm một số loại thức ăn khác như cơm, dế… nói chung nhằm tăng mối quan hệ giữa chủ và khướu. Bạn nên dùng tay gãi nhẹ ở phần đầu và cổ của chim, khướu thích gãi nhẹ ở những chỗ đó, đặc biệt là ở đám lông hai bên má, cổ, phía dưới mỏ, và ở chỗ giữa cánh cà cổ. Không nên gãi mạnh. Làm như vậy nhiều lần. Khoảng 2 tuần sau là có thể tập cho khướu thích nghi với môi trường bên ngoài.

Nếu khướu được thả ra ngoài vườn, treo một con khướu mái gần đó, và bạn đến bên khướu trống, mỏ tiếng chim hót trong máy di động, bạn sẽ thấy con khướu của bạn hót và khẹc rất nhiều, nhảy quanh lồng khướu mái và múa như muốn thể hiện vùng đất này nó là chủ. Khi khướu thả ra khỏi lồng thì bạn nên tăng mối quan hệ giữa bạn và khướu hơn. Chỉ thả chim ra khi bạn có ở nhà, nên thả trong một khoảng thời gian nhất định. Phần lớn tất cả những người nuôi khướu thường thả khướu ra sau khi nhốt khướu trong lồng tắm, vẩy cho nó một ít nước, và ở ngoài nên để một cái chậu nước nhỏ, đổ vào đó một ít nước để cho khướu tắm, chỉ thả vào những ngày nắng nhẹ và đẹp trời.

Thuần dưỡng khướu

Muốn thuần dưỡng chim khướu có hiệu quả phải mất rất nhiều thời gian và phải có lòng kiên nhẫn.

Chim non tại ổ chưa đủ lông đủ cánh (chưa ra ràng) chúng chưa đủ trí khôn để nhận ra mồi, chưa bay được thường chỉ là nhờ vào chim bố mẹ đút móm.

Hãy làm cho chúng một chiếc tổ nhân tạo mô phỏng theo tổ thật của chúng, giữ không khí ấm nhưng thoáng. Cách một giờ đút mồi một lần vì chúng tiêu hóa thức ăn nhanh để mau lớn. Khi đói, thấy người, chúng há mỏ ra chờ…Còn khi no, dù có cạy mỏ vẫn không hé. Chừng 6 tuần tuổi chúng biết bay nhảy. Khoảng 2 tháng, chúng tập hót, ban đầu là đơn âm, không đa âm trầm bổng. Chúng ta có thể thả như nuôi gà vịt, tối chúng biết vào lồng ngủ.

Chim trưởng thành khó nuôi hơn. Chúng bay nhảy tứ tung để thoát thân nên dễ bị tổn thương. Vì vậy, để hạn chế phản ứng, ta nuôi trong lồng được phủ kín có để sẵn nước, sâu, chuối chín. Lồng chim phải treo nơi thanh vắng hạn chế việc chim hốt hoảng. Vài ba hôm, hạ lồng xuống thay thức ăn rồi treo lên chỗ cũ… áo phủ lồng hé dần cho chim quen với bên ngoài. Thường thì mất 4 tháng chim mới quen, nửa năm chim mới thuần thục.

Cách Thuần Dưỡng Chim Khướu Hiệu Quả

Khướu mới mang về rất nhát và rất yếu vì mất nhiều nước. Lúc này ta nên pha sữa đút cho chim uống từ từ (chim sặc là chết ngay). Sau đó để vào nơi yên tĩnh cho chim mau lại sức. Chim trống chú ý vùng lông bao phủ hậu môn, lông có màu vàng khét.

Khướu lớn con (dài từ 20 – 24 cm) và hay nhảy tung lồng nên nuôi vào lồng tre/mây có đường kính 40 cm (lọai 72 nan) cao chừng 60 – 80 cm. Cầu lớn bằng ngón tay để cho khướu có thể đứng trên đó vững vàng. Chim khướu uống rất nhiều nước. Thiếu nước, chim há hốc mỏ để thở và sẽ chết ít lâu sau đó. Vì vậy cần chú ý cung cấp nước đầy đủ cho chim. Nuôi khướu cần phải vệ sinh lồng và năng tắm nước thường xuyên. Khi tắm nước cần phải sưởi ấm cho chim ngay.

