Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Chim Yến Tại Nhà Hiệu Quả Cao # Top 10 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Chim Yến Tại Nhà Hiệu Quả Cao # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Yến Tại Nhà Hiệu Quả Cao được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Ở nước ta nuôi chim yến là mô hình làm giàu của nhiều gia đình những kỹ thuật nuôi chim yến không hề đơn giản. Đây là loài chim có giá trị kinh tế cao và mang lại thu nhập lớn vì vậy mà cần sự đầu tư lớn. Người nuôi cần nắm chắc môi trường sống, tập tính đó là một quá trình tìm hiểu trước khi bắt đầu nuôi chim yến tại nhà. Cách nuôi chim yến tại nhà mời các bạn cùng theo dõi ngay sau đây.

Cách nuôi chim yến tại nhà

1. Làm chuồng cho chim yến

Chim Yến trong môi trường tự nhiên thường sống trong các hang động, hốc đá. Nếu người nuôi muốn nuôi chim yến tại nhà cần tìm hiểu kĩ môi trường sống và thiết kế sao cho phù hợp nhất hệt như ngoài thiên nhiên để chúng cảm thấy an toàn. Nuôi chim yến không tồn nhiều không gian.

Độ cao mỗi tầng nhà chim 2m, mỗi tầng phải có khoảng thông tầng. Nhà yến 1 tầng thường không dùng nhiều bởi quá thấp, không tiện cho đường bay của chim, nhiệt độ, độ ẩm không phù hợp để chim yến phát triển. Vì vậy nên thiết kế tối thiểu là 2 tầng trở lên cho chim.

2. Chim yến ăn gì

Chim yến không dùng các thức ăn tổng hợp mà chỉ ăn côn trùng có kích thước nhỏ như: ong, mối, chuồn chuồn kim, ruồi muỗi, bọ rầy, bọ rùa, cánh tơ, cào cào.

Chim yến thường săn mồi ở độ cao từ 0-50m. Chim yến thức dậy sớm đi bắt côn trùng bay trong không khí. Chim yến kiếm ăn từ 5 giờ sáng và đến 20 giờ mới về. Chúng kiếm ăn rất xa và đi quãng đường lớn để kiếm con mồi.

3. Nuôi chim yến sinh sản

Chim Yến có đặc tính là sinh sản theo mùa, thời gian từ tháng 01 chim xây tổ, đến cuối tháng 3 đẻ trứng. Chim Yến đực và cái làm tổ, ấp và nuôi chim con.

Chim Yến đạt khoảng 8 – 10 tháng tuổi sẽ đẻ trứng khi ấp và trứng nở chim non trụi lông, màu hồng, da nhăn nheo. Sau khoảng 1 tuần chim bắt đầu ra lông tơ, lông mọc chậm và khoảng 1 tháng mới đầy đủ bộ lông, đến khoảng 1 tháng rưỡi sẽ bay được.

Chim yếu bố mẹ cũng đi săn mồi nuôi con. Chim yến mớm mồi và nuôi dưỡng con hàng ngày, khi mớm mồi thì nước rãi của chim yến cung cấp thêm dinh dưỡng và các kháng thể cho chim con phát triển.

4. Phòng bệnh cho chim yến

Chú ý hơn đến vấn đề chim chân bị đỏ, khi nuôi nhốt thì chim ít vận động hoặc vi trùng sẽ khiến chim bị suy dinh dưỡng. Nếu thấy chim khi đứng hay co một chân lên đó là dấu hiệu bạn nên biết chúng đã mắc bệnh, nếu có vết trầy xước nên sát khuẩn thuốc sát khuẩn cồn, oxy già….ngay để giảm bệnh.

Chim yến là loài có giá trị kinh tế cao, vòng đời của chim yến trong vòng 1 năm sẽ mang lại thu nhập ổn định cho người nuôi.

