Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Koi được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nước trong hồ cá Koi ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cá Koi, kích thước tối đa của cá Koi có thể lên đến 2m, vì vậy hồ nuôi cá cần đủ rộng để cá phát triển. Đồng thời, nước nuôi phải luôn trong sạch, nồng độ pH lý tưởng là từ 7-7,5pH, nhiệt độ nước và nồng độ pH nếu bị thay đổi đột ngột có thể làm cá bị sốc và chết, vì vậy cần giữ môi trường sống ổn định cho Koi, nếu muốn thay nước hồ thì phải thay từ từ, không nên thay 1 lần, cứ 2 ngày giảm đi khoảng 1/3 thể tích nước trong hồ, cho đến khi nước trong trở lại là được, và cũng lưu ý một điều đó là phải khử Clo cho nước trước khi đưa vào hồ. Có thể phơi nước trước 1 ngày hoặc dùng than hoạt tính để khử clo.
Các loại rong tảo góp phần tạo nên hệ sinh thái tốt cho hồ nuôi Koi, nhưng nếu rong tảo phát triển quá nhiều là điều không tốt vì chúng sẽ hút hết oxy trong nước, làm cho cá không đủ lượng oxy để thở. Vì vậy, chúng ta cần kiểm soát sự phát triển của các loại rong tảo trong hồ, nên trồng thêm các loại cây sống trong nước như sen, súng.. tốt nhất là tạo một thác nước nhỏ, thác nước này sẽ giúp lưu thông dòng nước tạo oxy cho cá thở.
Thức ăn cho cá koi
Cá Koi là loài ăn tạp, từ 3 ngày tuổi, sau khi tiêu hết noãn hoàng, chúng có thể ăn các thức ăn bổ sung như bo bo, các sinh vật phù du, lòng đỏ trứng chín..
Được nửa tháng, Koi chuyển qua ăn các động vật tầng đáy như giun, loăng quăng.. Sự thay đổi tính ăn của Koi trong giai đoạn này làm tỉ lệ con sống bị ảnh hưởng lớn. Vì vậy để đảm bảo sự sống cho Koi, người nuôi cần chú ý gây nuôi các sinh vật tầng đáy, nhằm cung ứng đủ lượng thức ăn cho cá
Từ 1 tháng tuổi trở đi cá chuyển sang ăn các động vật nhỏ như giun, ốc, ấu trùng…giống như cá trưởng thành. Ngoài ra, cá còn ăn cám, bã đậu, phân xanh, thóc lép, các thức ăn chế biến sẵn cho cá. Trên thị trường hiện nay, các thức ăn chế biến sẵn có rất nhiều loại, nhưng chủ yếu được chế biến từ gạo, bột mì, bột bắp pha thêm các vitamin và bột cá.
Lưu ý khi cho cá ăn đó là không nên cho ăn quá nhiều vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến dáng cá và lượng thức ăn dư thừa cũng như chất thải của cá sẽ làm ô nhiễm nguồn nước, không tốt cho cá. Khẩu phần ăn vào khoảng 5% trọng lượng cơ thể cá, cho ăn 2 lần trên ngày. Các loại thức ăn tươi sống nên hạn chế, và nên dùng loại đông lạnh để tránh mang mầm bệnh cho cá.
Bệnh tật ở cá Koi
Cũng giống như tất cả các loài vật khác, cá Koi cũng có thể mắc bệnh. Các bệnh thường xuất hiện ở cá Koi như biếng ăn, ngứa mình, đốm trắng, lở da, rụng vảy, lở môi.. khi phát hiện cá bị bệnh, cần cách ly cá khỏi đàn cho ra hồ chứa riêng để tiện theo dõi và tránh lấy lan cho những con khác. Có thể dùng các thuốc đặc trị bệnh nếu thấy nhẹ, trường hợp bệnh trở nặng thì nên mời bác sĩ thú y.
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Hoàng Yến Đúng Cách
1. Chim Hoàng Yến là chim gì?
Tên gọi: chim hoàng yến, chim yến hót, yến canary, yến Đại Tây Dương
Tên khoa học: Serinus canaria domestica
Phân bố: Madeira, Açores và quần đảo Canary
Hoàng yến là loài chim thuộc họ yến cảnh. Như đã nói ở trên chúng có giá trị khá cao nên xưa kia, chỉ có vua chúa, quan lại, quý tộc mới đủ điều kiện nuôi loại chim này.
Một số đặc điểm nổi bật của chúng:
Lông nhiều màu sắc như trắng, lông vàng, nâu có sọc, vàng xanh có sọc, đỏ,… thay đổi liên tục
Vóc dáng nhỏ hơn, vẻ thanh thoát, tinh anh
2. Cách nuôi chim Hoàng Yến
2.1 Về lồng nuôi
Khi nuôi chim hoàng yến, lồng nuôi chim không cần chuẩn bị quá cầu kỳ. Chỉ cần tiện dùng, thoáng, dễ di chuyển, dễ treo và dễ dọn dẹp vệ sinh. Bạn có thể chọn lồng có kích thước 30x30x25cm hoặc to hơn.
Ngoài ra, trong lồng cần trang bị đủ cóng nước, cóng thức ăn và cành cây cho chim đậu và bay nhảy.
2.2 Về thức ăn
Chế độ ăn của hoàng yến rất đa dạng. Chúng có thể đủ các loại thức ăn như cám tổng hợp, hoa quả, hạt, rau xanh như:
Một số loại rau và hoa quả tốt dành cho chim yến hót gồm cải xoăn, táo, bông cải xanh, nho, bồ công anh, cam, chuối, đậu, dưa hấu,… ăn 3 lần/tuần
Gắn mai mực và đá khoáng dành cho chim vào thành lồng, chim sẽ ăn dần để lấy canxi và chất khoáng
Trứng luộc hoặc thức ăn có trứng ăn 1 lần/tuần
Nước uống phải sạch sẽ và thay nước mới thường xuyên
Ngoài ra, nếu bạn thấy chúng có vẻ mệt mỏi, nửa thức nửa ngủ, rủ lông, mắt mở một nửa thì có thể chúng đang thiếu nước và bạn cần phải cung cấp nước ngay cho nó.
2.3 Cách chăm sóc chim Hoàng Yến
Bạn nên chọn chim hoàng yến có độ tuổi từ khoảng 30 – 60 ngày tuổi. Bởi giai đoạn này chim rất dễ nuôi. Tuy nhiên, nếu bạn không chăm sóc tốt sẽ ảnh hưởng đến tiếng hót và khả năng sinh sản của loài chim này.
Khi hoàng yến được 2 – 5 tháng tuổi, bạn nên cho chúng ăn theo chế độ chim hậu bị. Bởi vì nếu cho ăn tốt quá, chim sẽ bị mập dẫn đến đẻ ít, trứng nhỏ,…
Bạn có thể cho chúng ăn theo công thức: 50% các loại hạt kê (kê vỏ đỏ, kê vỏ vàng, kê vỏ trắng), 20% hạt cải xanh, 20% hạt yến mạch (hoặc thay thế bằng hạt xà lách), 10% hạt mè gồm 5% mè vàng và 5% mè đen, thêm thóc hoặc hạt hướng dương nhỏ.
Thông thường, một con chim hoàng yến sẽ ăn từ 1 – 1.5 muỗng canh hạt/ngày. Nếu chuồng quá chật, diện tích nhỏ thì bạn nên hạn chế số lượng hạt hướng dương, hạt mè. Vì ăn nhiều hạt mà không hoạt động, chúng sẽ dễ béo phì. Nếu chuồng rộng, bạn có thể tăng số lượng hạt này lên.
2.4 Cách phòng và chữa bệnh cho chim
Khi nuôi hoàng yến, bạn phải thật sự chú ý đến quá trình thay lông của chúng. Nếu thay lông 1 năm 1 lần là chuyện bình thường. Nhưng nếu rụng lông không đồng đều, theo từng mảng và không mọc lại nữa thì đây là biểu hiện của bệnh rụng lông.
