Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Cu Gáy Mùa Thay Lông được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thức ăn cho chim cu gáy thay lông
Thức ăn đầu tiên không thể thiếu được là lúa, đây là loại thức ăn chính và chủ yếu của chim Cu gáy.
Thứ hai là mè đen, mè đen nhiều tinh dầu kích thích lông non ra nhanh, tốt. Giai đoạn thay lông mè đen rất quan trọng giúp chim cu gáy thay lông nhanh hơn.
Thứ ba là đậu phộng, phải giã nhỏ ra để chim dễ ăn hơn. Đậu phộng trộn chung với mè đen.
Thứ tư là đậu xanh có tính mát rất tốt vào mùa hè ,khi thay lông làm cho gốc lông mềm lông dễ rụng hơn.
Thứ năm là khoáng chất giúp bổ sung những chất còn thiếu trong môi trường nuôi nhốt. Khoáng chất đổ ra 1 cóng riêng.
Thời gian cu gáy thay lông không nên cho ăn kê, mần ri vì có tính nóng, không tốt cho hệ tiêu hóa. Tốt nhất nên cho chim ăn những thứ chim thích nhưng vừa đủ, không quá nhiều.
Nếu nuôi nhốt trong lồng chật hẹp một số con chim sẽ trở nên lờ đờ, chậm chạp, nhất là đối với chim già mùa, chưa hình thành được thói quen “thuộc người”. Vì vậy tốt nhát nên cho chim vào lồng có kích thước tối thiểu 60×60 cm đặt lồng chim ở nơi có nhiều nắng buổi sáng, tránh việc di dời mà nên để cố định lồng.
Thời gian thay lông chim bị suy nên rất dễ nhiễm bệnh, cần phải dọn dẹp lồng thường xuyên, rửa sạch cóng nước cóng thức ăn.
Tắm táp cho chim thời kỳ thay lôngVào mỗi sáng trong khoảng thời gian từ 8-9h thì tắm nắng cho chim, 2 ngày/ lần, tắm hạ thổ là tốt nhất, mỗi lần khoảng 2 tiếng. Hạ thổ là để cả lồng chim( có thể tháo máng đựng phân ) và để xuống mặt đất. Chuẩn bị đất sét hoặc sình non nhào với rơm khô, nén chặt làm nền trên mặt rãi một ít cát( mục đích cho chim tiếp thổ, và dể dàng vệ sinh)., nên hạ vào chỗ có mùn giun, thỉnh thoảng cho ăn giun đất. Sau đó treo vào chỗ mát tầm 15 phút.
Chim gáy thường rất ít khi cho tắm như được nên tháng vài lần cho tắm theo kiểu phun mưa nhẹ vào chim hoặc tắm tự nhiên khi trời mưa là hay nhất (thời giân từ 10-15 phút).
Chim Thay Lông Và Cách Chăm Sóc
Mỗi nămchim hót thay lông một lần, nếu hoàn cảnh sống bị đổi thay đột ngột thì chúng có thể thay lông nhiều lần.Chim thay lông thường là vào đầu mùa mưa. Thời gian thay lông thường kéo dài từ ba đến bốn tháng. Thường thì chim thay lông từ đầu trở xuống, phần đuôi thay sau cùng. Lông cũ không rụng ngay một lần, mà nay một ít, mai một ít. Cái nào rụng trước thì chỗ đó thay lông mới trước, cái nào rụng sau thì chỗ đó thay lông mới sau. Chính vì sự thay lông có tính cách tiệm tiến như vậy, nên trong thời gian thay lông, chim có thể bay đi kiếm mồi (nếu là chim rừng) và thân nhiệt của chim được bảo vệ.
Cách làm cho chim thay lông nhanhkhi chú chim thay lông các bác nên làm cách như sao:thứ nhất tắm chim :khi tăm chim thay lông ae nên tắm vào lúc 3 đến 4 giờ chiều ,và trước khi tắm các bác phơi nắng cho mình khoảng 1 tiếng đồng hồ.và cho tăm.rồi đêm vô trùm lạitrong thời gian khoảng 10 ngày trến 15 ngày chim sẽ rụng hết và mọc lên ,nhưng điều quang trọng là mổi sáng và lúc khoảng 5 giơ chiều cho chim ăn mồi tươi.mổi lần ăn 5 đến 6 chú cao caothứ hai:khi chim thay lông song trong tháng đầu không được cho chim tắm nắng nhiều ,vì lúc đó bộ lông của chú nó còn yếu,nếu nắng nhiều sẽ làm khô lông.sao thời giang đó các bác có quyền cho chim tăm nắng.