Mách Bạn Kĩ Thuật Nuôi Chim Yến Trong Nhà Hiệu Quả

Tổ chim yến là một trong những thực phẩm vô cùng quý giá. Với nhiều công dụng mà tổ yến mang lại cho sức khỏe con người nên yến sào đã trở thành món thực phẩm siêu lợi nhuận. Vì nhu cầu sử dụng yến của con người ngày càng cao, mà khả năng cung cấp yến tự nhiên ngày càng khan hiếm. Cho nên việc lựa chọn nuôi chim yến trong nhà là một hướng đi đúng đắn. Nhất là đối với các bạn trẻ muốn làm giàu từ nghề này.

Kĩ thuật nuôi yến trong nhà:

Chim yến là động vật hoang dã chưa thuần dưỡng, chúng thường sống trong các hang động tự nhiên. Do đó nuôi chim yến trong nhà cần phải tạo một môi trường sống y như bên ngoài thiên nhiên để chúng có thể sinh sản, xây tổ một cách tự nhiên.

Mô hình nhà yến

Phải tìm nơi có nhiều yến tập trung, thoáng đãng, không có vật cản cho đường lượn của yến. Nhiệt độ, khí hậu thích hợp.

Dựng nhà yến đảm bảo đúng kĩ thuật theo tiêu chuẩn:

Có thể xây một ngôi nhà mới hoặc tận dụng ngôi nhà đang ở để làm chỗ nuôi yến. Sao cho chi phí xây dựng ở mức thấp nhất nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn.

Độ cao của mỗi tầng nhà yến ít nhất là 2m đối với vùng lạnh, trên 2m đối với vùng có nhiệt độ cao hơn. Có các khoang thông tầng, làm sao cho bầu không khí trong phòng giống như các hang, vách đá tự nhiên. Số tầng tối thiểu là 2 tầng. Không nên xây 1 tầng vì nó quá thấp, không thuận tiện cho đường bay của yến, không đẩm bảo nhiệt độ.

Kĩ thuật nuôi chim yến trong nhà cần nhớ là phải đảm bảo được độ ẩm từ 75-90%, tức là nhiệt độ 27-29 độ C. Để tạo được độ ẩm như trên, chúng ta cần tạo độ cao của căn nhà yến hợp lí. Muốn giữ được nhiệt độ ổn định, phải chú ý đến hệ thông thông gió. Ống thông gió phải được lặp đặt đúng kĩ thuật. Cũng có thể sử dụng quạt thông gió.

Lắp đặt hệ thống giá làm tổ:

Nguyên liệu bằng giá gỗ. Đảm bảo độ mềm, không được có mùi để chim dễ dàng bám đậu. Thông thường làm bằng gỗ dừa, gỗ bạch tùng, gỗ thông trắng…Kích thước 2x17x200cm; 2x120x200cm

Khoảng cách chiều ngang ô khoảng 45-50cm, chiều dài khoảng 90-110cm. Chiều dài của giá tổ được lắp đặt vuông góc với đường truyền của ánh sáng và đảm bảo sao cho giảm thiểu tối đa ánh sáng phản chiếu lên giá tổ. Có thể làm giá tổ bằng bê tông hoặc đá tự nhiên….

Dùng âm thanh ngoài để quyến rũ yến. Âm thanh lắp đặt vào chỗ ra vào và đường luồng thật hiệu quả để dụ yến vào phòng. Chọn những thiết bị âm thanh thật giống với tiếng chim yến là kĩ thuật cần thiết nếu bạn muốn nuôi chim yến trong nhà.

Rắc phân yến trong nhà nuôi yến.

Làm tổ giả để lừa chim yến.

Theo dõi chim yến sinh sản:

Chim yến sinh sản theo mùa, thường vào khoảng giũa tháng 1 chim bắt đầu xây tổ, đấn khoảng cuối tháng 3 bắt đầu đẻ trứng. Chim yến đực và cái cùng nhau làm tổ, cùng ấp và nuôi con.

Thời gian sinh trưởng và sinh sản của chim yến khoảng 8-10 tháng. Chim xây tổ từ 30-80 ngày. Giao phối và đẻ trứng khonagr 5-8 ngày. Thời gian từ lúc ấp đến lúc trứng nở từ 23- 30 ngày. Chim non từ khi nở đến khi bay ra khỏi tổ khoảng trên 40 ngày.