Bạn nên can thiệp sớm để tránh tình trạng chim bị suy nhược, còi cọc ảnh hưởng đến tiếng hót của chúng.
3. Cách luyện cho chim Hoàng Yến hót
Để nuôi một chú chim hoàng yến hót hay, bạn cần phải kiên nhẫn. Vì loài chim này phải được 2 tuổi trở lên, chúng mới hót hay và hay hót. Đặc biệt, để giọng hót của chúng trầm bổng như điệu nhạc thì bạn cần phải cho chúng nghe các băng nhạc dành cho chim thường xuyên.
Sau khi đọc bài này chắc hẳn bạn đã tự tin trong việc nuôi và chăm sóc chim Hoàng Yến rồi phải không. Còn chần chờ gì nữa mà không chọn nuôi ngay một chú chim.
Cách Nuôi Và Cách Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than Chuyền
Chim chích chòe than chuyền là chim đã ra ràng , đang trong thời kỳ tập bay cho nên không thể bay xa, vut qua vụt lại từ khu vường này sang khu vườn khác như chim cha mẹ của nó.
Mùa sinh sản của chim chích chòe than vào đầu mùa mưa, khoảng tháng tư Âm lịch hàng năm . Mỗi mùa một cặp chim đẻ đến vài ba lứa , và mỗi lứa vậy trung bình mất khoảng tháng rưỡi :
– Thời gian đẻ trứng khoảng 5 ngày (lứa chừng ba bốn trứng , tối đa là 5 trứng )– Thời gian ấp trứng khoảng 16 ngày thì nở– Thời gian nuôi con từ lúc nở cho đến khi con ra ràng bay khổi tổ là 25 ngày.
Như vậy thì khoảng tháng sáu lứa chim con đầu tiên đã là chim chuyền rồi .
Chim con mới tập bay thì bay vụng về lắm . Trong ngày đầu chập chững ra khổi tổ , đôi mắt nhìn trời cao và rừng cây ngút ngàn trước mặt chim con tỏ vể lo sợ . Nó đứng tại chỗ và đôi cánh rung rung nửa , muốn bay theo đàn , nửa lại lo ngại . Chim cha mẹ thường quấn quít bên con , chúng chỉ chuyền qua chuyền lại từng quãng ngắn dể dẫn dắt những con bay chậm. Có những chim con vừa cất cánh bay đã lộn đầu xuống đất khiesn mẹ nó phải đáp xuống theo và cứ lẩn quẩn bên chim con…
Thường buổi tập bay đầu tiên này được diễn ra vào lúc sáng sớm và tiếng kêu to của đàn chim con vangdội khắp một vùng, đứng xa khoảng 50m vẫn nghe rõ. Mình có câu thành ngữ như vớ tổ là nói đến trường hợp chim rời tổ để tạp bay này.
Sở dĩ gọi là vỡ tổ vì khi bầy chim đã ra khỏi ổ mà tập bay thì coi như chúng ra rừng ở luôn chứ không trở lại tổ cũ mà ngủ nghê gì nữa, kể cả chim cha mẹ cũng vậy . Cái tổ từ đó cứ để hoang và mục nát dần qua năm tháng.
Có điều lạ là chim con khi còn trong tổ dù sắp ra ràng , cũng rất im ắng , chỉ lúc hết sức thanh vắng có lắng tai nghe ngóng thỉnh thoảng ta ta mới nghe được tiếng kêu nho nhỏ của chúng mà thôi . Vì vậy dù lén đến gần tổ cũng không ai tài nào đoán biết được bầy chim con trong tổ đã được bao nhiều ngày tuổi ? Thế nhưng , khi chúng ra khỏi tổ để tập bay thì cả bầy cứ chim chíp há họng kêu la như không cần phải e dè gì nữa ! Con chim bay trước một đoạn cũng kêu mà con chim chậm chan đằng sau cũng la toáng….
