Bạn đang xem bài viết Cách Phân Biệt Chim Yến Phụng Trống Mái Đúng Nhất được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
KINH NGHIỆM NUÔI CHIM YẾN PHỤNG CHO NGƯỜI MỚI
KÊNH YOUTUBE SUNtv :
Chim Yến Phụng – Vẹt Hồng Kông – Loài này được nuôi khá phổ biến trên thế giới. * Lồng Nuôi yến phụng Kích thước lồng tối thiểu đề 1 cặp yến phụng sống và phát triển tốt là 40 x 40 x 40. Lồng càng lớn thì chim càng phát triển tốt, chim có không gian bay nhảy vận động giúp chim linh hoạt. *Trong lồng nên có ít nhất 2 cây ngang để chim đậu và bay nhảy. Khoảng cách 2 cây không nên quá gần, nên thêm vào 1 số phụ kiện khác như xích đu, cần đậu đàn hồi…. * Phải có 1 cóng nước, 1 cóng thức ăn, 1 máng dành để dựng rau, 1 hũ khoáng, 1 miếng mai mực. *Nơi đặt lồng thoáng mát, tránh người đông (nếu nuôi sinh sản) và hạn chế chó, mèo, chuột, rắn. Có ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Tránh mưa hắc, gió lùa…
Thức ăn cho yến phụng: các hạt ngũ cốc +Lúa và kê là 2 loại thức ăn chính: * Lúa: Chim yến phụng có thể ăn được lúa. Thông thường lúa được trộn cùng với kê. * Hạt kê: Trên thị trường hiện nay phổ biến một số loại kê như: kê láng, kê chùm, kê vàng, kê đỏ, kê Gò Công (quê ad hihi)…ngoài ra còn nhiều loại khác + Rau xanh: Các loại rau cho chim yến phụng ăn như rau muống, rau xà lách, cải, giá,…. Rau mua ngoài chợ các bạn nên rửa thật sạch, để tránh thuốc hoá học. Ngoài ra cũng nên bổ sung thêm bắp(ngô) tươi, một số loại củ quả khác… Video chi tiết về thức ăn yến phụng: + Khoáng chất: Nang mực là khoáng được dùng phổ biến cho yến phụng nhất. Ngoài ra cũng còn một số loại khác như vỏ trứng gà, cám trứng, khoáng hỗn hợp… Các bạn cũng nên bổ sung thêm hạt sạn, cát giúp chim dễ tiêu hoá tránh bị tiêu chảy. Video về nang mực Phân biệt chim trống mái Muốn phân biệt trống mái ở chim yến phụng, bạn nhìn vào màu da của lỗ mũi. Chỉ phân biệt chính xác khi chim trên 4 tháng tuổi + CHIM TRỐNG: mũi màu hồng hoặc màu xanh dương, xanh tím. + CHIM MÁI: mũi màu trắng đục hoặc nâu sậm. Các bạn có thể tham khảo video này để dễ phân biệt hơn:
Cách Phân Biệt Chim Chào Mào Trống Mái
Cách nhận biết chim chào mào mái:
Chim chào mào mái thường thì nó nhỏ hơn trống (to chỉ = khoảng 2/3 đến 3/4 chim trống thôi). Chim mái thường có đầu nhỏ, mào thấp, cui chứ không nhọn đỉnh. Bàn chân chim mái thường nhỏ nhắn, móng nó nhìn mảnh mai. Lông chim mái thường mềm và mịn hơn chim trống. Sắc mặt chim mái thường thì nhìn nó hay ngơ ngơ ngác ngác. Trong bầy mà có con nào lúc đứng một chỗ mà hay nhìn ngang nhìn dọc thì rất nhiều khả năng đó là phái yếu. Cảm giác chung khi nhìn vào một con chim mái là: nhỏ con, gọn gẽ, ít nhảy nhót nhưng hay nhìn dáo giác, đặc biệt là nhìn nó hiền hiền tội tội.
Bạn bắt con chim ra, cầm nó trong lòng bàn tay, hướng bụng nó xuống đất, để cho nó thả lỏng rồi bạn bất ngờ lật ngửa bụng nó lên: – Chim mái thì khi bị lật ngửa ra như vậy, nó chỉ hơi rụt đầu vào một tý, thế thôi, bộ lông đuôi vẫn xếp gọn, không có phản ứng.