Vỏ quýt giúp chim thay lông nhanhEm có con cm đang thay lông ,con này thuộc dạng cứng đầu thay mãy mà ko song .tình cờ hôm nọ vợ em có mua quýt về ăn em lấy một quả cắt đôi cho nó ăn em nghĩ cũng như cam thôi ,sang mở áo lồng ra thây chim hôm nay rụng nhiều lông hơn mọi hôm em thấy lạ hay vỏ quýt lam cho chim mau thay lông hơn .em nhặt thêm hai ba vỏ quýt nữa để dưới đáy lồng rồi phủ áo lồng để theo dõi .ko ngờ co tác dụng thật ,chim thay lông nhiều và nhanh hơn mọi khi đó là phát hiện mới của em cả nhà mình có bác nào dùng cách này chưa cho em xin ý kiến
Trứng kiến – phương thuốc thần diệu mùa thay lôngChăm Sóc Chào Mào Mùa Thay Lông
ổ xung thêm trong công tác huấn luyện CM mồi , khi đi bẫy xa để tiện lợi cho việc treo lụp bẫy ở những chỗ lý tưởng hơn ngoài việc sử dụng tay để treo , anh em còn sử dụng dây cước để quăng treo lụp bẫy lên thật cao , những cách này đều ko có gì để phải bận tâm . Việc sử dụng sào treo , đặc biệt là sào rút thì tiện lợi hơn cả , tuy nhiên khi sử dụng loại sào này ta phải có bước chuẩn bị và huấn luyện song song với việc huấn luyện từ bổi thành mồi , mục dích để chú mồi sau này chinh chiến xa trường thật sự quen với sào . Có những chú mồi chiến , chinh chiến mấy năm trời ko ngại gian khổ , vất vả nhưng do chưa từng sử dụng loại sào này khi đi bẫy , ko quen với sào khi chúng ta sử dụng sẽ khiến CM mồi hoảng sợ nhẩy tung mặt trong lồng bẫy ( đặc biệt xẩy ra khi anh em sử dụng bằng lồng bẫy inox , chú CM khi thấy sào móc vào lồng những tưởng bị xua đánh hoảng sợ nhẩy tung lồng + những chấn thương như vỡ mặt do lồng bẫy gây ra sẽ khiến CM hoảng trở lại và đâm ra sợ lồng bẫy , sau này rất khó cho chú ta sang lồng bẫy trở lại và cho dù có cố cho sang thì chú CM của ta ko còn đủ độ tự tin khi ở trong lồng bẫy nữa, cách huấn luyện cũng khá đơn giản , khi bắt đầu thuần chim các bác phải thửa luôn cái sào , trong quá trình thuần các bác cứ dể cái sào gần lồng cho chim quen với sào , thỉnh thoảng các bác qua lại lấy sào khua khua tạo động và cũng tạo cho CM quen với hình ảnh mình cầm sào mà ko gây nguy hiểm gì cho chú ta , cầm sào khua khua suốt thì cũng ngại phải ko ạ …. có cách đây … để cho CM quen với sự chuyển động của sào các bác buộc sợi dây thun ( loại co giãn nhiều ) buộc một đầu vào sào , một đầu buộc lên dây treo sát cạch lồng , sau đó ta kéo xuống cho giãn day thun và thả ra … sào sẽ nẩy tưng tưng và thời gian sào chuyển động cũng khá lâu khiến cho ta đỡ mệt hơn , tuy nhiên điều này cũng ko thể có hiệu quả bằng khi ta rỗi ngồi chơi với CM và chăm sóc nó lúc nào cũng có cái sào ở bên và thỉnh thoảng ta khua khua sát lồng và sử dụng hàng ngày để treo lồng (ngay cả khi ta có thể với tay treo lồng thì ta cũng nên sử dụng sào treo cho chim quen ) .. khi CM thuần thì việc đi bẫy với sào rút ko còn là vấn đề lo ngại nữa !!!!!!!!!!!!!!!!!!! Đó là vấn đề Mồi Trống ! Và đây giờ Em Chào Mào mái cũng có chỗ đứng của mình Việc đầu tiên có thể khẳng định là những lão làng chơi CM , đặc biệt là ưa chơi mồi để đi đánh vẫn có những bác , những Ông có ghém lại cho mình một em Mồi Mái ! Thứ nhất là để chơi cho biết mái , sau để thúc những chú chim trống căng hơn và chơi hết bài bản của hắn hơn … và cuối cùng sau khi đưa ra rừng thử nghiệm… các Bác , các Ông đã thấy được sự cần thiết của của một Em Mái khi ra rừng …hi..hi..và từ đó mà huấn luyện thành MỒI . Việc trước tiên là lựa được em Mái có hình dáng thật đẹp nhất có thể , Giọng chuông trong trẻo và vang … và cần nhất cũng như Mồi Trống là khả năng mau mồm mau miệng. Việc luyện thành mồi mái thì cũng đơn giản hơn Mồi trống khá nhiều , bởi Trống phải rèn luyện và chú trọng để ý hơn đến nước Gọi, đấu và Dụ . Nếu Mất 1 trong 2 nước là Gọi _DỤ thì nên sa thải để tìm em khác huấn luyện nên , vì có luyện một em như thế lên Mồi thì là Một chú Mồi không hay , kém nước chúng tôi đó chắc chắn là không thể sát bổi rồi và khó có thể thu phục được bổi hay . Mái đơn giản hơn bởi chỉ cần nước Gọi , mau mỏ và chất giọng chuẩn là Ok . Các bước cũng phải tương tự như ép thuần , mang đi nhiều nơi để dợt cho quen không lạ nơi , lạ chỗ khác , lạ Chim Trống khác . Quá trình dợt thỉnh thoảng kê sáp Lồng các chú chim Trống khác nhau để xem thái độ em nó , cũng như xem Nước DỤ ( cái này gọi là ve vãn đó ). Nếu kê sáp lồng thấy đa phần chim Trống sáp gần Múa là Ok rồi ! Không phải Chim mồi mái chỉ có thể đánh được những chú trống tơ , chim trống không hay và chim Mái . Vì mình đã được tận mắt xem đánh 2 lần trong 1 ngày ! 1lần chỉ có Chim Mồi nhà( mồi trống ) đấu với Chim Trận trời từ sáng sớm mãi đến trưa mà chim trời không Đá , sau đó chim trời bay mất và đến khoảng gần 14h nó lại về đấu mà không đá . Sau đó Ông chạy về nhà lấy chim Mái ra móc gần Chim mồi nhà thì nó sập lồng chim mái vào lúc đó khoảng gần 5h. Chú chim đó giờ đang là mồi Cứng khá hay của Ông .(Hi..hi… biết tính Cụ rồi nên không Gạ gẫm bao giờ ). Theo Ông kể lại thì thông thường Chim Trời sẽ đá Mồi Trống để đuổi dành lấy chim mái nhưng trong trường hợp này nó quá khôn và đã thuộc mặt Mòi Trống nhà nên không đá trống mà quay sang áp Mái . Tuy nhiên cũng có cái Thời Điểm mới có thể sửa dụng Mồi Mái để có được Bổi Hay hoặc thậm chí chim TRận già . Đó là cái thời điểm Chim vẫn còn đi đàn và sắp đến thời gian chim tìm thấy bạn tình để tách đôi . Thời điểm này kết hợp Mồi Trống và Mồi Mái đánh rất Trúng . Ngoài thời điểm này rất khó dùng mồi mái đánh được Chim trống trời . Họa hoằn lắm mới đánh được chim Mái trời á chớ. Cũng chính vì lý do như vậy mà Mồi Mái rất ít được giới chơi chim lưu ý! Bởi thời điểm đánh ngắn và phải tinh tế lắm mới nhận ra , không thì phải mất thời gian đi liên tục vào thời điểm này . Mặc Dù khi ra Trận có cả mồi Trống và MỒi Mái xem Chim Trời đấu rất đã con mắt.