Trong ngày đầu ra khỏi ổ tập bay , tất nhiên chim con chỉ bay được từng quãng ngắn , và ít khi bay xa ra khỏi khu vuồn . Chúng cứ vòng qua vòng lại , bay tơi bay lui . ..Và cuối ngày khi chúng bay ra khỏi khu vườn là lúc cả bầy đã bay thành thạo.
Trong mấy tuần lễ đầu bầy chim con sống quấn quít bên nhau , vì vậy từ tháng 5 đến tháng mười , vào vườn ta thường bắt gặp sự đông vui của từng đàn nhỏ chích chòe than này…
Đánh bắt chim chuyền cũng dùng lục như bầy chim chích chòe than lớn . Nhưng theo kinh nghiệm của những người bẫy chim lâu năm thì nen thay con trong lồng bằng một con chích chòe than mái lại hiệu nghiệm hơn . Tiếng keu của chim mái tuy nhỏ nhưng chim con vẫn thính tai nghe được . Chúng tường lầm là chim mẹ nên xáp lại gần lục và sập lưới !
Chích chòe than chuyền tuy là vừa thoát khoải giai đoạn chim non , nhưng dù sao cũng đã có một thời gian ngắn sống tự do ở ngoài trời rồi , nên tính cũng nhát , cũng sợ gần người . Thế nhưng nhiều người vẫn thích nuôi chim chuyền vì những lý do sau đây :
Dạn dĩ hơn chim bổi nên thời gian thuần hóa được rút ngắn lại . và nếu nuôi khéo có thể sau này cũng dạn dĩ như nuôi chim con.
Chim bổi để nuôi , thường nuôi mười con sống đủ cả 10 vì chúng thích ứn được với môi trường sống mới rất nhanh .
Những tháng đầu mới nuôi thì vẫn nhút nhát , gặp người lại gần vẫn bay , nhưng tính nhát đó có mức độ . Nếu người nuôi chịu khó tiếp cận , gần gũi chim hằng ngày , như chịu khó thỉnh thoảng đút mồi cào cào cho chim thì chim mau dạn hơn.
Chính vì lẽ đó nên có người còn thích nuôi chích chòe chuyền còn hơn là nuôi chim con , vì đỡ vất vả trong việc chăm sóc , nuôi nấng .Chim chuyền vì thế giá cả còn cao hơn cả chim con ( giá gấp đôi ) và đắt hơn cả chục lần giá chim bổi .
Giá chim chuyền đắt hơn giá chim con củng phải , vì mua chim chuyền thì biết chắc con nào là trống mái , trong khi chim con nếu quá nhỏ thì việc lựa tróng mái chỉ là việc cầu may . Trừ trường hợp số ít người dày dạn kinh nghiệm trong nghê……
Chim chuyền đem về nhà cũng nuôi như chim bổi trong thời gian đầu. Có điều có thể hé áo lồng ra chút ít để con chim tập làm quen với quanh cảnh bên ngoài . Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy chim nào quá nhát thì sẻ bỏ ăn uống ngày đầu, hôm sau đã lần mò đến cóng nước , cóng sâu , rồi cóng bột . Con chim đã chịu ăn uống trong lồng là con chim không thể chết được . Điều càn là hãy để cho nó được sống yên tĩnh thật sự để nó quen dần với khung cảnh bên ngoài và tiếng động xảy ra chung quanh .
Chim chích chòe than chuyền là chim mới tập hót , chất giọng của nó cũng là giọng cảu chim con vài 3 tháng tuổi , vừa nhỏ vừa đơn điều không hay ho gì . Phải qua năm thứ 2 trở đi thì tiếng hót mới bắt đầu tròn trịa…
Cách Nuôi Và Chăm Sóc Chim Chích Chòe Than
Chim chích chòe than khi hót cứ đứng nguyên vị trí suốt một khoảng thời gian dài, để ý thấy thường là 15p hoặc nữa giờ , với dáng dấp tự tin , khoan thai đủng đỉnh, say mê hót . Giọng của chim chích chòe than có bài bản nhất định, không thể lầm lẫn được với giọng của các loài chim khác nên thường được người chơi chim hơi sức ưa chuộng.