Nếu để chim tự ấp thì mỗi năm mỗi cặp chim chỉ có thể đẻ khoảng 3 lần. Mỗi chu kì sinh sản của yến khoảng 3-4 tháng, trong đó có 1-2 tháng là xây tổ, 2- 2,5 tháng là ấp nở, nuôi con.

Lắp đặt giá làm tổ yến

Gần đây do ô nhiễm môi trường, do sự biến đổi của khí hậu mà các gia cầm thường mắc bệnh cúm. Vì vậy phòng bệnh cho đàn yến là việc hết sức quan trọng trong kĩ thuật nuôi yến trong nhà

Những bệnh yến thường mắc phải phổ biến là chân sưng tấy và đỏ. Biểu hiện của bệnh là yến đứng hay co một chân. Nguyên nhân chính là do chim ít vận động, có thể do gen di truyền hoặc do kí sinh trùng như mạt, rệp, ve tấn công. Điều trị bằng cách sát khuẩn như oxy già, cồn…

Thu hoạch trước khi yến đẻ trứng:

Thu hoạch trong trường hợp yến không thể nâng đàn được nữa. Lúc này chim yến làm tổ nhưng chưa đẻ chứng. Cách này gọi là cưỡng đoạt(trộm tổ), thu hoạch kiểu này tổ không được đảm bảo chất lượng như cách thu hoạch tự nhiên.

Thu hoạch trường hợp nâng đàn(nhà yến mới xây). Khi thu hoạch cần phải thực hiện đúng phương pháp, không được làm ảnh hưởng đến yến.

Thu hoạch khi yến đẻ 2 cái trứng: Thời điểm thích hợp khi các bạn quan sát thấy trong tổ có 2 quả trứng thì tiến hành lấy tổ. Thu hoạch thời điểm này yến đã đầy đủ cấu trúc, tổ yến dày hơn, hiệu quả dinh dưỡng cao hơn.Tuy nhiên thu vào thời điểm này sẽ làm đàn yến khó sinh trưởng.

Thu hoạch tổ yến sau khi chim non rời tổ: ở thời điểm này bạn sẽ được lợi là tổ yến sẽ tăng lên nhiều lần do khi chim non bay khỏi tổ chúng sẽ tiếp tục xây tổ mới.Tuy nhiên tổ lúc này sẽ chứa nhiều tạp chất, công đoạn làm sạch sẽ mất nhiều thời gian hơn.

Có thể nhận thấy rằng, cả 3 cách lấy tổ đều có nhưng ưu, nhược điểm nhất định. Vì vậy nên kết hợp cả 3 cách để đảm bảo số lượng tổ thu hoạch được và khả năng duy trì đàn yến được ổn định.

Những điều cần lưu ý trong kĩ thuật nuôi yến trong nhà:

Lựa chọn không gian xây nhà yến khi nuôi chim yến trong nhà

Xây nhà đảm bảo kĩ thuật.

Lắp đặt các hệ thống trong nhà yến theo thông số, kĩ thuật của chuyên gia nghiên cứu về nhà yến.

Lựa chọn âm thanh, phương thức dụ yến hiệu quả.

Chăm sóc và phòng bệnh cho yến kịp thời.

Thu hoạch đúng cách.

Tiết kiệm chi phí ở mức tối thiểu.

Thu hoạch yến

Người nuôi yến trong nhà cần phải có những kinh nghiệm, kĩ thuật nhất định mới thành công. Có thể nói nghề nuôi yến vừa là một nghệ thuật nhưng cũng cần phải đảm bảo những kĩ thuật nghiêm ngặt. Với cách nuôi yến trong nhà mà chúng tôi chia sẻ, hi vọng các bạn sẽ thành công!

Những Mô Hình Nuôi Chim Yến Trong Nhà Hiệu Quả Nhất 2022

Mô hình nuôi yến trong nhà

Đây là mô hình nuôi yến khá phổ biến hiện nay và được nhiều người lựa chọn. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế cao. Điều này giúp người dân thu được lợi nhuận kinh tế cao hơn mong đợi.

chủ đề của bài là bạn gt top 10 mô hình nuôi chim yến trong nhà hiệu quả.