Giờ nói đến cái tật đầu tiên của Chào mào khi bắt về thuần dưỡng ! Đó là cái Tật ngoái lộn nếu như chúng ta thuần không đúng cách ! Cái tật khi đã hình thành thì rất khó chữa và gây khó chịu khá nhiều cho người nuôi đồng thời làm giảm giá trị chú chim thấy rõ ! Những nghệ nhân chơi chim , nếu không phải là một chú chim có Chất Giong và phong cách chơi quá xuất sắc thì những chú có tật ngoái lộn sẽ không có cơ hội hiện hữu trong nhà , ngoài sân. Chim khi mới bẫy về thường rất nhát và cũng như bao loài chim khác ! lúc này chúng rất dễ sinh tật khi làm quen với môi trường nuôi nhốt ! Chim thường nhát nên hay có biểu hiện ngó nghiêng tìm đường lẩn trốn ! Chúng nhẩy cao bám vào vanh Lồng đoạn cong giáp Đỉnh ! lúc này chim thường xoay cổ tìm các hướng để trốn chạy do phần cổ , đầu rúc sát phần nan này và bị ép phải quay ngược lại hoặc sang hai bên . Ngày qua ngày sẽ sinh tật ngoái cổ rất khó chữa ! Tật Lộn thì xác xuất có ít hơn chút so với tật ngoái ! Thông thường những bạn mới chơi khi bắt chim về thường được nhận những lời khuyên nhốt thuần chim trong Lồng nhỏ , chào mào sẽ nhanh thuần hơn ! tuy nhiên lúc này chim nhát , được nuôi trong lồng nhỏ khiến phạm vi nhẩy hoảng của chúng bó gọn lại ! Chim dể nhẩy bám ngược nóc Lồng và lộn ngược xuống cầu ! lâu ngày trở thành tật Lộn cầu của chim ! Những Tật này ta có thể khắc phục tốt trong 1 năm đầu tiên trong lồng của chim ! Chim mới bẫy về nên có khoảng thời gian nuôi thuần ít nhất 3-4 tháng trong Lồng trung bình có đường kính 32cm và cao 60 cm ! Trùm kín áo lồng trong giai đoạn đầu để chim quen với khung cảnh và môi trường sống mới khoảng 3-4 tháng ! Sau đó áo Lồng sẽ được vén theo chiều từ dưới lên 1/4 khoảng 1 tháng , 1/3 khoảng 1 tháng nữa , 1/2 khoảng 1 tháng tiếp theo và 3/4 áo lồng đến khi chim tương đối thuần và đứng lồng ! Như vậy sẽ hạn chế rất nhiều khả năng sinh tật của chim ! Quan trọng nhất là việc thuần dưỡng phải kiên nhẫn , từ từ và nhẹ nhàng ! Chúng ta sẽ hạn chế tối đa được khả năng phát sinh tật này!
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Vành Khuyên Thay Lông
Chim Vành khuyên là 1 loại chim cảnh dễ nuôi dễ thuần tuy nhiên không vì thế mà chúng ta chủ quan khi chăm sóc chim. Ngay từ khi chim còn non đến khi bắt đầu dạn hơn rồi đến bước thuần chim sao cho đúng cách. Một thời kì vô cùng nhạy cảm của chim đó là bước vào giai đoạn thay lông. Cùng tìm hiểu về cách chăm sóc chim Vành khuyên khi thay lông nào.
Họ Vành khuyên hay khoen (Zosteropidae) là một họ chim chứa khoảng 140 loài thuộc bộ Sẻ (Passeriformes) có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Phi, miền nam châu Á và Australasia. Chúng cũng sinh sống trên phần lớn các hòn đảo của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nhưng có lẽ không có tại khu vực viễn đông của Polynesia. Các loài chim trong họ chủ yếu được phân biệt theo hình dạng bên ngoài, màu lông, thân tròn và chân rất khỏe, đặc điểm nổi bật và sễ nhận dạng nhất là xung quanh mắt có một vành đai trắng. Kích thước tối đa là 15 cm. Tập tính thích sống theo bầy đàn và chỉ tách ra khi tới mùa sinh sản.
Hiện nay ở nươc ta có 3 họ Vành khuyên chủ yếu là: Vành khuyên nâu, Vành khuyên xanh và Vành khuyên vàng.
Cách chăm sóc Vành khuyên thời kì thay lôngNhư đã đề cập ở trước, giai đoạn thay lông là 1 giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với chim vì lúc này chim rất yếu và thường ăn ít đi. Vì vậy phải làm cách nào giúp chim ăn nhiều và khỏe hơn đồng thời có những biện pháp cụ thể để phòng gió máy.
Biểu hiện: Chim thay lông có hiện tượng lông vương vãi ở đáy lồng, hoặc khi tắm thì lông rớt vào khay nước tắm. Chim thường thay lông từ vùng mặt, vùng đầu, kế tới vùng cổ, vùng ức bụng rồi mới đến phần cánh và sau cùng là phần đuôi. Lông cũng không rơi rớt từng chùm, mà là từ từ, cái nào rơi trước thì ra lông mới trước. Lưu ý các điểm sau:
Trong thời kì thay lông nên chọn một nơi yên tĩnh, cao ráo, sạch sẽ, có độ ẩm cao treo lồng chim. Thường xuyên chùm kín lồng để chim tĩnh dưỡng, phòng tránh gió độc. Hạn chế tiếp xúc với chim. Cho chim tắm bình thường không ảnh hưởng gì tuy nhiên hạn chế không cho tắm nhiều vẫn là tốt nhất.
