Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chích Chòe Lửa Cơ Bản được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tổng hợp cách nuôi và chăm sóc chích chòe lửa cơ bản
Khuyến khích nuôi lồng rộng vì chích chòe lửa là chim có bộ đuôi đẹp và dài. Có thể ước tính đường kính lồng tối thiểu theo công thức: (Chiều dài của đuôi chòe lửa + 7,6 cm) x 2
Vì vậy, nếu chim có đuôi dài 17-18 cm kích thước lồng tối thiểu được xác định (đường kính của lồng) là khoảng 51 cm.
2. ÁO LỒNG:
Dùng để che lồng chim. Chim bổi mới đem về nó thường cố gắng chuôi đầu của nó ra khỏi lồng, vì thế cần phải phủ áo lồng gần như hoàn toàn. Nó giống như một bức tường ngăn không cho chim muốn thoát thân mà cố chúi đầu ra ngoài. Để thuần hóa chim, áo lồng sẽ được mở dần. Ngay cả với chim đã thuần, cũng nên phủ ½ lồng để chim có một cảm giác an toàn.
3. VỊ TRÍ ĐẶT LỒNG:
– Nếu treo lồng chim trong nhà, nên chọn một góc mát mẻ của căn phòng để treo lồng. Không nên quá sáng hay quá tối. Vị trí cần được thông thoáng và không bị gió lùa. Không nên treo ở nhà bếp do thay đổi về nhiệt độ.
– Con chim phải thích hợp với nơi bạn chọn. Nếu nó bay liên tục và bám trên các nan lồng, có thể vị trí đó không phù hợp. Hãy cố gắng tìm một vị trí tốt hơn.
– Khi đã chọn được vị trí treo chim, không nên thay đổi nó mà không có lý do chính đáng. Chích chòe lửa là một con chim có tính lãnh thổ cao và nó cần phải quen với vị trí mà bạn đã chọn cho nó.
4. THỨC ĂN KHÔ:
– Lúc mới bắt chim về nên cho chim ăn loại thức ăn mà chủ củ đã cho ăn, không nhất thiết đó phải là thức ăn tốt nhất cho chim vì người bán thường dùng thức ăn dạng viên cho gà hoặc loại thức ăn giá rẻ khác.
– Ngoài bột cám ra, chòe lửa còn được cho ăn dế, mealworms, châu chấu, côn trùng khác và cá nhỏ vào buổi sáng hoặc buổi tối. Chòe lửa là loài ăn côn trùng vì vậy phải bổ sung thên côn trùng sống.
– Kiểm tra phân để biết rằng chim tiêu hóa tốt. Lý tưởng nhất, phân của chim phải khô với màu trắng (urê) và một chút màu đen của chất thải. Chim ị phân đen nhiều chứng tỏ thức ăn không thích hợp. Tôi không nghĩ rằng cám gà con là phù hợp cho chích chòe lửa.
– Nếu thức ăn khô là phù hợp, chim sẽ ăn chúng một cách dễ dàng. Nếu thấy chim dùng mỏ bới thức ăn làm bột rớt trên sàn lồng, đây là một dấu hiệu cho thấy nó không chịu ăn nhiều thức ăn khô. Trong trường hợp này, hãy xem xét hoặc bổ sung thêm côn trùng và hoặc thay đổi thức ăn khô.
– Nếu cần thay đổi bột cũng nên thay đổi từ từ. Nếu không, chim sẽ không ăn loại thức ăn mới và nó sẽ chết đói. Bột mới nên trộn với côn trùng trước khi cho ăn. Bằng cách này, chim sẽ chấp nhận thức ăn mới và hệ thống tiêu hóa của nó sẽ làm quen với loại thức ăn này. Trước khi bạn ngừng cung cấp côn trùng nên kiểm tra phân chim để đảm bảo rằng thức ăn này phù hợp với chim.
5. TẮM CHIM:
Nên mua một cái lồng tắm riêng cho chim. Chích chòe lửa cần tắm cách ngày hoặc mỗi ngày Sau khi tắm, treo lồng ở nơi mát mẻ bên ngoài để cho khô lông. Không nên đặt chim ở ngoài nắng. Chích chòe lửa là loài chim rừng không cần nhiều ánh nắng mặt trời.
Chim chịu tắm là một dấu hiệu tốt. Nó chỉ ra rằng chim đang trở nên thoải mái hơn với môi trường xung quanh.
