Xu Hướng 9/2023 # Cách Phân Biệt Mắt Chim Họa Mi # Top 9 Xem Nhiều | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Cách Phân Biệt Mắt Chim Họa Mi # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cách Phân Biệt Mắt Chim Họa Mi được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bàn về cặp mắt HM để mà đánh giá thật là vô cùng, tuy nhiên tất cả những bác chơi HM đều thống nhất chung rằng: Cặp mắt là tiêu điểm quan trọng số 1 nếu nhìn tổng thể chung của 1 chú HM hay, nó chiếm trên dưới 50% các thành phần quan trọng của 1 con HM như cặp chân, mầu lông, đầu, mỏ, mình đuôi…Lấy ví dụ thế này: Nếu có 1con HM chọi hàng khủng về mọi yếu tố, nhưng thời điểm mang đi chọi mà đôi mắt nó tròn xoe không méo, đục lờ và chưa có thần khí (tức là chưa căng lửa) đem đi chọi gặp 1con mi làng nhàng thôi nhưng thời điển đó mắt nó méo sẹo như mắt cóc thì chú mi chọi số 1 kia chắc gì đã “ăn” nổi nó???

Nói vậy để các bạn mới chơi HM hiểu thêm rằng với người chơi mi có nhiều kinh nghiệm chỉ cần nhìn thoáng qua cũng có thể đánh giá đc thể lực sức bền độ máu lửa của 1con HM khi lâm chiến. Cũng giống như ví von ở con người đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, mắt HM cũng vậy đó chính là nơi để đọc vị nội tâm, công lực của HM một cách dễ dàng nhất.

Tuy nhiên cũng xin diễn giải vòng vo cho các bác mới chơi HM và 1 số bác chưa đc tiếp cận với mi mộc vừa bẫy ở rừng về để các bác biết thêm tí chút về sự thay đổi hình dạng của nó trong quá trình từ rừng hoang núi thẳm về sống với con người như thế nào. Trong tự nhiên hầu như tất cả những con mi mới sập bẫy mắt đều méo sẹo như mắt gà chọi, mắt diều hâu ấy, vì cơ bản đây là 1 loài chim dữ lấy chiến trận phân chia ngôi vị lấy tiếng hót (to còi) để lấn át đè nén, vùi dập đối thủ, thế nên những con HM dữ thường hót như quát đối thủ các bác mới tậu thêm e nữa về nhà đến khi nào chú lính mới kia chịu im re thì mới chịu thôi, trường hợp này nhiều bác nhà ta hay kêu ca than thở kiểu “nhà e mới mua thêm con mi mới, về đc 1 hôm thì tịt vì cứ sùy mái thì hót sổng đc 1 câu vì bị con cũ hót rần rần cho câm bặt…bi giờ phải làm sao đây…???”

Đôi khi người ta cũng bẫy đc những chú HM ở rừng mắt tròn xoe k méo, thì phần lớn những chú này bản lĩnh vô cùng kém cỏi bởi ở rừng sâu kia chú luôn là kẻ chiến bại trong những trận đấu tay đôi khi tranh giành lãnh địa hoặc mùa làm tổ, khi muốn kết đôi mon men đến nhiều ả mái khó tính, già kinh nghiệm trường tình còn bị nó oánh cho tơi tả lông lá sứt sẹo mặt mày, thế nên những chú này bị bắt thường là dính thòng lọng hoặc sập lồng mi mái chứ chẳng dám đấu đôi công với mi mồi.

Những bác dân tộc chuyên nghiệp mỗi khi bẫy HM thường ngắm nghía rất kỹ xem chân xem mỏ xem mắt xem đầu trước khi cất vào lồng đựng, những con nào lúc chưa sập bẫy mà nghe thấy hót dữ, thái độ hung hãn, to con, sống mỏ gồ lên có cạnh càng cao càng tốt, mắt méo xệch sáng quắc, đẹp mã là y rằng bị buộc chân đánh dấu kỹ càng, một là để nuôi hai là mang bán cho các mối buôn với giá cao hơn vì đã đc dặn trước rồi, còn những con mắt mũi bình thường lại nhỏ thó, hót yếu hơi, thiếu lực, thái độ kém hung hăng thì để trơn mang xuống chợ bán đổ đồng giá rẻ cho những người không kỹ tính cứ thấy đích thị là chim HM thì mua thôi, chứ cũng chẳng quan trọng tướng tá, giọng ca của nó, miễn sao mang về miễn sao hót đúng giọng HM là OK, và cũng đc treo tòng teng trang trọng đầu hồi nhà là đc rồi, kiểu chơi bình dân phong trào gọi là ngta có mình cũng có ý mà.

Những chú Mi ở rừng mới bắt về đc 1ngày, vài ngày, vài tuần hoặc cả tháng thì đồng tử nó dần dần nở ra vòng bờ mi trên và dưới cũng dần dần tròn xoe vì mất dần chất lửa của rừng bao gồm bản năng hung hãn, thể lực suy giảm, hoảng sợ, hoặc do không ốp mái đúng phương pháp…vv

Họa mi mới bị sập bẫy

Thế nên chính vậy mà các bác dt phải đánh dấu buộc chân, giống kiểu kẹp chì của các bác buôn chim bảo hành hàng họ, vì đôi khi về đến nhà dăm bảy con lẫn lộn, chẳng biết đâu mà lần, con hoảng nhiều thì lông xẹp nhiều, mắt giảm méo ngay, con sợ ít thì mắt cũng vẫn vậy…thế nên tránh nhầm nhọt sang trồng trọt các cụ săn mi cứ đánh dấu cho chắc cú…