Vì giai đoạn chim yếu lại kén ăn nên càng phải bổ sung thức ăn để cho chim ăn nhiều hơn, giúp chim mập mạnh. Trước hết ưu tiên những loại quả tươi chín ( món khoái khẩu của chim ) và đạm tươi ( châu chấu, cào cào, sâu ) để cung cấp protein. Cám có thể tăng thêm trứng và nhộng (với cám đậu xanh), tăng cường các hoa quả có màu sắc sặc sỡ và có thể thêm một chút cà rốt vào cám nhằm mục đích cho chim lên màu đẹp hơn.
Chim mạnh thì rút ngắn thời gian thay lông, ngược lại chim suy thì thời gian thay lông kéo dài. Thực tế cho thấy con lông mỏng thì sung hơn con lông dày.
Lưu ý: Trong quá trình thay lông chim sẽ mất “lửa” và không hót. Khoảng 1 tháng sau khi mọc lông là quãng thời gian chim chưa căng lửa, thời kì này có thể nói là nuôi dễ nhất vì chim đang đạt trạng thái cân bằng, tuy nhiên mục đích của chúng ta là làm thế nào để chim có lửa chính vì thế nên tăng cường một số thành phần có tính nóng trong cám như: bột tép, đường, bột sâu khô. Cũng trong thời điểm này nên hạn chế hoa quả cho chim, cho ăn rất ít hoặc có thể không cho ăn cũng được.
Khi những chú chim sổ ra những tràng ban đầu thì có thể nói mục tiêu của chúng ta đã hoàn thành một nửa. Khi chim đã bắt đầu hót lai rai, là việc thay lông đã gần xong, “lửa” đã có trở lại. Chỉ khi nào lớp lông đã thực sự mượt mà, mình chim thon nhỏ, là lúc chim đủ lửa để hót to.
Kĩ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Cu Gáy Non Mau Lớn Khỏe Mạnh
Thức ăn cho chim cu gáy non
Chim non mới nở thường rất yếu và chưa thể mở mắt được. Vì vậy mà việc chăm sóc chim phụ thuộc vào nguồn thức ăn cung cấp từ chim bố mẹ. Bạn lúc này đóng vai trò giống như chim bố chim mẹ trong quá trình nuôi nấng và dạy dỗ chim non. Việc hiểu và nắm rõ các kỹ thuật nuôi chim non là cần thiết nhằm giúp chim non thích nghi nhanh với môi trường và phát triển khỏe mạnh.
Hãy luôn nhớ rằng chuẩn bị đồ ăn và nước uống là công đoạn đầu tiên và quan trọng nhất để nuôi những con chim cu gáy non mà bạn sở hữu.
Trước hết, bạn dùng 2 chai nhựa có hình dáng như lọ nước nhỏ mắt nhưng to hơn gấp 2 lần là được. Sau đó, rửa sạch sẽ, để khô ráo, rồi cắt lỗ nhỏ trên đầu chai đủ để nhỏ giọt, giống như nhỏ nước vào mắt. Một chai, bạn dùng để đựng nước sạch, khi cho chim uống thì nhỏ từng giọt một. Chai còn lại để bỏ thức ăn là cám hoặc bột dành cho chim non, cho vào chén nhỏ, đổ nước nóng vào khuấy đều thành hỗn hợp sền sệt, để nguội rồi rót vào chai, cho cu gáy ăn từng chút một.
Thức ăn của chim non thường là cám trứng, cám gà con. Có một cách khác nữa là dùng đậu phộng giã mềm để cho chim ăn. Khi nào đến giờ cho cu gáy ăn thì bạn lấy 2 chai đã chuẩn bị ra và bóp nhẹ để nhỏ từng chút một vào miệng cu gáy.
Nếu chim còn non, không biết mở miệng thì bạn phải dùng một tay để cầm chai, một tay cầm cu gáy con, bóp nhẹ 2 bên má nó cho nó mở miệng ra. Sau vài lần được cho ăn, chim cu gáy non sẽ quen và dần hình thành phản xạ, khi được cho ăn sẽ tự động há miệng ra mà không cần bạn phải bóp 2 bên má nữa.