Nếu chim không tắm trong khoảng 15 phút, không nên phun nước. Chỉ cần đưa nó trở lại lồng của nó và trong vòng một vài ngày nó sẽ muốn tắm. Phun nước có thể dẫn đến việc nước vào phổi gây bệnh hô hấp cho chim.
Chim Chích Chòe Lửa: Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc
Chim Chích Chòe Lửa có tên khoa học là Copsychus Malabarious Indicus, là loài chim hót rừng, vừa hót hay vừa có bộ mã rất đẹp nên được nhiều nghệ nhân ưa thích.
Có nhiều người “mê” Chích Chòe Lửa đến độ trong nhà chỉ nuôi mỗi một giống chim nầy, dù là nuôi đến gần chục con.có người chỉ nuôi một vài con Chích Chòe Lửa, nhưng lại nuôi năm ba con Chích Chòe Lửa, mặc dầu ai cũng biết nuôi Chích Chòe Lửa cũng rất công phu và nhiều tốn kém
Giá một con Chích Chòe Lửa loại làm mồi hiên nay từ vài triệu đồng đến chục triệu .Chim Chích Chòe Lửa nuôi vài ba mùa (tiếng nhà nghề gọi 1 mùa là 1 năm ) cũng phải bỏ ra hơn triệu đồng . Chim Chích Chòe Lửa bổi thì giá khoảng vài trăm nghìn.
Xuất xứ : Chích Chòe Lửa sống nhiều ở các vùng Trảng Bom , Trảng Bàng , Long Khánh , Bến Cát , Chơn Thành , Bình Long, Dầu Tiếng, Bù Đăng, Bù Đốp…Chúng cũng có mặt rãi rác ở các tình miên Tây Nam Bộ và một số tỉnh phía Nam miền trung .Hầu như ở tất cả các nước ở Châu Á đều có mặt chúng.
Ở rừng, Chích Chòe Lửa có mặt khắp nơi.Nếu ta đi sâu vào các khu rừng miền Đông, ta vẫn nghe được tiếng chúng hót.Đặc biệt , chúng thường tụ tập sống và làm tổ dọc theo các đường xe ben, xe trâu.Mỗi buổi sáng , ta nghe Chích Chòe Lửa hót vang trời và hót sơm nhât, tiếp theo sau là giộng các loài chim rừng khác.
Giọng Chích Chòe Lửa rúc rúc từng hồi thật to, bài bản không nhiều như chim chích chòe than.Nhưng khi nghe chúng “nói chuyện” thì mới đã lỗ tai, vỉ rất giầu âm điệu.Ta có thể nghe được tiếng suối reo, thác đổ, tiếng rừng cây vi vu . Đôi khi ta còn lẫn lộn với giọng Họa Mi và các loại chim hót khác.Có lẻ giọng hót có nhiều âm điệu như vậy nên mới có nhiều người ưa thích.
Hình Dáng : Chích Chòe Lửa có hình dáng như Chích Chòe Than , có điều thân mình thon nhỏ hơn, mảnh mai hơn.
Người ta đặt tên chim là Chích Chòe Lửa vì thoạt nhìn vào , ta đã thấy từ ngực đến lưng toàn một màu nâu sẫm ..tự như màu lửa đỏ.Chim trống có một bộ lông tươi hơn và đuôi dài hơn chim mái.Đo từ mỏ đến hết phần đuôi có thể dài hơn 25 phân ( cm ), trong khi cái đuôi chim trống đã dài đến hơn cả thân mình ! Phải nói là Chích Chòe Lửa đẹp nhất ở cái đuôi ! Khi chim múa , cái đuôi nhấp nhô rất duyên dáng !
Chim có ba sắc lông : đen , nâu sẫm và màu trắng.
Đầu cổ, phần trên lưng và đuôi Chích Chòe Lửa phủ lông đen ửng xanh. Ngực và bụng màu nâu sẫm . Phần dưới đuôi của Chích Chòe Lửa có 8 chiếc lông trắng.Ba sắc lông tách biệt nhau thành một vùng nhất định, tạo sự sắc nét dễ coi.
Chích Chòe Lửa khi thay lông xong là đến thời kỳ chim cớ lửa. Lúc này mình chim thon nhỏ ẻo lả như dáng dấp của một hot girl . Nếu không có cái đuôi dài , chắc chắn chim sẻ mất đi phần sắc sảo.
Cách Nuôi Chim Bổi : Chích Chòe Lửa bổi rất nhút nhát , khó thuần hóa. Con nào , đang còn “lửa rừng” thì tương đối mạnh dạn hơn, có thể nuôi một vài tuần là hót được.