Thêm nữa vì là ảnh chụp bởi nhiều lý do ánh sáng, góc nhìn hạn chế nên k đc trung thực và chính xác tuyệt đối như thực tế, tuy nhiên cũng phần nào cho ae và người mới chơi HM có 1 cái nhìn khái quát nhất:

Lạm bàn về mầu mắt là vậy tuy nhiên đó cũng chỉ là một phần trong tổng thể những tiểu tiết quan trọng của chim HM mà thôi, bên cạnh đó cần một chế độ ăn uống tích cực, cách chăm sóc và nước nuôi của người chơi cộng với thời điểm con chim có căng hay không nữa, dù sao cũng phải thừa nhận rằng mầu mắt và hình thái của HM quả thật là quan trọng bậc nhất và là đầu tiên trong cách chọn lựa cũng như đánh giá ưu nhược điểm của một chú chim hay. Tuy nhiên khi đưa bảng mắt cho các bác bẫy họa mi chuyên nghiệp tham khảo cũng có thêm rằng thỉnh thoảng các bác vẫn bẫy đc những con có cặp mắt đỏ đậm như mắt khiếu và những con này bất biết là to nhỏ dài ngắn thế nào cũng giữ lại nuôi vì sau này nó thường rất hung dữ, tính khí hơi điên điên (quái dị), hay mổ phá lồng bẫy nhưng lại hót khá nhiều giọng, lúc to nhỏ mượt mà lúc hằn học độc ác rất hợp cho những bác chơi mi sống cô đơn hay ở thung lũng đồi nương xa dân cư ở vì trong giọng hót của nó có nhiều sắc thái cuộc đời nếu tinh tai mới cảm nhận đc. Các bác ấy còn đế thêm vào: Hót thế mới có chất hoang dại và bão tố của rừng xanh đại ngàn chứ. Viết đến đoạn này tôi chợt nhớ tới con mi mắt đỏ của 1 bác dân tộc Thái ở Mai Châu HB nuôi nó 3 năm đi làm chim mồi rất xuân, vì túng tiền làm nhà nên bán nó cho 1 người chơi mi chọi ở Tân Lạc HB người chủ mới mang về đánh thắng liên tiếp 13 trận thu hời kha khá, sau đó nửa năm ô chủ cũ kiếm đc tiền xuống chuộc lại kèm xách theo 1 con mi mộc hay thì nó đã lưu lạc k rõ nơi nào mất rồi…

Cách Phân Biệt Chim Họa Mi Trống

Trước tiên bạn cũng phải nghe tiếng hót đã, tiếng hót vang, đanh chứng tỏ chim sung, cũng là để đỡ nhầm chim mái, (hơn nữa nếu chăm mãi mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót,không thành công cũng thành nhân mà). Có 4 tiêu chuẩn sau: Nhất nhãn (mắt), nhị đầu, tam mao (lông), tứ cước (chân). Cũng có người xếp: nhất nhãn, nhị mao, tam đầu, tứ cước.

– Mắt chim họa mi không giống mắt người,không có lòng trắng mà chỉ có lòng “đen” (thực ra nó có nhiều màu). Ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử, bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt.

– Lưu ý: không nên mang chim ra ngoài nắng để chọn vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại, bạn sẽ nhầm đấy. Xung quanh đồng tử là lòng “đen” dân chơi chim gọi là “TẢY”, có nhiều màu tảy. Màu táy thường được chọn màu xanh đỗ xanh, màu nâu đen, màu cùi nhãn, các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là “CÁT”. Theo người Quảng Đông,Trung Quốc gọi “cát” là SA TẢY (Tiếng phổ thông Trung Quốc đọc là sa tỷ). Chữ sa có rất nhiều nghĩa (xe, sợi, cát, rơi…) chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi, tia, dây. Chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát. Vậy SA TẢY (SA = tia, TẢY = đáy, đế, nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT. Từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt, cần phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt. Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày, ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được. Về hình thể ban chọn “mắt méo” (dài, mí trên cong ít mí dưới cong nhiều), mắt “đầy” (nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân), thế là tạm ổn về mắt.

Đầu chim họa mi có rất nhiều dạng: xà đầu, phương đầu, tiêm đầu, cáp giới đầu, nga đầu…). Nên chọn xà đầu (đầu rắn), loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng. Khi nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm, bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao, tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu, loại này thường có cái đầu to, nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.

Chọn lông tơi, sốp, mềm, lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhung ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh dài, lông đuôi dài trung bình, ông bao đuôi dầy, to, lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng (tiết diên nhìn từ phía trước lại).

Nên chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm (chim già) không phụ thuộc màu, “đấm” to (chỗ phân ngón), ngón chân dài, móng dài thì hay khóa (túm vào cổ vào chân đối phương) nhưng không chặt, ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chăt.

* Lưu ý: Ngoài những tiêu chuẩn chính trên bạn cần chọn chim to con. Các bộ phận phải cân đối hài hòa, dài thì cùng dài (ngũ trường),ngắn thì cùng ngắn(ngũ đoản). “Ngũ” gồm: mỏ, cổ, thân, đuôi và chân.

+ Mỏ: thẳng, cong, ngắn, dài đều được miễn là sống mỏ cao, nét, không bị lép vẹo, gốc mỏ to, dầy. Đặc biệt gốc mỏ dưới càng dầy càng to càng tốt vì mỏ trên gắn chặt vào sọ nên rất khỏe, trong khi đó mỏ dưới rời tự do nên cần phải to dầy, khi mổ kẹp lực đòn bẩy tạo ra mới khỏe,mới mạnh.