Mô hình nhà nuôi chim yến 2 tầng

Mô hình nuôi yến trong nhà 2 tầng là mô hình khá mới hiện nay, cho phép bạn có thể nuôi được số lượng yến lớn hơn. Mô hình này được thiết kế có 2 tầng nhà, ngăn phòng cùng một tầng nhỏ nhô lên mô tả theo chuồng yến tự nhiên để chim yến có thể bay lượn và tự quay về.

Tập quán quen thuộc của chim yến chính là không đậu ở bất cứ đấu ngoại trừ tổ của nó. Vì vậy, cho dù chúng kiếm ăn ở bất cứ đâu cũng sẽ quay trở về tổ của mình. Việc lựa chọn nuôi yến trong nhà với mô hình nhà 2 tầng là sự lựa chọn tối ưu mà không tối quá nhiều chi phí. Hơn nữa, việc hao hụt về số lượng cũng không hề diễn ra, hoặc nếu có cũng rất ít.

Đặc điểm xây dựng mô hình nuôi chim yến

Đặc điểm xây dựng mô hình nuôi chim yến trong nhà rất quan trọng. Các bạn nên chú ý đến những yếu tố sau:

Kết cấu và kích thước nhà nuôi yến

Đây là một trong những yếu tố quan trọng khi xây dựng mô hình nhà yến, điều này quyết định việc chim yến sẽ quay về tổ và khả năng lấy được tổ yến, chế biến thành phẩm. Kết cấu và kích thước như sau:

Nhà nuôi yến nên được xây dựng bằng bê tông, cốt thép, mái đổ bê tông và tường gạch nên xây tường 20cm thay vì tường 10cm để đảm bảo độ kiên cố.

Tường và mái lợp nên sử dụng tôn cách nhiệt, tránh trường hợp thời tiết khắc nghiệt làm chết yến.

Kích thước nhà nuôi nên dao động từ 5m x 20m là thấp nhất, kích thước lý tưởng là 8m x 20m và tối thiểu là 4m x 10m. Nếu không tuân thủ theo đúng kích thước này việc nuôi yến sẽ không đạt được hiệu quả như mong muốn.

Môi trường lý tưởng cho chim yến sinh trưởng và phát triển là 28 – 29 độ. Trong nhiệt độ này, chim yến sẽ sản sinh số lượng tổ yến lớn hơn rất nhiều.

Độ ẩm thích hợp thường là từ 75% – 80%. Độ ẩm này không nên quá lớn, vượt quá ngưỡng 80%, cũng không được quá thấp, dưới 70%.

Ánh sáng thích hợp từ 0.02 – 0.10 lux lý tưởng cho chim yến phát triển.

Trong mô hình này, các bạn cần trang bị hệ thống thông hơi và thoáng khí. Điều này thích hợp cho chim yến phát triển và không gây bí nhà nuôi yến.

Hiện nay, môi hình nuôi chim yến trong nhà đang là mô hình phổ biến và đạt hiệu quả kinh tế cao. Áp dụng xây dựng và nuôi yến theo mô hình này, các bạn sẽ thu được sản lượng tổ yến có giá trị kinh tế cao. Đồng thời, hãy áp dụng những kỹ thuật công nghệ khoa học tiên tiến nhất để có thể định hướng phát triển nghề nuôi yến bền vững.

Kỹ Thuật Nuôi Chim Yến Hiệu Quả

Nuôi chim yến không hề khó 1 chút nào. Nhưng do đặc tính quen với tự nhiên nên bạn cần chú ý khi làm nhà cho chúng.

1. Chim Yến là gì? đặc điểm và cách nhận biết

Muốn nuôi được chim yến bạn cần nắm rõ đặc tính sinh hoạt, môi trường sống, thói quen, mức độ sinh sản của chúng. Chỉ có như vậy thì khi nuôi bạn mới đạt tỉ lệ thành công cao.

Ở Việt Nam có một số loài chim yến khá phổ biến. Đầu tiên là yến cỏ Việt Nam, yến cỏ cây dừa hay yến tổ trắng,… Mỗi loài này lại có những đặc tính hoàn toàn khác nhau.

