Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Chim Sơn Ca Bổi Đơn Giản, Mau Dạn Dành Cho Những Người Mới # Top 6 View | Raffles.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Cách Nuôi Chim Sơn Ca Bổi Đơn Giản, Mau Dạn Dành Cho Những Người Mới # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Cách Nuôi Chim Sơn Ca Bổi Đơn Giản, Mau Dạn Dành Cho Những Người Mới được cập nhật mới nhất trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chim sơn ca bổi là những chú chim được săn bắt từ ngoài tự nhiên. Để thuần hóa được chúng và giúp chúng có giọng hót hay thì không phải là điều quá khó khăn. Nhưng bạn phải nắm được đặc tính, tính cách của loài chim này để việc thuần hóa trở nên dễ dàng hơn.

I. Giới thiệu về chim sơn ca

Chim sơn ca là một loài chim nhỏ, chỉ bằng chim sẻ. Chúng có giọng hót rất hay, gây mê hoặc lòng người và có cách bay liệng kỳ lạ.

Chim sơn ca có những đặc điểm khác biệt so với các loại chim khác như:

Giò của chim sơn ca phủ vảy cả hai mặt trước, sau

Cạnh sau của giò tròn mà không sắc như những họ khác thuộc bộ sẻ

Giò và ngón chân có cấu tạo thích nghi với môi trường sống dưới đất

Giò khá dài, khoẻ, móng chân ở móng cái thường dài và thẳng

Mỏ hình chóp, mép mỏ trên và dưới trơn, mút mỏ trên có vết lõm

Cánh dài, nhọn có 9 hay 10 lông cánh sơ cấp

Đuôi có 12 lông

Bộ lông thường xỉn, màu nâu hung hay nâu, rất khó phân biết với đất và cỏ khô

Các lông gáy thường dựng lên thành mào lông ngắn

Màu lông của chim sơn ca trống và mái tương tự nhau. Do đó, người ta thường dựa vào hình dáng để phân biệt chim sơn ca trống và mái, cụ thể:

Chim sơn ca trống: phần ngực chẻ đôi, khi chúng di chuyển phần đầu hay thò lên thụt xuống

Chim sơn ca mái: phần đầu, vai, ngực nhỏ hơn chim trống. phần lườn ít lông hơn

Cách phân biệt chim sơn ca trống và mái

Chim sơn ca thường làm tổ trên mặt đất, trong các bụi cỏ lớn.

Chúng thường sinh sản vào cuối xuân đầu hạ và đẻ 3 – 5 trứng/lứa. Sau 12 – 16 ngày ấp trứng sẽ nở thành chim non.

II. Cách nuôi chim sơn ca bổi

Nếu muốn nuôi chim sơn ca bổi, bạn nên chọn những chú chim non. Vì chim non sẽ dễ dàng thuần hóa hơn, giọng hót cũng hay hơn chim già.

Ngoài ra, khi chọn lồng chim, bạn cần lưu ý:

Chim mới mua về: dùng lồng cao 70cm, nấm thấp

Khi chim vừa thăng vừa hót: chuyển sang lồng càng cao càng tốt để tránh chim đụng đầu

Nuôi, chăm sóc chim sơn ca là một quá trình rất quan trọng. Bạn nên nuôi thêm 1 – 2 con đã hót rành rồi để chúng có thể bắt chước và hót được nhanh hơn.

Đặc biệt, loài chim này rất sợ bóng tối. Vì vậy, bạn không nên trùm vải quanh lồng. Nếu trùm thì không trùm quá kín mít.

Kỹ thuật nuôi và cách chăm sóc chim sơn ca bổi

Ngoài ra, một việc bạn nhất định phải làm khi nuôi chim cảnh là tắm cho chim. Nếu như các loài chim khác tắm bằng nước thì chim sơn ca sẽ tắm bằng cát. Do đó, bạn nên chọn loại cát mịn, loại bỏ các hợp chất, côn trùng gây hại và thay cát 1 lần/tuần để tránh chim bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh việc tắm cát thì bạn nên cho chúng tắm nắng khoảng 2 – 3 tiếng mỗi buổi sáng. Rửa sạch chân cho chúng bằng nước muối và cắt móng chân nếu quá dài.

Trong tự nhiên, chim sơn ca thường ăn các loại hạt khô, côn trùng, sâu bọ như cào cào, gián, dế,… Do đó, khi nuôi nhốt, bạn nên tập cho chúng ăn cám bằng cách trộn cám với các loại côn trùng. Lúc đầu, chúng sẽ thấy khó ăn. Nhưng dần dần chim sẽ quen với việc ăn cám thì bạn giảm dần số lượng côn trùng đi cho đến khi chúng hoàn toàn ăn được cám.