+ Thân: nên chọn thân rùa như trên đã nói hoặc thân “trúc thùng” (ống trúc) nhìn tiết diện từ trước ra sau gần thành hình tròn. Lông my nên chọn “tuyến my”(my nhỏ, dài, thẳng) “câu loan my” (dài, cong dấu ngã). Các loại khác như:qua tử my,liên châu my,ngân tiền my… đều bỏ. Lông my nên chọn màu hơi xám, mịn. Chú ý: lông my chỗ trên mí mắt trên nếu có 1 – 2 chiếc lông đen nhỏ như hạt tấm lẫn vào (dân chọi chim gọi là “chỉ mỳ”) là không tốt.

Cách Phân Biệt Chim Họa Mi Trống Mái

Thường thì trời phú cho con trống có bộ lông sặc sỡ, tươi tắn hơn; có con đuôi dài hơn, hoặc trên đầu còn có mào, có chóp lông đẹp đẽ. Con trống vóc dáng cũng cao to hơn con mái, trông hùng dũng hơn, oai phong hơn.

Trong khi đó con mái thân mình thường nhỏ nhắn, vừa tròn trịa vừa thấp; bộ lông lại quê kệch tối tăm, xấu xí, dáng vẻ lại lù đù trông chẳng hấp dẫn chút nào cả.

Sự thiên vị đó của đấng cao xanh thật ra có chủ đích rất đáng khâm phục, phải nói là có sự an bài, sắp xếp vô cùng khéo léo và thần tình. Thật ra, bộ lông con mái trời sinh xấu xí, tiệp với màu cây cỏ trong rừng lại rất có lợi cho sự sống còn của nó và cho nòi giống nó. Con mái phải , phải nuôi con, mà mẹ con nó là những miếng mồi ngon của không biết bao nhiêu kẻ thù đang chực chờ rình rập. Chính nhờ vào bộ lông tăm tối đó nó mới lẩn tránh được vào cây cỏ, bờ bụi, thoát được nanh vuốt của kẻ thù để sống mà sinh con đẻ cái bảo tồn nòi giống.

Thế nhưng, cũng có những giống chim mà trống mái lại giống nhau… như hai giọt nước, nhìn qua khó lòng phân biệt được. Chẳng hạn như Phụng, yến Hót, Nhồng, Sáo Sậu, …và cả Hoạ Mi nữa!

Tất nhiên, chúng phải có những điểm dị biệt, nếu không lộ ra bên ngoài thì cũng lộ ra ở tiếng kêu giọng hót.

Điểm khác biệt lộ ra bên ngoài như của Yến Phụng chẳng hạn là cục thịt nhỏ đóng trên hai lỗ mũi của chim có sự khác màu. Yến Phụng trống màu lông xanh dương, xanh két, xanh đọt chuối thì cục thịt ở mũi màu xanh. Còn Yến Phụng lông vàng tuyền, trắng tuyền (mắt hột lựu) thì mũi chim trống màu hồng. Trong khi tất cả chim Yến Phụng mái dù màu gì, cục thịt mũi vẫn màu trắng ngà.

Còn điểm khác biệt lộ ra bên trong là ở tiếng kêu hay giọng hót. Thường thì giọng chim trống trong, dài, và siêng kêu siêng hót hơn con mái… Như chim vành Khuyên chẳng hạn.

Riêng chim Họa Mi, nếu nhìn vóc dáng bên ngoài để phân biệt giới tính e rằng dễ bị lầm, vì trong hai con trống mái chẳng khác gì hai giọt nước: chúng giống nhau như đúc từ màu lông đến vóc dáng!

Ngay những nghệ nhân đã nuôi chim Họa Mi lâu năm nếu nhìn vào vóc dáng bên ngoài của chim, cũng ít người dám đoán chắc đúng cả mười phần, đâu chính xác là chim trống, đâu là chim mái…

Thường thì Họa Mi trống lớn con, mỏ to, hàm bạnh, chân to và thân hình cao rắn. Còn chim Họa Mi mái thì đầu nhỏ, mỏ nhỏ, hàm không bạnh, mình tròn trịa lại ngắn đòn, chân cũng mảnh khảnh, yếu ớt và thường thì Họa Mi mái chỉ to một tám một mười so với chim trống.

Thế nhưng, cũng có những con Họa Mi mái có thân mình to lớn, đứng gần bên chim trống nó chẳng chịu thua kém một chút nào. Gặp trường hợp này thì ai tài nào mà phân biệt được?

Kinh nghiệm cho thấy, nếu chỉ nhìn vóc dáng bên ngoài mà phán đoán được trống, mái, thì nên nhìn sơ qua một lượt có thể biệt được ngay. Giống chim mà nhìn chăm chú mãi thì dễ bị hoa mắt, mà khi đã hoa mắt thì trông con nào cũng giống như con nào không sao phân biệt được!

Tốt hơn hết và chính xác hơn hết là phân biệt tiếng kêu và giọng hót của mỗi con.

Họa Mi trống có tiếng kêu trong trẻo, còn Họa Mi mái tiếng kêu khàn hơn. Giọng hót của Họa Mi trống thì lảnh lót, êm tai, lại có bài bản hẳn hoi, trong khi chim mái chỉ biết kêu sè…sè…sè mà người trong nghề gọi là xùy. Tiếng xùy của chim mái mang ý nghĩa mời gọi chim trống, cho nên hễ trống mà thoáng nghe tiếng mái thì luýnh quýnh lên hót như điên dại..