– Chim trống thì nó sẽ cố rướn đầu ra để lấy thăng bằng, đồng thời bộ đuôi của nó xòe rộng ra.
– Chim ít lông đuôi quá, hoặc chim non thì nó chỉ hơi bung đuôi ra thôi, không xòe hẳn thì phải làm thế nào ? – Bạn nhìn cặp mắt con chim, mắt chim mái thì tròn vành vạnh, mắt chim trống thì méo hơn, phần dưới mi mắt vẫn tròn đều bình thường, nhưng phần vành trên của mi mắt nó bằng ngang (hoặc méo lõm hẳn xuống – nếu chim còn lửa rừng). Nhìn vành mi mắt của chim trống nó không tròn đều như vành mi mắt chim mái.
Các xác định trên xác xuất xác định đúng trống – mái là 95%, 5% hỏng ăn là do bạn thao tác sai, lật chim gây mất thăng bằng không đúng cách (bạn cầm chắc quá, con chim chưa thả lỏng, không bị bất ngờ …), bạn nhìn nhầm: tròn ra méo, méo ra tròn….
Một số cách đơn giản khác mà lại có xác suất chọn được chim trống cao là:
+ Xem lông mào, nếu con trống thì lông mào ca cũng khó so sánh, vì chim bổi đâu phải lúc nào cũng còn nguyên vẹn như ở ngoài tự nhiên. Do quá trình vận chuyển có thể làm chim rụng bớt 1 số lông mào, lông cánh, lông đuôi.
+ Xem phần lông tơ phía sau gáy. Nếu là con trống thì phần phía sau gáy đầu của chim sẽ có vài cọng lông tơ (tóc) dài hơn phần lông đầu bình thường. Khả năng chim trống là rất cao. Ngòai ra ta nên kết hợp xem phần lông tơ sau gáy đầu với các biện pháp phân biệt ở trên để có tỷ lệ chọn chim trống là cao nhất.
+ Còn cách phân biệt chào mào mái với tỷ lệ hầu như lên đến 99% là nghe giọng hót của nó. Em trống hót giọng dài, nhiều giọng, đảo giọng. Còn em mái chỉ hót wit …wiu,wit wit wit. giọng ngắn hơn khoảng chừng 3 – 4 âm nhưng siêng hót
Phân biệt chim chào mào trống và mái qua lông má đỏ:
Kích thước: Chiều dài của lông đỏ ở má. Chiều dài của lông cánh. Con mái: lông đỏ ngắn hơn con trống, chiều dài cánh ngắn hơn (kích thước do được là 78 – 85 mm), dáng nhỏ con. Con trống: Chiều dài cánh dài hơn, kích thước từ 83 – 91 mm, lông đỏ dài và dày hơn.
Lý do chưa chính xác tuyệt đối bởi vì, chúng sẽ phát triển hình thái lưỡng tính nếu như so chúng cùng chung một độ tuổi, những con còn non hoặc chưa đến độ tuổi trưởng thành có thể bị lầm lẫn theo cách so sánh này.
Nguồn: sưu tầm
Cách Phân Biệt Khướu Trống Mái
Thường thì trong các loài chim thú, xét về vóc dáng bên ngoài, giống đực bao giờ cũng mạnh mẽ và tốt đẹp hơn giống cái. Như gà trống có bộ lông mã và cái mồng tươi đẹp hơn gà mái. Như con chim Trĩ trống trên mình có bộ lông sặc sỡ, trong khi trĩ mái lại mang bộ lông giản dị quê mùa của con gà mái tre. Con Chích Chòe Than, Lửa, chim trống bao giờ cũng có bộ lông tươi đẹp hơn chim mái… Đó là chưa nói đến thân mình giống đực thường lớn hơn giống cái, chỉ nhìn sơ qua cũng đủ thấy rõ…
Điều dễ phân hiệt hơn nữa là tiếng kêu, tiếng gáy, tiếng hót của con đực hao giờ cũng có khác với con cái. Chẳng hạn như giống chim Chích Chòe Than, trống và mái đều biết hót, nhưng giọng hót của con chim trống hay hơn, dài hơi hơn, trong khi chim mái thì hót nho nhỏ vừa đủ nghe, hơn nữa nó chỉ hót lặp đi lặp lại một giọng, và giọng ngắn ngủn… như giọng chim con mới tập hót lần đầu.