Không giống như các loài chim khác, nếu ăn côn trùng quá nhiều, chúng sẽ tiêu hóa không tốt, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi cho chim ăn, bạn phải bổ sung nhiều chất xơ để chúng tiêu hóa tốt hơn.

Thức ăn của chim sơn ca là các loại hạt khô, sâu bọ nhỏ

Chim sơn ca cũng rất dễ bị nhiễm một số loại bệnh ở chim. Vì vậy, bạn cần trang bị một số kiến thức để chữa trị cho chúng như:

Sơn ca rất hay bị kén mép sưng: bạn cần bổ sung thêm vitamin A có trong dầu cá để phòng chống bệnh này

Bệnh về đường ruột: bạn nên vệ sinh lồng, cóng nước, cóng thức ăn của chim thường xuyên

III. Lưu ý khi chăm sóc chim sơn ca bổi

Khi nuôi và chăm sóc chim sơn ca, bạn cần lưu ý một số vấn đề như sau:

Nên nuôi khoảng 4 con cùng lúc để dễ thuần hóa hơn

Thường xuyên tương tác với chim bằng mắt, cử chỉ hoặc bạn có thể ngồi nhìn, quan sát, ngồi làm việc bên cạnh lồng để chim sơn ca không “lạ” bạn

Thi thoảng gặp điều gì đó tác động mạnh hoặc có người lạ qua lại khiến chim sợ, bạn chỉ cần di chuyển lồng đến khu vực khác

Tuyệt đối không đặt lồng ở nơi kín đáo hoàn toàn, chim dễ thụ động và hoảng sợ với tác động xung quanh

Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim

Cách Nuôi Chim Yến Phụng Chuẩn Nhất Dành Cho Những Người Mới Chơi

I. Giới thiệu về chim yến phụng

Tên gọi: chim yến phụng

Tên khoa học: Melopsittacus Undulatus

Phân bố: Australia, HongKong

Chim yến phụng thuộc họ vẹt và có kích thước khá nhỏ. Ban đầu, chúng được phát hiện ở những khu rừng thuộc Australia và HongKong. Sau đó, do nhu cầu chơi chim cảnh của con người nên chúng được nhân giống và xuất hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới.

Hiện nay, chim yến phụng có 3 loại phổ biến nhất:

Yến Phụng đuôi dài xanh nhạt

Vẹt đuôi dài Lutino

Vẹt xanh da trời cánh xám

Ngoài ra, còn có các loại chim yến phụng như xanh mặt vàng, đuôi dài vàng cốm, đuôi dài xám xanh,…

Chim yến phụng mang những đặc điểm như:

Kích thước khá nhỏ

Khi trưởng thành có chiều dài trung bình là 18cm (bao gồm chiều dài của đuôi)

Tuổi thọ của Yến Phụng từ 7 – 8 năm

Phần đầu tròn, kích thước tương ứng với tỉ lệ cơ thể nên nhìn rất cân đối, bắt mắt

Mỏ cứng, phần mỏ sát miệng dày hơn và có chiều hướng quặp xuống đất

Đôi mắt đen láy, sáng long lanh

Phía đỉnh đầu có một chiếc mào được tạo lên từ các sợi lông mao mềm mại

Chim có cổ to và dày, phần cổ khá tròn trịa

Ngực nở và lưng thẳng, dáng vóc rất thanh thoát

Đôi chân hơi ngắn nhưng rất linh hoạt cùng các ngón chân vừa to vừa dài

Bộ móng vuốt chắc chắn và cứng, là công cụ hữu hiệu giúp ích cho chim rất nhiều

Đuôi chim tương đối dài

Bộ lông sặc sỡ, nhiều màu và tùy thuộc vào các giống lai tạo ở những nơi khác nhau tạo nên sự đa dạng và phong phú cho loài chim yến phụng

Giống như loài vẹt, yến phụng nói nhiều và liên tục khiến người nuôi cảm thấy bị phiền hà. Nhưng để chúng nói được như vậy là cả một quá trình dài và nhiều khó khăn. Chúng cũng hót rất hay nếu được huấn luyện, đào tạo bài bản.

Trong tự nhiên, chim yến phụng không có khả năng chiến đấu. Chúng bảo vệ bản thân bằng tốc bộ bay, sự nhanh nhẹn, khả năng ngụy trang tài tình nhờ bộ lông màu xanh, có viền nâu đen giống môi trường xung quanh.