Vì thế nếu không có sự kiên trì và hứng thú thì sẽ rất khó nuôi được loại chim này tại nhà.

2. Hướng dẫn nuôi chim Yến tại nhà

Chim yến thích nghi ở môi trường có độ ẩm 75-90%, nhiệt độ dao động từ 27-20 độ. Do là nuôi trong nhà nên việc điều chỉnh nhiệt độ hay độ ẩm đều tương đối. Nhà cho yến cần đặt trên cao. Sau đó cửa nhà cần hướng theo chiều gió giúp thoáng và mang độ ẩm tới.

Sau khi làm nhà cần chú ý tới việc thông gió. Có như thế mới đảm bảo độ ẩm, ánh sáng mờ, nhiệt độ ổn định. Những ống thông gió nối với lỗ hổng phải có biện pháp ngăn côn trùng. Hay nhiều người thường lắp quạt thông gió cũng được.

Trong tự nhiên chúng sống ở các hang động. Do đó tính cách của chúng còn rất nguyên thủy. Vì vậy, muốn chúng quen và sống được thì môi trường ở nhà phải giống môi trường tự nhiên. Như vậy chim yến sẽ cảm thấy an toàn hơn thay vì 1 nơi lạ lẫm. Việc nuôi chim Yến không tốn nhiều diện tích đất. Nhà cho chim xây ở vùng đất nào cũng được. Kể cả nơi đất ít màu, khô cằn.

Nếu ở vùng lạnh muốn nuôi chim thì mỗi tầng nhà nên cao 2m. Ở mỗi tầng nên có những chỗ thông thoáng để giống với môi trường hang đá tự nhiên. Mỗi nhà cần xây từ 2 tầng trở lên. Nếu để nhà cho chim 1 tầng thì tỉ lệ thành công thấp. Vì nhà không đủ độ cao, chim bay chưa hết tầm, độ ẩm, nhiệt độ không ổn định. Hơn nữa chúng cũng khó tìm được 1 chỗ như ý để trú đậu.

Nhìn chung không phải ai nuôi chim yến cũng thành công. Vì ngoài số vốn lớn thì nhà ở cho yến là yếu tố tối quan trọng. Khi xây nhà, bạn cần tính tới rất nhiều yếu tố. Đầu tiên là hướng nhà phải theo hướng gió. Thứ 2 là vật liệu và kích thước làm nhà ra sao. Tiếp đến là cửa chính, phụ bố trí như nào cho tiện? Lắp loa với âm lượng như nào là vừa đủ? Giờ mở loa cho yến là mấy giờ? Âm thanh trong và ngoài nhà hay theo mùa có khác nhau không?

Ngoài ra còn hệ thống phun sương như nào? Hóa chất phun trong nhà loại nào? Ngoài nhà trồng những cây gì cho yến? Đó chỉ là 1 vài yếu tố. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác. Do vậy, nếu bạn muốn đổi đời từ nuôi yến nhất định phải quyết tâm, kiên trì và giữ vững đam mê.

Vào khoảng trung tuần tháng 1 hằng năm là chúng bắt đầu xây tổ. Mùa này gọi là mùa yến sinh sản. Đến tầm tháng 3 là đã đẻ rồi. Khi xây tổ cả con đực và con mái cùng xây. Sau đó cùng ấp trứng và nuôi chim con. Nói chung chúng sống 1 cuộc đời ổn định.

Sau 8-10 tháng tuổi là chim yến đẻ trứng lứa đầu. Thời gian xây tổ là từ 30-80 ngày. Sau đó chúng sẽ giao cấu và đẻ trứng 5-8 ngày. Thời gian ấp trứng là 23 ngày đến 1 tháng. Chim non khi nở đến lúc bay được ra khỏi tổ thường là 43 ngày hoặc sớm muộn hơn vài ngày.