Cũng như nuôi các loại chim rừng bổi khác , chúng ta phải sắm một cái lồng lớn và cao, trước khi nhốt chim vào , phải để sẵn một cóng bột đậu phộng trộn lòng đỏ trứng gà , một cóng sâu tươi , hay trứng kiến , một cóng đựng cào cào (đã cắt cẳng để khỏi nhảy ) và cóng nước. Lúc thả chim vào lồng xong, ta phải trùm áo lồng kín mít , rồi treo lồng vào chỗ yên tĩnh mấy ngày đầu.
Sau đó, ta kiểm soát để tìm hiểu tình trạng sức khỏe ra sao , nó thích hợp với thức ăn gì để cho ăn tiếp.Dần dần , khi Chích Chòe Lửa dạn, ta hé áo lồng ra , đem chim treo vào chỗ có người qua lại , và tập cho chim Chích Chòe Lửa ăn bột đậu phộng dần dần.
TDCC thấy có cũng có nhiều con chim Chích Chòe Lửa không chịu ăn bột đậu phộng trộn trứng . Trong trường hợp nầy, các bạn lấy một ít bột đổ vào cóng , xong trộn vào đó một ít sâu tười hoặc sâu khô.Chim ăn sâu có lẫn chút bột, nên quen dần .Lần sau , ta tăng lượng bột lên dần… và thế là chim sẽ biết ăn bột.
Thức Ăn :
Chích Chòe Lửa cũng ăn bột đậu phộng trộn trứng . Ngoài ra nó cũng ăn cào cào , sâu khô , sâu tươi , trứng kiến .
Chích Chòe Lửa cũng giống như chim Chích Chòe Than , có điều nó ăn ít hơn nhiều.
Lồng Chim Và Cách Chăm Sóc : Nuôi chim Chích Chòe Lửa bằng lồng tre hay lồng mây , nhưng phải dùng loại lồng đặc biêt .Lồng ít nhất là 72 năn, có đường kính đáy phải 35 phân trở lên , chiều cao của lồng tối thiểu là 60 phân.Phải nuôi lồng lớn như vậy , thì chim Chích Chòe Lửa mới xoay trở dể dàng , vì đuôi nó quá dài .Nhiều nhà rộng rãi có chỗ treo , người ta dùng đến loại “lồng thể lực” đường kính 60 cm và cao một thước.
Thông thường thì từ tháng mười âm lịch , chim Chích Chòe Lửa bắt đầu thay lông, và đến tháng ba âm lịch là thay lông hoàn tất
Tùy theo sức khỏe của chim mà chim thay lông sớm hay muộn và nhanh hay chậm. Có con , lông cũ chỉ trong một tuần là rụng trông thảm não, rụng ào ào như vậy thì lông mới rất mau ra, thời gian thay lông ngắn lại . Có con thay lai rai, mỗi ngày chỉ rớt một hai cọng, nên thời gian thay lông kéo dài bốn , năm tháng . Gặp trúng em đang “suy lông” một năm thay đi thay lại đến mấy lần.
Với con chim suy lông, ta nên cho ăn uống bổ dướng hơn và tốt hơn hết là không thay đổi thức ăn suốt năm.
Chim nào cũng vậy , việc ta thay đổi thức ăn cho chúng sẻ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của chim . Mỗi lần thay đổi thức ăn là mỗi lần thay lông . Chim ở nhà người ta thay lông xong , mình mua về cho ăn thức ăn khác, dù tốt hay xấu hơn , chim cũng thay lông lại.
Trong suốt thời gian chim thay lông , ta nên treo chim ở chỗ tĩnh mịch , thức ăn nước uống đầy đủ , nên trùm áo lồng cả đêm lẫn ngày , và vẫn cho chim tắm.
Lợi dụng lúc chim đang tắm , ta lo vệ sinh lồng, bằng cách thay bố mới sạch sẽ , dùng cợ sơn ,quét sạch đấy lồng rồi mới cho chim vào.
Tóm lại việc chăm nom và săn sóc cho Chích Chòe Lửa không có gì khó khăn cả. Trong thời gian chim thay lông , có thể ta không nên cho ăn sâu, đỡ được phần nào tốn kém.Nhưng không thể dẹp khẩu phần cào cào của nó . Khim chim thay lông xong , ta tiếp tục cho ăn sâu tươi và khô trở lại cũng không muộn.