Lưu ý: Diều chim rất mỏng và bé nên những giai đoạn bón trong 5-7 ngày đầu không nên bón no quá và xác định phải bón 3-4 bữa 1 lần. Tránh ép cho chim ăn quá nhiều hoặc quá nhanh khiến chim dễ bị nghẹn.
Khi chim non đã bắt đầu mọc đầy đủ lông cánh thì bạn hãy lấy cám và hạt kê thả dưới đáy lồng, chim sẽ tự mổ và ăn.
Lồng nuôi chim cu gáy nonNên chọn lồng đơn, kích thước từ 40-60 cm, bố trí 2 màng vải ở 2 bên để giữ chim yên tĩnh và cảm thấy được an toàn. Chim non cần một nơi yên tĩnh để nghỉ ngơi và có chế độ chăm sóc đặc biệt, vì thế cần phải treo ở nơi cao ráo tránh chó, mèo, chuột, ít người qua lại thì càng tốt.
Cách làm thân và tập gáy cho chimLàm thân với chim cu không khó, mỗi lần đến chỗ chim thả 1-2 hạt ngô, hạt thóc cho ăn. Lâu dần chim sẽ quen người và có được cảm giác gần gũi, thân thuộc khi ở bên cạnh bạn.
Khi cườm bắt đầu mọc là thời điểm thích hợp để tập gáy cho chim cu. Khi nào đến bên lồng chim bạn hãy kêu những tiếng “Cúc cu…cúc cu” để chim học theo và càng ngày âm phát ra phải nhanh hơn một chút để tạo ra phản xạ cho chim. Vừa tập gù bạn có thể kết hợp với việc gật đầu và đưa hai tay lên xuống giống như 2 chú chim đang gù cùng nhau.
Cách Chăm Sóc Chim Chào Mào Thay Lông
Xin chào các bạn! Hôm nay Petcare24h sẽ cùng các bạn tìm hiểu “Cách chăm sóc chim chào mào thay lông”- quá trình quan trọng đánh dấu mốc trưởng thành của chim chào mào.
Khi chú chim chào mào của bạn có biểu hiện đuối sức, hót ít đi và kèm theo đó là những dấu hiệu như lông đuôi, cánh rụng dần, lông khô và sơ thì đã đến mùa rụng lông của chào mào rồi đấy. Ở giai đoạn này, chúng ta cần có những cách nuôi chim chào mào thay lông đặc biệt, phù hợp để bảo vệ sức khỏe cho vật cảnh.
Chế độ dinh dưỡng: Trong thời kỳ chào mào thay lông, chúng ta nên cho chúng ăn mồi tươi là tốt nhất. Ví dụ: châu chấu, cào cào, trứng kiến, trái cây, …
Đặc biệt là những loại hoa quả màu đỏ, có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung vitamin để bổ sung sắc tố giúp chim giữ được màu đỏ nơi tách má và lông hậu môn của chào mào. Không những thế, bổ sung hoa quả trong thực đơn của chào mào còn giúp chúng có bộ lông mới óng mượt, mướt hơn.
Chế độ tắm táp cho chào mào thay lông
Tắm nắng cho chim và tắm nước cách 2-3 ngày một lần để tạo điều kiện cho lông mới ra nhanh hơn. Khi tắm nước, nước sẽ ướt phần vỏ bọc chân lông và làm mềm chúng khiến các sợi lông nhanh chóng làm bục lớp vỏ bọc và trồi ra.
Một vài lưu ý trong quá trình chăm sóc chào mào thay lông
Quá trình thay lông cũng tùy theo thể chất từng chú chim, lượng chất dinh dưỡng ta bổ sung mà diễn biến nhanh chậm khác nhau. Trong quá trình thay lông của chim nên giữ ổn định điều kiện sống cũng như môi trường sống, tránh những thay đổi, biến động bất ngờ khiến những chú chim ngừng thay lông.
Chim đã có trên 1-2 mùa lồng thì rất nhạy cảm. Lúc này chim chào mào vẫn thay lông theo mùa nhưng với những thay đổi đột ngột về thành phần bột cám, khí hậu, hoàn cảnh sống ..vv..v. cũng khiến chim đổ lông bất chợt!
Nguồn: https://camnangthucung.com/cach-cham-soc-chim-chao-mao-thay-long/
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Cu Gáy Mùa Thay Lông trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!