Chim trưởng thành khó nuôi hơn. Chúng bay nhảy tứ tung để thoát thân nên dễ bị bể đầu sứt móng, có con vài hôm lăn ra chết. Vì vậy, để hạn chế phản ứng, ta nuôi trong lồng được phủ kín có để sẵn nước, sâu, chuối chín. Lồng chim phải treo nơi thanh vắng… đở cho chim hỏang hốt. Vài ba hôm, hạ lồng xuống thay thức ăn rồi treo lên chỗ cũ..áo phủ lồng hé dần cho chim quen với bên ngoài. Thường thì mất 4 tháng chim mới quen, nửa năm chim mới thuần thục. Khi thuần thục rồi, chim hót rất hay và giữ được “giọng rừng”, khác với chim khướu non ta nuôi từ bé giọng hót không điêu luyện. Vì vậy, nghệ nhân thích thuần dưỡng chim khướu bổi hơn. Người nuôi chim thường khó tính, mua, họ, chọn mỏ, mắt, lông, chân, ngón, móng… phải hòan chỉnh, còn có chút “tì vết” dù hót có hay ta cũng….thả, không tiếc vì ít giá trị. Cuối cùng, các nghệ nhân nuôi chim cho biết: Chim hót rất ưa tắm, vài ba ngày phải cho tắm một lần, mỗi lần 15 phút. Khi tắm phải sang lồng chim khác cho chim, phải giữ lồng cho sạch sẽ, nghĩa là vệ sinh cho chim.”

Chim khướu thường đẻ vào mùa hè, tức là từ tháng 4 đến tháng 6. Ổ thường được làm trên các cây cao trên lưng chừng núi. Mỗi ổ chứa khỏang 3 – 5 quả trứng. Chim ấp 15 ngày trứng nở. Chim non sau 45 ngày có thể tự kiếm ăn. Đến 4 – 5 tháng tuổi, chim thay lông trưởng thành. Lúc này chim non bắt đầu tập hót, giọng sẽ từ từ lớn dần. Phần phụ – Chú ý: -Khướu có mỏ hở hoặc mỏ kênh sẽ hót được rất nhiều giọng. -Khướu có đuôi tròn khi nhảy thường xòe đuôi. Khi chim thuần, chim “hót hay múa đẹp” dễ dàng. -Chim trống chú ý vùng lông bao phủ hậu môn, lông có màu vàng khét.

Cách Thuần Dưỡng Chim Họa Mi Cơ Bản ( Chim Cảnh Đất Việt )

Submitted by admin on Tue, 02/28/2017 – 21:27

VẤN ĐỀ CƠ BẢN TRONG VIỆC CHỌN VÀ CHĂM SÓC CHIM HỌA MI

Chim Cảnh Đất Việt chào các bạn !

Mình yêu thích chim cảnh đặc biệt là loài chim Họa Mi, qua thời gian trải nghiệm và học hỏi được từ các bạn cùng đam mê , cùng với quan điểm của mình ” mỗi một lần chia sẻ là một lần học được ” , nay mình xin ” ghi bút ít chữ ” cùng các bạn yêu thích chim cảnh nói chung và đam mê chim Họa Mi nói riêng những điểm cần lưu ý trong quá trình nuôi chim Họa Mi từ mọi miền tổ quốc. Chia sẻ mang tính cơ bản cá nhân nên chủ yếu dành cho các bạn mới tiếp cận với loài chim này, còn các Anh em đã có kinh nghiệm sâu sắc hơn đọc bài này có gì sai xót xin ae lượng thứ và bổ sung giúp mình để chúng ta cùng hoàn thiện nghệ thuật chơi họa mi.

Thú chơi này thực sự là vô vàn cũng chỉ vì đam mê mỗi cá nhân có cảm nhận riêng, càng tìm hiểu càng nuôi càng chơi thì lại thấy mình còn thiếu nhiều và muốn học hỏi nhiều hơn nữa, bài viết cũng với mục đích chủ yếu giao lưu học hỏi chia sẻ cùng tất cả ae đam mê. Một lần nữa xin cảm ơn ae đã quan tâm tới bài viết này . Thân ái !