Nuôi chim mái : Theo kinh nghiệm lâu năm của các nghệ nhân thì chim Chích Chòe Lửa phải có chim mái kèm mới sung chim .
Chim Chích Chòe Lửa mái có thân hình nhỏ và màu lông xấu hơn chim trống . Chim Chích Chòe Lửa mái có cặp mắt vừa to , vừa tròn , trong khi chim trống có con mắt hơi méo.
Chim Chích Chòe Lửa mái cũng cho ăn uống như chim trống . Có thể chỉ cho ăn cào cào , khỏi cho ăn sâu. Chim mái bao giờ cũng phải treo cách xa và khuất mắt chim Chích Chòe Lửa trống . Tuy nhiên khoảng cách không nên quá xa, làm sao mà tiếng “xùy ” của chim mái phải đến tai chim Chích Chòe Lửa trống mới được
Chích Chòe Lửa trống nghe tiêng mái “xùy” sẽ hăng lên , hót ngay. Mái càng siêng “xùy ” thì Chích Chòe Lửa trống càng siêng hót.
Cách tập chim hót : Cũng như chim Họa Mi và nhiều loại chim hót khác , chim Chích Chòe Lửa cũng có tính ưa bắt chước giọng hót của chim xung quanh mà nó nghe được . Vì vậy , tốt hơn cả , là ta nên cho chim nhà đi nghe chim thiên hạ hót để giong chim mình sẽ giầu âm điệu hơn.
Nếu tập cho chim nghe đĩa CD , trong đó có tiếng kèn đồng, hay đàn guitar , vĩ cầm , đàn Hạ Uy Di , tiêu , sáo ….thì chắc chắn giọng chim sẽ tràn ngập nhiều điệu mới.
Điều đặc biệt cần nói thêm là ở chim Chích Chòe Lửa là chim trống nuôi con cực kỳ giỏi. Ngay nhu chim trống mình nuôi lâu năm trong nhà, nếu thả vào lồng một con Chích Chòe non. Chim Chích Chòe Lửa trống vẫn sốt sắng làm tròn bổn phận của người cha nuôi một cách chu đáo.
Cách Chăm Sóc Chích Chòe Lửa Nhanh Hót
Chích chòe lửa là một loài chim có giọng hót cực hay, đặc biệt chúng có thể bắt chước được giọng hót của các loài chim khác. Vậy làm thế nào để chăm sóc chim chích chòe lửa sớm hót và hót hay, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây:
1. Cách chăm sóc chích chòe lửa hót hay.Chích chòe lửa hay còn gọi là chích chòe đuôi trắng, có tên tiếng anh là fire warbler, tên khoa học là Copsychus malabaricus, thuộc họ Muscicapidae. Chích chòe lửa thường sống ở khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ. Đặc biệt ở Việt Nam, chúng được xem như loài chim cảnh và được giới chơi chim lựa chọn vì có giọng hót cực hay. Tuy nhiên, để chích chòe lửa có giọng hót hay, các bạn cần phải lưu ý một số yếu tố ảnh hưởng đến chim, thêm vào đó là cách chăm sóc đặc biệt.
a. Lồng nuôi chích chòe lựa.Yếu tố đầu tiên và cực kì quan trọng đó chính là môi trường sống của chích chòe, rõ hơn là lồng chim. Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại lồng chim có những kiểu dáng cũng như chất liệu khác nhau. Mặc dù vậy, bạn nên chọn những lồng chim phù hợp với từng loại chích chòe lửa.
Đối với chích chòe đuôi ngắn nên chọn lồng từ 64 đến 68 nan, cao khoảng 60 – 80 cm. Còn đối với chích chòe đuôi dài, để tránh cho đuôi chim đâm vào lồng chim gây ảnh hưởng xấu cho chim. Các bạn nên chọn lồng từ 72 – 90 nan, cao từ 60 đến 80 cm. Ngoài ra, đối với cóng cho chích chòe ăn, bạn nên mua theo bộ 2 cái hoặc 4 cái cùng loại. Các bạn có thể chọn loại cóng sứ hoặc cóng tre cho phù hợp.
b. Chọn chích chòe lửa đúng cách.Yếu tố không kém phần quan trọng đó là phải chọn chim chích chòe một cách chính xác.
Đối với cử chỉ, điệu bộ của chích chòe lửa: Bạn nên chọn những con có tư thế ngẩng cao đầu, tự tin khi đứng hót. Tiếng kêu phải đanh thép, mạnh bạo. Không đứng yên một chỗ hoặc ngủ trên cóng.