Tóm lại, để phân biệt giới tính của một giống chim nào ta phải xét qua vóc dáng, sắc lông, tiếng kêu hay giọng hót của chúng mới xét đoán đúng được. Thật ra, giữa giới tính đực, cái đều có một hay vài điểm dị biệt nào đó, nhưng do chưa có kinh nghiệm nên ta mới dễ lầm lẫn mà thôi.
Chẳng hạn như con chim Yến phụng, nếu chi nhìn vào vóc dáng, sắc lông, điệu bộ, kể cả tiếng kêu, ta thấy chim trống mái không khác gì nhau. Thế nhưng, nó vẫn có điểm dị biệt bên cạnh vô số những điểm tương đồng: đó là cục thịt đóng trên mũi của nó, Với chim có lông xanh (xanh lục, xanh nước biển, xanh đọt chuối, màu két, màu tím) Thì mũi chim trống màu xanh, cùn mũi chim mái màu trắng. Còn với chim vàng hay trắng (vàng tuyền, vàng bông, trắng tuyền, trắng bông) thì cục thịt trên mũi Yến Phụng trống màu hồng, còn mũi chim mái vẫn màu trắng…
Về chim hót thì ngoài vóc dáng, sắc lông, điệu bộ ra, ta nên chú trọng đến tiếng kêu, giọng hót của chúng.
Nhưng, không phải giống chim nào cũng giống như giống chim nào, đó là điều ta nên lưu ý. Thí dụ:
Chích Chòe Than trong cũng như mái đều hót.
Chích Chòe Lửa cũng vậy.
Họa Mi thì chim trống hót hay, nhưng chim mái chỉ biết “xũy” tức kêu sè sè, chứ không hề biết hót.
Khướu trống thì hót hay, nhưng Khướu mái thì chỉ biết kêu ro ro…
Với chim Khướu, dù là Khướu Mun hay Khướu Bạc Má, nếu chỉ nhìn sơ qua vóc dáng bên ngoài thì khó phân biệt con nào là chim trống, con nào là chim mái được. Nếu chờ mua về một thời gian để phái hiện con nào hót, con nào ro ro thì có khi mất tiền oan uổng vì như quí vị đã biết giá tiền mua một Khướu trống thường đắt gấp ba bốn lần chim Khướu mái!
Tuy vậy, vẫn có cách nhìn sơ qua mà vẫn phân biệt được Khướu trống, Khướu mái một cách chính xác. Đó là cách quan sát chùm lông ở trên mũi của chúng:
Khướu trống, chùm lông mũi này lớn và mọc dài nên nhô cao lên.
Khướu mái thì chùm lông mũi nhỏ hơn, và lông ngắn hơn nên thấp lè lè.
Ngoài ra còn có cách khác để phân biệt Khướu trống mái, là quan sát kỹ vệt lông đen ở đuôi mắt của Khướu:
Khướu trống, vệt lông đen này lớn bản, về phía cuối hơi nhọn.
Khướu mái, vệt lông đen này nhỏ bản hơn, có vẻ sắc nét hơn, về phía cuối không nhọn mà thẳng góc.
Muốn quan sát kỹ vệt lông đen này, quí vị cần phải bắt Khướu cầm chặt ở tay, còn tay kia vuốt xuôi theo chiều lông ở mí mắt thì mới nhìn rõ được phần cuối của vệt lông đen đó là nhọn hay vuông góc. Quan sát Khướu Mun thì dễ, nhưng với Khướu Bạc Má thì phải chịu khó vạch phần lông trắng ở má sang một hên thì mới dễ dàng thấy được vệt lông đen hiện ra.
Có người còn quan sát phần yếm đen ở cổ và ngực Khướu, nhưng điều này chúng tôi cho là không mấy chính xác bằng hai cách trên, nhất là quan sát chùm lông mũi, đáng tin cậy nhất.