1. VẤN ĐỀ HỌA MI THUẦN :

NHIỀU CLIP XEM TẠI KÊNH : https://www.youtube.com/c/ChimC%E1%BA%A3nh%C4%90%E1%BA%A5tVi%E1%BB%87t/videos?view_as=subscriber

Video thực tế 1 : https://youtu.be/iAckgPE7RGM

video thực tế 2 : https://youtu.be/2PwAnzEFXyw

VIDEO THỰC TẾ 3 : https://youtu.be/-2j28mLUkZo

VIDEO THỰC TẾ 4 : https://youtu.be/w52Mrq1aems

Chăm sóc Họa Mi thuần.

Các bạn ạ , Mình vừa nuôi vừa bán chủ yếu là chim Họa Mi, cũng đi bắt trực tiếp tại các tỉnh như Cao Bằng, Lào Cai, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hòa Bình…, bắt lại của Ae chơi tại nhà, tại giàn thi đấu, bắt lại của dân buôn Họa Mi, bắt của Ae thân thiết … Nói chung từ nhiều nguồn khác nhau. Trong quá trình mua ở các tỉnh xa bản thân đã kiểm tra xem kĩ trực tiếp chim đấu hoặc hót tốt nhưng khi về nhà mình vẫn gặp phải trường hợp ( Chim hoảng loạn, bỏ hót, hót ít, có con xù đầu, có con nghe tiếng mái cũng xù, có con cứ thấy chủ là xù… ). Đúng là lòng chim dạ cá mà sao mà bắt chúng theo ý con người được. Vậy vấn đề ở đây là gì đây ?

Thực tế Họa Mi bản tính khá dữ dằn trong tự nhiên chúng ta đều biết chúng thường chiếm giữ một vùng lãnh thổ riêng mà ae thường gọi là ” Chiếm thung ” do đó khi con chim nó đã quá quen trong chiếc lồng cũ nó ở, quá quen với nơi ở cũ của nó… vân vân… nên khi chuyển qua nơi ở mới với những con chim chưa có độ ổn định, ” tâm lý ” của nó chưa sẵn sàng rất có thể nó sẽ hoảng loạn là điều đương nhiên.

Tiếp nữa là chúng ta đều biết Họa Mi sống theo cặp cũng khá chung thủy và theo mình thấy chúng còn khá ” kén chọn ” bạn đời của nó nữa đó. Do vậy, khi ở chỗ cũ con trống ở kèm con mái mà nó yêu thích thời gian dài rồi nên khi chủ chim mua về mà không có ” bạn đời mà con trống yêu thích thì rất có thể con trống sẽ giận dỗi mà xù đầu đó ” – tức là mi trống sẽ tụt lửa nếu không hợp con mái mới trong nơi ở mới .

Lí do nữa là chúng ta chủ quan trong việc vận chuyển chim đi xa đó là : Dùng tay bắt lùa chim, hộc vận chuyển quá bé, đi đường quá xa và sóc nảy va đập mạnh, hoặc hết nước uống… cũng là nguyên do là những chú chim thuần thuộc của chúng ta vốn chưa ổn định về tâm lý thì lại càng thêm hoảng loạn.

Cũng có thể do cái tính, cái nết của con chim đó nó còn chưa mạnh bạo, chưa bản lĩnh, còn non rừng chăng ?

Thực tế , Có nhiều Anh em cho rằng khi vận chuyển chim nơi xa về nên ốp mái ngay để giữ lửa… Đây cũng là một gợi ý hay đấy và đúng là có tác dụng thật Nhưng theo mình thấy rằng không phải con mi nào dùng cách này cũng được cũng thành công các bạn à khi chúng ta vận chuyển chim về tới nhà sau quãng đường dài thì không nên ốp chim khác để thử ngay ( kể cả chim mái, hoặc chim trống cũng không nên ốp để nhìn thấy nhau ngay ). Tại sao vậy ? Đó là việc chim trống mới về còn chưa quen nếu ốp ngay chim trống với chim trống rất có thể con chim mới của chúng ta mới mang về sẽ sợ sẽ chột và thua ngay vì nó còn yếu và con Mi cũ của ta đã chiếm thung và đã quen với môi trường, đây là hiện tượng ” Ma cũ bắt nạt ma mới “. Thêm nữa, có nhiều Ae nghĩ rằng khi mua họa mi trống về thì thả vô lồng là để con mái bên cạnh ngay để chấn tĩnh tinh thần cho chim đỡ hoảng sợ thì có lẽ chỉ có tác dụng với 1 số con thôi chứ bản thân mình gặp rất nhiều trường hợp ốp chim mái ngay thì Mi trống mới về mà điện kém hay đang hoảng thì vẫn có thể bị bù xù đầu bình thường vì con mi mái có con rất dữ mà lại không hợp trống nữa thì ôi thôi xong hỏng luôn con trống mới về rồi và có những con tới vài hôm sau nuôi lại bình thường.