Được cái may là chim mái rất mau mồm mau miệng.

Dù là chim bổi mới bắt về đang nhát, thế mà khi thoáng nghe có giọng Họa Mi trống hót là chim mái xùy ngay. Trong khi đó Họa Mi trống bổi nếu chịu mở miệng hót cũng phải nuôi đến vài ba tháng trở lên, chứ ít con chịu hót ngay. Chim nào chịu hót ngay là do nó còn lửa rừng nên hăng hái không biết sợ…

Chim Họa Mi mái tính tình cũng dữ dằn chẳng khác gì chim trống. Gặp chim mái đồng loại là nó sáp lại sân si đòi đá cho bằng được. Tuy vậy, xưa nay chưa ai nuôi Họa Mi mái để đá cả. Chính vì cái tính hung dữ này mà nhiều Họa Mi mái mới bị sa vào lưới lục. Trên thị trường, giá bán Họa Mi mái bổi cũng khá cao thường bằng một phần tư giá bán chim trống bổi. Mua chim Họa Mi mái người ta cũng coi tướng chim, chỉ chuộng những con nào to khỏe, lanh lợi, và nếu nghe được tiếng xùy để chọn lại càng tốt.

Nghệ nhân nuôi chim Họa Mi trống dù để hót hay để đá cũng đều phải nuôi một hai chim mái trong nhà để mái xùy thúc trống hót hoặc thúc trống hăng hái lên để lăng lực mà đấu đá.

Nếu mục đích nuôi mái để thúc trống hót căng, thì nuôi một mái có thể dùng được cho ba bốn trống, còn nếu nuôi để đá thì mỗi trống mỗi mái mới vừa. Tất nhiên là trống nào phải đi với mái đó, như vậy nó mới “ăn ý với nhau được”.

Họa Mi mái cũng có con hay con dở, con khôn con dại. Nói cách khác, không phải bất cứ con Họa Mi mái nào cũng biết xùy giỏi, thường thì nuôi vài ba con mới lựa ra được một con mà nuôi. Nếu dùng cho Họa Mi nuôi hót thì chỉ cần mái siêng xùy là được.

Mái dùng cho Họa Mi đá lại còn phải lựa kỹ hơn, nhiều khi mười con chưa lựa được một con! vì lẽ mái xùy hay là một chuyện, nhưng mái đó có hợp với trống không lại là một chuyện khác. Và điều này mới là chuyện quan trọng rất cần.

Mái và trống Họa Mi dùng để đá cần phải hợp với nhau mới tốt. Hợp ở đây có nghĩa là “đồng vợ đồng chồng”, là “đồng tâm nhất trí” với nhau, như khi chim trống lâm trận thì chim mái rối rít xùy liên hồi với giọng thúc giục để cổ vũ tái đá…

Với những Họa Mi mái khôn ngoan như vậy ai cũng quí giá cả, nếu trả giá cao vài ba chỉ vàng chưa chắc người ta đã chịu bán. Còn những con mái khôn nhà dại chợ, ở nhà thì miệng lanh chanh xùy liên hồi, nhưng khi ra trường không những câm miệng hến mà còn lơ đãng nhảy lồng trông thật vô tích sự. Những con mái bất tài này chỉ còn cách thả chúng về rừng mà sinh sản đẻ lưu truyền nòi giống lại có lợi hơn.

Cách Phân Biệt Chim Họa Mi Trống , Mái

Trước tiên bạn cũng phải nghe tiếng hót đã, tiếng hót vang, đanh chứng tỏ chim sung, cũng là để đỡ nhầm chim mái, (hơn nữa nếu chăm mái mà nó không chọi thi cũng còn được con chim hót, không thành công cũng thành nhân mà).

Có 4 tiêu chuẩn sau: Nhất nhãn (mắt), nhị đầu, tam mao (lông), tứ cước (chân). Cũng có người xếp: nhất nhãn, nhị mao, tam đầu, tứ cước.

1. Về mắt

– Mắt chim họa mi không giống mắt người, không có lòng trắng mà chỉ có lòng “đen” (thực ra nó có nhiều màu). Ở giữa lòng đen có một chấm đen hơn gọi là đồng tử, bạn phải chọn đồng tử càng nhỏ càng tốt.

– Lưu ý: không nên mang chim ra ngoài nắng để chọn vì làm như vậy đồng tử sẽ thu nhỏ lại, bạn sẽ nhầm đấy. Xung quanh đồng tử là lòng “đen” dân chơi chim gọi là “TẢY”, có nhiều màu tảy. Màu táy thường được chọn màu xanh đỗ xanh, màu nâu đen, màu cùi nhãn, các màu khác thì thôi. Trên nền tảy có một thành phần rất quan trọng đó là “CÁT”. Theo người Quảng Đông,Trung Quốc gọi “cát” là SA TẢY (Tiếng phổ thông Trung Quốc đọc là sa tỷ). Chữ sa có rất nhiều nghĩa (xe, sợi, cát, rơi…) chữ sa tảy có bộ thủy hoặc bộ ty đứng cạnh vì vậy nghĩa của nó là sợi, tia, dây. Chữ sa có bộ thạch đứng cạnh mới đúng nghĩa là cát. Vậy SA TẢY (SA = tia, TẢY = đáy, đế, nền) có nghĩa là TIA NỀN MẮT. Từ đồng tử có những tia tóe ra bốn phía nền mắt, cần phải chọn tia mắt càng to càng rõ càng dày càng tốt. Có những con những tia này ngắn nhưng rất dày, ken vào nhau thành một quầng xung quanh đông tử cũng được. Về hình thể ban chọn “mắt méo” (dài, mí trên cong ít mí dưới cong nhiều), mắt “đầy” (nhìn từ phía trước hai mắt hơi lồi làm cho mặt chim có vẻ như hình thang cân), thế là tạm ổn về mắt.