Về cách phân biệt chim trống mái, và cách chọn lựa con chim có vóc dáng tốt mà nuôi, những nghệ nhân có nhiều kinh nghiệm trong nghề khuyên chúng ta nên quan sát thật nhanh thì mới có thể phát giác ra được những nét tốt mà mình thấy được ở con chim. Tức là phải nhìn một cách toàn diện, chứ đừng kỹ lưỡng quan sát từng phần một. Vì nếu cứ nhởn nha quan sát, hoặc cố tình lại gần mà quan sát kỹ thì thế nào cũng bị… hoa mắt, không còn giúp ta phân hiệt được gì…
Đó là điều con chim khác với con chó. Ở con chó, càng nhìn lâu càng nhận ra được đâu là nét tốt để chọn nuôi. Còn ở con chim, có lẽ nó thường hay nhảy loạn xạ trong lồng nên dễ làm rối mắt, không cho phép ta quan sát được kỹ hơn. Và nếu trường hợp này xảy ra, thì tốt hơn hết ta nên… bỏ đi đâu đó một lúc rồi sau đó quay lại quan sát tiếp, hy vọng đạt được kết quả mong muốn hơn.
Với Khướu, chim mái rất mau miệng, dù là mái bồi, chỉ nuôi độ một buổi, lâu lắm là một ngày, mái sẽ mở miệng kêu ro ro. Ngược lại, Khướu trống bổi có khi phải nuôi một hai tuần trở lên mới chịu hót.
Khổ nổi, chim Khướu trống bổi trong những ngày đầu nhốt trong lồng chật chội, do chưa thích hợp với môi trường sống mới, do tâm trí nó còn hoang mang sợ sệt, nên nhiều con trống cũng kêu ro ro như Khướu mái.
Tuy nhiên, người có kinh nghiệm vẫn phân biệt được ngay: tiếng kêu ro ro của chim mái vừa to vừa rõ, lại thưa ra. Còn tiếng ro ro vì sợ của chim trống vừa nhỏ lại nhặt, có khi liên hồi như đang run sợ vậy…
Dù sao thì chúng tôi cũng xin có lời khuyên đối với quí vị nào chưa rành rẽ trong việc phân biệt trống mái, mà lỡ mua Khướu bổi về nuôi, cứ nên bình tĩnh nuôi trong vài tuần để biết đích xác đâu là trống mái. Tốt hơn là nhờ những nghệ nhân có kinh nghiệm về Khướu chọn lựa hộ cho.
Cách Phân Biệt Bồ Câu Trống Mái Chuẩn Nhất
Bồ câu là loài chim chung thủy với bạn đời. Chúng thường sống theo cặp, sinh trưởng và phát triển tự nhiên, sinh sản đều đặn. Do vậy, ghép đôi cho chim bồ câu là bước rất quan trọng để giúp loài chim này lựa chọn bạn đời. Trong quá trình ghép đôi, người nuôi cần nắm được cách phân biệt bồ câu trống mái, đây là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng, đảm bảo khả năng thành công và tránh ảnh hưởng tới năng suất chăn nuôi. Mời bà con tham khảo cách chọn chim bồ câu trống mái chính xác nhất theo chia sẻ của chuyên gia.
Bật mí cách phân biệt bồ câu trống mái chính xác 100%
1. Vì sao cần phân biệt bồ câu trống mái?
Nếu tỉ lệ chim bồ câu trống mái cân bằng theo đúng tỉ lệ 1:1 sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhờ đảm bảo hiệu quả sinh sản và nuôi dưỡng. Hiện nay, các trại cung cấp giống chim bồ câu thực hiện phân loại chim rõ ràng và đảm bảo tỉ lệ phân biệt chính xác lên đến 90%. Nếu tỉ lệ này chênh lệch quá lớn sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất chăn nuôi.