Đối với hình dáng của chích chòe: chọn những chích chòe lửa có hình dáng ngũ trường, nghĩa là chúng có đầu, mỏ, chân, mình, đuôi dài. Thêm vào đó, mỏ thon không bị cong quặp, đầu nhỏ thì chúng vừa đá giỏi vừa hát hay. Khi mới thay lông, chúng có bộ lông mượt, ép sát vào mình thon gọn. Phần đuôi và lông cánh không bị gãy.
c. Thức ăn cho chích chòe lửa.Thức ăn chủ yếu của chích chòe lửa thường là những thức ăn nhiều đạm như cào cào, sâu tươi, trứng gà và đặc biệt là bột đậu phộng. Nếu lúc đầu chim không biết ăn bột đậu phộng, bạn có thể trộn bột và giun cho chim ăn, dần dần chim sẽ quen và bắt đầu ăn bột.
Ngoài ra, bạn có thể cho chim ăn thêm bột cá, thịt, bột dinh dưỡng của trẻ em.
d. Cách chăm sóc chim chích chòe lửa.Yếu tố không kém phần quan trọng đó là cách chăm sóc chích chòe. Thông thường, các bạn nên tắm cho chim ở những nơi ít người qua lại và cho cửa lồng tắm vào cửa lồng nuôi. Cho chim bay sang lồng tắm sau đó đổ nước. Sau khi tắm xong nên cho chim phơi nắng từ 25 – 30 phút.
e. Cách tập luyện cho chích chòe hót hay.Có hai cách để tập luyện cho chích chòe hót hay.
Thứ nhất, bạn có thể đem chim đến các hội nuôi chim, để chim có cơ hội học hót từ các con khác. Thông thường, trong vòng 1 năm đầu tiên, giọng hót của chúng vẫn chưa hay. Chỉ từ 2 đến 4 năm thì giọng hót của chúng mới trở nên hay được.
Thứ hai, cạn có thể bật cho chim chích chòe nghe các giọng hót của các chim khác để nó học theo. Ngoài ra, các bạn có thể nuôi một con chích chòe cái. Tuy nhiên nên để xa chúng với nhau. Chích chòe lửa khi nghe tiếng chim cái thì hót càng sung và càng hay.
2. Cách phân biệt trống mái ở chích chòe lửa.Để phân biệt chích chòe lửa trống hay mái, các bạn có thể dựa vào lông ngực và lông trên đầu của chích chòe lửa. Những con có lông màu đỏ đậm, sau khi thay lông thì có màu đen là chích chòe trống. Những con cái sẽ có màu nhạt hơn. Thêm vào đó, con mái thường có thân hình bé và đầu nhỏ. Khác với những con trống, chúng sẽ có thân hình to hơn, chân to và cao, móng dài.
Kỹ Thuật Nuôi Và Chăm Sóc Chim Chích Chòe Lửa Hót Hay
Có thể nói việc nuôi chim không những chỉ để thưởng thức âm thanh thông qua tiếng hót. Mà còn đặc biệt chú ý tới vóc dáng, màu sắc và điệu bộ của con chim đó. Điều này không khác gì thù chơi cây kiểng. Bên cạnh việc chọn được loại cây cảnh ứng ý. Thì việc chọn được chậu đựng cây với nước men, hoa văn nhã nhặn cũng được coi là một kỳ công.
Qua tìm hiểu rất nhiều tài liệu, sách báo ở Việt Nam. Thì chưa có bất kỳ sách báo nói nói cụ thể về nguồn gốc ra đời của chim Chích Chòe lửa. Chỉ biết một điều rằng giống chim này xuất hiện tương đối nhiều ở các nước Châu Á. Đặc biệt là các quốc gia có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam
Chích Chòe lửa là loài chim có thân hình tương đối nhỏ, nhỏ hơn nhiều so với Chích Chòe than. Đầu nâng cao, thân hình tương đối mảnh và có đuôi phượng. Nên dáng nhìn rất sang không quê mùa như một số giống chim rừng khác
Về cơ bản Chích chòe lửa có 3 màu lông nổi bật là màu đen, màu trắng và màu nâu.