Hướng dẫn cách nuôi và cách chăm sóc chim chích chòe than
Cách lựa chim chích chòe than
Nên lựa chim trống là chim có đốm lông trắng ở hai cánh, chim mái không có đốm trắng này.
Mua chim non nên chọn chim đã mở mắt, mình phủ lông non và đã hết bọng cứt. Chim nở được một tuần tuổi, mép vàng, há mỏ đòi ăn, chứng tỏ chim khỏe mạnh, không sợ chết yểu.
Xem mắt, mỏ, cánh, chân không bị dị tật, các ngón chân còn đầy đủ móng là được. Sắc lông phải đen, trắng rõ ràng thì sau này chim trưởng thành mới đẹp…Lựa chim roi roi lông mỏng thì tốt, chim kệch cỡm dầy lông, cụt đòn sẽ không đẹp. Mua được chim con ở vùng Đức Hòa, Đức Huệ (Long An) hoặc Bến Sỏi (Tây Ninh) thì rất tốt vì chim vùng này siêng hót, mỏng lông, dài đòn, lông đen lông trắng rõ ràng không lem nhem như các vùng khác, đặc biệt chim xòe bản đuôi rất rộng. Lưu ý khi muốn nuôi chim non ta nên chọn chim con “đầu mùa” để nuôi, chim khỏe, ăn mạnh, mau lớn.
Mỗi ngày nên cho chim non ăn sớm vì qua một đêm chim rất đói. Đút cho chim ăn đến khi chim ngậm mỏ không ăn nữa thì thôi, mỗi giờ nên đút một lần, đến 8 giờ tối thì chùm áo lồng cho chim ngủ, tránh cho chim bị muỗi đốt, kiến cắn và giữ ấm cho chim.
Cho chim ăn các loại sau: trứng kiến, cào cào nhúng nước, dế và ăn dặm thêm bột đậu phộng trộn trứng (trộn với nước cho nhão rồi vo viên đút cho chim ăn). Đừng quên cho chim uống nước, nhờ nước chim mau lớn, thiếu nước chim sẽ chết.
Sau 7 – 10 ngày đút ăn, chim con có thể nhảy đứng lên cầu, nên để cầu thật thấp để chim có thể nhảy lên nhảy xuống dễ dàng, tạo cho chim hoạt động – “tập thể dục” sẽ dễ tiêu hóa thức ăn, ăn nhiều và mau lớn.
Đến lúc này ta treo thêm cóng nước, cóng sâu cho chim tập tự ăn, vẫn đút thêm cào cào non để chim quen chủ và dạn dĩ.
Tuần thứ ba có thể cho chim chích chòe than ăn bột nhão trộn với ít sâu tươi, bột nhão chỉ cho ăn trong ngày, nếu ăn không hết thì phải đổ bỏ, bột bị chua chim ăn sẽ đau bụng. Chim non là loại háu ăn nên lớn nhanh như thổi, đến tuần thứ tư chim có thể sống tự lập, ăn uống không cần phải bón, đút nữa.
Chim nói gió
Nói gió là chim “ba hoa chích chòe” trong miệng nho nhỏ, tự mình nghe. Lúc đó cổ họng chim phồng lên, xẹp xuống liên tục phát ra những âm thanh “có dây có nhợ”…Mới đầu chim nói gió nho nhỏ, dần dần lớn hơn, rõ hơn, dài hơn và ta đã có thể thưởng thức tài nghệ của chú chim rồi.
Chim đã nên hình nên vóc, lông non đã cứng, nhảy nhót tung tăng, thấy tay người biết đeo mổ là có thể tập tắm nước.