Tiếp nữa là vấn đề ăn uống, phần lớn chim Họa Mi chúng ta bắt trên vùng xa nơi bà con ta nuôi nước suối, cám ngô, cám gạo, cám gà… nên nếu cẩn thận các bạn có thể lấy nước trên vùng chúng ta bắt chim đó một chút thôi về cho chim uống vài bữa cho quen, kể cả đồ ăn cũng vậy. M thấy phần lớn thì Họa Mi về dưới xuôi đều thích nghi dễ dàng tuy nhiên có những cón khó tính đó là chúng ta làm cám ngon hạt có màu nâu đen khi cho chim ăn chim ko quen và ko ăn luôn, đến khi m cho ă cám gà màu vàng là nó ăn ngon lành , trường hợp này m đã gặp rất nhiều, do vậy chủ chim cần để ý trường hợp đặc biệt để tránh để chim đói quá đẽ tụt lửa .

Chim đã thuần thì có lẽ không còn nhảy nhiều nữa nhưng chúng ta vẫn cần chú ý dùng áo lồng vải tối màu cho chim đi ngủ đúng giờ, tầm 17h hơn là chúng ta trùm áo để chim nơi yên tĩnh để chim nghỉ ngủ và tránh lỗi khi trời nhá nhem tối. Có nhiều ae vì điều kiện công việc treo chim trên sân thượng buông áo cả ngày cả đêm thực ra thì cũng ko sao nhưng con chim sẽ ko được an toàn hoặc sẽ ko căng vì nó chơi hót lai dai suốt. Vấn đề này cũng tùy cách chơi của ae chúng ta lựa chọn. Vấn đề này m sẽ chia sẻ bằng video clip trên kênh youtobe ” Chim Cảnh Đất Việt ” hoặc Zalo/Facebook ” Chim Cảnh Đất Việt “. Thì ae dễ nhìn hơn về cách che bum áo lồng.

Vậy để khắc phục được những vấn đề trên chúng ta cần chú ý điều gì ?

Theo Mình nên :

Dùng hộc lồng nhỏ vừa kín vận chuyển nhẹ nhàng an toàn tránh va đập

Chú ý thức ăn nước uống trong quá trình vận chuyển

Cố gắng khi chim về đến nhà để chim yên tĩnh 15 – 30p, sau đó thả chim vô lồng che gần kín, để yên tĩnh 1 chỗ để chim nghỉ ngơi ăn uống 1- 2h.

Không nên nhòm ngó quá nhiều khi chim mới về hãy cứ để im cho nó nghỉ đặc biệt là chủ chim. M thấy nhiều bạn mua con chim về xong háo hức quá cứ nhòm ngó liên tục chim sợ hoảng mà tai hại là hoảng sợ luôn cả chủ.

Hạn chế tối đa tiếng con mi trống khác hót to đề con mi trống mình mới bắt về, nên để cách xa nhau.

Sau tầm 1 – 2 ngày bạn có thể cho chim tắm và có thể ốp mái gần một chút vài phút rồi bỏ ra.

Với những con mi thuần tụt lửa : 1 là cố gắng nuôi 1 mình nó 1 thung ( 1 NHÀ – 1 KHÔNG GIAN RIÊNG ĐỂ KO BỊ ĐÈ ÉP ) ko nuôi cùng mái hoặc trống khác 1 thời gian dài HOẶC NUÔI RIÊNG NÓ TRONG LỒNG CHẠY ĐẤT CŨNG LÀ GỢI Ý HAY VỰC LỬA NHANH HOẶC 2 LÀ CÓ THỂ sử dụng 2 mái để ốp, và cố gắng tìm ra một con mái hợp với con trống mới về, điều này quan trọng lắm. NHƯNG DÙNG 2 MÁI NHƯ CON DAO 2 LƯỠI CÓ THỂ LÀM TRỐNG QUÁ YẾU QUÁ SỢ DẪN ĐẾN BÙ ĐẦU. DO VẬY CẦN KHÉO LÉO NHẬN BIẾT TÌNH TRẠNG CHIM