Chim mái có tỉ lệ nhiều hơn chim trống sẽ khiến trứng chim mái không được thụ tinh, ấp nở không thể nở ra chim con. Nếu tỉ lệ chim trống trong đàn quá lớn sẽ khiến người chăn nuôi tiêu tốn lượng thức ăn lớn để nuôi mà không có tác dụng nhiều trong việc sinh sản . Đồng thời, tỉ lệ chim đực quá nhiều sẽ khiến chúng đánh nhau để tranh giành chim mái, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, tốc độ tăng trưởng cũng như gây xáo trộn sinh hoạt của đàn. Do vậy, việc nhận biết ra đâu là con trống, đâu là con mái vô cùng quan trọng để duy trì ổn định và năng suất thu được của cả đàn chim.
2. Cách phân biệt bồ câu trống mái
Nếu chỉ xét theo đặc điểm ngoại hình, và các biểu hiện trong quá trình sinh trưởng sẽ rất khó nhận biết ra được đâu là con trống và đâu là con mái. Do tập tính của chim bồ câu không khác biệt quá nhiều. Đặc biệt, khi chim bồ câu còn bé, việc phân biệt được lại càng gặp khó khăn hơn nhiều. Bà con nên căn cứ các đặc điểm sau đây để làm căn cứ nhận dạng cho chính xác.
Dựa vào hình dáng bên ngoài
Chim bồ câu trống: thường có kích cỡ và thân hình lớn hơn con chim mái. Ngoài ra, đầu, mỏ của con trống thường trông thô kệch, ngắn và to hơn so với con mái. Cổ con chim trống có nhiều cườm và to hơn. Nếu để ý kĩ, chim trống có các biểu hiện linh hoạt hơn và trông chắc khỏe hơn. Chóp lông cánh của chim trống xếp so le nhau.
Chim bồ câu mái: bồ câu mái thường có thân hình nhỏ gọn hơn chim trống. Mỏ, đầu con mái nhỏ và thon dài hơn. Quan sát kĩ sẽ thấy, mỏ con mái nhỏ ở gốc mỏ và nhỏ dần về phía đầu mỏ. Chim bồ câu mái con vẫn bám mẹ sẽ có gốc mỏ và đầu mỏ rộng bằng nhau, còn bồ câu trống chưa dứt mẹ sẽ có gốc mỏ to hơn hẳn. Chóp lông cánh của chim mái thường xếp bằng nhau.
Dựa vào hoạt động khi trưởng thành
Chim trống thường có tần suất hoạt động cao hơn hẳn con mái. Đặc biệt, chúng sẵn sàng đánh nhau với các con đực khác để chiếm vị thế trong các hoạt động: giành thức ăn, chiếm không gian sống, tranh giành chuồng trên cao, chuồng đẹp và tốt hơn để lôi cuốn con mái. Con đực quyến rũ bạn tình bằng cách xòe to đuôi, xoay người vòng tròn, đầu gật gù. Chúng ta nghe thấy tiếng chim bồ câu đực phát ra gọi bạn tình là: gru… gru…
Chim mái thường biểu hiện hiền lành hơn. Khi có con trống nào tiếp cận để tán tỉnh, chúng thường đứng yên 1 chỗ và phát ra tiếng kêu gù gù nhỏ nhẹ và không có biểu hiện xòe đuôi như con trống.
Dùng tay để nhận biết đôi chim bồ câu trống mái
Đây là phương pháp thường được áp dụng, dễ thực hiện và chính xác nhất để nhận biết ra đâu là con đực, đâu là con mái, kể cả lúc chim câu còn bé.
Quan sát lỗ hậu môn: biểu hiện lỗ hậu môn của chim trống sẽ lồi ra, còn chim mái có lỗ hậu môn phẳng và mềm mại hơn.
Quan sát ngón chân: sử dụng bàn tay úp người chim bồ câu xuống một cách nhẹ nhàng. Ngón A của chân con chim trống sẽ dài hơn ngón C. Đối với chân con mái thì 2 ngón này dài tương đương nhau.
Quan sát phản xạ: sử dụng 1 tay giữ chân chim, tay còn lại kéo mỏ chúng xuống phía dưới 1 cách nhẹ nhàng và từ từ (mô phỏng phản xạ lúc chim trống đạp mái). Chim trống sẽ quắp đuôi xuống nếu thực hiện động tác kéo mỏ còn chim mái thì ngược lại, sẽ vểnh đuôi lên.