Màu đen thường trải dài từ đầu, lưng cánh tới đuôi của chim
Màu trắng thường dễ dàng nhìn thấy ở phần dưới của đuôi chim
Màu nâu thường xuất hiện ở phần ức cũng như bụng dưới
Nếu tưởng tưởng trong đầu thì có vẻ loài chim này trông khá tăm tối. Tuy nhiên khi nhìn thực tế bạn sẽ hoàn toàn bất ngờ. Bởi các mảng màu được bố trí vô cùng hài hòa. Giúp tạo cho chú chim một vẻ khác biệt hoàn toàn. Thông thường việc thay lông của chim diễn ra vào khoảng tháng 7 âm lịch. Tùy vào sức khỏe của chim mà việc thay lông có thể diễn ra sớm hoặc muộn hơn.
Khi chim thay lông, phần lông màu nâu ở ức chim đỏ ửng lên. Chính vì vậy nên chúng được gọi là Chích Chòe lửa. Điều này giúp mọi người dễ dàng nhận biết và phân biệt chúng với người anh em cùng họ Chích Chòe than.
Nếu Chích Chòe than thích sống bên cạnh con người cũng như làm tổ trên các cành cây. Thì Chích Chòe lửa lại hoàn toàn ngược lại. Chúng rất nhạy cảm với con người nên thường chọn những nơi yên tĩnh. Chẳng hạn như trong rừng sâu hoặc các khu vực hẻo lánh. Khu vực có nhiều thác suối, xa khu dân cư.
Chúng đặc biệt thích làm tổ ở những nơi có độ cao khoảng bốn năm thước. Điều này cũng giúp chúng tránh khỏi sự dòm ngó của con người. Đặc biệt là những mối nguy hại khác tới từ thiên nhiên.
Đối với loài thì mùa sinh sản thích hợp nhất trong năm thường là mùa Xuân. Bởi vào mùa Xuân thì khí hậu thường mát mẻ và tương đối ấm áp. Tuy nhiên, ở miền Nam thì Chích Chòe lửa thường sinh sản vào mùa mưa. Từ tháng 3 tới tháng 4 âm lịch. Đặc biệt, dưới sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sự nóng lên của trái đất. Mà mỗi vùng miền thì Chích Chòe lửa lại có sự sinh sản không giống nhau.
Chích Chòe lửa mái thường chủ động chọn chồng cho mình. Tiêu chí lựa chọn thường dựa vào giọng hót hay, cùng dáng vẻ bệ vệ. Cuốn hút mới được các cô Chích Chòe mái để ý. Còn những anh chàng Chích Chòe lửa có giọng hót yếu ớt, lửa nhỏ. Thì khó lòng tìm được cô bạn đời ưng ý.
Mỗi lần Chích Chòe lửa đẻ khoảng 4 đến 5 trứng. Quá trình ấm trứng diễn ra khoảng hai tuần. Trong một tuần đầu tiên, chim mái sẽ ở trong tổ và ấp trứng cho đàn con bé nhỏ của mình. Nhiệm vụ, tìm kiếm thức ăn cho Chích Chòe lửa mái. Đàn con sẽ được chim trống đảm nhiệm.
Cách phân biệt giới tính chim Chích ChòeVề cơ bản, trong các giống loài ở động vật thì giống đực bao giờ cũng bệ vệ và có hình dáng đẹp hơn giống mái. Ở Chích Chòe lửa cũng không phải ngoại lệ. Chim giống thường sẽ có bộ lông sặc sỡ và bắt mắt hơn màu lông nhợt nhạt, u tối của chim mái.
Chích Chòe lửa trống có toàn bộ thân chim được bao phủ một màu đen óng trên thân mình.
Chích Chòe lửa mái có lông ở ức là màu xám tro đậm, có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường
Cả Chích Chòe lửa trống và mái đều có khả năng hót. Đối với chim con thì giọng còn nhỏ và hơi chưa đủ dài. Nên khi mới tập hót thì rất khó phân biệt đâu là trống đâu là mái. Tuy nhiên, khi trưởng thành khoảng 5 đến 6 tháng mới nhận thấy sự thay đổi rõ rệt. Chích Chòe lửa trống có tiếng hót to và cột hơi dài hơn mái. Chim mái có giọng hót tương đối đơn điệu, khả năng luyến láy còn kém.
Trên các chợ chim hay các diễn đàn chim cảnh rất nhiều người rao bán Chích Chòe lửa mái với giá rất rẻ. Nhưng có rất ít khách hỏi mua. Thường họ sẽ chọn mua chim trống để nghe hót. Bởi vậy mức giá của chim trống có thể cao gấp 10 lần chim mái.