Ngoài ra, chúng còn một số cá thể khác màu vàng do đột biến gen. Nhưng những cá thể này nhanh chóng bị tiêu diệt do mày lông quá sặc sỡ.

Chim yến phụng thường sống theo 1 cặp, rất thủy chung và hầu như sinh sản quanh năm, nhưng nhiều nhất là vào mùa hè. Chúng đẻ 1 quả/lần nhưng đẻ liên tục khi được 7 – 8 quả thì sẽ dừng lại để ấp trứng. Sau 18 – 22 ngày, trứng sẽ nở thành chim non. Sau 1 – 2 tháng, chim non đủ cứng cáp, mọc đủ lông sẽ rời khỏi tổ và tự kiếm ăn.

Tổ của chim yến phụng thường được xây tại những lỗ thân cây to, vừa an toàn, vừa chắc chắn.

Để phân biệt chim yến phụng trống và mái, người ta thường dựa vào màu sắc của mũi chim:

Chim yến phụng trống: mũi có màu hồng hoặc xanh

Chim yến phụng mái: mũi có màu trắng ngà

Bạn chỉ có thể phân biệt chim yến phụng trống và mái khi chúng trên 2 tháng tuổi. Đối với chim yến phụng non khó có thể phân biệt được.

II. Cách nuôi chim yến phụng

Đối với chim yến phụng, thay vì sử dụng lồng chim bằng gỗ, nan, tre, bạn nên chọn lồng chim bằng kim loại. Vì mỏ của chúng rất chắc chắn và khỏe, có thể đục thân cây gỗ. Do đó, lồng chim bằng kim loại là lựa chọn thích hợp nhất. Bên cạnh đó, lồng chim bằng kim loại cũng dễ dàng vệ sinh hơn.

Bạn nên treo lồng nơi ở những nơi gần gũi với thiên nhiên, thoáng mát. Và bên trong lồng phải có đủ cóng nước, cóng thức ăn và chỗ đứng cho chim. Khi đến mùa sinh sản, bạn lót mùn cưa, gỗ mỏng trong lồng để chúng làm ổ đẻ trứng.

Hạt ngũ cốc: thóc, gạo, ngô, kê,…

Rau củ quả: chọn những loại rau củ quả chín, tươi cho chim ăn như rau muống, ra xà lách, rau cải, trái ổi, trái táo,… và không cho ăn các loại rau có vị đắng hay trái cây còn xanh.

Thức ăn bổ sung: cung cấp thêm chất dinh dưỡng cần thiết cho chim như bột vỏ sò, bột bỏ trứng, muối và hạt sạn,…

Bạn nên tắm cho yến phụng 1 lần/2 ngày vào những ngày mùa hè. Và mùa đông chỉ nên tắm vào ngày có nắng ấm.

Chúng rất thích tắm ngập nước. Vì vậy, khi tắm xong, bạn nên lau hoặc sấy khô người để chúng không bị cảm lạnh.

Yến phụng có sức đề kháng tốt, nhưng bạn không nên chủ quan. Hãy dọn dẹp vệ sinh lồng chim thường xuyên. Rửa cóng nước, cóng thức ăn sạch sẽ.

Bên cạnh đó, bạn hãy tạo môi trường thuận lợi cho chúng ngủ bằng cách phủ khăn mỏng lên lồng chim và đảm bảo móng chim không bị vướng vào khăn.

Nếu chim của bạn sợ bóng tối, hãy sử dụng thêm 1 chiếc bóng đèn nhỏ tạo độ sáng cho lồng chim.

Chim yến phụng rất dễ bị tiêu chảy nếu ăn phải thức ăn bẩn. Do đó, bạn cần chuẩn bị thức ăn cho chúng thật kỹ càng và loại bỏ những tạp chất.

Và đặt lồng chim yến phụng cách xa chuồng bồ câu, gà,… để tránh bị lây chéo bệnh.

Đầu tiên, bạn cần ghép cặp yến phụng trống – mái với nhau. Để chúng tự làm quen, tự ghép đôi và làm tổ sinh sản.

Trong quá trình sinh sản, cả chim yến phụng trống và mái sẽ cùng nhau chăm sóc trứng và chim non sau khi nở.

Sau khi yến phụng non cứng cáp, bạn có thể tách chúng ra khỏi bố mẹ. Và khi đủ tuổi trưởng thành, chúng lại bắt đầu quá trình sinh sản mới.