2. Về đầu

Đầu chim họa mi có rất nhiều dạng: xà đầu, phương đầu, tiêm đầu, cáp giới đầu, nga đầu…). Nên chọn xà đầu (đầu rắn), loại đầu này nhìn ngang ta thấy sống mỏ trến với trán và đỉnh đầu tạo thành một đường gần thẳng hàng. Khi nhìn từ phía trước lại thấy đỉnh đầu hơi lõm, bởi hai mắt lồi và hơi nhô cao, tiết diện hình thang cân. Hoặc chọn phương đầu, loại này thường có cái đầu to, nhìn từ trên xuống hay nhìn ngang các đường cạnh gần song song với nhau.

3. Về mao (về lông)

Chọn lông tơi, sốp, mềm, lông vẫn sắp xếp đều đặn trật tự nhung ta có càm giác nếu khẽ thổi lông sẽ dạt sang hai bên. Lông đầu mỏng, ôm sát da đầu, lông cánh dài, lông đuôi dài trung bình, ông bao đuôi dầy, to, lông ngực rẽ sang hai bên thi rất tốt vì nó sẽ làm cho ngực chim gần phẳng kết hợp đường cong của lưng (tiết diên nhìn từ phía trước lại).

4. Về chi (về chân)

Nên chọn cẳng chân to, các vảy chân có viền thẫm (chim già) không phụ thuộc màu, “đấm” to (chỗ phân ngón), ngón chân dài, móng dài thì hay khóa (túm vào cổ vào chân đối phương) nhưng không chặt, ngón ngắn móng mèo ít khóa nhưng túm chặt.

* Lưu ý: Ngoài những tiêu chuẩn chính trên bạn cần chọn chim to con. Các bộ phận phải cân đối hài hòa, dài thì cùng dài (ngũ trường),ngắn thì cùng ngắn(ngũ đoản). “Ngũ” gồm: mỏ, cổ, thân, đuôi và chân.

+ Mỏ: thẳng, cong, ngắn, dài đều được miễn là sống mỏ cao, nét, không bị lép vẹo, gốc mỏ to, dầy. Đặc biệt gốc mỏ dưới càng dầy càng to càng tốt vì mỏ trên gắn chặt vào sọ nên rất khỏe, trong khi đó mỏ dưới rời tự do nên cần phải to dầy, khi mổ kẹp lực đòn bẩy tạo ra mới khỏe,mới mạnh.

+ Thân: nên chọn thân rùa như trên đã nói hoặc thân “trúc thùng” (ống trúc) nhìn tiết diện từ trước ra sau gần thành hình tròn. Lông my nên chọn “tuyến my”(my nhỏ, dài, thẳng) “câu loan my” (dài, cong dấu ngã). Các loại khác như:qua tử my,liên châu my,ngân tiền my… đều bỏ. Lông my nên chọn màu hơi xám, mịn. Chú ý: lông my chỗ trên mí mắt trên nếu có 1 – 2 chiếc lông đen nhỏ như hạt tấm lẫn vào (dân chọi chim gọi là “chỉ mỳ”) là không tốt.

Cách Chọn Mắt Chim Họa Mi

Tướng mắt chim họa mi : Với con người mắt được coi là cửa sổ tâm hồn, thì chọn họa mi cũng theo cách đó. Nên chọn những con có đôi mắt sáng to, có thần khí, và cảnh giác nhạy bén, màu sắc mắt phải tươi, da mắt mỏng, con ngươi nhỏ, khoen mắt là vệt lông nhỏ màu trắng kéo dài ra sau ót giống mày con ngài. Cái tên chim họa mi cũng căn cứ cái mày ngài trắng này mà đặt ra.

Đánh giá tướng mắt còn phải quan sát kỹ mặt nhãn cầu của chim. Chung quanh con ngươi có một loạt màu, tuỳ từng con, ta thấy có màu vàng, hồng, lam, xanh, tro lợt, trắng xám… gọi là nhãn đế sắc. Nếu quan sát kỹ hơn, ta thấy trong nhãn đế sắc còn có những chấm nho nhỏ khác nằm rời rạc ( cũng xuất hiện chung quanh con ngươi) tiếng trong nghề gọi là xa nhãn.

Xa nhãn thường có 4 loại sau đây:

1. Kim xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu vàng.

2. Thiết xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu xanh ửng đen như màu sắt nguội.

3. Ngân xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu trắng sáng.

4. Huy xa nhãn : những chấm nhỏ chung quanh con ngươi màu tro lợt.

Nói chung, màu đáy mắt của chim họa mi phải là màu đậm mới tốt.

Khi lựa chim họa mi nên đến gần lồng dùng ngón trỏ nhẹ nhàng làm dấu chữ thập, hoặc vẽ hình vòng tròn một hai lần để xem phản ứng con chim nhốt trong ra sao. Nếu đó là chim nuôi chưa thuộc thì phản ứng của nó là nhảy lung tung trong lồng tìm lối thoát thân. Còn chim thuần thuộc thì nó cứ đứng yên trên cần đậu, đôi mắt và chiếc đầu của nó di chuyễn theo hướng ngón tay ‘vẽ bủa’ của mình, chứng tỏ chim có cá tính mạnh, tự tin và phản xạ nhạy bén.