Cũng giống như các loài chim cảnh khác như: Chim Vành Khuyên, chim Chào Mào, Chim Chích Bông, … chúng ta nên nuôi thêm chim mái để kích lửa cho chim trống. Bởi khi có một chim mái sẽ giúp cho một đàn chim trống hót căng lửa hơn. Tuy nhiên, cần phải đặc biệt chú ý không nên quá lạm dụng cách này bởi. Nếu thúc nhiều Chích Chòe lửa trống sẽ nhờn tiếng mái. Và tiếng hót sẽ không còn được căng như ban đầu nữa. Kỹ thuật chim mái thúc trống hiệu quả là để lồng Chích Chòe lửa mái khuất ở một nơi. Và chim trống cần thúc chỉ nghe được giọng hót mà không thấy mặt.
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc Chích Chòe lửa conCũng giống như các loài chim cảnh khác. Chim Chích Chòe lửa con thường rất dễ thuần hóa và quen hơi người. Nếu được chăm sóc và nuôi dưỡng cẩn thận tuổi thọ của chúng có thể cao hơn rất nhiều chim bối. Tuy nhiên việc nuôi dưỡng những chú chim Chích Chòe lửa non lại không hề đơn giản. Chúng tiêu tốn rất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc của chủ nhân.
Đối với những chú chim non thì việc tự tìm kiếm thức ăn là không thể. Nên người nuôi phải hết sức kiên nhẫn đút từng miếng mồi nhỏ cho chim thì chúng mới có thể sống được. Thông thường thức ăn của chúng là những chú cào cào non. Mỗi bữa cần phải có hai tới năm con mới đủ no bụng.
Trong lúc cho chúng ăn bạn nên cho chúng uống kèm một chút nước để thức ăn dễ tiêu hơn. Sau một thời gian khi chim đã có nhận thức thì bạn nên cho chúng tập ăn dặm thức ăn của chim Chích Chòe lửa trưởng thành là bột trộn trứng. Đặc biệt lưu ý luôn phải chuẩn bị nước cho chim uống tránh trường hợp bị chết khát. Đây cũng là một trong những lỗi sơ đẳng khi chăm sóc chim bạn cần lưu tâm
Mỗi giờ bạn nên cho chúng ăn một lần với một lượng thức ăn vừa đủ. Bởi vì là chim non nên chúng sẽ luôn há mồm đợi mồi mỗi khi đói.
Chim Chích Chòe lửa còn non nên lông cũng chưa mọc đầy đủ. Nên khả năng chịu lạch của chúng là rất kém. Khi tự nuôi chim tại nhà thì bạn nên làm cho chúng một chiếc tổ nho nhỏ để chim được ấm áp. Rất đơn giản chỉ cần chuẩn bị một chiếc hộp giấy cứng vừa đủ. Bên trong cho một chút rơm hay quần áo cũ cho chim nằm. Vừa tạo cảm giác ấm cúng vừa giúp chim được êm ái.
Đặc biệt chú ý không nên cho chim tắm nước. Bởi chim còn nhỏ sức đề kháng còn tương đối yếu nên dễ bị chết yểu nếu gặp gió độc. Bên cạnh đó vấn đề vệ sinh bạn cũng cần phải lưu tâm. Do chim non được bổ sung thức ăn hằng giờ nên việc phóng uế ra tổ là không tránh khỏi. Bởi vậy, những vật liệu lót tổ chỉ nên dùng một lần và thay đều hằng ngày để tránh bệnh tật cho chim.
Khi đêm xuống, nhiệt độ giảm dần bạn nên chuẩn bị một chiếc bóng đèn sưởi nhỏ chiếu vào tổ. Để chúng cảm thấy ấm áp hơn. Việc chim có lớn nhanh và phát triển tốt hay không. Nó phụ thuộc rất nhiều vào sự tỉ mỉ và cẩn thận của người chủ.
Khi chim tròn một tháng tuổi đã có thể tự phát ra những âm thanh đầu tiên dù không thực sự rõ ràng. Khi càng trưởng thành, giọng hót sẽ càng to, trong trẻo và rõ ràng hơn, cột hơi dài hơn.
Điểm mấu chốt để chim có giọng hót hay. Là khi chúng tròn 7 tháng tuổi bạn nên đem chim Chích Chòe lửa đến những tụ điểm chơi chim như các hội nhóm. Diễn đàn chơi chim kiểng ở quanh khu vực bạn sống. Đây là thời điểm hoàn hảo để chúng cọ xát và học hỏi giọng hót của các chim Chích Chòe lửa đàn anh. Chỉ sau một vài lần như vậy bạn sẽ thấy tiếng hót của chim phát triển hơn rõ rệt.