Phân biệt dựa vào tuổi chim
Chim mới nở tới mười mấy ngày tuổi: Quan sát trạng thái chim câu nằm – Theo kinh nghiệm đúc kết được, nếu 2 con chim mới nở nằm chồng chéo người lên nhau thì chắc chắn là một đôi chim trống mái. Còn nếu 2 con nằm cùng chiều với nhau (theo chiều từ đầu đến đuôi) thì 60% là 2 con mái.
Chim lớn hơn một chút (từ mười mấy ngày tuổi trở lên): Sử dụng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái sờ vào vùng xương chậu của chim. Nếu độ rộng của xương chậu nằm lọt vào vị trí của ngón tay và lắc qua lắc lại thấy ngón tay vẫn di chuyển thì chứng tỏ là chim mái (do xương chậu của chúng rộng hơn để đẻ). Xương chậu của chim trống sẽ hẹp hơn.
3. Ghép đôi cho chim bồ câu trống mái
Sau khi xác định được chính xác đâu là con trống, đâu là con mái. Bà con có thể tiến hành ghép đôi choc him bồ câu theo các tiến hành như sau:
– Cho chim làm quen với nhau trong khoảng từ 1 – 3 ngày bằng cách nhốt riêng chúng vào 1 chuồng và để chúng di chuyển tự do trong chuồng.
– Nếu thấy chúng cắn nhau hoặc hung dữ với nhau tức là không đồng ý ghép cặp với con chim này, nên tách ra và ghép với con khác sau 3 ngày.
– Nếu thấy chúng quấn quýt, chịu nhau, con đực thường nằm sát con mái và có những biểu hiện âu yếm như: rỉa lông và mớm mồi cho nhau tức là chúng đã đồng ý ghép cặp. Có thể thả ra và nuôi theo phương thức đang áp dụng của hộ gia đình.
4. Một số lưu ý khi tiến hành ghép cặp chim bồ câu
Để các thế hệ sau di truyền được các đặc tính tốt của đời trước, cần lựa chọn các con giống có phẩm chất tốt như sau: Về đặc điểm: lông bụng của chim phải dày, mượt, mỏ xẻ, cơ thể cân đối, không dị tật, đuôi nhọn. Chim phải nhanh nhẹn.
Nuôi chim đạt 6 tháng tuổi mới tiến hành ghép cặp, để chim đạt đến độ tuổi thành thục.
Nếu nuôi sinh sản cần phải nuôi riêng rẽ, tránh nuôi nhốt chung chuồng.
Mỗi cặp bồ câu sử dụng để sinh sản trong khoảng 5 năm. Sau 3 năm khả năng sinh sản sẽ ngày một giảm sút, khi đó tiến hành thay chim bố mẹ mới.
Phải xác định chính xác đâu là chim đực, đâu là chim mái mới tiến hành ghép cặp với nhau.
Nên sử dụng phương thức ghép đôi cưỡng bức để giảm khả năng phối giống cận huyết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới các thế hệ sau.
Sau khi tiến hành ghép cặp, đôi chim bồ câu đã ưng nhau thì cần phải đánh dấu đâu là con trống, đâu là con mái. Phòng trường hợp một trong hai con bị chết phải ghép đôi cưỡng bức cho con còn lại.
Nếu nuôi chim với số lượng lớn thì có thể để chúng ghép đôi tự nhiên.
Trong trường hợp để chim tự chọn bạn đời, cần bắt riêng đôi chim vào buổi tối khi chim đứng cạnh nhau để ngủ, tránh làm hoảng loạn cả đàn.
May3a.com vừa gửi tới bà con hướng dẫn cách phân biệt bồ câu trống mái chuẩn nhất. Chúc bà con nắm vững chia sẻ và quan sát cẩn thận để phân biệt chính xác giới tính của chim. Giúp cho việc ghép cặp trở nên đơn giản và thu được kết quả theo ý muốn.
Mời bà con theo dõi video sử dụng máy nghiền ngô vỡ mảnh 3A2,2Kw
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Phân Biệt Chim Yến Phụng Trống Mái Đúng Nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!