ĐỂ CHIM HỌA MI HÓT HAY NHIỀU GIỌNG

Để chơi một con chim họa mi hót hay và nhiều giọng, bạn phải luôn luôn cho chim đi dượt, một con chim có có tuổi lồng, già rừng thường thì là giọng rất trong và hay tiếng hót có hồn của núi rừng, giọng có tiếng suối,..tiếng cúc cu, tiếng mèo kêu, có con bắt được giọng bắt cô trói cột…khổ quá, hót được cả giọng chích choè và các giọng khác…đó là con chim hay..bạn có tiền mà không mua được, vì con chim hay ít khi người ta bán.

Nếu chim của bạn là chim mộc hoặc mộc dở thì bạn vẫn phải mang đi dượt chim, phương pháp trùm kín áo lồng để dưới đất cho nó nghe ngóng các bậc đại ca hót để bắt giọng, như kiểu hát Karaoke đấy, Trường hợp không đi dượt chim được thì mua CD họa mi trống hót để chim nghe tập giọng.

Muốn tập cho chim hót khỏe và hay bạn phải bỏ hết áo lồng, treo chim lên cao hòa nhập với đất trời thiên nhiên, yên tĩnh chim hót rất hay và nhiều giọng. Nếu chim của bạn chỉ nuôi ở nhà cho dù tuổi lồng có đến 6 năm chim hót dở vẫn là dở.

Cách Kiểm Tra Mắt Họa Mi

1,Lục đậu thanh. 2,Thiên lam thanh. 3,Bạch nhãn thủy. 4,Phỉ thúy lục. 5,Bảo thạch lục. 6,Hoàng kim sa. 7,Nguyệt bạch nhãn. 8,Sà nhãn. 9,Thái hoa hoàng. 10,Đạm lục sa. 11,Khôi bạch thủy. 12,Kim hoàng sa. 13,Khôi nhãn. 14,Hoàng kim nhãn. 15,Đại thanh nhãn. Bốn con mắt còn lại được ghi chú là “Tần lãnh bắc pha điểu” nghĩa là chim vùng núi cao bắc nước Tần.

Bên trên là cách chọn chim rồi thì bên dưới này em lại sưu tầm được vài quan điểm cần tránh khi chọn chim họa Mi : – Một là, Họa Mi non rừng: Nhỏ con, mép vàng, lông mịn, chân tròn và ướt ( ví như da em bé ) Nếu còn mộc thì khi ta động vào lồng nó nhảy và húc đầu lung tung không có 1 quy luật nào cả. Nếu đã thuộc thì có các biểu hiện sau: ở trong lồng thì ỉa bậy và hay bới phân; treo trên cây thì hay vặt lá, bẻ cành nhìn cứ ngồ ngộ như đứa trẻ con vậy; Khi đặt dưới đất thì bới đất nhặt cát và tha các thứ linh tinh vào lồng; khi hót thì tắc cú không thành bài vì chưa tốt nghiệp trường nghệ thuật tại rừng ( chim chưa trưởng thành ) – Hai là, Họa mi lông dầu: tôi đã nói ở trên, loại này có bộ lông tối màu và bết dính, mặt lông bóng như dầu nhớt. loại này rất khó thuần và khi đã mất lửa thì rất khó vực lại. – Ba là, Họa mi gáy lợn: gáy của nó không phẳng xuống lưng, mà có chỗ gợn lên như gáy con lợn. Loại này nếu chơi hót thì còn tạm chứ nếu chơi chiến thì dứt khoát không mua. Vì loại này dù có căng đến mấy thì khi đánh cũng nhát đòn và chạy sớm. – Bốn là, Họa mi rậm đầu: k nên chọn những con chim có bộ tóc dày, rậm và nhiều hoa. vì loại này là chim nhát, kém cả hót lẫn đánh.

– Năm là, Mắt loãng và sáng màu: Mắt là thứ quan trọng nhất, khi chọn không nên chọn con có chất mắt loãng, sáng long lanh như giọt sương. – Sáu là, mắt lộ khóe: k nên chọn chim có mắt lộ khóe. cái da mắt k che hết con ngươi mà đề lộ ra cái khóe mắt ( chính là chỗ hay đùn gỉ ở mắt người )

Bên trên là cách chọn và vài điều cần tránh khi chọn chim

Sau khi đã chọn cho mình một chú Mi ngon lành từ “rừng” về ( Mi bổi), ta bắt tay vào việc. Tìm 1 cái lồng 60 (60 nan), không cần vẹc-ni chi cả (Lồng Mộc), sau này ta sẽ sắm lồng xịn khi mà chú đã ra giáng rồi thỉ cũng không muộn. Một cái áo lồng màu xanh dương đậm ( xanh biển), hoặc màu đen, 4 cái kẹp ( kẹp quần áo cũng dc). Trong lồng nên bỏ 3 cóng, 2 cóng nước và 1 cóng trộn sâu tươi cùng tấm. Khi có nhà rồi, cho chú ta vào, phủ kín áo lồng, treo vài góc nhà hay góc sân. Mỗi ngày nhớ thăm chừng nuớc khoảng 2 lần ( 1 buổi sáng và 1 buổi tối), mỗi sáng lặt chục con cào cào quăng vô, xong cứ “trùm mền” nó lại.

Một tuần sau, có thể làm bước 2, đó là cái áo lồng, mỗi bên vén lên 1 ít, chừa 1 khoảng trống đúng bằng khoảng cách cửa lồng, mỗi bên kẹp 2 cây kẹp cho áo lồng dính vô nan lồng. Giai đoạn đồ ăn, nước uống cứ tiếp tục như trên.