Chim non lúc mới nở da hồng, nhăn nheo và trụi lông. Sau khi bố mẹ chăm 5-6 ngày mới nhú lông ra. Nói chung lông mọc rất ít và chậm. 20 ngày đầu lông cứ như thế. Đến 30-45 ngày mới mọc đều hơn. Sang ngày 45 là bay được rồi.

Nuôi yến trong nhà và cho chim tự ấp thì 1 năm chúng đẻ được 3 lứa. Chu kỳ sinh sản mỗi lứa tầm 3-4 tháng. Cụ thể 1-2 tháng đầu xây tổ. Thời gian còn lại là ấp trứng và nuôi con. Chúng sẽ nghỉ 1 thời gian cho hồi sức mới đẻ tiếp. Có thể nói nuôi yến trong nhà thì chim đẻ không đều.

Chim yến khi nuôi thường hay bị chân đỏ và sưng. Nguyên nhân được lý giải là do chúng vận động ít. Hoặc có thể do gen di truyền. Cũng có thể bị mạt, rệp, ve gây bệnh khiến chúng hao kiệt dinh dưỡng. Nếu thấy khi đứng chúng co 1 chân lên thì là dấu hiệu của bệnh.

Lúc này thì bệnh gần như đã nặng. Chúng sẽ rất nhạy cảm với tác động bên ngoài. Nếu chỉ bị trầy da nhỏ thì dùng oxy già, cồn,… rửa ngay cho chim. Còn nếu bị chảy máu thì dùng thuốc cầm máu theo đúng liều lượng.

Chim yến khá khó tính. Chúng không ăn thức ăn gia cầm. Cũng không ăn thức ăn mà con người cho ăn. Chúng chỉ ăn 1 số loài nhất định như ong, mối, chuồn chuồn kim, cào cào. Những con này đều phải có kích thước rất nhỏ.

Tỷ lệ khẩu phần ăn

Chúng thường ăn bộ cánh màng như kiến (61,1%). Sau đó mới đến bộ cánh đều như mối (-14,7%)

Còn bộ 2 cánh như ruồi tỉ lệ là -7,8%.

Các loại khác thì tỉ lệ không đáng kể.

Thức ăn yêu thích của yến ở bộ cánh giống (các loại rầy) là:

Ong kiến là loại chúng thích ăn nhất. Tỉ lệ lên đến 50-70%,

Sau đó mới là ruỗi muỗi, bọ rầy, mối, chuồn chuồn kim, giống bọ xít nhỏ, các loại bướm đêm,…

Chim yến thường tìm thức ăn ở độ cao 0-50m. Vào sáng sớm bạn có thể thấy chim yến bay khỏi tổ. Đó là lúc chúng đi tìm thức ăn cả này. Khẩu phần ăn của chim thay đổi theo mùa, theo tháng hay số lượng côn trùng chúng bắt gặp.

Thời gian kiếm ăn của chim rất dài. Chúng đi từ 5 giờ sáng và về lúc 8 giờ tối. Quãng đường đi của chúng có thể lên đến 30km trong 15 giờ kiếm ăn mỗi ngày. Giờ thì bạn đã hiểu vì sao trong thành phố người ta vẫn xây nhà yến rồi đúng không?

Do thức ăn của chim là côn trùng nên vì thế nuôi chúng trong nhà thì lượng côn trùng này sẽ giảm đáng kể. Nếu bạn nắm đúng kỹ thuật và kiên trì thì sẽ có lợi nhuận kinh tế cực kỳ cao.

Chỉ tính riêng 1 cặp chim yến 1 năm thu lợi 1 triệu đồng. Mà vòng đời của chúng là 12 năm. Như vậy chúng có thể cho bạn đến 12 triệu/ đời/ cặp.

3. Kết bài

Nuôi chim yến cần nhất là đam mê và quyết tâm. Vì quả thực chúng khó tính hơn các loài khác rất nhiều.

Dù đã có kỹ thuật nuôi chim yến rồi nhưng trong quá trình nuôi, bạn có thể gặp nhiều trở ngại. Nhưng nếu kiên trì theo đuổi đến cùng, bạn sẽ thành công.

Cập nhật 30/06/2020

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Yến Tại Nhà Hiệu Quả Cao trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!