III. Dạy chim yến phụng nói

Để huấn luyện chim yến phụng nói, bạn cần phải kiên trì và dành nhiều thời gian, công sức. Chúng sẽ nói ngay từ khi chỉ 2 – 3 tháng tuổi. Và bạn nên dạy cho chúng nói vào buổi sáng và buổi tối hàng ngày trong giai đoạn này.

Khi đã nói được những từ cơ bản, bạn nên cho chúng tiếp xúc với con người nhiều hơn để chúng nói được nhiều giọng khác nhau.

Ann Tran – Ban biên tập Yêu Chim

Cách Thuần Chim Sơn Ca Bổi

Để nuôi thành công một chú chim sơn ca khỏe mạnh, siêng hót là vấn đề nan giải với hầu hết những nghệ nhân yêu thích chim cảnh nói chúng và nghệ nhân yêu chim sơn ca nói riêng. Quan trọng nhất đó là giai đoạn thuần hóa chim sơn ca bổi cần rất nhiều công sức và kỹ thuật nuôi phù hợp, tối ưu, hiệu quả. Bài viết sau đây chúng tôi sẽ cung cấp các kỹ thuật thuần hóa chim sơn ca bổi cho những ai có nhu cầu nuôi loại chim hót này.

Tóm tắt nội dung bài viết

Những vấn đề trọng tâm để thuần hóa chim sơn ca bổi

Nơi treo lồng

Chim sơn ca rất nhát người và nhạy bén cao vì vậy nên đặt lồng ở nơi ít người qua lại, chú ý khoảng cách tiếp xúc giữa người với lồng là khoảng 1-2m. Ngoài ra , nếu không phải chủ nuôi thì không nên cho tiếp xúc với chim sơn ca bổi vì chim trong giai đoạn này rất nhạy cảm, dễ hoảng loạn khi gặp người lạ. Đồng thời treo lồng thấp một chút, đặt nơi thoáng đãng ,dễ quan sát .

Thỉnh thoảng bạn cũng cần cho chim hạ thể để chim tập quen dần với nơi sống , các tác động xung quanh, sẽ giúp chim dạn dĩ hơn rất nhiều nếu áp dụng thường xuyên.

Chọn lồng nuôi

Về lồng nuôi anh em có thể chọn lồng cao từ 90cm đến 120cm và đường kính 32cm – 36cm. Chất liệu trúc,tre đều ok, các sản phẩm này trên hệ thống bán lồng chim chúng tôi đang sản xuất và cung cấp, chúng tôi sản xuất theo mọi yêu cầu của khách hàng

Dinh dưỡng chim sơn ca

Chim sơn ca chỉ ăn cám là chính , thi thoảng bạn có thể chế biến món ăn tươi sống như ( dế, cào cào, châu chấu,…) hoặc cho chim ăn trái cây để bổ sung dưỡng chất cần thiết. Tuy nhiên cần đặt biệt lưu ý thời kỳ thay lông, vì đây là giai đoạn nhạy cảm nên việc ăn uống se khác đôi chút với bình thường.

Cụ thể mỗi ngày bạn cần canh số lượng thức ăn và nước vừa phải cho vào lồng, đảm bảo khi đi làm về thức ăn và nước uống sẽ hết. Chim bổi thường ăn khá ít vì còn nhát người nên bạn không cần lo lắng hay thúc ép em nó ăn nhiều.

Nếu sau khi ăn chim bổi vẫn còn đói bạn nên cho em nó nhâm nhi chút mồi tươi, như vậy chim sơn ca sẽ rất thích thú và dạn dĩ hơn với chủ.

Thời gian nhạy cảm này bạn không cần áp dụng chế độ vệ sinh lồng quá thường xuyên, 1 lần/tuần là tốt ( áp dụng thay cát tương tự), miễn giữ được lồng luôn sạch sẽ , đảm bảo an toàn vệ sinh chim sơn ca . Dần dần khi chim đã dạn hơn bạn có thể áp dụng vệ sinh thường xuyên

Chỉ nên nuôi khoảng tối đa 4 con cùng lúc để dễ thuần hóa hơn. Cần thường xuyên tương tác với chim bằng mắt , cử chỉ hoặc bạn có thể ngồi nhìn, quan sát , ngồi làm việc bên cạnh lồng để chim sơn ca không “lạ” bạn.

Thi thoảng gặp điều gì đó có tác động mạnh hoặc có người qua lại khiến chim ” thăng” đột ngột , bạn chỉ cần di chuyển lồng về khu vực khác .