Thường thì Mi bổi mua về, ít nhất là vứt đi mùa đầu để thuộc cho đứng chim, chịu ăn mồi nhà ( tấm), có nhiều chú nhát quá phải tốn đến 2, 3 mùa mới đứng chim, chim đứng mới có thể đem đi dợt được, vội vã quá sẽ có tác dụng ngược lại, hư luôn con chim. Do đó khi tìm mua Mi bổi nên mua vào đầu năm ( đang mùa xuân), chim ở rừng khi đó vừa có bộ lông mới, vừa có lửa, mang về thuộc dễ hơn, nhanh hơn, chim mau dạn hơn.

Để tập Mi ăn tấm cũng không khó, ban đầu ta bỏ tỉ lệ 1:1 ( phân nữa tấm, phân nửa sâu tươi), sau vài ngày ta rút lại, 2:1 rồi 3:1,…khoảng 1 tháng là Mi có thể ăn tấm làm thức ăn chính.

Một tháng sau khi mua Mi bổi về, có thể cho Mi tắm, Mi bổi rất thích tắm, chọn ngày nắng to, buổi trưa, chọn chỗ vắng, nhẹ nhàng thì ta áp sát lồng Mi vô lồng tắm đã mở sẵn rồi kéo kiếm, sau đó ra chỗ khác, và phút thì Mi sẽ qua lồng tắm ngay, khi đó ta có thể lấy lồng tắm ra, và tránh chỗ khác để em nó tự nhiên tắm, he he. Khoảng 2 phút Mi nhảy tới, nhảy lui trong lồng, không xuống nước nữa, ta có thể cho em nó về lồng. Khi này áo lồng ta có thể mở rộng thêm nhưng không được quá 1/2 lồng, treo chim vào chỗ ráo (không có nắng ) để chim tự rỉa, làm khô lông. Cứ mỗi lần cho tắm là mỗi lần chim dạn thêm 1 bước, các bạn cứ yên chí thế.

Có nhiều chú nhát quá không chịu qua lồng tắm, mạnh bạo hơn, đứng từ phía sau, ta vỗ nhẹ vào lưng lồng vài cái, nó chui tọt qua lồng tắm liền.

Sau lần tắm đầu tiên, các bạn có thể rút bớt thời gian lại bằng cách cho Mi tắm mỗi tuần 1 lần, sau đó là mỗi ngày 1 lần.

Khoảng 3 tháng sau kể từ ngày đem chú ta về nhà, bạn có thể xách chú ta đi chơi rồi. Ở đây tui xin nói rõ là đem đi chơi thôi, không phải là đem đi luyện giọng.

Đến chỗ dợt, thường là công viên , chọn 1 chỗ ngồi hơi thoáng, ta đặt lồng chim trước mặt, để dưới đất, mở áo lồng ra và kẹp lại đúng bằng ngay cửa lồng, gọi 1 ly cafe đá, ít vài hơi thuốc, ung dung mở bịch cào cào, lặt từng em quăng vào lồng. Đúng điệu rồi, chắc là nghệ nhân.

Việc cho chim ăn cũng là một trong những tiểu xảo để làm chim mau dạn, quen mặt với chủ nuôi, Mi thông lắm, nhớ mặt , làm nó hoảng, mai mốt thấy mặt bạn từ xa là nó nhảy lia lịa. Kết hợp cùng việc để lồng chim dưới đất, ngồi trên ghế, banh 2 chân, chim ở giữa. Chú có nhát, có nhảy cũng không thể nhảy ngược lên mà bể đầu, chỉ có nhảy qua, nhảy lại hoặc ở dưới bố lồng thôi. Sau khi làm xong bịch cào cào, ta có thể treo chim lên xà, chọn chỗ không có Mi treo, tốt nhất là chỗ thưa, quay mặt cửa về hướng có nhiều chim để Mi tập làm quen với khung cảnh bên ngoài.

Việc thuần dưỡng 1 chú Mi có nhiều công đoạn, thuần cho Mi dạn, đứng lồng, chịu hót, thuần cho Mi hót hay và cuối cùng, cao cấp hơn đó là thuần cho Mi sống theo phong cách của chủ. Nghe qua thì hơi lạ tai, nhưng thiết nghĩ đó cũng là một vấn đề ta cần suy nghĩ, bàn bạc cùng nhau xem đúng sai ra sao. Công đoạn đầu, thuần cho Mi dạn, đứng lồng, chịu hót là tương đối khó nhưng cũng không phải là quá khó nếu bạn nhiệt tâm, chú ý hơn về những điều có vẻ như nhỏ nhặt trong việc hàng ngày chăm sóc Mi, ví dụ đơn giản : nuôi chim thì phải vệ sinh lồng, thay bố lồng.

Một chú Mi mới về, nhảy lưng tưng mỗi khi thấy bóng người hoặc xe cộ, con mèo,…bạn lò mò lại gần, mở cửa, thò tay lôi bố lồng ra, thay bố lồng khác…đảm bảo sau đó chú không tét máu đầu thì cũng hoảng càng thêm hoảng, ta giải quyết thế nào, đơn giản là ta chỉ thay bố lồng, vệ sinh lồng khi mà cho chú tắm.