Lồng cho chim Chích Chòe lửaKhi đã có một chút chim đẹp, hót hay. Thì việc bạn cần là chuẩn bị một chiếc lồng thật đẹp để nhốt chúng. Lồng cơ bản có hai loại là lồng chợ và lồng ngoại.
Đây là những loại lồng giá rẻ bạn có thể tìm mua ở các chợ chim trên toàn quốc. Loại lồng này tương đối đơn giản, không quá cầu kỳ về chất liệu. Hình dáng hay mẫu mã nên mức giá cũng rất phải chăng chỉ với 100.000 VNĐ/lồng. Tuy nhiên, đây là những chiếc lồng có sẵn. Còn đối với những chiếc lồng tự đặt thiết kế thì mức giá có khi lên đến 1, 2 triệu là bình thường
Đây là loại lồng được thiết kế và trạm trổ vô cùng tinh xảo, độc. Thường chỉ giành cho những người có khả năng tài chính dồi dào với giá bán từ 50 đến 70 triệu VNĐ/lồng
Đối với những chú chim ở tầm trung, không quá dài. Thì bạn nên chọn lồng từ 64 đến 68 nan là đẹp. Còn nếu chim có phần đuôi dài thì có lẽ bạn nên chọn lồng 80 nan sẽ thoải mái hơn cho chúng.
Hầu hết các lồng cho chim chim Chích Chòe lửa đều được sơn vec ni và dầu bóng cẩn thận. Không thể phủ nhận rằng những chú chim Chích Chòe lửa có đuôi dài. Khi bay trong chiếc lồng rộng rãi dáng vẻ của chúng không khác gì những loài công, trĩ thu nhỏ. Dáng vẻ thướt tha, sang trọng, thiêu đốt ánh mắt người xem
Cách luyện chim Chích Chòe lửa hót căngNgười nuôi chim chắc hẳn ai cũng muốn chú chim mình nuôi không những đẹp mà giọng hót phải hay, mê mẩn người nghe. Chim đẹp mà hót yếu, không hay thì chẳng khác nào có hoa mà không có nhụy, đàn bà đẹp mà vô duyên.
Chim Chích Chòe lửa có một biệt tài là bắt chiếc giọng hót rất nhanh. Bởi vậy nên không lấy gì làm lạ khi bạn nghe một chim Chích Chòe lửa có giọng chim Họa Mi hay Khướu. Hay kể cả tiếng mưa rơi tí tách, tiếng gà kêu…
Những âm thanh trên khi hòa quyện vào nhau chẳng khác gì một bản nhạc dương cầm du dương. Qua tiếng chim người ta có thể dễ dàng nhận biết được những nơi chim đã từng sinh sống
Có rất nhiều cách để chim Chích Chòe lửa hót hay. Như rước các chú chim Chích Chòe lửa trưởng thành hót hay về dạy cho chim ở nhà. Hoặc một số nghệ nhân còn nghĩ ra cách sử dụng tiếng kèn, vilon, piano. Để cho chim bắt chiếc và hót theo. Ngoài ra, việc đưa chim đi tới các câu lạc bộ chim. Để chúng cọ xát và lĩnh hội giọng hót của các đàn anh cũng là cách được nhiều nghệ nhân chơi chim áp dụng.
Bên cạnh việc luyện giọng cho chim. Thì bạn cũng cần đặc biệt chú ý tới chế độ ăn uống để chúng có sức mà căng lửa. Chim là giống thích ăn no nằm mát. Nên khoảng giữa trưa bạn nên tắm cho chúng với nước 2 đến 3 ngày/lần để chúng mát mẻ. Và loại bỏ các ký sinh trùng còn lưu lại trên lông.
Ngoài ra khi tắm buổi trưa sẽ giúp chúng hấp thụ Vitamin D từ ánh nắng mặt trời. Từ đó giúp tránh được bệnh còi xương và loại bỏ được rận, vi khuẩn…
Chim Chích Chòe lửa giá bao nhiêu?Theo chia sẻ của nhiều nghệ nhân chơi chim thâm niên. Thì hiện chủ yếu ở Việt Nam phân ra làm hai dòng chim Chích Chòe lửa là chim miền Bắc và Chim chích chòe lửa Miền Nam
Giá bán chim Chích Chòe lửa miền Bắc có giá bán khoảng 400.000 VNĐ/ con
Giá bán chim Chích Chòe lửa miền Nam có giá bán khoảng 500.000 VNĐ/ con
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chích Chòe Lửa Cơ Bản trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!