Họa mi Mái cần chọn dáng đẹp, nhỏ gọn, mái múa bung cánh múa và đuôi rung dập vẩy lên xuống như bài múa điệu uyển chuyển làm Mi trống nhìn thấy mê vẻ dịu dàng và đẹp của nàng Mi. Mi mái sùy toe vừa phải chứ ko cần sùy toe quá nhiều mà sùy nhiều thực cũng ko tốt, quan trọng là sùy có thời điểm và có điểm nhấn. Mi Mái chủ yếu phải kêu ” rên ri ti rích ” làm trống phấn khởi rạo rực khi nghe thấy mà hót thể hiện với nàng mái , thể hiện với các con trống khác ra oai chiếm mái và lãnh thổ. Mi mái khéo là một trong những bài vực lên lửa cho chim Họa Mi nhanh nhất !

Hãy sử dụng loại thức ăn với nguyên liệu tự nhiên để chim khỏe mạnh thực sự căng đều tự nhiên mà không kích công lên nhanh mà hại chú chim yêu quí của bạn .

Hoặc các bạn có thể sử dụng lồng chạy đất để tạo dựng ko gian tự nhiên , rộng dãi để vực lửa cũng là 1 gợi ý hợp lý đấy. Kích thước lồng chạy đất trung bình khoảng 1.2m trở lên 1.5m có dải đất cát đá sỏi và đặt nơi yên tĩnh

2. VẤN ĐỀ CHIM HỌA MI MỘC – Kĩ Thuật Thuần Dưỡng Chim Họa Mi Mộc Cơ Bản ( chúng tôi )

01. Chọn Chim :

Videoclip thực tế chọn chim họa mi : https://youtu.be/LXq1TZgDrGE

+ Ưu tiên chọn những em nhảy khôn ( tức là biết giữ mặt giữ lông ngay từ đầu . Hoặc những chú chim đã qua nuôi dưỡng từ 2 – 4 tháng. ( Tuy nhiên Họa Mi bổi có sứt mặt chút cũng là chuyện thường ).

+ Ưu tiên những con lông đầu mỏng, sáng, có tuổi rừng, không phá đuôi, mặt, giọng trong, mắt dữ, mỏ thẳng, mỏ nhọn, mỏ mỏng….

02. Lồng nuôi :

+ Lồng tròn : Sử dụng loại lồng thổ hoặc lồng kích cỡ vừa phải ( Không to quá vì bổi nhảy loạn – ko nhỏ quá dễ sinh lỗi ) – Thường dùng size 32 – 34. Sử dụng áo lồng dầy tối màu che 2/3 lồng. Lồng đặt dưới đất hoặc ép sát tường với độ cao từ mặt đất lên khoảng 1m hoặc 1m2… ( Không nên treo chim bổi quá cao vì càng cao nó càng nhảy khỏe & Không nên để chim nơi quá đông người đi lại chim hoảng loạn quá mức mà sinh lỗi.

+ Lồng vuông : Có thể lồng vuông nan thì dùng thêm áo lồng hoặc hộc kín 3 mặt ( kích cỡ 25×25 …)

03. Thức ăn : Chim mộc chỉ cần cho ăn cám cò, gà, vịt, ba vì …. và mồi tươi .Sau vài tháng ổn định có thể cho chim ăn cám Tốt hơn. Lưu ý theo dõi quá trình đổi cám cho chim.

04… Nuôi dưỡng :

VIDEO THỰC TẾ : https://youtu.be/oN1p9W1uwL0

Nên cho chim đi ngủ che áo lồng kín từ 17h ( 5h chiều ) hạn chế lỗi . Sáng dậy , trước khi mở áo lồng nên đánh thức chim bằng tiếng huýt sáo để tránh chim giật mình hoảng .

+ Mỗi ngày nên cho chim sang lồng tắm để tắm cho chim ( Chim nhanh hót nhanh thuần ). Clip thực tế : https://youtu.be/CYVF_0EAgXw

+ Khi mới tắm xong lông còn ướt là lúc chủ chim tập gần gũi với chim : Mỗi lần dùng kẹp gắp 1 con sâu hoặc 1 con dế thả vào lồng cho chim ăn. Chim dễ quen chủ.