Hoặc việc cắt móng, cắt mỏ cho chú thì sao ? Mi rất thông minh, bạn thò tay bắt chú trong lúc bạn và chú chưa thân, đảm bảo lần sau thấy mặt bạn từ xa là chú đã nhảy loạn xạ tìm đường trốn. Khi bạn muốn làm việc này, kiếm cái mũ đội vô, đeo cặp kính đen vào và thêm cái khẩu trang. Công đoạn thứ 2 là khi ta đã có một chú Mi đã tưong đối dạn, đã xong lông rồi thì ta sẽ cho chú đi dợt giọng “ca sĩ” của mình. Mi rừng chú nào cũng có sẵn giọng cả và phong phú theo mức độ nào thì do số tuổi sống ở rừng quyết định và do…bạn có chọn được chú có “ngon lành” hay không mà thôi. Tất nhiên, ngoài các yếu tố kể trên, dợt Mi luôn là yếu tố quan trọng.

Trong sân dợt, có biết bao là Mi, hay có, dở có, chưa kể đến các loài chim khác, chú Mi của bạn được đem đi dợt thường xuyên sẽ được nâng cấp giọng hót. Bản tính tự nhiên của chú là sao chép, sao chép ở đây không phải photo nguyên bản mà là có sự chọn lọc. Đi dợt mà Mi của bạn được treo gần những chú ” khét lửa”, những chú “trùm”, thì chỉ cần vài hôm, giọng hót của chú Mi bạn sẽ có vài âm điệu của những chú kia, hoặc là thêm vào vài tiếng còi xe, tiếng mèo kêu, chó sủa,…

Điểm quan trọng cần lưu ý là khi dợt, đừng bao giờ dại dột treo lồng Mi của mình kế bên nhửng chú Mi đó, treo xa xa, cách 5, 7 mét và phải chú ý Mi của mình, nếu thấy chú nhảy lên, nhảy xuống vồ lồng về hướng những chú kia, đó là tín hiệu đáng mừng. Còn nếu thấy chú có vẻ hoảng, nhảy theo cách tìm đường trốn hoặc đứng yên 1 chỗ trên cầu, can thiệp ngay, treo xa hơn nữa, quay mặt hướng khác hoặc mượn 1 Mi mái kè ngay trước cửa lồng ngay, không thì chim dựng đầu thành Chào Mào của bác Bạch Đề.

Thời điểm này khi làm tấm, bạn có thể rang vàng đều hạt tấm, cho ăn tấm + cào cào tươi, không cho ăn sâu ( nuôi Mi thì tốt nhất đừng cho ăn sâu), có thể thay đổi thực đơn cào cào = liêu điêu nhưng ít thôi hoặc kèm thêm liêu điêu.

Chế độ phơi nắng, tắm cũng phải thích hợp, Mi nên phơi nắng mỗi ngày từ khoảng 7h đến 9h sáng là đủ, sau đó cho vào trong bóng mát, khoảng trưa thì nên cho tắm, tắm xong nên cho phơi nắng khoảng 3 đến 5 phút để chú hong khô lông rồi mang vào ngay, không nên để Mi tiếp xúc nắng trưa hoặc chiều. Đến khi mà ta mang Mi vào sân dợt, vừa treo lên vài phút là chú ta đã lên cầu, đánh võng cái đầu, chơi liền tù tì vài phút hay hơn, khi đó ta có thể yên tâm để Mi đứng gần các chú Mi dữ khác nhưng vẫn phãi quan sát kỹ, “cao nhân tắc hữu cao nhân trị”, Mi ta dữ nhưng có thể có Mi dữ hơn, khi đó Mi ta sẽ lép, khi đó phải tách ra xa một chút. Khi này, trước khi mang Mi đi dợt, bạn có thể xách thêm vài quả lựu đạn, đến chỗ dợt, trong lúc nhâm nhi cafe, nhả khói thuốc chữ O, ngồi nghe ca sĩ nhà trổ giọng, bạn có thể ung dung quăng vài quả chỗ này, chỗ kia rồi đó.

Giai đoạn 3, giai đoạn mà tôi muốn trình bày trong bài này là ở đây, thuộc cho Mi phải tuân theo bạn ! Giai đoạn này thường chỉ bắt đầu khi mà Mi bạn thuộc khoảng từ mùa thứ 2 hoặc 3 trở đi, lúc này Mi đã dạn người, đã có giọng hay,…và ta đã có tình cảm thân thương với chú. Việc đầu tiên bạn phải làm sao để chú nhận ra bạn, chính bạn chứ không phải là ai khác ! Có nhiều cách làm, không ai giống ai, tôi xin ví dụ: Khi lại gần Mi búng tay 1 cái, miệng huýt sáo ” chỏi che chèo, chỏi che chèo”. Lâu dần, từ xa thấy hoặc nghe thấy tiếng huýt sáo từ xa, Mi sẽ nhảy qua lại điệu bộ mừng rỡ, vì là người bảo vệ chú, người chăm sóc chú,… Việc này nghe qua có vẻ vô nghĩa, nhưng thực tế không vô nghĩa chút nào, có những lúc bạn treo Mi ở chỗ nào đó mà làm chú bị hoảng, hoặc có nhiều người dòm ngó là chú hoảng, bạn lại gần, khi thấy mặt bạn Mi sẽ bớt hoảng ngay, rồi động tác hạ lồng, chuyễn vị trí cho Mi nữa, chú Mi trong tay bạn đó như đứa trẻ đang được ông bố, bà mẹ nắm tay, nó im re ngay. Đôi khi bạn có thể đổi chỗ dợt chim, bạn có thể yên tâm cùng chú đi mà không sợ chú lạ sân, lạ chỗ, có bạn, chú sẽ chơi hay hơn, dạn dĩ hơn.

Nguồn internet

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phân Biệt Mắt Chim Họa Mi trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!