Sang chim qua lồng tắm, mới đầu chim không chịu qua lồng tắm thì bắt chim thả qua, chim thấy lạ sẽ nhảy lung tung, ta nên để chim ở nơi yên tĩnh, trước đó trong chậu tắm (không có nước) ta để sẵn một ít sâu tươi, chim thấy sâu bò, sẵn đang đói thì xuống ăn, chờ chim ăn xong ta đuổi chim về lồng nuôi. Đuổi qua lồng tắm, dụ chim ăn sâu trong chậu tắm rồi đuổi về lông nuôi cho chim quen, đó là tập cho chim phản xạ có điều kiện và quen dần với lồng tắm. Về sau tiếp tục cho ít nước và sâu vào chậu, chim ham ăn sâu, xuống nước quen rồi thì sẽ tự tắm. Nên lưu ý không cho nước quá gối chim vì chích chòe đất là loài nhát nước, nếu đổ nhiều nước chim sợ chết chìm sẽ không tắm. Cho chim tắm khoảng từ 10 – 12 giờ trưa là tốt, chim tự tắm thì sẽ tự rỉa lông, chim lấu dầu ở bầu phao câu rỉa từng cọng lông cho bộ lông mượt mà. Không nên gấp gáp bắt ép chim tắm khi đang còn lo sợ, chim không chịu tắm sau này sẽ khó tập lại được.
Cầu lồng tắm nên đặt ngang với cầu lồng nuôi, chim trông thấy bay qua đậu dễ dàng. Không nên thay đổi lồng tắm và chậu tắm khi chim đã quen cái cũ. Chim tắm là chim xuống nước ngâm mình đập cánh, đập đuôi, xù lông, nhún đầu vung vẩy nước văng tung toé, xong nhảy lên cầu rỉa lông là một đợt, cho chim tắm khoảng ba đợt là đủ, xong cho chim về lồng nuôi và cho phơi nắng. Phơi nắng, tắm nắng là chim đứng trên cầu rỉa lông, xuống đáy lồng duỗi cánh, duỗi đuôi, xù lông cho nắng đi vào da, lông diệt rận, mạt. Cho chim tắm nắng khoảng 20 phút thì mang vào chỗ mát, để chim khỏi “hóc nắng”, khi chim tắm ta tranh thủ vệ sinh lồng nuôi, thay bố lồng….và canh chừng chó, mèo vồ chim. Khi sang lồng tắm và đuổi chim về lồng nuôi nên cẩn thận coi chừng sổng mất chim.
Trưởng thành
Sang đến tháng 5 dương lịch cũng bắt đầu mùa mưa, chim rũ bỏ lông “máu” để trổ lông trưởng thành. Mới đầu lún phún vài cọng lông đen nhánh trên đầu, trên mình. Lông đen dần dần từ đầu trổ xuống, lông cánh, lông đuôi mọc ra. Lúc này chim đang thay lông, sức khỏe sút gảm nên tẩm bổ cho chim và dành thời gian cho chim nghỉ ngơi, khoảng sau 2 tháng là chim thay lông xong, chim đã đổi mới hoàn toàn, chim có bộ lông mới với hai mầu đen trắng rõ rệt. Chim tập hót lớn nhưng còn ngắn chưa thành thục lúc này ta nên đem chim đi dợt là vừa.
Mang chim đến những điểm dợt chim, ở đây chim gặp nhau khoe mẽ trổ giọng ganh đua. Chim non mới trưởng thành nên treo xa xa mà học lóm, không nên treo gần chim “già mùa” hung dữ sẽ làm cho chim mới hót hoảng sợ và ngừng hót luôn. Chim chích chòe đất thường có giọng “tè tè”, nếu được học giọng chim chích chòe than sớm từ nhỏ thì sẽ mất giọng tè tè cố hữu đó.
Chim “có lửa – căng lửa”
Đến tháng 12 dương lịch là mùa khô, chim bắt đầu “có lửa” hót sổng, chim có lửa là chim “họng đen”, lông chim ép sát, thon thả gọn gàng. Lúc này chim vào mùa kết bạn nên thường xệ cánh, xòe đuôi múa may…và chuẩn bị cho ra những lứa chim non mới..
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Và Chăm Sóc Cá Koi trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!