+ Có thể cho chim nhịn đói 2h đồng hồ cho ăn 1 lần ( lưu ý để chim dã cách độ nhịn vừa phải KHÔNG ĐỂ ĐÓI QUÁ dễ làm chim tụt lửa )

+ Chủ chim tập gọi chim hót bằng cách bật tiếng chim yến, chim chòe… kết hợp gọi miệng . clip thực tế : https://youtu.be/hDSQkT7rMq8 .

+ Dùng cầu nứa, cầu mài để mài móng cho chim

( Chim Cảnh Đất Việt – SĐT 0944114410 / 0908070555 – Hà Nội ) .

THÂN ÁI !

Chim Cảnh Đất Việt sẵn sàng chia sẻ – học hỏi – kết nối với tất cả mọi người theo DĐ/Zalo/Facebook ” Chim Cảnh Đất Việt ” – 0944114410 – .

Hà nội, ngày 01 tháng 02 năm 2023

Like fanpage :https://www.facebook.com/camchimvietnam/?modal=admin_todo_tour

Kênh youtube :https://www.youtube.com/channel/UC3qlSJKr_YUb_-jlCICfZVg?view_as=subscriber

Zalo : Chim Cảnh Đất Việt – Tìm bằng SĐT 0944114410 / 0908070555

Website : chúng tôi

Thuần Dưỡng Và Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than Bổi

Bước 1 : Vào cám và tập chim dạn người tầm khoảng 15 ngày

Trước khi đi mua chim nên chọn lồng và mua trước, chuẩn bị cầu cóng, nước, thức ăn đầy đủ. Mua chim về chỉ việc bỏ chim vào lồng và bao lại thôi. Lồng nuôi than thường 56 hoặc 60 là vừa, thuần than bổi và chuyền cũng không cần phải tốn nhiều tiền để mua lồng xịn làm gì, mua lồng chợ về ép cũng ok. Ngày đầu tiên Như đã nói ở trên trong lồng nên để sẳn 1 cóng sâu, 1 cóng nước, cào cào, trứng kiến…tất cả loại mồi tươi mà mình kiếm được đủ cho chim ăn trong vòng 1 ngày. Trùm kín áo lồng, để chim ở nơi thoáng mát và yên tĩnh để chim hồi sức sau thời gian di chuyển. Ngày thứ 2 Lấy cóng sâu ra và lấy hết mồi tươi nếu chim ăn còn dư. Trộn nửa cóng sâu hoặc trứng kiến với 1 muỗng cám và 1 cóng chỉ có cám đặt vào lồng( nên dùng cóng thuỷ tinh để dễ kiểm tra chim ăn uống ra sao), bước cho ăn này quan trọng, chỉ cho nửa cóng thức ăn để vừa đủ cho chim ăn trong ngày. Vào cám càng nhanh chim càng mau thuần. Khoảng 3 ngày chim sẽ ăn cám. Vẫn trùm kín áo lồng và treo chim ở chổ cố định, cao quá đầu một chút và có người qua lại. Nhớ để lỗ trống cho có ánh sáng chim thấy đường mà ăn nha. Ngày thứ 3 Chỉ cho 1/3 cóng thức ăn tươi trộn cám, cóng cám thì cho đầy, mở áo lồng bằng cửa rồi treo chim lên. Có thể ngày đầu tiên về nó ít nhảy vì còn yếu sức nhưng hôm nay bạn sẽ thấy nó nhảy như điên, chưa kể bể đầu sứt trán. Đến trưa cho thêm 5 con dế hoặc cào cào. Nên nhớ trong thời gian thuần chỉ treo chim ở chổ cố định, tuyệt đối không dời chỗ và chỉ cầm lồng khi cho chim ăn thôi. Tối trùm áo lại cho chim ngủ. Ngày thứ 4 Thức ăn như ngày 3, mở áo lồng thêm 1 chút. Trưa cho chim qua lồng tắm, nhớ che nóc lồng tắm lại nha, tranh thủ làm vệ sinh lồng, không cần ngồi xa lồng tắm quá, cách khoảng 3m là được, nó nhát wá đâm lồng không chịu tắm cũng mặc kệ nó. Khỏang 10 phút thì cho qua lồng nuôi treo lên. Ngày thứ 5 Mở 1/3 áo lồng. Ko cho tắm. Thức ăn như ngày 3 nhưng thay vì mở cửa lồng cho dế vào thì mình đứng phía dưới chọi từng con dế vào lồng. Ngày thứ 6 Mở ½ áo lồng, trưa cho chim tắm, thường thì hôm nay nó sẽ sà vào tắm ngay. Treo chim lên và cũng cho ăn như ngày 5 .