Tuyệt đối không đặt lồng ở nơi kín đáo hoàn toàn, chim dễ thụ động và hoảng sợ với tác động xung quanh. Thuần hóa chim sơn ca bổi không khó nhưng cũng không dễ , chỉ cần bạn lưu ý một số vấn đề quan trọng trong bài viết và dành nhiều thời gian cho chim sơn ca ở giai đoạn này chim trở nên dạn rất nhanh.

Cách Chăm Sóc Chim Chích Chòe Lửa Đơn Giản Cho Chim Mau Lớn

Hướng dẫn cách chăm sóc chim chích chòe lửa đúng kỹ thuật đơn giản, giúp chim mau lớn, hót hay.

Khi sống trong tự nhiên, chim chích chòe lửa có giọng hót hay cùng bộ lông rực rỡ nhiều màu sắc mà ít có loài chim nào sánh bằng. Nhưng khi nuôi nhốt, màu lông và giọng hót có đẹp, có hay hay không thì hoàn toàn phụ thuộc vào cách chăm sóc chim chích chòe lửa của người chơi chim.

I. Giới thiệu về chim chích chòe lửa

Tên gọi: chim chích chòe lửa

Tên khoa học: Copsychus Malabarious Indicus

Phân bố: Châu Á

Chích chòe lửa là một trong những loài chim được mệnh danh “tài sắc vẹn toàn”. Bởi vì chúng vừa có dáng đẹp, điệu bộ trang nhã, vừa có giọng hay, thu hút người khác.

Chim chích chòe lửa có những đặc điểm nổi bật như:

Đầu nhỏ, dáng đẹp thanh tú, nhỏ nhắn, dáng đứng xuôi theo chiều giọt nước

Đuôi dài như đuôi của phượng hoàng đất

Trên thân chim có 3 màu lông: màu đen, màu trắng và màu nâu sẫm

Trọn phần đầu, vòng cổ, lưng, cánh và phần trên đuôi thì sắc lông toàn màu đen

Phần ức và trọn phần bụng lông màu nâu sẫm

Mặt dưới của chiếc đuôi dài và một đốm nhỏ trên vùng thắt lưng và lòng màu trắng

Giọng hót thu hút, lúc thì khoan thai, lúc bổng, lúc trầm, có khi lại gấp gáp

Chim chích chòe lửa thường sinh sản vào giữa tháng 3 – đầu tháng 4 khi thời tiết mát mẻ, ấm áp. Chúng thường đẻ từ 4 – 5 trứng/mùa. Sau khoảng 16 ngày, trứng nở thành chim non. Sau khoảng 23 ngày tuổi, chim non trưởng thành, mọc đủ lông đủ cánh và có thể rời khỏi tổ, tự kiếm ăn.

Để phân biệt chim chích chòe lửa trống và mái, người ta thường dựa vào màu lông và giọng hót của chúng:

Cách phân biệt chim chích chòe lửa trống và mái

Chim chích chòe lửa trống: bộ lông sặc sỡ, lông ức trổ nhiều bông vàng vàng, đen đen, càng lớn thì lông càng chuyển sang màu đen đậm, hót tiếng to và dài hơn

Chim chích chòe lửa mái: bộ lông thường nhợt nhạt hơn, lông ức màu xám đậm, xám tro, hót tiếng nhỏ và ngắn hơn, thường đơn điệu, không luyến láy như chim trống

Trước khi quyết định mua chim chích chòe lửa, bạn cần trang bị một số kinh nghiệm chọn giống chim như:

Về vóc dáng, một con chim chích chòe lửa phải đạt những tiêu chuẩn sau đây:

Là chim ngũ trường: 5 phần đầu, mỏ, chân, mình, đuôi đều dài

Là chim ngũ đoản: 5 phần đầu, mình, chân, đuôi, mỏ đều ngắn hết, vóc dáng sẽ gọn gàng

Chọn chim thon mỏ, nhỏ đầu: chim có đầu nhỏ sẽ nhanh nhẹn, mỏ thon, không bị cong quặp như mỏ diều hâu thì vừa hát hay vừa đá giỏi

Chim mới thay lông có bộ lông mượt, lông sẽ ép sát vào mình trong rất thon gọn, đẹp

Phần lông cánh và lông đuôi không bị gãy, đuôi to bản

Về điệu bộ:

Khi đứng hót, chim ngẩng cao đầu, tự tin, hai chân đứng thẳng, dạng chân ra

Bộ cánh xệ như gà tre sung độ, nó thể hiện đây là một con chim hùng dũng, không chịu khuất phục trước đối thủ

Đánh đuôi mạnh bạo, tiếng đánh đuôi kêu “pặc, pặc” nghe rất đanh thép

Nhốt trong lồng không bay loạn xạ như chim bổi, chim nhát

Không ngủ hoặc đứng trên cóng, không đứng mãi một chỗ trên cầu

Để chim chích chòe lửa hót hay thì cách chọn lồng chim rất quan trọng:

Chim ngắn đuôi: dùng lồng từ 64 – 68 nan

Chim dài đuôi: dùng lồng từ 72 – 80 nan

Cóng thức ăn, cóng nước uống của chim nên dùng theo bộ, là 2 hoặc 4 cái cùng loại với nhau

Chích chòe lửa khá dễ nuôi, ăn ít, nguồn thức ăn chủ yếu của chúng là:

Bột đậu phộng trộn trứng

Thức ăn đạm: trứng kiến, cào cào, sâu tươi, sâu non, sâu khô, trứng gà, trứng vịt, dế, giun đất, nhộng tằm, thịt tươi, tôm tép nhỏ,…

Có thể cho ăn thêm gạo lứt, bột sò, bột cá, bột thịt, bột ruốc, bột dinh dưỡng trẻ em…

Công thức làm bột đậu phộng trộn trứng: đậu phộng rang vàng, nghiền nhỏ + 5 quả trứng gà/vịt + 1 thìa cafe đường + 1 thìa cafe bột sò.

Nếu muốn cho chim ăn thức ăn mới, bạn có thể pha thuốc vào nước cho chim uống. Nếu chim uống ngon miệng thì cho ăn thức ăn mới. Còn nếu không thì cho chúng ăn thức ăn cũ.

Chích chòe lửa khá dễ nuôi, ăn ít, nguồn thức ăn chủ yếu là các loại côn trùng, sâu bọ nhỏ

4.1. Chim chích chòe lửa non

Cách chăm sóc chim chích chòe lửa non như sau:

Khi nuôi chích chòe lửa non, bạn nên đút cho chúng ăn. Thức ăn chủ yếu là sâu tươi, cào cào non. Mỗi lần đút từ 3 – 5 con và thêm chút nước để chúng dễ ăn.

Khi chim lớn hơn, bạn có thể cho chúng ăn bột trộn trứng. Bạn nên nhúng bột trộn trứng qua nước trước khi cho chúng ăn. Việc này sẽ giúp chúng dễ tiêu hóa hơn.

Đặc biệt, khi chim còn nhỏ, chúng rất hay ăn. Một ngày phải ăn nhiều bữa. Do đó, bạn cần quan sát chúng để cung cấp cho chúng các chất dinh dưỡng khi đói.

Khi chưa mọc đủ lông cánh, chim non có khả năng chịu lạnh rất kém. Do đó, bạn nên làm một ổ nhân tạo bằng hộp carton có lót ổ bên trong cùng đèn sưởi để giữ ấm.

Ngoài ra, bạn cần phải vệ sinh ổ thường xuyên giúp chúng tránh khỏi một số bệnh truyền nhiễm.

Khi chim được 1.5 tháng tuổi, giọng còn khá rè, ngắn nên cần luyện giọng.

Khi chim được 6 tháng tuổi trở đi, bạn có thể cho chúng tập hót với chim lớn để giọng hót hay hơn, luyến láy hơn.

4.2. Chim chích chòe lửa bổi

Khi mới mang chúng về, bạn nên cho chúng ăn trứng kiến. Những hôm tiếp theo thì ăn trứng kiến trộn đậu phộng. Khi chúng đã quen với thức ăn thì giảm dần lượng trứng kiến. Ngoài ra, bạn có thể thay thế trứng kiến bằng cào cào non cho chúng ăn.

Khi nuôi trong lồng, bạn nên phủ kín áo lồng chim để tránh làm chim hoảng sợ khi thấy người lạ. Những ngày tiếp theo thì bạn có thể hé dần dần tấm vải cho chúng làm quen với môi trường xung quanh. Đặc biệt, bạn nên treo lồng chim ở nơi yên tĩnh, ít tiếng động và cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống cho chúng.

Lank – Ban biên tập Yêu Chim

Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Nuôi Chim Sơn Ca Bổi Đơn Giản, Mau Dạn Dành Cho Những Người Mới trên website Raffles.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!