( 1/3 cóng sâu hoặc trứng kiến, dế thì chọi từng con vào lồng) Ngày thứ 7 Kiểm tra cóng nước , nếu thấy có lẫn cám thì chim đã chịu ăn cám không cho cóng sâu vào nữa, chỉ cho 2 muỗng cafe cám. Đến trưa cũng chọi cào cào hoặc dế vào lồng. Đến hôm nay, hễ thấy bạn cầm con dế thì nó đã nhảy xuống đáy lồng chờ sẳn rồi, chọi vào cái là nó lao đến đớp ngay. Ngày thứ 8 đến ngày thứ 14 Mở hết áo lồng, cám thì tăng giảm sao cho chim ăn hết trong 1 buổi nếu ko có mồi tươi. 2 ngày cho tắm 1 lần. Cào cào hay dế thì chọi vào lồng rồi rút ngắn khoảng cách từ từ. Than chuyền thì khoảng 15 ngày sau khi mang về là mình có thể đút cào cào, đứng phía dưới búng tay là nó nhảy qua nhảy lại dưới đáy lồng. Cách trên này của xưởng in hộp giấy giá rẻ chủ yếu là tập cho chim nhận biết khi mình đến gần là có thức ăn, nó sẽ không còn nhát nữa. Dạn người trong thời gian nhanh nhất để dể chăm sóc, tập luyện. Còn để có 1 con chim hay thì cần nhiều thời gian và công sức ít nhất là hơn 1 mùa lồng. Bước 2 : Chăm sóc để chim thay lông con Chim chuyền khi bẫy được thì đa số đã trổ lông báo rồi, nghĩa là đang thay lông. Khi bị bẫy, nhốt vào lồng,vào cám… sẽ ít nhiều bị sốc ảnh hưởng đến quá trình thay lông. Vì thế mồi tươi phải có hàng ngày, tránh treo lồng nơi có gió lùa, tối trùm kín áo lồng… Thời gian chim thay lông khoảng 3 tháng, trong thời gian này chủ yếu là dinh dưỡng và chăm sóc tốt để chim thật khoẻ mạnh. Hiện tại trên thị trường có rất nhiều loại cám cho chòe than như Phú Vinh, Cám trứng Bình Dương, Anh Thông… tùy điều kiện mà anh em mua loại cám phù hợp cho chim ăn. Mồi tươi : • Cào cào, sâu rồng, trứng kiến cho ăn thay đổi hàng ngày. • Sâu quy thì mình cho ăn rất ít 2 ngày 1 lần cho ăn khoảng 10 con. • Dế ngày 2-3 con. • Liu điêu 3ngày/con. • Bên cạnh đó có thể cho chim ăn thêm các loại côn trùng khác như : gián đất, chuồn chuồn, con mối … Chăm sóc Xong bước 1 là có thể đút mồi cho chim ăn, nhưng bây giờ mở cửa lồng đút cho chim ăn, khi đút mồi giữ mồi chặt 1 chút để chim phải giật ra mới lấy được…dần dần chim sẽ dạn hơn nữa.Tắm nắng mỗi ngày 15-20 phút. 2 ngày tắm nước 1 lần. Chúng ta không nên trùm áo cả ngày như nhiều người thường làm, vì chim lâu dạn, chỉ trùm buổi tối. Thời gian này chim bắt đần hót gió, thỉnh thoảng kêu huýt chòe…. Lên mạng tìm file chòe than mà mình thích nhất, khoảng 2 3 file gì đó, cho chim nghe vào buổi sáng. 2 ngày mới cho nghe 1 lần để chim có thời gian mà học …Mình còn cho nghe thêm nhạc giao hưởng, để gần tivi…Đây là thời gian chim tập hót không cần mang đi dược chỉ cho nó nghe càng nhiều loại âm thanh càng tốt. Nó sẽ tích luỹ dần để làm vốn cho tiếng hót sau này. Đến đây xem như bước đâu ta đã có một chú chim như ý. Còn việc chơi tốt hay không thì tùy thuộc vào tố chất con chim và việc tập luyện của bạn sau này. Chuyền để chơi tốt ít nhất là 1,5 mùa trở lên.

Chia sẻ:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Thuần Dưỡng &Amp; Chăm Sóc Chòe Than trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!